Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (3 Dàn ý + 13 Mẫu) hay chọn lọc | Văn mẫu 12
Phân tích khổ 5 Việt Bắc của Tố Hữu mang đến gợi ý cách viết và 13 bài văn mẫu cực chất đạt điểm cao của các bạn học sinh giỏi trên cả nước. Phân tích Việt Bắc đoạn 5 giúp các em lớp 12 hiểu được trình tự làm bài, trình tự quan sát, biết cách liên tưởng, so sánh, nhân hoá. Biết cách lựa chọn ngôn từ, chỉnh sửa câu nói cho phù hợp với giọng văn của mình.
Preview text:
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Đề bài: Em hãy phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu để làm rõ nỗi nhớ da
diết của người cán bộ về xuôi với chiến Khu Việt Bắc?
Dàn ý cảm nhận khổ 5 bài thơ Việt Bắc
Dàn ý chi tiết số 1 I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, bài thơ Việt Bắc: Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền
thơ ca cách mạng Việt Nam. Việt Bắc (10/1954; in trong tập thơ cùng tên), được đánh
giá là tác phẩm tiêu biểu cho văn học thời kì kháng chiến chống Pháp. II. Thân bài:
1. Về nội dung:
- Nỗi nhớ của người Cách mạng với đồng bào, với thiên nhiên Việt Bắc được so sánh
với nỗi nhớ người yêu: cồn cào, da diết, nồng nàn…
- Nhớ thiên nhiên thanh bình, yên ả, đơn sơ mà thơ mộng.
- Nhớ cuộc sống của đồng bào và chiến sĩ đầy khó khăn gian khổ nhưng nghĩa tình
sâu nặng: hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (đắng, cay, ngọt, bùi), cụm động từ
(chia củ sắn lùi, sẻ nửa, đắp cùng) diễn tả cảm xúc nhớ thương của người ra đi đối với người ở lại.
2. Về nghệ thuật
- Thể thơ: lục bát truyền thống với cách gieo vần đặc trưng đã làm cho đoạn thơ mang
âm điệu ngọt ngào, êm ái..
- Biện pháp tu từ: Điệp từ “nhớ” cùng lối so sánh đặc biệt đã bộc lộ một cảm xúc
thương nhớ dạt dào. Việc liệt kê một loạt những hình ảnh cùng địa danh của Việt Bắc
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
đã khắc họa thật sâu nỗi niềm thương nhớ của một người chiến sĩ - thi sĩ đối với quê
hương thứ hai của mình…
- Hình ảnh, ngôn ngữ: giản dị tự nhiên, gần gũi… III. Kết bài
- Đoạn thơ trên chính là bản tình ca về lòng chung thủy sắt son, là tiếng lòng của nhà
thơ, hay cũng chính là của những người Việt Nam trong kháng chiến.
- Tố Hữu đã thể hiện thành công tình cảm của người cán bộ dành cho thiên nhiên,
nhân dân Việt Bắc không chỉ là tình cảm công dân xã hội mà còn là sự sâu nặng như tình yêu lứa đôi.
Dàn ý chi tiết số 2
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả :
Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam . Các
chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường
cách mạng , những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ
thuật của chính nhà thơ. 2. Thân bài
a) Giới thiệu bài thơ và đoạn thơ :
Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi. Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Tháng
10/1954, trung ương Đảng, chính phủ và Hồ Chủ tịch từ giã Việt Bắc về lại Thủ đô Hà
Nội. Một trang lịch sử mới của dân tộc đã mở ra. Tố Hữu là một trong số những cán
bộ kháng chiến từng sống gắn bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiến khu để về
xuôi. Sự kiện lịch sử đó đã mang lại cho Tố Hữu cảm xúc để viết nên bài thơ Việt Bắc .
Đoạn thơ trong đề bài thuộc phần lời thơ của người cán bộ cách mạng về xuôi trả lời
người Việt Bắc. Toàn bộ đoạn thơ thể hiện tình cảm thương nhớ của người cán bộ
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
cách mạng đối với cảnh vật, con người, kỷ niệm ở Việt Bắc trong những năm kháng chiến vừa qua. b) Phân tích:
- Trước hết, đó là tình cảm thương nhớ đối với kỷ niệm những ngày tháng đồng cam cộng khổ (4 câu đầu).
● Từ xưng hô “mình, ta” : thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa người cán bộ cách mạng và Việt Bắc.
● Ta đi ta nhớ, mình đây ta đó : kết cấu đối xứng thể hiện giọng thơ rắn rỏi, nói
lên tình cảm gắn bó tha thiết, nhớ thương của người cán bộ đối với Việt Bắc.
● Đắng cay, ngọt bùi : từ ngữ tương phản nói lên kỷ niệm phong phú, sâu sắc của
cán bộ trong những tháng ngày gian khổ nơi Việt Bắc và với người dân Việt Bắc.
● Chia, sẻ, đắp cùng : những động từ bộc lộ tình cảm đồng cam cộng khổ của Việt Bắc và cách mạng.
- 2 câu tiếp : Trong nỗi nhớ của người cán bộ, hình ảnh người dân Việt Bắc hiện lên
chân thật và đầy xúc động với hình ảnh “người mẹ nắng cháy lưng / địu con lên rẫy,
bẻ từng bắp ngô”. Đó là người lao động nghèo khổ, neo đơn nhưng dạt dào ân tình với
cách mạng, không ngại vất vả, cực khổ lao động góp phần tạo nên lương thực cho
cách mạng nuôi quân. Hình ảnh thơ giàu sức gợi, phản ánh tình cảm sắc son của đồng
bào dân tộc đối với cách mạng.
● Nắng cháy lưng : hình ảnh hiện thực có sức gợi thời tiết khắc nghiệt, qua đó
nói lên sự vất vả, gian khổ.
● Địu con lên rẫy : lời thơ giản dị, cũng là hình ảnh hiện thực, gợi lên hoàn cảnh
neo đơn của người mẹ dân tộc.
● Từ đó tình cảm sắc son cao đẹp của người dân tộc đối với cách mạng càng hiện lên rõ nét.
-4 câu tiếp theo : Con người và cảnh vật gắn bó với nhau. Nhớ về con người Việt Bắc,
người cán bộ cách mạng lại nhớ trở lại những kỷ niệm gắn bó ở Việt Bắc. Đó là kỷ
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
niệm với những lớp học bình dân học vụ (lớp học i tờ), những đêm liên hoan văn nghệ
giữa núi rừng, những ngày tháng công tác ở cơ quan, gian nan nhưng lạc quan, đầy ắp
yêu thương với tiếng hát , tiếng ca vang dội cả núi rừng.
● Đồng khuya đuốc sáng : lời thơ gợi lên hình ảnh những đêm liên hoan văn
nghệ, vui vẻ tưng bừng nơi rừng núi.
● Ca vang núi đèo : lời thơ mang tính chất ẩn dụ, phản ánh tinh thần lạc quan,
tình cảm đoàn kết gắn bó giữa cách mạng và người dân Việt Bắc.
- 2 câu cuối : cảnh vật Việt Bắc với nét gợi cảm trong buổi chiều và đêm tối, hiện lên
sống động, tha thiết trong nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi.
● Từ nghi vấn “sao” kết hợp với “nhớ” làm cho giọng thơ trở nên tha thiết, phù
hợp với tâm trạng của người cán bộ cách mạng về xuôi.
● Rừng chiều, suối xa : hình ảnh thơ gợi lên khung cảnh trữ tình, gợi cảm của núi rừng Việt Bắc.
● Cảnh vật được mô tả với chi tiết về âm thanh (tiếng mỏ, chày đêm nện cối) thể
hiện khung cảnh đặc trưng của núi rừng. Am thanh vang vọng gợi tới những ký
ức xa xôi nhưng tha thiết và đầy ám ảnh trong tâm tư của những kẻ chia li.
- Xuyên suốt phần thơ là sự hiện diện của điệp từ “nhớ” được sử dụng 5 lần, trong đó
3 lần được kết hợp với từ “sao” đã tạo nên giọng thơ đầy ắp cảm xúc, đầy ắp nhớ
thương ở người cán bộ ra đi. c) Đánh giá :
- Về nội dung : cả phần thơ là một khúc tình ca tha thiết thể hiện nỗi nhớ của người
cán bộ về xuôi với cảnh vật và con người Việt Bắc. Nó có cội nguồn sâu xa từ tình
yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, truyền thống ân
nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam. Phần thơ khắc sâu lời nhắn nhủ của Tố
Hữu : Hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống yêu nước quý báu, anh hùng, bất khuất,
nhân nghĩa thủy chung của cách mạng, của con người Việt Nam. - Về nghệ thuật :
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
● Cấu tứ của bài thơ là cấu tứ của ca dao với hai nhân vật trữ tình là ta và mình,
người ra đi và người ở lại đối đáp với nhau. Nhưng ở đây, cấu tứ đó được thể
hiện một cách gián tiếp qua việc sử dụng từ “mình, ta” trong lời của người cán bộ cách mạng.
● Tố Hữu đã phát huy được nhiều thế mạnh của thể lục bát truyền thống. Nhà thơ
rất chú ý sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao, chẳng những có tác dụng nhấn mạnh
ý mà còn tạo ra nhịp điệu uyển chuyển, cân xứng, hài hoà, làm cho lời thơ dễ
nhớ, dễ thuộc, thấm sâu vào tâm tư.
● Về ngôn ngữ, Tố Hữu chú ý sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân rất giản dị,
mộc mạc nhưng cũng rất sinh động để tái hiện lại một thời cách mạng và kháng
chiến đầy gian khổ mà dạt dào tình nghĩa.
3. Kết bài: Đây chỉ là một đoạn thơ 12 câu trong tổng số 150 câu của bài thơ nhưng
những thành công của nó về nội dung và nghệ thuật có thể xem là tiêu biểu cho giá trị
của cả bài thơ. Mỗi câu thơ, lời thơ của đoạn thơ này một khi đã để lại những ấn tượng
sâu đậm trong lòng người đọc sẽ tạo nên được những rung động, những nghĩ suy để
nhớ mãi lời nhắn nhủ về ân tình thủy chung, đoàn kết gắn bó giữa cách mạng và nhân
dân như ý nghĩa sâu xa của thông điệp mà Tố Hữu muốn nhắn gửi trong bài thơ này.
Dàn ý chi tiết số 3 1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và khổ 5 bài thơ "Việt Bắc". 2. Thân bài:
a. Trình bày khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Tố Hữu là nhà văn tiêu biểu của thơ ca cách mạng. Thơ của ông luôn song hành mật
thiết với từng chặng đường của cách mạng.
- Bài thơ Việt Bắc được sáng tác vào tháng 7 năm 1954 và được đánh giá là một trong
những bài thơ xuất sắc nhất của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp.
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
- Khổ thơ thứ 5 của bài thơ "Việt Bắc" là tâm tình của người về xuôi nhớ tới những ân tình cách mạng.
b. Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc:
- Nỗi nhớ núi rừng Việt Bắc của người về xuôi được thể hiện ở 6 câu thơ đầu khổ thơ:
● Nỗi nhớ da diết, cháy bỏng được so sánh như "nhớ người yêu".
● Nỗi nhớ bao trùm lên toàn bộ cảnh vật, lên cả thời gian và không gian qua hình
ảnh bếp lửa, sớm khuya đi về.
- Nỗi nhớ về những kỉ niệm ở Việt Bắc của người về xuôi:
● Nhớ về những ngày tháng đồng cam cộng khổ, chia nhau củ sắn, bát cơm, chăn đắp.
● Nỗi xót xa về nỗi khổ cơ cực của đồng bào miền núi qua hình ảnh người mẹ địu con bẻ ngô.
● Nỗi nhớ về những năm tháng cơ quan, tiếng hát say sưa yêu đời hòa chung
cùng tiết tấu tiếng nhạc "chày đêm nện cối đều đều suối xa". c. Đánh giá:
- Khổ thơ đã thể hiện nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi với cảnh vật và con người và
những kỉ niệm cùng với đồng đội khi còn ở Việt Bắc.
- Nhịp điệu hài hòa, uyển chuyển, ngôn ngữ giản dị, mộc mạc nhưng đi sâu vào tâm trí
người đọc, thể hiện tài năng sáng tác của Tố Hữu. 3. Kết bài:
- Khái quát lại nội dung khổ 5 bài thơ "Việt Bắc".
