Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Ăng-ghen đã từng nói: “ Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa họcvề những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xãhội loài người và của tư duy.” Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN
LỚP TRIẾT HỌC MLP-DH47ISB- …
Hình thức thi: Tiểu luận không thuyết trình
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: Phân tích lý luận của phép biện chứng
duy vật về cách thức, khuynh hướng của sự phát triển. Vận
dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân.
------------------------------------------------ Họ và tên: Lê Vinh STT: 82 MSSV: 31211021898 Mục lục I. Biện chứng duy vật
II. Quy luật chuyển đổi từ những thay đổi về lượng thành chất và ngược lại
2.1 Khái niệm về chất 2.2 Khái niệm về lượng
2.3 Mối quan hệ giữa chất và lượng 2.4 Các loại bước nhảy
2.5 Ý nghĩa phương pháp luận III.
Quy luật phủ định của phủ định 3.1 Khái niệm 3.2 Nội dung quy luật
IV.Vận dụng đời sống thực tiễn
4.1 Vận dụng quy luật lượng và chất
4.2 Vận dụng quy luật phủ định của phủ định 1 | P a g e Lê Vinh-82 I.
Biện chứng duy vật
Ăng-ghen đã từng nói: “ Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học
về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã
hội loài người và của tư duy.” Đồng thời, “Phép biện chứng là khoa học về sự liên
hệ phổ biến.” Hay để làm rõ về vai trỏ của nguyên lý phát triển, Lê-nin cũng đã
từng định nghĩa phép biện chứng như sau: “ Phép biện chứng, tức là học thuyết về
sự phát triển, dưới hinh thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học
thuyết vè tính tương đối của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn phát
triển không ngừng.” Hoặc cũng có thể định nghĩa “ Phép biện chứng là học thuyết
về sự thống nhất của các mặt đối lập. Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy
vật là nền tảng để giải thích về sự nguyên lý của sự phát triển. Ba quy luật đó bao gồm:
-Quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
-Quy luật lượng và chất chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển
-Quy luật phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển
II. Quy luật chuyển đổi từ những thay đổi về lượng
thành chất và ngược lại
2.1 Khái niệm về chất
“Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan
vốn có của sự vật, hiện tượng. Là sự thống nhất hữu cơ những thuộc tính cấu thành
nó, phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác.” Thuộc tính là những tính chất của sự 2 | P a g e Lê Vinh-82
vật, là cái vốn có của sự vật. Những thuộc tính của sự vật chỉ được bộc lộ ra bên
ngoài qua sự tác động qua lại của sự vật mang thuộc tính đó với các sự vật khác.
Mỗi sự vật, hiện tượng đều có thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Chỉ những thuộc
tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng
2.2 Khái niệm về lượng
“Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự
vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển
cũng như các thuộc tính của sự vật.” Lượng biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở
tổng số các bộ phận, ở đại lượng tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự
vật, hiện tượng.Bên cạnh đó lượng còn biểu hiện ở kích thước dài hay ngắn, số
lượng lớn hay nhỏ, tổng số ít hay nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ vận động
nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay nhạt.
2.3 Mối quan hệ giữa chất và lượng
Chất và lượng có sự thống nhất lẫn nhau, hai khái niệm này luôn song
hành với nhau. Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt
chất và mặt lượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau, chúng tồn tại trong tính quy
định lẫn nhau. Cũng có thể nói là, tương ứng với một loại lượng nhất định thì cũng
có một loại chất tương ứng và ngược lại. Chất và lượng luôn thống nhất hữu cơ với
nhau, không tách rời nhau, tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Khi sự vật
đang tồn tại, sự thống nhất giữa chất và lượng luôn ở trong một độ nhất định. Bất
cứ sự thay đổi nào về lượng cũng sẽ dẫn tới sự thay đổi nhất định về chất của sự
vật, hiện tượng. Sự thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Khi sự vật
vận động và phát triển, chất và lượng của nó cũng vận động, biến đổi, thay đổi. 3 | P a g e Lê Vinh-82
Chất và lượng có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau . Sự thay đổi về lượng của
một vật ở một giới hạn nào đó tạm thời có thể chưa dẫn đến sự thay đổi về chất. Nhưng
một khi lượng của sự vật, hiện tượng được tích lũy vượt quá giới hạn nhất định, thì
chất cũ sẽ mất đi, chất mới thay thế chất cũ. Ví dụ như khi ở điều kiện bình thường,
mặc dù than đá có thành phần chính giống kim cương ( đều có thành phần chính là
carbon ) nhưng chỉ khi được đem đi nung và dồn nén dưới một áp lực và nhiệt độ rất lớn,
thì lúc này lượng của than đá sẽ vượt qua giới hạn và hình thành nên chất mới, đó chính
là kim cương. Chúng ta gọi khoảng giới hạn mà khi chất cũ mất đi và chất mới được hình thành đấy là độ.
“Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về
lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy.”
Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng và mở đầu cho một giai đoạn
phát triển mới. Đó là gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật đồng
thời là một tiền đề cho một quá trình tích lũy liên tục về lượng tiếp theo.
