-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích mạng xã hội Facebook | Tiểu luận Truyền thông mạng xã hội
Cái tên FaceMash được lấy ý tưởng từ website “Hot or Not” (hotornot.com), một website cho phép người dùng đánh giá “độ hot” của hình ảnh, cụ thể là người dùng sẽ được hỏi và bình chọn đâu là hình ảnh “Hot nhất”. FaceMash đã thu hút 450 người truy cập và 22.000 lượt xem ảnh trong bốn giờ đầu tiên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Truyền thông mạng xã hội 1 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Phân tích mạng xã hội Facebook | Tiểu luận Truyền thông mạng xã hội
Cái tên FaceMash được lấy ý tưởng từ website “Hot or Not” (hotornot.com), một website cho phép người dùng đánh giá “độ hot” của hình ảnh, cụ thể là người dùng sẽ được hỏi và bình chọn đâu là hình ảnh “Hot nhất”. FaceMash đã thu hút 450 người truy cập và 22.000 lượt xem ảnh trong bốn giờ đầu tiên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Truyền thông mạng xã hội 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN: TRUYỀN THÔNG MẠNG XÃ HỘI
Đề tài: Phân tích mạng xã hội Facebook Giảng viên hướng dẫn: Lớp: Thành viên tham gia: Hà Nội, Năm 2023 MỤC LỤC A.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ FACEBOOK.................................................1
1. Lịch sử phát triển của Facebook:..................................................................1
2. Các tính năng hoạt động trên Facebook.......................................................4 B.
CÁCH THỨC VẬN HÀNH CỦA FACEBOOK......................................7
1. Quy mô vận hành của Facebook...................................................................7
2. Phân tích cách thức vận hành của Facebook................................................7 C.
MỘT SỐ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA FACEBOOK.....................9
1. Về nội dung..................................................................................................9
2. Về hình thức................................................................................................11
3. Một số thuật toán........................................................................................13
A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ FACEBOOK
1. Lịch sử phát triển của FacebookXem video tổng quan về lịch sử facebook:
https://www.youtube.com/watch?v=39BVyqMNais
Về mặt tổng thể, lịch sử của Facebook có thể được chia thành 6 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Hình thành, đổi tên và nhận được đầu tư.
Giai đoạn 2: Chính thức giới thiệu ra công chúng và bắt đầu tăng trưởng.
Giai đoạn 3: IPO và đạt 1 tỷ người dùng đầu tiên.
Giai đoạn 4: Sửa đổi giao diện và thuật toán.
Giai đoạn 5: Cơ cấu lại tầm nhìn của doanh nghiệp
Giai đoạn 1: Hình thành, đổi tên và nhận được đầu tư (2003-2006).
Vào năm 2003, tiền thân của mạng xã hội Facebook ngày nay có tên là
“FaceMash” chính thức được hình thành bởi ý tưởng của nhà sáng lập Mark
Zuckerberg, khi anh đang theo học tại Đại học Harvard.
Cái tên FaceMash được lấy ý tưởng từ website “Hot or Not” (hotornot.com),
một website cho phép người dùng đánh giá “độ hot” của hình ảnh, cụ thể là
người dùng sẽ được hỏi và bình chọn đâu là hình ảnh “Hot nhất”. FaceMash đã
thu hút 450 người truy cập và 22.000 lượt xem ảnh trong bốn giờ đầu tiên.
Website này sau đó đã được gửi đến một số nhóm trong trường, nhưng chỉ sau
vài ngày, nó đã bị ban quản trị Harvard “cấm cửa”.
Mark Zuckerberg khi này phải đối mặt với việc bị trục xuất và bị buộc tội
vi phạm bảo mật, vi phạm bản quyền và vi phạm quyền riêng tư của cá nhân.
Vào tháng 1 năm 2004, Zuckerberg đã viết một website mới, được gọi là
“TheFacebook” với ý tưởng chủ đạo là tạo nên một website tập trung
(centralized Website), thứ có thể mang lại rất nhiều lợi ích. 1
Zuckerberg tiếp đó đã gặp một vài sinh viên khác tại Harvard để kêu gọi
đầu tư, và mỗi người trong số họ sau đó đã đồng ý đầu tư 1.000 USD.
Vào ngày 4 tháng 2 năm 2004, Zuckerberg ra mắt “TheFacebook” với tên
miền (domain) chính thức là thefacebook.com. Về bản chất, TheFacebook hoạt
động như một thư viện trực tuyến nội bộ, nơi cho phép các sinh viên trong
trường kết nối với nhau.