Phân tích khổ 5 Việt Bắc ngắn gọn - Mẫu 1
Tố Hữu, một cái tên không hề xa lạ với bạn đọc yêu thơ. Quả thật là vậy, chúng ta
hoàn toàn có thể khẳng định Tố Hữu đã và sẽ luôn là ngọn cờ tiên phong tiêu biểu cho
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
nền thơ ca Cách mạng Việt Nam. Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ
gắn bó chặt chẽ với nhau, sự hòa hợp giữa chất trữ tình và chính trị được ẩn hiện qua
từng tác phẩm mà nổi bật nhất là bài Việt Bắc.Đây là bài thơ ghi lại những tình cảm
sâu nặng, những nỗi nhớ da diết của một người cán bộ về xuôi với con người thiên
nhiên Tây Bắc. Đoạn thơ sau đã thể hiện sự nhớ nhung của tác giả với cảnh, người cùng cuộc kháng chiến:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi.”
Việt Bắc là căn cứ cách Mạng, là đầu não của cuộc kháng chiến chống pháp. Thiên
nhiên và đồng bào Việt Bắc đã cưu mang, che chở cho Đảng và Chính phủ suốt 15
năm trời. Bài thơ Việt Bắc được sáng tác vào khoảng thời gian tháng 10/1954, là lúc
các cơ quan Trung ương của Đảng và chính phủ rời khỏi Tây Bắc để trở về Hà Nội.
Đây là một bài thơ dài ghi lại tình cảm lưu luyến của cán bộ và nhân dân và cũng là
lời khẳng định tình cảm thủy chung của người cán bộ về xuôi với Việt Bắc, với cuộc
kháng chiến, với cách mạng. Đoạn trích trên nằm ở khổ ba của phần I bài thơ nói về
những kỷ niệm cùng nỗi nhớ với thiên nhiên con người Việt Bắc.
Một nỗi nhớ da diết, khôn nguôi được tác giả hình dung thật lạ:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”
Một chữ “gì” hàm chứa biết bao điều, phải chăng đó chính là nỗi nhớ thiên nhiên, với
nhân dân cùng quãng thời gian kháng chiến đầy ấp kỷ niệm. Nhớ “như nhớ người
yêu”, hình ảnh so sánh thật đầy ý nghĩa, nỗi nhớ sao thật dai dẳng triền miên, luôn
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
thường trực trong tâm trí. Một khung cảnh hiện ra đã hoàn toàn khẳng định đối tượng
được nhớ đến - Việt Bắc: ”Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương” rồi sau đó là
những hình ảnh miêu tả không gian thơ mộng đậm chất núi rừng Việt Bắc
“Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”
Hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc được liệt kê đến từng chi tiết. Rõ ràng tác giả vẫn nhớ
rất rõ những kỷ niệm cùng khung cảnh Việt Bắc. “Người thương”, hai chữ thôi nhưng
chứa đựng biết bao ân tình. Đây chính là những con người Việt Bắc đã cưu mang, che
chở cho cán bộ trong suốt một quãng thời gian dài gian khó. “Bếp lửa” – hình ảnh của
một gia đình ấm cúng thường thấy, Phải chăng tác giả đã xem nơi đây như là gia đình
thứ hai của mình.Vần chân “sương” và “người thương” làm cho giọng điệu câu văn
trở nên da diết, diễn tả một nỗi nhớ bịnh rịnh, lưu luyến, không muốn rời xa. Vẫn tiếp
tục là nỗi nhớ, nhưng dường như ngày càng sâu đậm hơn với những tên gọi địa danh
gắn liền với quá khứ cách mạng mà tác giả từng trải qua:
“Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”
Dù là một nơi nhỏ trong chốn núi rừng Việt Bắc bao la, nhưng dường như trong ký ức
của tác giả nó cũng trở nên quan trọng, không bao giờ có thể quên.Một sự khẳng định
chắc chắn…không bao giờ có thể quên:
“Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi”
Dù bản thân có đi xa, dù có ở nơi chốn nào thì vẫn sẽ luôn nhớ về “mình”. Ngôn từ
xưng hô thật giản dị mà thân thương. “Mình” cùng “ta” nào có thể quên được những
“đắng cay ngọt bùi” đã trải qua. Hình ảnh ẩn dụ “đắng cay” chính là những khó nhọc,
gian nan mà nhân dân cùng cán bộ đã phải trải qua trong suốt thời kỳ kháng chiến, còn
niềm vui chiến thắng không gì khác chính là “ngọt bùi”. Từng nỗi nhớ như tràn ngập
trong tâm hồn Tố Hữu biểu hiện cho một tình cảm sâu nặng tựa như nỗi tương tư đến
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
“người thương”. Điệp từ “nhớ” được lặp đi lặp lại càng khắc sâu hơn sự nhớ nhung
nghìn trùng tha thiết của tác giả đối với Việt Bắc.
Cả đoạn thơ mang đậm màu sắc dân tộc, thể hiện rõ hồn thơ của Tố Hữu. Điệp từ
“nhớ” cùng lối so sánh đặc biệt để bộc lộ một cảm xúc thương nhớ dạt dào.Cách gieo
vần, sử dụng tài tình thể thơ lục bát đã làm cho đoạn thơ mang âm điệu ngọt ngào, êm
ái. Việc liệt kê một loạt những hình ảnh cùng địa danh của Việt Bắc đã khắc họa thật
sâu nỗi niềm thương nhớ của một người chiến sĩ – thi sĩ đối với quê hương thứ hai của mình.Play
Đoạn thơ trên chính là bản tình ca về lòng chung thủy sắt son, chính là tiếng lòng của
nhà thơ, hay cũng chính là của những người Việt Nam trong kháng chiến. Với những
câu thơ dạt dào cảm xúc, Tố Hữu đã thể hiện thành công tình cảm của người cán bộ
dành cho thiên nhiên, nhân dân Việt Bắc không chỉ là tình cảm công dân xã hội mà
còn là sự sâu nặng như tình yêu lứa đôi. Nhờ vậy Việt Bắc đã trở thành thành phần
tiêu biểu cho văn học Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.
Bằng những vần thơ đậm chất dân tộc, nỗi nhớ cùng tình cảm chung thủy sắt son giữa
người cán bộ với nhân dân, thiên nhiên Việt Bắc cùng cuộc kháng chiến được khắc
họa rõ nét. Thật hiển nhiên, Tố Hữu xứng đáng trở thành ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.
Phân tích khổ 5 Việt Bắc ngắn gọn - Mẫu 2
Tố Hữu, một cái tên không hề xa lạ với bạn đọc yêu thơ . Quả thật là vậy, chúng ta
hoàn toàn có thể khẳng định Tố Hữu đã và sẽ luôn là ngọn cờ tiên phong tiêu biểu cho
nền thơ ca Cách mạng Việt Nam. Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ
gắn bó chặt chẽ với nhau, sự hòa hợp giữa chất trữ tình và chính trị được ẩn hiện qua
từng tác phẩm mà nổi bật nhất là bài Việt Bắc.Đây là bài thơ ghi lại những tình cảm
sâu nặng, những nỗi nhớ da diết của một người cán bộ về xuôi với con người thiên
nhiên Tây Bắc. Đoạn thơ sau đã thể hiện sự nhớ nhung của tác giả với cảnh, người cùng cuộc kháng chiến:
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi.”
Việt Bắc là căn cứ cách Mạng, là đầu não của cuộc kháng chiến chống pháp. Thiên
nhiên và đồng bào Việt Bắc đã cưu mang, che chở cho Đảng và Chính phủ suốt 15
năm trời. Bài thơ Việt Bắc được sáng tác vào khoảng thời gian tháng 10/1954, là lúc
các cơ quan Trung ương của Đảng và chính phủ rời khỏi Tây Bắc để trở về Hà Nội.
Đây là một bài thơ dài ghi lại tình cảm lưu luyến của cán bộ và nhân dân và cũng là
lời khẳng định tình cảm thủy chung của người cán bộ về xuôi với Việt Bắc, với cuộc
kháng chiến, với cách mạng. Đoạn trích trên nằm ở khổ ba của phần I bài thơ nói về
những kỷ niệm cùng nỗi nhớ với thiên nhiên con người Việt Bắc.
Một nỗi nhớ da diết, khôn nguôi được tác giả hình dung thật lạ:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”
Một chữ “gì” hàm chứa biết bao điều, phải chăng đó chính là nỗi nhớ thiên nhiên, với
nhân dân cùng quãng thời gian kháng chiến đầy ấp kỷ niệm. Nhớ “như nhớ người
yêu”, hình ảnh so sánh thật đầy ý nghĩa, nỗi nhớ sao thật dai dẳng triền miên, luôn
thường trực trong tâm trí. Một khung cảnh hiện ra đã hoàn toàn khẳng định đối tượng
được nhớ đến - Việt Bắc: ”Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương” rồi sau đó là
những hình ảnh miêu tả không gian thơ mộng đậm chất núi rừng Việt Bắc
“Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc được liệt kê đến từng chi tiết. Rõ ràng tác giả vẫn nhớ
rất rõ những kỷ niệm cùng khung cảnh Việt Bắc. “Người thương”, hai chữ thôi nhưng
chứa đựng biết bao ân tình. Đây chính là những con người Việt Bắc đã cưu mang, che
chở cho cán bộ trong suốt một quãng thời gian dài gian khó. “Bếp lửa” – hình ảnh của
một gia đình ấm cúng thường thấy, Phải chăng tác giả đã xem nơi đây như là gia đình
thứ hai của mình.Vần chân “sương” và “người thương” làm cho giọng điệu câu văn
trở nên da diết, diễn tả một nỗi nhớ bịnh rịnh, lưu luyến, không muốn rời xa. Vẫn tiếp
tục là nỗi nhớ, nhưng dường như ngày càng sâu đậm hơn với những tên gọi địa danh
gắn liền với quá khứ cách mạng mà tác giả từng trải qua:
“Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”
Dù là một nơi nhỏ trong chốn núi rừng Việt Bắc bao la, nhưng dường như trong ký ức
của tác giả nó cũng trở nên quan trọng, không bao giờ có thể quên.Một sự khẳng định
chắc chắn…không bao giờ có thể quên:
“Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi”
Dù bản thân có đi xa, dù có ở nơi chốn nào thì vẫn sẽ luôn nhớ về “mình”. Ngôn từ
xưng hô thật giản dị mà thân thương. “Mình” cùng “ta” nào có thể quên được những
“đắng cay ngọt bùi” đã trải qua. Hình ảnh ẩn dụ “đắng cay” chính là những khó nhọc,
gian nan mà nhân dân cùng cán bộ đã phải trải qua trong suốt thời kỳ kháng chiến, còn
niềm vui chiến thắng không gì khác chính là “ngọt bùi”. Từng nỗi nhớ như tràn ngập
trong tâm hồn Tố Hữu biểu hiện cho một tình cảm sâu nặng tựa như nỗi tương tư đến
“người thương”. Điệp từ “nhớ” được lặp đi lặp lại càng khắc sâu hơn sự nhớ nhung
nghìn trùng tha thiết của tác giả đối với Việt Bắc.
Cả đoạn thơ mang đậm màu sắc dân tộc, thể hiện rõ hồn thơ của Tố Hữu. Điệp từ
“nhớ” cùng lối so sánh đặc biệt để bộc lộ một cảm xúc thương nhớ dạt dào.Cách gieo
vần, sử dụng tài tình thể thơ lục bát đã làm cho đoạn thơ mang âm điệu ngọt ngào, êm
ái. Việc liệt kê một loạt những hình ảnh cùng địa danh của Việt Bắc đã khắc họa thật
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
sâu nỗi niềm thương nhớ của một người chiến sĩ – thi sĩ đối với quê hương thứ hai của mình.Play
Đoạn thơ trên chính là bản tình ca về lòng chung thủy sắt son, chính là tiếng lòng của
nhà thơ, hay cũng chính là của những người Việt Nam trong kháng chiến. Với những
câu thơ dạt dào cảm xúc, Tố Hữu đã thể hiện thành công tình cảm của người cán bộ
dành cho thiên nhiên, nhân dân Việt Bắc không chỉ là tình cảm công dân xã hội mà
còn là sự sâu nặng như tình yêu lứa đôi. Nhờ vậy Việt Bắc đã trở thành thành phần
tiêu biểu cho văn học Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.