2.4 Các loại bước nhảy
2.4.1 Căn cứ vào nhịp điệu
Bước nhảy đột biến: “ là bước nhảy được thực hiện trong thời gian
rất ngắn làm thay đổi chất của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật.” Ví dụ như
nguyên tử Uranium 235 ( Ur 235 ) tăng khối lượng đến giới hạn của nó là 1kg thì
gây ra vụ nổ nguyên tử.
Bước nhảy dần( hay “Bước nhảy từ từ” ): “ là bước nhảy được thực hiện từ từ,
từng bước bằng cách tích lũy dần những nhân tố của chất mới, loại bỏ dần những
nhân tố của chất cũ.” Ví dụ có thể là quá trình đi học và tiếp thu kiến thức từ các 4 | P a g e Lê Vinh-82
bài giảng của giáo viên, đây là quá trình tích lũy những nhân tố cho chất mới ( kết
quả tốt hơn trong bài kiểm tra, trở thành một người thông minh hơn).
2.4.2 Căn cứ vào quy mô
Bước nhảy toàn bộ là: “ Bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ
các mặt, các yếu tố cấu thành sự vật.” Ví dụ như cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
theo quy mô lớn trên khắp thế giới vào thế kỷ 20, dẫn đến việc rất nhiều nước như
các nước Đông Âu và cả Việt Nam đã đi theo chủ nghĩa xã hội.
Bước nhảy cục bộ là: “ Bước nhảy làm thay đổi chất của những mặt, những yếu tố
riêng lẻ của sự vật.” Ví dụ như khi sinh viên trường Đại học kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh để kết thúc học phần của mình thì sẽ phải thực hiện những bài thi cuối kì.
Từ những điều trên, ta có thể đúc kết như sau: “ Mọi sự vật đều là sự thống nhất
giữa lượng và chất, sự thay đổi đần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm
nút sẽ làm thay đổi chất của sự vật thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tác động
trở lại sự thay đổi của lượng mới, tạo thành quá trình vận động phát triển liên tục của sự vật.”
2.5 Ý nghĩa phương pháp luận
- Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại song song hai khái
niệm chất và lượng,quy định và tác động và làm chuyển hóa lẫn
nhau do đó trong thực tiễn và nhận thức phải xem xét và coi trọng
cả chất và lượng như nhau.
- Những sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất trong 5 | P a g e Lê Vinh-82
điều kiện nhất định và ngược lại do đó cần coi trọng quá trình tích
lũy về lượng để làm thay đổi chất của sự vật đồng thời phát huy
tác động của chất mới để thúc đẩy sự thay đổi về lượng của sự vật.
- Sự thay đổi về lượng chỉ làm thay đổi chất khi lượng được tích lũy
đến giới hạn điểm nút do đó trong thực tiễn cần tránh tình trạng
bảo thủ, trì trệ cũng như tránh nôn nóng, đốt cháy giai đoạn gây
hại đến quá trình tích lũy lượng.
- Bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú do
vậy cần vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù
hợp với điều kiện cụ thể. Đặc biệt trong đời sống xã hội, quá trình
phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn
phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người. Do đó, cần phải
nâng cao tính tích cực chủ động của các chủ thể để thúc đẩy quá
trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất.
III. Quy luật phủ định của phủ định III.1.Khái niệm
Khái niệm phủ định biện chứng: chỉ sự phủ định làm tiền đề,
tạo điều kiện cho sự phát triển. Phủ định biện chứng làm cho sự
vật, hiện tượng mới ra đời thay thế cho sự vật, hiện tượng cũ
với sự vật, hiện tượng mới. Phủ định biện chứng là tự phủ định,
tự phát triển của sự vật, hiện tượng, dẫn đến sự ra đời của sự
vật, hiện tượng mới, tiến bộ hơn sự vật, hiện tượng cũ. 6 | P a g e Lê Vinh-82 Tính chất:
-Tính khách quan: biểu hiện sự vật, hiện tượng tự phủ định
mình do mâu thuẫn bên trong nó gây ra.
-Tính kế thừa: loại bỏ các yếu tố không còn phù hợp và cải
tạo, tiếp nhận những yếu tố phù hợp để đưa vào sự vật, hiện tượng mới.
-Tính phổ biến: diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
-Tính đa dạng: thể hiện ở nội dung và hình thức.
Phủ định biện chứng mang tính kế thừa vì nó không loại bỏ hết
những cái cũ mà chọn lọc những cái còn phù hợp cũng như bỏ
đi những cái đã lỗi thời. Tính kế thừa của phủ định biện chứng
làm cho sự vật, hiện tượng mới có chất phát triển cao hơn, tiến bộ hơn. 3.2 Nội dung quy luật
Vạn vật trên thế giới vận động không ngừng thông qua quá
trình phủ định của phủ định. Có nghĩa là, sự vật mới ra đời
chính là kết quả của sự phủ định biện chứng những cái cũ, rối
đến lúc nào đó, cái mới này cũng sẽ bị cái mới hơn tiếp tục phủ
định, trải qua những lần phủ định biện chứng, ta có một khuynh
hướng vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng từ thấp
đến cao theo hình xoắn ốc. Cứ sau mỗi chu kỳ này, sự vật, hiện
tượng sẽ trở lại cái ban đầu nhưng dưới một đẳng cấp, cơ sở mới cao hơn cái cũ. 7 | P a g e Lê Vinh-82
Sự phát triển biện chứng thông qua nhiều lần phủ định biện
chứng, chính là sự thống nhất loại bỏ, kế thừa và phát triển.