Bằng những vần thơ đậm chất dân tộc, nỗi nhớ cùng tình cảm chung thủy sắt son giữa
người cán bộ với nhân dân, thiên nhiên Việt Bắc cùng cuộc kháng chiến được khắc
họa rõ nét. Thật hiển nhiên, Tố Hữu xứng đáng trở thành ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.
Phân tích khổ 5 Việt Bắc hay nhất - Mẫu 3
Tố Hữu là một trong những nhà thơ của lí tưởng và cộng sản, ông xuất hiện giữa làng
thơ Việt Nam với phong cách nghệ thuật độc đáo. Thơ của ông mang đậm chất trữ
tình, lãng mạn, nhưng vẫn bao gồm đó là hơi thở của dân tộc, của cách mạng. Tiêu
biểu cho giọng thơ rất riêng và độc đáo của Tố Hữu phải nhắc đến bài thơ Việt Bắc –
bài thơ là tình cảm, là tinh thần yêu nước của con người Việt Nam. Bài thơ được triển
khai theo lối kết cấu đối đáp giữa kẻ ở người đi. Trong những lời đối đáp của người
đi, đã có biết bao nhiêu tình cảm nhớ nhung, da diết; và một trong những nỗi nhớ ấy là:
"Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi…"
Việt Bắc là tác phẩm nằm trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ Việt Bắc
được triển khai theo lối kết cấu đối đáp giữa kẻ ở, người đi vô cùng tự nhiên, khéo léo.
Những câu hỏi gợi nhắc của người ở lại đã khơi nguồn biết bao kỉ niệm ùa về. Dường
như mọi thứ bỗng thức dậy và trôi trong mạch cảm xúc dào dạt tưởng chừng không
bao giờ cạn. Chỉ riêng đoạn thơ 8 câu này, Tố Hữu đã sử dụng từ “nhớ” tới bốn lần
trong lòng người đi, nỗi nhớ này chưa qua thì nỗi nhớ khác đã ùa về như lớp sóng
miên man không dịu. Mỗi lần niềm nhớ rung lên là bao kỉ niệm ùa về, bao nghĩa tình
được bồi đắp. Có thể nói nhớ thương đã trở thành điệp khúc, lực hấp dẫn để hút về tất
cả kí ức hoài niệm dấu yêu.
Đúng vậy, hiếm có thi sĩ nào mang trong tim nỗi nhớ tha thiết, khắc khoải, cháy bỏng
khi dã từ chiến khu Việt Bắc: “Nhớ gì như nhớ người yêu”. Một dòng thơ mà hai lần
chữ “nhớ” được lặp lại. Nỗi nhớ cứ lơ lửng ám ảnh mãi tâm trí người đi đến mức
không thể kìm nén được. Lời thơ buông ra với ngữ điệu hết sức đặc biệt, nửa như nghi
vấn, nửa như cảm thán tạo ấn tượng, ám ảnh người đọc. “Như nhớ người yêu” là hình
ảnh so sánh, ví von thật lãng mạn, tình tứ. Nỗi nhớ Việt Bắc được cảm nhận như nỗi
nhớ thương người yêu. Có khi ngẩn ngơ, ngơ ngẩn; có khi bồn chồn, bối rối, bổi hổi,
bồi hồi. Khi da diết khắc khoải, khi lại đau đáu thăm thẳm. Nỗi nhớ khi chia xa Việt
Bắc phải chăng hàm chứa mọi cung bậc cảm xúc ấy.
Ngoài ra, chảy về trong nỗi nhớ niềm thương là cảnh sắc Việt Bắc thơ mộng hiền hòa:
"Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương"
Những câu thơ như một bức họa gợi cảm về cảnh rừng Việt Bắc thơ mộng, hữu tình.
Có đêm trăng huyền ảo, mảnh trăng lấp ló nơi đầu núi, có những chiều tỏa nắng trên
nương và hình ảnh những nếp nhà, bản làng thấp thoáng trong sương khói bồng bềnh.
Không miêu tả chi tiết, Tố Hữu chỉ chấm phá, khơi gợi. Tuy nhiên, với những người
trong cuộc, chỉ chừng ấy thôi cũng đủ bồi hồi, xao xuyến biết bao. Hòa cùng vẻ đẹp
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
bình dị và thơ mộng của thiên nhiên Việt Bắc là hình ảnh con người Việt Bắc rất đỗi thân thương:
“Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.”
Hình ảnh thơ gợi tả tinh tế sự tần tảo, đảm đang, chịu thương, chịu khó của những cô
gái nuôi quân nơi chiến khu Việt Bắc. Không quản khó nhọc gian nan, những người
phụ nữ Việt Bắc vẫn sớm hôm cần mẫn nuôi dấu cán bộ. Hình ảnh bếp lửa gợi những
buổi đoàn tụ ấm cùng và nghĩa tình quân dân nồng đượm. Tình quân dân, cách mạng
mà mang không khí ấm áp, yêu thương như tình cảm gia đình. Hẳn trong trái tim nhà
thơ đã để thương một người con gái Việt Bắc biết hi sinh vì Cách mạng.
Nhưng đó chẳng phải là kết thúc nỗi nhớ, tình cảm lại tỏa ra tràn ngập cả núi rừng
Việt Bắc. Những kỷ niệm chung và riêng đan xen nhau, lần lượt hiện ra trong tưởng tượng của người đi:
“Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...”
Những đồi tre bát ngát, những dòng suối mát trong, con sông hiền hòa, tất cả cứ in sâu
trong nỗi nhớ người về. Nhắc đến dòng sông, đồi núi, rừng nứa, bờ tre là dưng dưng
bao kỉ niệm, đong đầy bao yêu thương. Những cái tên: Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê
có lẽ không đơn thuần chỉ là những địa danh mà còn ẩn dấu bao kỉ niệm cảm xúc.
Những gắn bó gian khổ, ngọt bùi đã trở thành những kỷ niệm da diết trong trái tim
người đi khó có thể quên được. Biết bao những xúc động bồi hồi cùng những ngọt
ngào dưng dưng dồn chứa trong mấy chữ “đắng cay, ngọt bùi” cùng dấu chấm lửng
cuối dòng thơ. Người đi muốn nhắn gửi với người ở lại rằng người về xuôi sẽ không
quên bất cứ một kỉ niệm, một kí ức nào.
Có thể thấy, đoạn thơ ngắn chỉ với 8 câu thơ đã thể hiện rõ nỗi nhớ da diết của người
đi Việt Bắc, đó là tấm lòng chân tình của cán bộ kháng chiến với Việt Bắc bằng thể
thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển; hình ảnh trong sáng giản dị, gợi cảm, đoạn thơ
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
đã tạo nên sức hấp dẫn đối với độc giả. Đọc đoạn thơ, ta thấy bịn rịn một tấm lòng
nhớ thương da diết vô hạn.
Phân tích khổ 5 Việt Bắc - Mẫu 4
Bài thơ Việt Bắc được sáng tác nhân một sự kiện chính trị - xã hội. Đó là việc Trung
ương Đảng và Chính phủ chuyển về thủ đô khi thủ đô được giải phóng. Suốt mười
lăm năm gắn bó với Việt Bắc, trong giờ phút chia tay bịn rịn, Tố Hữu rất xúc động và
đã viết nên bài thơ. Bài thơ có dáng dấp là một bản tổng kết lịch sử. Tựa đề bài thơ
được lấy làm tựa đề cho cả tập thơ kháng chiến của Tố Hữu và được tôn vinh là một
trong một trăm bài thơ hay nhất thế kỉ XX của Việt Nam.
Đoạn thơ mang âm hưởng chung của bài thơ với thể lục bát ngọt ngào, kết cấu đối
đáp, các thi liệu và cách nói quen thuộc của ca dao. Đoạn thơ là nỗi nhớ Việt Bắc của
người ra đi, và là lời của người ra đi.
Câu thơ đầu của đoạn thơ chứa đựng một sự so sánh đáng chú ý: “Nhớ gì như nhớ
người yêu". Câu thơ không phải đang nói tới nỗi nhớ người yêu mà là nỗi nhớ Việt
Bắc. Nhớ Việt Bắc mà giống như nhớ người yêu. Tố Hữu là người ít viết về tình yêu
lứa đôi, nhưng không có nghĩa là không có những cảm xúc đó. Câu thơ thật đúng với
tâm trạng người đang yêu. Nhớ Việt Bắc mà đến độ ngất ngây, nồng nàn, say mê mà
dịu ngọt. Thơ Tố Hữu chứa đựng những tình cảm lớn: hướng về đất nước, về nhân
dân, nhưng khi thể hiện những tình cảm này ông đã nói bằng ngôn ngữ của đôi tình
nhân say đắm. Nỗi nhớ ấy cứ ám ảnh trong tâm trí suốt cả thời gian, không gian khiến
người ra đi thốt lên nửa như cảm thán, nửa như so sánh, nửa như nghi vấn khiến câu
thơ có sức gợi cảm đặc biệt. Trong những câu tiếp theo, bức tranh Việt Bắc với những
cảnh sắc thân thuộc đã được thể hiện rất sinh động:
“Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm trưa bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa, bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”.
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Ở đây nhà thơ không tả chi tiết mà chỉ gợi nhắc. Vì đối với những người trong cuộc
thì chừng ấy thôi cũng khiến họ bồi hồi. Hình ảnh “trăng lên”, “nắng chiều” vừa nói
nỗi nhớ xuyên suốt cả thời gian vừa như gợi lại kí ức một cuộc hẹn hò nào đó và
những khoảnh khắc cuối ngày đong đầy niềm xao xuyến...
Hình ảnh bếp lửa gợi sự sum họp ấm cúng của người thương. Hình ảnh “bản khói
cùng sương” đã thức dậy trong ta bao tình cảm với những bản làng xa xôi của Việt
Bắc quanh năm mây mù bao phủ. Cụm từ “nhớ từng” được lặp lại nhằm khẳng định
người đi không quên bất cứ nơi nào, bất cứ sự việc gì, địa danh nào, từ “ngòi Thia,
sông Đáy, suối Lê...” Tất cả đều có chỗ đứng trong tâm hồn của người ra đi. Suối Lê
có lúc vơi lúc đầy nhưng tình cảm với Việt Bắc lúc nào cũng tràn đầy.
Dù xa cách nhưng người ra đi không thể quên những ngày gian khổ sống giữa lòng Việt Bắc:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi,
Thương nhau chia củ sắn lùi,
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng.
Những sự chia sẻ trong lúc khó khăn bao giờ cũng để lại ấn tượng sâu đậm nhất. Tình
người sáng lên trong những hoàn cảnh ngặt nghèo.
Việt Bắc đã chia sẻ từ nửa bát cơm, củ sắn rất cụ thể của đời sống vật chất đến ngọt
bùi, cay đắng, không tả xiết trong đời sống tinh thần. “Mình đây, ta đó” lúc nào cũng
quấn quýt bên nhau, có “mình” ắt sẽ có “ta”. Các chi tiết vừa tả thực lại vừa có ý
nghĩa tượng trưng. Tất cả đều hướng người đọc nhận thức dược cái giá trị của “đồng
cam, cộng khổ” mà Việt Bắc và người kháng chiến cũng nêu cao. Chi tiết “Chăn sui
đắp cùng” gợi lên không khí kháng chiến. Chi tiết này đã từng xuất hiện trong bài thơ
“Đồng chí” của Chính Hữu. Tấm “chăn sui” tuy chưa đủ chống lại cái lạnh thấu
xương của mùa đông Việt Bắc, nhưng thực tế nó đã sưởi ấm được lòng người, đã gắn
kết được tình người, cũng như nửa bát cơm, nửa củ sắn chưa làm no lòng nhưng lại
ấm lòng bằng vị ngon tinh thần ngọt bùi của nó.
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Hai câu tiếp là nỗi nhớ người Việt Bắc:
“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô"
Với người mẹ, tấm lưng trần cháy nắng đã nói lên tất cả. Chi tiết này vừa thực lại gợi
rất chính xác cuộc sống còn khó khăn của người Việt Bắc trong cuộc mưu sinh. Thế
mà họ đã “chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa’’ cho cách mạng. Thật đáng quý biết bao
những tấm lòng của bà mẹ Việt Bắc, người dân Việt Bắc.
Những câu thơ còn lại tiếp tục nói về những gian khổ nhưng nghiêng về tinh thần lạc
quan của người kháng chiến.
“Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo...”
Các câu thơ còn lại gợi lên khá chi tiết, khá điển hình về đời sống ở chiến khu: có cơ
quan, có tiếng học bài, tiếng ca, có ánh đuốc bập bùng giữa đồng khuya, có không khí
liên hoan vui tươi phấn khởi. Quả là tư tưởng kháng chiến đã chi phối cách tổ chức
cuộc sống một cách khoa học, quy củ, nề nếp, cũng như trạng thái tinh thần phấn chấn
của người kháng chiến. Đằng sau đó, điều đáng nói hơn là tâm trạng nôn nao khó tả
của con người. Điệp ngữ “nhớ sao” chỉ mức độ cao của nỗi nhớ lại vừa nói lên người
đi thực sự sống trong nỗi nhớ, chứ không kể lại một cách khách quan, đơn thuần.
“Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa”.
Hai âm thanh rất Việt Bắc vọng mãi trong tâm hồn người ra đi. Đó là tiếng mõ trâu về
bản lúc chiều tà, tiếng chày thậm thình bên suối trong đêm khuya, thật khó quên.
Chúng vừa thân thuộc lại vừa hoang dã, vừa gần gũi bên tai lại như vừa vọng lên từ
một cõi xa xôi nào. Câu thơ hay thêm bởi được sự cộng hưởng của âm điệu. Đọc lên
ta như nghe một dạ khúc thiết tha.
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Bức tranh Việt Bắc được tái hiện cụ thể, sống động và một thời gian lao cũng được
khắc họa khá chi tiết qua nỗi nhớ. Những vấn đề lớn lao của đất nước đã trở thành
những vấn đề của trái tim, làm cho đoạn thơ ngọt ngào dễ tiếp nhận đối với bạn đọc.
Phân tích khổ 5 Việt Bắc - Mẫu 5
Tố Hữu không chỉ là nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc mà còn là nhà thơ cách mạng,
ngọn cờ tiên phong tiêu biểu cho thơ ca cách mạng Việt Nam. Từ thời thanh niên, ông
đã giác ngộ lý tưởng Cách mạng của Đảng và luôn hoạt động hăng say, năng nổ và dù
ở nhà tù thực dân cũng không ngừng tin tưởng vào Đảng, con đường mình đã chọn.
Có thể nói, chặng đường thơ của ông là chặng đường gắn với cách mạng. Thơ ông gắn
với lịch sử dân tộc, lý tưởng cách mạng, Đảng và Bác Hồ đã đề ra qua từng thời kì
kháng chiến. Ngoài ra, ở Tố Hữu, con người chính trị và con người thơ ca gắn bó chặt
chẽ với nhau, hài hòa giữa chất chính trị và trữ tình, những điều này thể hiện rất rõ
trong tác phẩm Việt Bắc. Đặc biệt trong đoạn thơ thứ 5 của tác phẩm thể hiện nỗi nhớ
nhung của tác giả với con người, thiên nhiên cùng cuộc kháng chiến khi chia tay về xuôi:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi.”
Việt Bắc là căn cứ cách mạng, đầu não cuộc kháng chiến của quân và dân ta. Bài thơ
được viết vào thời điểm cơ quan trung ương của Đảng rời khỏi Tây Bắc để về Hà Nội.
Vì vậy ,những câu thơ trong bài thơ đều nói đến sự lưu luyến không nỡ rời đi đối với
con người và thiên nhiên nơi đây. Đoạn trích trên nằm ở khổ 5 của toàn bộ bài thơ, thể
hiện tình cảm lưu luyến đối với những con người nơi đây:
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ người yêu là nỗi nhớ luôn thường trực da diết khôn nguôi. Nếu ai đã từng yêu,
đang trong tình yêu hẳn có thể cảm nhận được nỗi nhớ này như thế nào. Vậy mà Tố
Hữu lại dùng nỗi nhớ này để nói đến tình cảm của mình với con người nơi đây. Điều
này cho thấy, tình cảm của nhà thơ dành cho con người Việt Bắc sâu nặng biết dường
nào. Nỗi nhớ trào dâng, da diết khôn nguôi, như những người yêu nhau nhớ nhau vì
sắp phải rời xa nhau. Nỗi nhớ “người yêu” được thể hiện qua những hình ảnh thiên
nhiên đậm chất Việt Bắc. Đó là hình ảnh của ánh trăng trên đỉnh núi mờ sương và
nắng chiều vắt ngang lưng. Một bức tranh thiên nhiên với hai miền sáng tối vừa đẹp,
trữ tình mà lại dạt dào cảm xúc. Nỗi nhớ được lặp lại nhiều lần khi : “Nhớ gì như
nhớ…” cho thấy sự da diết, sâu đậm , nỗi nhớ bao trùm cả cảnh vật thiên nhiên.
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống của con người Việt Bắc hiện lên trong thơ rất chi tiết.
Đó là hình ảnh khói mờ sương mỗi khi chiều xuống, từng bản làng chìm trong sương
khói. Đặc biệt hai chữ Người thương hiện lên mới chân tình, da diết làm sao. Đây
chính là những con người hiền lành, chân chất đã yêu thương, cưu mang che chở cho
cán bộ suốt những năm tháng gian khó. Một tình cảm không có gì có thể thay thế và
đầy sự biết ơn, quý trọng.
Bếp lửa, một hình ảnh của một gia đình ấm cúng thường thấy. Phải chăng, tác giả đã
coi nơi đây như là nhà của mình, nay phải rời xa nên bịn rịn vô cùng, lưu luyến vô cùng.
“Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”
Hình ảnh Việt Bắc hiện ra theo từng khung cảnh thân thuộc, từng địa điểm mà các cán
bộ đã ở, đi qua. Đó là ngòi Thia, là sông Đáy, là suối Lê là cả rừng nứa, bờ tre… Tác
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
giả nhớ chi tiết từng cảnh vật, từng khung cảnh, nó đã trở thành một phần kí ức quý giá không thể nào quên.
“Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi”
Ngôn từ xưng hô thật giản dị, thân thương. Tác giả dùng ngôi “ta – mình ” để nói về
tình cảm dành cho đồng bào Việt Bắc. Đó là tình cảm thân thương, tình thân lưu
luyến. Dù đi xa rồi nhưng vẫn nhớ thời gian bên nhau, vẫn nhớ những đắng cay ngọt
bùi đã trải qua cùng nhau. Hình ảnh “Đắng cay” là ẩn dụ cho những khó nhọc, gian
nan mà cán bộ đã trải qua suốt thời kì kháng chiến, và niềm vui chiến thắng chính là
những ngọt bùi, tình cảm đồng bào dành cho cán bộ cũng là ngọt bùi khó quên.
Cả đoạn thơ mang màu sắc dân tộc, thể hiện hồn thơ Tố Hữu. Điệp từ nhớ được sử
dụng nhiều lần thể hiện cảm xúc dạt dào, sâu sắc và lưu luyến. Tác giả đã thật tài tình
khi sử dụng thể thơ lục bát, cùng cách gieo vần ngọt ngào, êm ái, khắc họa thật sâu
niềm thương nhớ của một người chiến sĩ cách mạng với đồng bào Việt Bắc và coi đây
là quê hương thứ hai của mình.
Khép lại khổ thơ ta vẫn thấy đâu đây tình cảm nồng thắm còn lưu luyến. Những câu
thơ tuy mộc mạc, mà chân thành, chạm đến trái tim người đọc. Phải yêu mảnh đất con
người nơi đây nhiều lắm, tác giả mới có thể viết lên những vần thơ hay đến và xúc
động đến vậy. Một Việt Bắc nghĩa tình, dù có đi xa cũng không bao giờ quên.
Phân tích khổ 5 Việt Bắc - Mẫu 6
"Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn"
Phải chăng mỗi một vùng đất ta đặt chân đến đều là những kỉ niệm đáng nhớ bởi thiên
nhiên, cảnh vật và con người nơi đây. Với nhà thơ Tố Hữu khi đặt chân đến với núi
rừng Việt Bắc cũng vậy, ông bị ấn tượng bởi thiên nhiên và con người nơi đây cho
nên đã gửi gắm một tình yêu sâu sắc đối với Tây Bắc. Nỗi nhớ về thiên nhiên, về con
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
người Việt Bắc Bắc của cán bộ về xuôi được nhà thơ Tố Hữu phác họa lại qua khổ thơ
thứ 5 trong bài thơ "Việt Bắc" một cách đầy tinh tế:
Tố Hữu là nhà văn tiêu biểu của thơ ca cách mạng, ông có những đóng góp và cống
hiến lớn cho văn học và cách mạng Việt Nam. Thơ của ông luôn song hành mật thiết
với từng chặng đường của cách mạng. Bài thơ Việt Bắc được sáng tác vào tháng 7
năm 1954 và được đánh giá là một trong những bài thơ xuất sắc nhất của thơ ca thời kì
kháng chiến chống Pháp. Khổ thơ thứ 5 của bài thơ "Việt Bắc" là tâm tình của người
về xuôi nhớ tới những ân tình cách mạng.
Nỗi nhớ núi rừng Việt Bắc của người về xuôi được thể hiện ở 6 câu thơ đầu khổ thơ:
"Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy".
Nhà thơ sử dụng cách nói quen thuộc trong ca dao để diễn tả về nỗi nhớ Việt Bắc.
Cách diễn tả nỗi nhớ đặt trong sự so sánh với nỗi nhớ người yêu thật độc đáo xuất
phát từ tình cảm cách mạng để nói tới những ân tình cách mạng. Nỗi nhớ ấy thật khó
tả bởi vì "Nhớ ai bổi hồi bồi hồi/ Như đứng đống lửa, như ngồi đống than". Từ đó có
thể thấy, nỗi nhớ của người về xuôi với Việt Bắc vô cùng da diết và cháy bỏng. Nhà
thơ đã "phải lòng đất nước của mình" cho nên tình yêu đất nước được ông ví như tình
yêu đôi lứa đầy cháy bỏng và nhiệt huyết của tuổi trẻ. Nỗi nhớ ấy còn bao trùm lên
toàn bộ cảnh vật, lên cả thời gian và không gian qua hình ảnh trăng, qua từng bản
khói, qua hình ảnh bếp lửa. Trăng vốn là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cách mạng
bởi trăng là người bạn tâm tình của người chiến sĩ cách mạng. Trong bài thơ "Đồng
chí" ta cũng bắt gặp hình ảnh "Đầu súng trăng treo" trong đêm chờ giặc tới của nhà
thơ Chính Hữu. Nhưng trong "Việt Bắc" trăng lại gợi ra sự thơ mộng của núi rừng bởi
đây chính là thời điểm hẹn hò thích hợp của đôi lứa. Nỗi nhớ về Việt Bắc lan tỏa ra cả
lưng nương bởi tình yêu đối với con người lao động miệt mài của người về xuôi. Tình
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
cảm ấy được khẳng định bởi "sớm khuya bếp lửa" gắn liền với tình cảm yêu mến của
"người thương đi về". Không chỉ vậy, nỗi nhớ về Việt Bắc còn được mở rộng theo
vùng không gian trong khu căn cứ Việt Bắc với "Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy".
Không chỉ nhớ về thiên nhiên, về con người Việt Bắc mà người về xuôi còn nhớ tới
những kỉ niệm ở Việt Bắc cùng đồng đội:
"Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng ...
Chày đêm nện cối đều đều suối xa..."
Có lẽ những năm tháng kháng chiến đã để lại trong lòng người cán bộ về xuôi một kỉ
niệm không bao giờ phai mờ. Hoàn cảnh khó khăn của cuộc kháng chiến khiến họ
phải chia nhau từng củ sắn, bát cơm, mảnh chăn nhỏ. Đó là những ngày tháng đồng
cam cộng khổ vì một mục tiêu cao cả đó là giải phóng đất nước thoát khỏi ách thống
trị của thực dân Pháp. Thời gian chung sống với đồng bào Việt Bắc đã khiến cho
người về xuôi nhớ cả đến hình ảnh người mẹ hiền từ, tần tảo sớm hôm "địu con lên
rẫy bẻ từng bắp ngô" mà không quản gian lao khó nhọc để nuôi sống gia đình và tiếp
sức cho cán bộ kháng chiến. Những tình thương yêu cao cả và vô cùng đẹp đẽ đó đã
khiến cho người về xuôi không khỏi xót thương và cảm phục trong lòng. Những tiếng
đánh vẫn ngọng nghịu của lớp học "i tờ" cũng khiến cho người về xuôi phải bồi hồi
khi nhớ về Việt Bắc bởi đó là niềm vui, niềm tự hào của đồng bào miền núi khi được
học chữ của cách mạng, của Bác Hồ. Nỗi nhớ của người về xuôi còn hướng về những
năm tháng cơ quan với tiếng hát say sưa yêu đời hòa chung cùng tiết tấu tiếng nhạc
"chày đêm nện cối đều đều suối xa".