Trải qua mỗi lần phủ định biện chứng, sự vật, hiện tượng sẽ có
thêm những yếu tố tích cực mới. Chính vì vậy, sự phát triển
thông qua vô số lần phủ định biện chứng sẽ tạo ra xu hướng
tiến lên không ngừng. Sự phát triển này diễn ra theo một đường
xoắn ốc, với mỗi vòng xoắn là một hình thức phát triển cao hơn cái trước.
Tóm lại, quy luật của phủ định của phủ định là sự phát triển qua
các mâu thuẫn, với mỗi lần phủ định sẽ là kết quả đấu tranh
của các mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng. Qua lần phủ định
đầu tiên, lấy ví dụ là hạt gạo phủ định thành cây lúa, ở đây, cây
lúa chính là cái phủ định của hạt gạo và đối lập với hạt gạo. Tuy
nhiên, khi sang lần phủ định thứ hai, cây lúa lại chuyển hóa
thành hạt gạo, nhưng ở một cấp độ cao hơn ( một cây lúa sẽ
cho nhiều hạt hơn, hạt có thể to hơn, ngon hơn hạt cũ). Quá
trình phát triển thông qua phủ định biện chứng là việc bỏ đi
những cái tiêu cực, đồng thời chắt lọc, bổ sung những cái tích
cực mới. Từ đó, sự vật sẽ càng ngày càng đạt đến một đẳng
cấp cao hơn sau mỗi lần phủ định biện chứng.
“Quy luật phủ định của phủ định nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa
giữa cái khẳng định và cái phủ định, nhờ đó phủ định biện
chứng là điều kiện cho sự phát triển; nó bảo tồn nội dung tích
cực của các giai đoạn trước và bổ sung thêm những thuộc tính
mới làm cho sự phát triển đi theo đường xoắn ốc.” 8 | P a g e Lê Vinh-82
IV. Vận dụng vào đời sống thực tiễn
IV.1. Vận dụng quy luật lượng và chất
-Sự phát triển được diễn ra bằng cách tích lũy dần dần lượng ngày qua
ngày, đến khi đạt được một giới hạn nhất định mới có thể đi tới
những thay đổi về chất. Áp dụng điều này vào cuộc sống, ta có
thể đúc kết rằng để đạt được thành quả tốt, chúng ta cần đi
những bước thật chắc, tích lũy lượng dần dần, không vội vàng đốt
cháy giai đoạn từ đó dẫn đển thiếu hụt lượng để chuyển đổi chất.
Lấy ví dụ bằng việc học, nếu như tôi muốn trở thành sinh viên
năm tốt, tôi phải nỗ lực trong việc học hằng ngày, cũng như
không ngừng trau dồi những kỹ năng khác bằng việc tham gia vào
các hội, nhóm, câu lạc bộ cũng như thử sức mình với thế giới thực
bằng những công việc bán thời gian hoặc thực tập. Khí cả kết quả
học tập tốt và kỹ năng mềm cũng như kết quả của các hoạt động
ngoại khóa tốt thì tôi mới có thể trở thành sinh viên năm tốt. Hay
lấy việc mở một quán ăn làm ví dụ, thay vì vội vàng mở quán, thì
cần phải nghiên cứu thị trường kĩ càng, tìm hiểu lượng khách hàng
tiềm năng, tìm hiểu về giá cả ( giá thuê mặt bằng, thuê nhân
công, mua bàn, ghế, chén, dĩa ), quyết định quy mô của quán ăn (
nhà hàng sang trọng hay quán bình dân, vỉa hè). Từ đấy mới có
thể giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng thành công.
4.2 Vận dụng quy luật phủ định của phủ định 9 | P a g e Lê Vinh-82
Như đã nêu, sự vật phát triển theo đường xoắn ốc. Vận
dụng điều này vào cuộc sống, tôi thấy mình nên rút kinh nghiệm
và học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ thay vì lờ nó đi hay tự
oán trách bản thân mình. Đồng thời cũng nên nhìn lại những gì
mình đã làm tốt để kế thừa và phát huy những điều đó. Sau khi đã
sàng lọc những điều chưa tốt ra và kế thừa những cái tốt, tôi sẽ
làm lại và tiếp tục chu kì phủ định của bản thân. Để qua nhiều lần
phủ định thì kết quả sẽ tốt hơn lần đầu. 10 | P a g e Lê Vinh-82 11 | P a g e Lê Vinh-82