Khổ thơ đã thể hiện nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi với cảnh vật và con người và
những kỉ niệm cùng với đồng đội khi còn ở Việt Bắc. Nhịp điệu hài hòa, uyển chuyển,
ngôn ngữ giản dị, mộc mạc nhưng đi sâu vào tâm trí người đọc, thể hiện tài năng sáng
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
tác của Tố Hữu. Bởi vậy mà bài thơ "Việt Bắc" được đánh giá là một bản tình ca và
một khúc hùng ca hoành tráng.
Qua khổ thơ thứ 5 của bài thơ "Việt Bắc" ta thấy được nỗi nhớ da diết của người về
xuôi với Việt Bắc. Đó là tình cảm da diết, chân tình với cách mạng của những tấm
lòng yêu nước. Đoạn thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi những
ngôn từ nhẹ nhàng, da diết có chút hóm hỉnh của nhà thơ Nguyễn Tuân.
Phân tích khổ 5 Việt Bắc - Mẫu 7
Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là "con chim đầu đàn" của thơ ca Cách mạng Việt
Nam thế kỉ XX. Sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ
ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng. Nhắc đến ông,
ta chẳng thể nào quên được những tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Máu và hoa,...
Tiêu biểu trong số đó là bài thơ "Việt Bắc", là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc
kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân
dân, đất nước trọn niềm tự hào dân tộc. Đặc biệt là đoạn trích
" Nhớ gì như nhớ người yêu ....
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay".
Việt Bắc là khu căn cứ của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7/ 1954, hiệp định Giơ-ne-vơ về
Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng và đi lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Tháng 10/ 1954, Đảng và Chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội,
những người kháng chiến (trong đó có Tố Hữu) từ căn cứ miền núi về miền xuôi chia
tay Việt Bắc, chia tay khu căn cứ Cách mạng trong kháng chiến. Nhân sự kiện có tính
lịch sử này Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Bài thơ “Việt Bắc” là đỉnh cao của
thơ ca kháng chiến chống Pháp.
Chia xa mảnh đất mình từng gắn bó, ai mà chẳng nhớ chẳng thương. Thế nhưng hiếm
có thi sĩ nào mang trong tim nỗi nhớ tha thiết, khắc khoải, cháy bỏng khi dã từ chiến
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
khu Việt Bắc: “Nhớ gì như nhớ người yêu”. Một dòng thơ mà hai lần chữ “nhớ” được
láy lại. Nỗi nhớ cứ lơ lửng ám ảnh mãi tâm trí người đi đến mức không thể kìm nén
được. Lời thơ buông ra với ngữ điệu hết sức đặc biệt, nửa như nghi vấn, nửa như cảm
thán tạo ấn tượng, ám ảnh người đọc. “Như nhớ người yêu” là hình ảnh so sánh, ví
von thật lãng mạn, tình tứ. Nỗi nhớ Việt Bắc được cảm nhận như nỗi nhớ thương
người yêu. Có khi ngẩn ngơ, ngơ ngẩn; có khi bồn chồn, bối rối, bổi hổi, bồi hồi. Khi
da diết khắc khoải, khi lại đau đáu thăm thẳm. Nỗi nhớ khi chia xa Việt Bắc phải
chăng hàm chứa mọi cung bậc cảm xúc ấy. Một nỗi nhớ nồng nàn, đằm thắm, tha
thiết. Với hình ảnh so sánh này, Tố Hữu thực sự là một tình nhân đắm đuối trước Việt
Bắc, trước nhân dân đất nước mình. Cùng với những câu thơ “Mình về mình có nhớ ta
– Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng, Áo chàm đưa buổi phân lí – Cầm tay nhau
biết nói gì hôm nay”, tứ thơ “Nhớ gì như nhớ người yêu” đã đưa thi phẩm Việt Bắc
trở thành khúc tình ca bậc nhất trong thơ ca Cách mạng. Quả không sai khi Xuân Diệu
nhận xét: Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ thơ rất đỗi trữ tình. Khám phá
câu thơ “Nhớ gì như nhớ người yêu”, ta bỗng vỡ lẽ hiểu ra rằng lối kết cấu đối đáp
cùng cách xưng hô “ta – mình” trong Việt Bắc không đơn thuần là sáng tạo hình thức,
là câu chuyện ngôn ngữ. Tình cảm giữa cán bộ Cách mạng và đồng bào chiến khu
thiết tha, mặn nồng như tình đôi lứa khiến nhà thơ tìm đến cách cấu tứ xưng hô như vậy.
Chảy về trong nỗi nhớ niềm thương là cảnh sắc Việt Bắc thơ mộng hiền hòa:
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa, bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Những câu thơ như một bức họa gợi cảm về cảnh rừng Việt Bắc thơ mộng, hữu tình.
Có đêm trăng huyền ảo, mảnh trăng lấp ló nơi đầu núi, có những chiều tỏa nắng trên
nương và hình ảnh những nếp nhà, bản làng thấp thoáng trong sương khói bồng bềnh.
Không miêu tả chi tiết, Tố Hữu chỉ chấm phá, khơi gợi. Tuy nhiên, với những người
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
trong cuộc, chỉ chừng ấy thôi cũng đủ bồi hồi, xao xuyến biết bao. Hòa cùng vẻ đẹp
bình dị và thơ mộng của thiên nhiên Việt Bắc là hình ảnh con người Việt Bắc rất đỗi
thân thương: Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Hình ảnh thơ gợi tả tinh tế sự
tần tảo, đảm đang, chịu thương, chịu khó của những cô gái nuôi quân nơi chiến khu
Việt Bắc. Không quản khó nhọc gian nan, những thiếu nữ Việt Bắc vẫn sớm hôm cần
mẫn nuôi dấu cán bộ. Hình ảnh bếp lửa gợi những buổi đoàn tụ ấm cùng và nghĩa tình
quân dân nồng đượm. Tình quân dân, cách mạng mà mang không khí ấm áp, yêu
thương như tình cảm gia đình. Cách nói “người thương” khéo léo, nhiều sức gợi, chứa
chan tình cảm dịu dàng mà nồng nàn, yêu thương. Hẳn trong trái tim nhà thơ đã để
thương một người con gái Việt Bắc biết hi sinh vì Cách mạng.
Những đồi tre bát ngát, những dòng suối mát trong, con sông hiền hòa, tất cả cứ in sâu
trong nỗi nhớ người về. Nhắc đến dòng sông, đồi núi, rừng nứa, bờ tre là dưng dưng
bao kỉ niệm, đong đầy bao yêu thương. Những cái tên: Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê
có lẽ không đơn thuần chỉ là những địa danh mà còn ẩn dấu bao kỉ niệm cảm xúc.
Những gắn bó gian khổ, ngọt bùi đã trở thành những kỷ niệm da diết trong trái tim
người đi khó có thể quên được. Biết bao những xúc động bồi hồi cùng những ngọt
ngào dưng dưng dồn chứa trong mấy chữ “đắng cay, ngọt bùi” cùng dấu chấm lửng
cuối dòng thơ. Người đi muốn nhắn gửi với người ở lại rằng người về xuôi sẽ không
quên bất cứ một kỉ niệm, một kí ức nào.
Đặc biệt, trong bài thơ, Tố Hữu đã viết nên một khúc ca hùng tráng về con người
kháng chiến và cuộc kháng chiến. Điều đó thể hiện rõ trong đoạn thơ sau:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như lá đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Thứ nhất, đoạn thơ đã tái hiện nên những hình ảnh hào hùng của quân và dân ta trong
kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta là một cuộc kháng chiến
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
toàn dân. Các tầng lớp nhân dân bất phân già trẻ, gái trai, lớn bé đều tham gia kháng
chiến. Trong đó, nổi bật nhất là hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ. Người lính thời chống
Pháp đã trải qua biết bao nhiêu hi sinh gian khổ nhưng rất hùng tráng và đầy lạc quan.
Hình ảnh hào hùng của đoàn quân ấy được thể hiện trong hai câu đầu của đoạn thơ:
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Câu thơ thứ hai được ngắt theo nhịp 4/4:"Ánh sao đầu súng / bạn cùng mũ nan"càng
làm tăng thêm vẻ đẹp của người lính - một vẻ đẹp vừa mang tính lãng mạn vừa mang
tính hiện thực sâu sắc. Hình ảnh “Ánh sao đầu súng" có thể là hình ảnh ánh sao trời
treo trên đầu súng của những người lính trong mỗi đêm hành quân như "Đầu súng
trăng treo” trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu; “ánh sao đầu súng" ấy cũng có thể
là ánh sáng của ngôi sao gắn trên chiếc mũ nan của người lính, ánh sáng của lí tưởng
cách mạng soi cho người lính bước đi, như nhà thơ Vũ Cao trong bài Núi đôi đã viết:
Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Góp phần vào sự hào hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta có cả một
tập thể quần chúng nhân dân tham gia kháng chiến. Họ là những “dân công đỏ đuốc
từng đoàn" tải lương thực, súng đạn để phục vụ cho chiến trường. Hình ảnh của họ
cũng thật đẹp, thật hào hùng và đầy lạc quan không kém những người lính:
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Dấu chân nát đá, muôn tàn lửa bay
Bằng một cách nói cường điệu “dấu chân nát đá ”, nhà thơ đã làm nổi bật sức mạnh
yêu nước, yêu lí tưởng cách mạng, ý chí quyết tâm đánh thắng quân thù của người
nông dân lao động. Người nông dân lao động (lực lượng nòng cốt của cách mạng) là
lực lượng góp phần rất lớn để đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn
toàn sau này - Họ là những người nông dân đôn hậu, chất phác, lớn lên từ bờ tre, gốc
lúa nhưng họ đi vào cuộc kháng chiến với tất cả những tình cảm và hành động cao
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
đẹp, họ bất chấp những hi sinh, gian khổ, chấp mưa bom bão đạn của quân thù, đạp
bằng mọi trở lực để đi theo tiếng gọi của lòng yêu nước và lí tưởng cách mạng
Với lối thơ lục bát ngọt ngào như ca dao, với chất thơ trữ tình cách mạng, thật sôi nổi,
hào hùng, thiết tha, nhà thơ Tố Hữu trong đoạn thơ này đã thể hiện nổi bật tấm lòng
chân tình của cán bộ kháng chiến với Việt Bắc cũng như khí thế hào hùng của quân và
dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc.
Phân tích đoạn 5 Việt Bắc - Mẫu 8
Tố Hữu là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam nói chung và
nền thơ ca cách mạng nói riêng, thơ của ông luôn song hành cùng với những cột mốc
cách mạng của dân tộc. Đặc biệt, bài thơ Việt Bắc được in trong tập thơ cùng tên được
xem là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cùng là một tác phẩm xuất sắc của văn học
Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc là mở đầu phần I của bài thơ Việt
Bắc vốn dĩ viết về hoàn cảnh chia tay của quân và dân ta đầy lưu luyến, bịn rịn giữa
kẻ ở - người đi, những con người đã từng gắn bó lâu dài (15 năm từ 1945 - 1954) với
biết bao nghĩa tình sâu nặng sau chiến thắng 1954. Điều đó được thể hiện rất rõ qua khổ 5 bài Việt Bắc.
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy”
Nhà thơ đã so sánh nỗi nhớ ở đây giống như nỗi nhớ người yêu, để trữ tình hóa tình
cảm cách mạng, tình quân dân để tất cả trở nên tha thiết hơn, dịu ngọt hơn. Và cũng
bởi lẽ nỗi nhớ trong tình yêu là nỗi nhớ thẳm sâu và tha thiết nhất, từ nỗi nhớ ấy, Việt
Bắc hiện ra với một không gian thật thơ mộng, câu thơ “Trăng lên đầu núi, nắng chiều
lưng nương” đã thể hiện nỗi nhớ lan tỏa trong không gian và ngự trị trong từng
khoảnh khắc của thời gian, cả đêm lẫn ngày. Hình ảnh “Sớm khuya bếp lửa người
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
thương đi về.” gợi về một miền Việt Bắc mến thương, nồng nàn, ấm áp. Điệp ngữ
“nhớ từng” cho chúng ta những cảm nhận như nhà thơ đang lật giở từng trang ký ức,
Tố Hữu đã liệt kê những địa danh “sông Đáy, suối Lê” và đến hai tiếng vơi đầy khép
lại đoạn thơ thì đây không chỉ còn đơn thuần là địa danh mà là nơi đong đầy kỷ niệm:
Bao nhiêu nước, bao kỷ niệm đầy vơi, bao nghĩa tình ấm áp ngọt ngào.
“Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...”
Cụm từ “Ta đi ta nhớ…” là lời tâm sự chân thành và là lời nhắn nhủ tha thiết của
người đi dành cho những người ở lại, của người cách mạng dành cho mảnh đất Việt
Bắc anh hùng, cụm từ “Mình đây ta đó…” kết hợp với “đắng cay ngọt bùi” càng nhấn
mạnh hơn những ân tình sâu thẳm. Hai tiếng “thương nhau”, thật nhẹ nhàng nhưng
cũng thật sâu lắng, người đi kẻ ở “Thương nhau chia củ sắn lùi”, “Bát cơm xẻ nửa,
chăn sui đắp cùng” đã thể hiện những tình cảm đùm bọc, chia sẻ, gắn bó khăng khít
đậm đà nghĩa tình quân dân, chính sức mạnh đoàn kết ấy đã tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.
Nhà thơ đã khắc họa hình ảnh người mẹ “Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”, đây là
một hình ảnh đẹp, gợi nhiều cảm xúc, từ “cháy” rất giàu hình tượng nhấn mạnh nỗi
vất vả gian lao của người mẹ trong kháng chiến. Tác giả sử dụng điệp ngữ “Nhớ sao”
là nỗi nhớ đầy cảm xúc cùng với đó là những hoạt động ở chiến khu Việt Bắc: Lớp
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
học i tờ, những giờ liên hoan, ca vang núi đèo, đã tạo nên một không khí vui tươi thấm
đẫm tình đoàn kết quân dân, thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng, niềm tin cách
mạng nhất định thắng lợi: Dù bom đạn, chiến tranh, đau thương, gian khổ, quân và
dân vẫn gắn bó với nhau trong khúc nhạc hân hoan, rộn ràng. Đoạn thơ rất giàu nhạc
điệu là khúc ca ca ngợi cuộc sống vẫn đẹp, nghĩa tình vẫn sâu chan chứa trong lòng
người cách mạng và núi rừng Việt Bắc thân thơ.
Khép lại đoạn trích đó là những lời ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ Chí Minh, khẳng
định vai trò quan trọng thiêng liêng Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến. Việt
Bắc chính là cội nguồn, là chân lý nơi nuôi dưỡng và tiếp thêm sức mạnh. Và Việt
Bắc cũng là nơi khai sinh ra những địa danh mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc.
Phân tích đoạn 5 Việt Bắc - Mẫu 9
Tố Hữu là một nhà thơ lớn của nền thơ ca hiện đại nước nhà, một cây bút trữ tình
chính trị nổi bật với những bài thơ lưu lại trong trái tim người đọc nhiều dấu ấn, cảm
xúc. “Việt Bắc” là một tác phẩm tiêu biểu trên chặng đường thơ ông, góp phần khẳng
định tên tuổi, tâm hồn và tài năng của hồn thơ này. Trong tác phẩm, đoạn thơ thứ năm
đã thực sự để lại nhiều nghĩ suy trong tâm hồn mỗi bạn đọc, góp vào sự sâu sắc và độc đáo của bài thơ.
Nhà thơ Tố Hữu là người con đất Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế, cái nôi của văn học
dân gian Việt Nam. Có lẽ những nét đẹp của mảnh đất ấy đã bồi tụ nên một hồn thơ
dạt dào cảm xúc, sáng tác nên những vần thơ, trang thơ đượm sâu tình cảm, cảm xúc.
Nói đến Tố Hữu và sự nghiệp văn học của ông, nhiều người nói chặng đường thơ ông
gần như song hành với những giai đoạn lịch sử quan trọng, đáng nhớ của dân tộc.
Những tác phẩm ở mỗi thời kỳ của nhà thơ đều có những nét đẹp riêng lưu lại nhiều
ấn tượng. Việt Bắc, cái nôi của Cách mạng Việt Nam, cơ quan đầu não của cuộc
kháng chiến chống Pháp, miền đất ấy, con người ấy đã chắp cánh cho hồn thơ người
nghệ sĩ, người cán bộ cách mạng Tố Hữu viết nên bài thơ “Việt Bắc”. Đoạn thơ thứ
năm trong tác phẩm được đánh giá là một đoạn thơ đặc sắc với nhiều giá trị nội dung, nghệ thuật ý nghĩa.
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Nghĩ về người con Việt Bắc, những đồng bào thân thương một thời gắn bó thủy
chung, nghĩa tình, một nỗi nhớ da diết, đậm sâu bỗng trào dâng trong trái tim, tâm hồn
người cán bộ cách mạng, hay có lẽ cũng chính là tiếng lòng Tố Hữu. Nhà thơ gợi ra
hình ảnh người mẹ của nhân dân, người mẹ nuôi bộ đội với hình ảnh gần gũi và rất đỗi thiêng liêng:
“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”
Một người mẹ chịu thương chịu khó. Một người mẹ tảo tần vì con, vì bộ đội, vì đất
nước, nhân dân. Đó là người mẹ Việt Bắc từng ngày lao động miệt mài đóng góp cho
cuộc kháng chiến, từng ngày nuôi giấu cán bộ cách mạng. Viết về người mẹ ấy, nhà
thơ Tố Hữu có hình ảnh “nắng cháy lưng”. Không tả rõ nét dáng hình người mẹ Việt
Bắc, chỉ ba chữ đó thôi cũng đã đủ tái hiện lên chân thực, trọn vẹn vẻ đẹp tâm hồn, vẻ
đẹp lao động của người mẹ Việt Nam thời chiến. Gần gũi, bình dị nhưng vô cùng
mạnh mẽ, trang thơ Tố Hữu cho ta thấy mẹ là một phần của những trang sử hào hùng,
là hậu phương đắp bồi yêu thương, sức mạnh cho những người lính chắc tay súng ra
chiến trường giành lại tự do cho dân tộc, đất nước.
Tiếp nối trong dòng chảy ký ức dạt dào, thiết tha ấy, nhà thơ Tố Hữu gợi ra một bức
tranh Việt Bắc với khung cảnh, với nhịp sống, âm thanh quen thuộc:
"Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya thắp sáng những giờ liên hoan”
Bên cạnh cái khốc liệt của khói lửa chiến tranh, cái tang thương của mất mát, hy sinh,
vẫn còn rộn rã ở đó một cuộc sống ngập tràn âm thanh nơi miền cao Việt Bắc. Bên
cạnh những giờ tập luyện mệt nhoài chuẩn bị cho cuộc chiến, những giây phút căng
thẳng khi đối mặt địch, các cán bộ cách mạng của ta cũng hòa mình vào cuộc sống nơi
núi rừng Việt Bắc, cùng đồng bào, cùng nhân dân xây dựng cuộc sống. Những người
cán bộ đến gieo hy vọng về ngày độc lập. Họ gieo con chữ, họ thắp niềm tin, những
lớp Nha bình dân học vụ để xóa mù chữ cho đồng bào vì thế mà được mở ra ở khắp
mọi nơi. Hồ hởi, phấn chấn và ngập tràn hy vọng, không khí đó dường như ắp đầy
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
khắp các bản làng Việt Bắc, ngập tràn trong hình dung tưởng tượng của mỗi người
đọc khi đến với trang thơ giàu hình ảnh, cảm xúc của Tố Hữu.
“Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...”
Với vốn ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh của mình, nhà thơ Tố Hữu đã giúp người
đọc hình dung ra không gian, không khí rộn ràng niềm vui của quân dân Việt Bắc sau
những giờ phút chiến đấu ác liệt. Văng vẳng trong không gian thanh bình ấy là tiếng
“mõ rừng chiều” gọi trâu về của người lao động. Âm thanh tiếng giã gạo đêm khuya,
tiếng chày tiếng cối hòa cùng tiếng suối xa càng đậm tô thêm bức tranh sinh hoạt thân
thương, gần gũi, tràn đầy sức sống nơi núi rừng Việt Bắc. Những âm thanh ấy cùng
hòa quyện lại, một cách rất riêng, tạo nên một khúc nhạc ấn tượng mà chỉ riêng núi
rừng Việt Bắc có, do những con người Việt Bắc cùng cán bộ cách mạng thời kỳ kháng chiến xây đắp nên.
Bài thơ “Việt Bắc” đã gieo vào trái tim người đọc bao thế hệ rất nhiều cảm xúc, nghĩ
suy khác nhau. Ở mỗi đoạn thơ, mỗi hình ảnh, nhịp điệu thơ đều chứa chan tâm tư
người chiến sĩ hay cũng chính là nhà thơ. Khổ thơ thứ năm đã góp phần đem đến sự
thành công cho tác phẩm, những giá trị nội dung, nghệ thuật của “Việt Bắc” đã góp
phần làm tăng sự giàu có, đa dạng trong chùm thơ kháng chiến đồng thời khẳng định
tài năng, sự tinh tế trong hồn thơ Tố Hữu.
Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc - Mẫu 10
Tố Hữu - một cái tên không hề xa lạ với bạn đọc yêu thơ. Quả thật là vậy, chúng ta
hoàn toàn có thể khẳng định Tố Hữu đã và sẽ luôn là ngọn cờ tiên phong tiêu biểu cho
nền thơ ca Cách mạng Việt Nam. Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ
gắn bó chặt chẽ với nhau, sự hòa hợp giữa chất trữ tình và chính trị được ẩn hiện qua
từng tác phẩm mà nổi bật nhất là bài Việt Bắc. Đây là bài thơ ghi lại những tình cảm
sâu nặng, những nỗi nhớ da diết của một người cán bộ về xuôi với con người thiên
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
nhiên Tây Bắc. Đoạn thơ sau đã thể hiện sự nhớ nhung của tác giả với cảnh, người cùng cuộc kháng chiến:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi”
Việt Bắc là căn cứ cách Mạng, là đầu não của cuộc kháng chiến chống pháp. Thiên
nhiên và đồng bào Việt Bắc đã cưu mang, che chở cho Đảng và Chính phủ suốt 15
năm trời. Bài thơ Việt Bắc được sáng tác vào khoảng thời gian tháng 10/1954, là lúc
các cơ quan Trung ương của Đảng và chính phủ rời khỏi Tây Bắc để trở về Hà Nội.
Đây là một bài thơ dài ghi lại tình cảm lưu luyến của cán bộ và nhân dân và cũng là
lời khẳng định tình cảm thủy chung của người cán bộ về xuôi với Việt Bắc, với cuộc
kháng chiến, với cách mạng. Đoạn trích trên nằm ở khổ ba của phần I bài thơ nói về
những kỷ niệm cùng nỗi nhớ với thiên nhiên con người Việt Bắc.
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”
Nỗi nhớ trong Việt Bắc là tình cảm Chính trị, đó là tình cảm ân nghĩa thủy chung, với
nguồn cội, sự tri âm, niềm gắn bó với đồng bào Việt Bắc. Tuy nhiên nhà thơ đã phổ
vào đề tài chính trị ấy những cung bậc cảm xúc rất mực trữ tình. Hình ảnh so sánh
“như nhớ người yêu” đã đẩy cảm xúc lên đến độ căng để bộc lộ tình cảm mãnh liệt,
nồng nàn của nỗi nhớ. Tình đồng chí đồng bào đằm thắm nồng nàn trẻ trung như tình
yêu đôi lứa. Nỗi nhớ thương đã hội tụ hai cảm xúc của ca dao: ly biệt và tương tư. Từ
đó lời thơ trở nên thiết tha chan chứa.Điệp từ Nhớ đứng đầu các câu lục giống như
một đôi mắt nhìn sâu vào trong tâm trí của mình để thấy hình ảnh đất và người Việt
Bắc hiện ra thật mến thương thân thuộc.
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Nỗi nhớ tìm về với những khoảnh khắc không gian thời gian thơ mộng trữ tình. Đó là
những đêm trăng lên đầu núi, những chiều lắng đọng lưng nương, phảng phất không
gian, thời gian hò hẹn của lứa đôi. Việt Bắc trong tâm trí người ra đi không chỉ là
những bản làng ẩn hiện trong sương khói mà còn là những sớm khuya thấp thoáng
bóng người thường đi về trong bếp lửa. Hình ảnh bếp lửa gợi ra không gian của một
mái ấm hiện hữu trong bóng dáng người thương nồng đượm ân tình.
Địa danh “ngòi Thia, Sông Đáy, suối Lễ” gắn với những sự kiện và dấu ấn cách mạng.
Cái vơi đầy của sông suối cũng là cái vơi đầy của lòng người, của nỗi nhớ thương bắt
nhịp trong tâm trí người ra đi.
Những kỷ niệm đời sống kháng chiến như bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng gợi ra cái
nghĩa tình sâu nặng, sự đồng cam cộng khổ của đồng bào Việt Bắc trong những ngày
kháng chiến gian khổ. Hình ảnh người mẹ nắng cháy lưng địu con lên rẫy hái từng bắp
ngô đã gợi ra cái vất vả nhọc nhằn của con người Việt Bắc. Hình ảnh lớp học i tờ, âm
thanh tiếng mõ, tiếng chày đêm lại mở ra một miền ký ức khác của đời sống kháng
chiến. Đó là những giờ phút đầm ấm thanh bình toả ra niềm vui niềm lạc quan cách
mạng. Đoạn thơ là những cung bậc khác nhau của đời sống kháng chiến đọng lại trong
ký ức người ra đi những ký ức không phai, những dáng hình thân thuộc.
Cả đoạn thơ mang đậm màu sắc dân tộc, thể hiện rõ hồn thơ của Tố Hữu. Điệp từ
“nhớ” cùng lối so sánh đặc biệt để bộc lộ một cảm xúc thương nhớ dạt dào.Cách gieo
vần, sử dụng tài tình thể thơ lục bát đã làm cho đoạn thơ mang âm điệu ngọt ngào, êm
ái. Việc liệt kê một loạt những hình ảnh cùng địa danh của Việt Bắc đã khắc họa thật
sâu nỗi niềm thương nhớ của một người chiến sĩ – thi sĩ đối với quê hương thứ hai của mình.
Đoạn thơ trên chính là bản tình ca về lòng chung thủy sắt son, chính là tiếng lòng của
nhà thơ, hay cũng chính là của những người Việt Nam trong kháng chiến. Với những
câu thơ dạt dào cảm xúc, Tố Hữu đã thể hiện thành công tình cảm của người cán bộ
dành cho thiên nhiên, nhân dân Việt Bắc không chỉ là tình cảm công dân xã hội mà
còn là sự sâu nặng như tình yêu lứa đôi. Nhờ vậy Việt Bắc đã trở thành thành phần
tiêu biểu cho văn học Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Bằng những vần thơ đậm chất dân tộc, nỗi nhớ cùng tình cảm chung thủy sắt son giữa
người cán bộ với nhân dân, thiên nhiên Việt Bắc cùng cuộc kháng chiến được khắc
họa rõ nét. Thật hiển nhiên, Tố Hữu xứng đáng trở thành ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.
Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc - Mẫu 11
Tố Hữu vừa là một nhà chính trị tài ba vừa là một nhà thơ tài hoa. Nói về cảm hứng
nghệ thuật, Tố Hữu có lần chia sẻ: “Tôi đã viết về đất nước, về người dân mình như
viết về người phụ nữ mà mình yêu”. Có lẽ bởi vậy, người ta biết đến nhà thơ nhiều với
cái tên gọi “nhà thơ với những bài thơ trữ tình chính trị” sâu sắc. Ông viết về những
vấn đề, những sự kiện trọng đại có ý nghĩa lịch sử của thời đại với những hình tượng
mang đậm màu sắc sử thi. Đọc đoạn 5 của bài thơ ta hiểu được sâu sắc nỗi nhớ của
người ra đi và thiên nhiên, con người Việt Bắc và cuộc sống sinh hoạt kháng chiến
Trong 6 câu thơ đầu nhà thơ đã thể hiện nỗi nhớ sâu đậm của người ra đi với những vẻ
đẹp thơ mộng của thiên nhiên Việt Bắc. Cả 3 cặp câu lục đều bắt đầu bằng một chữ
nhớ thật tha thiết. Sắc thái và mức độ được miêu tả qua một so sánh ngọt ngào thấm thía:
“Nhớ gì như nhớ người yêu”
Nhớ người yêu là nỗi nhớ ám ảnh luôn thường trực, không thể nguôi ngoai vơi cạn,
nỗi nhớ nhiều khi mãnh liệt đến phi lí như trong cảm nhận của Xuân Diệu “ Uống
xong lại khát là tình- Gặp rồi lại nhớ là mình với ta”, đó là nỗi nhớ từng khiến chính
Tố Hữu ngạc nhiên: “ Lạ chưa, vẫn ở bên em - Mà anh vẫn nhớ vẫn thèm gặp em”.
Qua so sánh Tố Hữu đã bộc lộ sự gắn bó sâu nặng và nỗi nhớ thương của người miền
xuôi với mảnh đất và con người Việt Bắc. Từng cảnh vật của Việt Bắc trong mọi
không gian và thời gian đã liên tiếp dồn dập trong người ra đi : Việt Bắc khi thơ mộng
với ánh trăng bàng bạc thấp thoáng nơi đầu núi, khi ấm áp nhạt nhòa trong ánh nắng
chiều lưng nương, lúc lại mơ hồ huyền ảo giữa bản khói cùng sương và nhất là luôn
nồng đượm ân tình bởi sự quấn quýt với hình ảnh con người khi sớm khuya bếp lửa
người thương đi về từ “nhớ” và cụm từ “nhớ từng” điệp lại nhiều lần trong đoạn thơ
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
cho thấy nỗi nhớ da diết sâu đậm của người đi không chỉ với những cảnh vật cụ thể,
thân thuộc mà còn nỗi nhớ bao trùm, toàn vẹn với tất cả những gì thuộc về Việt Bắc.
Nhớ những ngày cùng nhau chia sẻ khó khăn gian khổ”
“Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”
Tuy thiếu thốn, gian khổ nhưng cảnh và người Việt Bắc đẹp và tình nghĩa chan hòa.
Hình ảnh tượng trưng: "Chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng" kết hợp
với cách dùng từ cùng nghĩa "chia, sẻ, cùng" diễn tả được mối tình cảm "chia ngọt sẻ
bùi" giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng. Biết bao tình nghĩa sâu nặng trong
"củ sắn", "bát cơm", "chăn sui"... mà người cán bộ cách mạng đã chịu ơn Việt Bắc.
Đây là một hình ảnh đậm đà tình giai cấp. Nhớ tình cảm của những người mẹ Việt Bắc:
“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng.
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”
Hình ảnh chọn lọc “Người mẹ nắng cháy lưng...” gợi người đọc liên tưởng đến sự tần
tảo chắt chiu, cần cù lao động của bà mẹ chiến sĩ trong kháng chiến đã đùm bọc, cưu
mang chiến sĩ, cán bộ cách mạng. Đó là hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp, cái ân tình
trong cuộc sống kháng chiến không thể phai nhòa trong kí ức của người về xuôi.
Người ra đi không chỉ nhớ những hình ảnh của cuộc sống đói nghèo hay gian nan vất
vả, tâm trí họ còn in đậm những kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương những nếp sống yên bình
thơ mộng của cuộc sống núi rừng thời kháng chiến. Nỗi nhớ hướng đến lớp học i tờ-
hình ảnh cảm động của phong trào Bình dân học vụ xóa nạn mù chữ ngay những ngày
đầu kháng chiến khi được học con chữ Bác Hồ.
Khép lại những thước phim về cuộc sống chiến khu giản dị, nghĩa tình là những âm
thanh quen thuộc thân thương:
“Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm, nện cối đều đều suối xa”
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Đọc hai câu thơ thấy văng vẳng những khúc nhạc đồng quê, mỗi một âm thanh lại gợi
mở bức họa bình dị mà thơ mộng. Âm thanh gợi một không gian êm ả, thanh bình.
Tiếng giã gạo đêm khuya bình dị mà ghi dấu bao nghĩa tình sâu nặng. Tiếng suối róc
rách nơi rừng xa lại gợi cái trong ngần, thơ mộng của cảnh vật. Lời thơ rứt mà những
âm thanh ấy cứ ngân vang mãi trong lòng người chia xa Việt Bắc.
Với đoạn thơ cùng với việc sử dụng các biện pháp so sánh, những hình ảnh quen
thuộc gần gũi Tố Hữu đã giúp người đọc cảm nhận chân thực được cuộc sống của
người dân Việt Bắc và trở thành nỗi nhớ chung của con người Việt Nam. Nỗi nhớ,
lòng yêu nước trong “Việt Bắc” mãi là điểm sáng góp phần khẳng định giá trị tác
phẩm và tài năng của nhà thơ.
Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc - Mẫu 12
Bàn về thơ Tố Hữu, Xuân Diệu đã từng nhận xét "tình thương mến đặc biệt trong thơ
Tố Hữu và sự cảm hòa với người với cảnh... một thứ nhạc xuân tình riêng bàng bạc
thấm lấy các câu thơ". trên phông nền thiên nhiên Việt Bắc bằng làn khói sương hình
ảnh con người tháng qua nhưng đem lại hơi ấm và màu sắc rực rỡ cho cảnh thiên
nhiên. Nối tiếp khúc ca nỗi nhớ cảnh thiên nhiên Việt Bắc, đoạn thơ thứ năm là những
tiếng nhớ tiếng thương hướng tới những đồng bào đã từng gắn bó sắt son. Hình ảnh
con người Việt Bắc hiện lên thân thương mộc mạc cần thế kỷ niệm một thời không thể nào quên
Cuộc sống của đồng bào Việt Bắc tuy nghèo khó nhưng đầy ắp nghĩa tình. Trong ký
ức của người kháng chiến những tháng năm khó khăn thiếu thốn cho trở nên thật ấm
áp bởi sự đầy đủ của tình người tự sự sẻ chia bình dị, không phải là những điều lớn lao
vĩ đại như tính mệnh, xương máu, mà chỉ là bát cơm, củ sắn, mảng chăn sơ sài nhưng
đó lại là ân tình sâu nặng của con người nơi đây. Câu thơ vừa là một nét tả thực những
khó khăn là người lính Việt Bắc gặp phải trên con đường chiến đấu, lại vừa làm nổi
bật lên tình quân dân khăng khít. Vật chất thật ít ỏi, đơn sơ mà nghĩa tình thật sâu sắc,
thiêng liêng. Tình đồng bào, đồng chí mà ấm áp thân thương như tình cảm gia đình
ruột thịt. Giữa cán bộ và đồng bào dường như không còn khoảng cách nào nữa. Các
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
chi tiết nghệ thuật ở đây vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính khái quát. Tất cả khẳng
định sự đồng cam, cộng khổ giữa nhân dân Việt Bắc với những người chiến sĩ cách mạng.
Trong nỗi nhớ tha thiết ý khi hướng về con người Việt Bắc, tiếng lòng của nhà thơ đến
chạm tấm hình ảnh thân thuộc mà thiêng liêng - hình ảnh người mẹ tảo tần lam lũ với đức hi sinh cao cả:
"Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô"
Hình ảnh người mẹ chịu thương chịu khó, địu con lên rẫy, cõng trên lưng cả mặt trời
nắng cháy, bẻ từng bắp ngô nhọc nhằn, vất vả nuôi giấu cán bộ và dành cho cán bộ
những gì đẹp nhất trong cuộc sống của mình. Hai chữ "cháy lưng" nhói lên nỗi xót
thương vô hạn của tác giả đối với người mẹ Việt Bắc. Hình ảnh người mẹ ấy bình dị
gần gũi, mộc mạc trở đi trở lại trong các sáng tác của Tố Hữu với tiếng gọi "bầm"
quen thuộc. Mẹ là nhân vật lịch sử góp phần làm nên những chiến thắng oanh liệt của
dân tộc nên không chỉ Tố Hữu là thơ ca Việt Nam đã nhiều lần thưởng thức cái bóng hình ấy:
"Con nhớ mế lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau mế thức một mùa dài
Con với mẹ không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi".
Sau hình ảnh người mẹ trong dòng chảy ký ức của thi nhân dần vọng về những âm
thanh quen thuộc của nhịp sống Việt Bắc:
"Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya thắp sáng những giờ liên hoan"
Bức tranh cuộc sống Việt Bắc rộn rã âm thanh. Cán bộ cách mạng đến vùng cao đâu
chỉ gây dựng kháng chiến mà còn gieo chữ xuống bả, đem ánh sáng văn hóa xuống
làng. Các lớp bình dân học vụ, xóa mù chữ được mở ra khắp các bản làng. Cuộc sống
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
nơi chiến khu không chỉ có niềm hạnh phúc chinh phục chân trời tri thức mà còn đầy
ắp niềm vui trong sinh hoạt tập thể.
"Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo"
Tinh thần trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi, phong trào “Tiếng hát át tiếng
bom” thực sự thấm sâu vào nhận thức của mỗi người.
"Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm, nện cối đều đều suối xa"
Đọc hai câu thơ mà ta thấy văng vẳng đâu đây những khúc nhạc đồng quê, mỗi một
âm thanh lại gợi mở bức họa bình dị mà thơ mộng. Tiếng mõ rừng chiều giục đàn trâu
trở về trong niềm vui háo hức của đám trẻ mục đồng sau một ngày lao động hăng say.
Âm thanh gợi một không gian êm ả, thanh bình. Tiếng giã gạo đêm khuya bình dị mà
ghi dấu bao nghĩa tình sâu nặng. Tiếng suối róc rách nơ rừng xa lại gợi cái trong ngần,
thơ mộng của cảnh vật. Lời thơ rứt mà những âm thanh ấy cứ ngân vang mãi trong
lòng người chia xa Việt Bắc. Tất cả tạo nên một bản nhạc riêng khó lẫn của núi rừng
Việt Bắc, là âm thanh tiêu biểu cho Việt Bắc, một bài ca trong trẻo, tươi vui, mà
không một cuộc sống khổ ải nào có thể dập tắt được.
Khúc hát về nỗi nhớ con người Việt Bắc nói riêng và cả bài thơ nói chung đã ru vỗ
hồn người bằng giai điệu ngọt ngào tha thiết. Đoạn thơ đã góp một phần không nhỏ
vào thành công của tác phẩm nói riêng và văn thơ cách mạng nói chung, để Việt Bắc
trở thành một bông hoa mãi tươi xanh trong dòng chảy của thời gian.
Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc - Mẫu 13
Nhà văn Macxen Prut cho rằng: Thế giới được tạo lập không phải một lần mà mỗi lần
người nghệ sĩ độc đáo thì lại một lần thế giới được tạo lập. Một người nghệ sĩ độc đáo
là một người có phẩm chất độc đáo, tài năng độc đáo. Mỗi lần người nghệ sĩ ấy xuất
hiện là họ lại mang đến cho chúng một thế giới riêng, một cách cảm nhận thế giới và
con người. Là nhà thơ của lí tưởng và cộng sản, Tố Hữu xuất hiện giữa làng thơ Việt
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Nam với phong cách nghệ thuật độc đáo. Thơ của ông mang tính trữ tình, chính trị,
đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, thấm nhuần tính dân tộc. Tiêu biểu
cho giọng thơ rất riêng và độc đáo của Tố Hữu phải kể đến bài thơ Việt Bắc – bài thơ
kết tinh tình cảm của con người Việt Nam mà bao trùm là tình yêu nước. Bài thơ được
triển khai theo lối kết cấu đối đáp giữa kẻ ở người đi. Trong những lời đối đáp của
người đi, đã có biết bao nhiêu tình cảm nhớ nhung, da diết; và một trong những nỗi
nhớ ấy phải có nỗi nhớ như nhớ người yêu:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi…
Việt Bắc là khu căn cứ của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7/ 1954, hiệp định Giơ-ne-vơ về
Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng và đi lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Tháng 10/ 1954, Đảng và Chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội,
những người kháng chiến (trong đó có Tố Hữu) từ căn cứ miền núi về miền xuôi chia
tay Việt Bắc, chia tay khu căn cứ Cách mạng trong kháng chiến. Nhân sự kiện có tính
lịch sử này Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Bài thơ “Việt Bắc” là đỉnh cao của
thơ ca kháng chiến chống Pháp.
Bài thơ Việt Bắc triển khai theo lối kết cấu đối đáp giữa kẻ, người đi thật tự nhiên,
khéo léo. Những câu hỏi gợi nhắc của người ở lại đã khơi nguồn biết bao kỉ niệm ùa
về. Kỉ niệm kết nối kỉ niệm, kí ức gọi kí ức. Tất cả bỗng thức dậy và chồi nảy trong
mạch cảm xúc dào dạt tưởng chừng không bao giờ vơi cạn. Kết nối những kỉ niệm, kí
ức ấy chính là sợi nhớ, sợi thương. Chỉ riêng đoạn thơ 8 câu này, từ “nhớ” đã điệp lại
bốn lần trong lòng người đi, nỗi nhớ này chưa qua thì nỗi nhớ khác đã ùa về như lớp
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
sóng miên man không dịu. Mỗi lần niềm nhớ rung lên là bao kỉ niệm ùa về, bao nghĩa
tình được bồi đắp. Có thể nói nhớ thương đã trở thành điệp khúc, lực hấp dẫn để hút
về tất cả kí ức hoài niệm dấu yêu.
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn
(Chế Lan Viên, Tiếng hát con tàu)
Chia xa mảnh đất mình từng gắn bó, ai mà chẳng nhớ chẳng thương. Thế nhưng hiếm
có thi sĩ nào mang trong tim nỗi nhớ tha thiết, khắc khoải, cháy bỏng khi dã từ chiến
khu Việt Bắc: “Nhớ gì như nhớ người yêu”. Một dòng thơ mà hai lần chữ “nhớ” được
láy lại. Nỗi nhớ cứ lơ lửng ám ảnh mãi tâm trí người đi đến mức không thể kìm nén
được. Lời thơ buông ra với ngữ điệu hết sức đặc biệt, nửa như nghi vấn, nửa như cảm
thán tạo ấn tượng, ám ảnh người đọc. “Như nhớ người yêu” là hình ảnh so sánh, ví
von thật lãng mạn, tình tứ. Nỗi nhớ Việt Bắc được cảm nhận như nỗi nhớ thương
người yêu. Có khi ngẩn ngơ, ngơ ngẩn; có khi bồn chồn, bối rối, bổi hổi, bồi hồi. Khi
da diết khắc khoải, khi lại đau đáu thăm thẳm. Nỗi nhớ khi chia xa Việt Bắc phải
chăng hàm chứa mọi cung bậc cảm xúc ấy. Một nỗi nhớ nồng nàn, đằm thắm, tha
thiết. Với hình ảnh so sánh này, Tố Hữu thực sự là một tình nhân đắm đuối trước Việt
Bắc, trước nhân dân đất nước mình. Cùng với những câu thơ “Mình về mình có nhớ ta
– Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng, Áo chàm đưa buổi phân lí – Cầm tay nhau
biết nói gì hôm nay”, tứ thơ “Nhớ gì như nhớ người yêu” đã đưa thi phẩm Việt Bắc
trở thành khúc tình ca bậc nhất trong thơ ca Cách mạng. Quả không sai khi Xuân Diệu
nhận xét: Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ thơ rất đỗi trữ tình. Khám phá
câu thơ “Nhớ gì như nhớ người yêu”, ta bỗng vỡ lẽ hiểu ra rằng lối kết cấu đối đáp
cùng cách xưng hô “ta – mình” trong Việt Bắc không đơn thuần là sáng tạo hình thức,
là câu chuyện ngôn ngữ. Tình cảm giữa cán bộ Cách mạng và đồng bào chiến khu
thiết tha, mặn nồng như tình đôi lứa khiến nhà thơ tìm đến cách cấu tứ xưng hô như vậy.
Chảy về trong nỗi nhớ niềm thương là cảnh sắc Việt Bắc thơ mộng hiền hòa:
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa, bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Những câu thơ như một bức họa gợi cảm về cảnh rừng Việt Bắc thơ mộng, hữu tình.
Có đêm trăng huyền ảo, mảnh trăng lấp ló nơi đầu núi, có những chiều tỏa nắng trên
nương và hình ảnh những nếp nhà, bản làng thấp thoáng trong sương khói bồng bềnh.
Không miêu tả chi tiết, Tố Hữu chỉ chấm phá, khơi gợi. Tuy nhiên, với những người
trong cuộc, chỉ chừng ấy thôi cũng đủ bồi hồi, xao xuyến biết bao. Hòa cùng vẻ đẹp
bình dị và thơ mộng của thiên nhiên Việt Bắc là hình ảnh con người Việt Bắc rất đỗi
thân thương: Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Hình ảnh thơ gợi tả tinh tế sự
tần tảo, đảm đang, chịu thương, chịu khó của những cô gái nuôi quân nơi chiến khu
Việt Bắc. Không quản khó nhọc gian nan, những thiếu nữ Việt Bắc vẫn sớm hôm cần
mẫn nuôi dấu cán bộ. Hình ảnh bếp lửa gợi những buổi đoàn tụ ấm cùng và nghĩa tình
quân dân nồng đượm. Tình quân dân, cách mạng mà mang không khí ấm áp, yêu
thương như tình cảm gia đình. Cách nói “người thương” khéo léo, nhiều sức gợi, chứa
chan tình cảm dịu dàng mà nồng nàn, yêu thương. Hẳn trong trái tim nhà thơ đã để
thương một người con gái Việt Bắc biết hi sinh vì Cách mạng.
Kết thúc khổ thơ, tình cảm lại toả ra tràn ngập cả núi rừng Việt Bắc. Những kỷ niệm
chung và riêng đan xen nhau, lần lượt hiện ra trong tưởng tượng của người đi:
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi
Những đồi tre bát ngát, những dòng suối mát trong, con sông hiền hòa, tất cả cứ in sâu
trong nỗi nhớ người về. Nhắc đến dòng sông, đồi núi, rừng nứa, bờ tre là dưng dưng
bao kỉ niệm, đong đầy bao yêu thương. Những cái tên: Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê
có lẽ không đơn thuần chỉ là những địa danh mà còn ẩn dấu bao kỉ niệm cảm xúc.
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Những gắn bó gian khổ, ngọt bùi đã trở thành những kỷ niệm da diết trong trái tim
người đi khó có thể quên được. Biết bao những xúc động bồi hồi cùng những ngọt
ngào dưng dưng dồn chứa trong mấy chữ “đắng cay, ngọt bùi” cùng dấu chấm lửng
cuối dòng thơ. Người đi muốn nhắn gửi với người ở lại rằng người về xuôi sẽ không
quên bất cứ một kỉ niệm, một kí ức nào.
Có thể thấy, đoạn thơ đã thể hiện rõ nỗi nhớ da diết của người đi Việt Bắc, đó là tấm
lòng chân tình của cán bộ kháng chiến với Việt Bắc bằng thể thơ lục bát nhịp nhàng,
uyển chuyển; hình ảnh trong sáng giản dị, gợi cảm, đoạn thơ đã tạo nên sức hấp dẫn
đối với độc giả. Đọc đoạn thơ, ta thấy bịn rịn một tấm lòng nhớ thương da diết vô hạn.
Document Outline
- Dàn ý cảm nhận khổ 5 bài thơ Việt Bắc
- Dàn ý chi tiết số 1
- Dàn ý chi tiết số 2
- Dàn ý chi tiết số 3
- Phân tích khổ 5 Việt Bắc ngắn gọn - Mẫu 1
- Phân tích khổ 5 Việt Bắc ngắn gọn - Mẫu 2
- Phân tích khổ 5 Việt Bắc hay nhất - Mẫu 3
- Phân tích khổ 5 Việt Bắc - Mẫu 4
- Phân tích khổ 5 Việt Bắc - Mẫu 5
- Phân tích khổ 5 Việt Bắc - Mẫu 6
- Phân tích khổ 5 Việt Bắc - Mẫu 7
- Phân tích đoạn 5 Việt Bắc - Mẫu 8
- Phân tích đoạn 5 Việt Bắc - Mẫu 9
- Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc - Mẫu 10
- Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc - Mẫu 11
- Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc - Mẫu 12
- Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc - Mẫu 13