Vào tháng 3 năm 2004, TheFacebook được mở rộng sang các trường danh
tiếng khác như Columbia, Stanford và Yale. Sau đó là Ivy League, Đại học
Boston, NYU, MIT, và tiếp nữa là hầu hết các trường đại học tại Mỹ và Canada.
Vào giữa năm 2004, TheFacebook đã nhận được khoản đầu tư đầu tiên từ
người đồng sáng lập của PayPal, Peter Thiel.
Vào năm 2005, TheFacebook được đổi tên thành Facebook sau khi nền
tảng này mua lại tên miền Facebook.com với giá 200.000 USD.
Vào tháng 5 năm 2005, Accel Partners đã đầu tư 12,7 triệu USD vào Facebook.
Giai đoạn 2: Chính thức giới thiệu ra công chúng và bắt đầu tăng trưởng (2006-2012).
Vào tháng 9 năm 2006, Facebook chính thức ra mắt nền tảng tới công chúng,
cho phép tất cả mọi người ít nhất từ 13 tuổi và có địa chỉ email hợp lệ sử dụng.
Vào cuối năm 2007, Facebook đã có khoảng 100.000 Trang (Page hay Fanpage),
nơi các tổ chức hay nhà quảng cáo có thể sử dụng để khởi chạy các chiến dịch quảng cáo.
Vào tháng 10 năm 2007, Microsoft thông báo rằng công ty này đã mua lại
1,6% cổ phần của Facebook với giá 240 triệu USD, giá trị của Facebook đạt mức
khoảng 15 tỷ USD. Vào thời gian này, Facebook cũng bắt đầu sửa đổi khá nhiều lại giao diện của mình. 2
Vào tháng 11 năm 2010, theo SecondMarket Inc, giá trị của Facebook là
41 tỷ USD, vượt qua cả gã khổng lồ thương mại điện tử lúc bấy giờ là eBay, và
là website lớn thứ 3 của Mỹ sau Google và Amazon.com.
Vào tháng 3 năm 2011, Facebook cho biết đã xóa khoảng 20.000 tài khoản
mỗi ngày vì vi phạm điều khoản của nền tảng như spam, không đủ độ tuổi sử dụng và hơn thế nữa.
Thống kê cho thấy Facebook đã đạt 1.000 tỷ lượt xem trang (pageviews)
trong tháng 6 năm 2011 và là website được truy cập nhiều thứ 2 ở Mỹ sau Google (Theo Nielsen).
Giai đoạn 3: IPO và đạt 1 tỷ người dùng đầu tiên (2012-2013).
Vào ngày 17 tháng 5 năm 2012, Facebook chính thức IPO (phát hành cổ
phiếu lần đầu ra công chúng) với giá mỗi cổ phiếu là 38 USD. Facebook được định giá 104 tỷ USD.
Vào đầu tháng 10 năm 2012, Facebook thông báo nền tảng có hơn một tỷ
người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), bao gồm khoảng 600 triệu người
dùng di động, 219 tỷ lượt tải lên ảnh và 140 tỷ kết nối bạn bè (Friend Connections).
Giai đoạn 4: Sửa đổi giao diện và thuật toán (2013-2020).
Vào tháng 1 năm 2013, Facebook ra mắt Facebook Graph Search, một công
cụ tìm kiếm theo ngữ nghĩa của Facebook, khi người dùng nhập vào thanh tìm
kiếm một từ khoá nào đó, công cụ sẽ trả về các câu trả lời “chính xác” thay vì là
một loạt các liên kết (link) mà người dùng phải nhấp vào rồi xem thêm.
Vào tháng 6, tính năng hashtag (thẻ hashtag) chính thức được giới thiệu,
người dùng có thể thêm thẻ hashtag vào nội dung bài đăng hoặc sử dụng nó để
tìm kiếm các bài đăng khác có cùng hashtag đó. 3
Tính đến tháng 6 năm 2014, điện thoại di động chiếm 62% doanh thu quảng
cáo của Facebook, tăng 21% so với năm trước. Đến tháng 9 cùng năm, vốn hóa
thị trường của Facebook đã vượt quá 200 tỷ USD.
Giai đoạn 5: Cơ cấu lại tầm nhìn của doanh nghiệp (2020 đến nay).
Vào tháng 6 năm 2021, Facebook công bố Bulletin, một nền tảng xuất bản
nội dung trực tuyến dành cho những người biên tập hay nhà sáng tạo nội dung tự
do. Không giống với các đối thủ cạnh tranh như Substack, Facebook không cắt
hay giữ lại một phần doanh thu từ những người này (phí subscription).
Vào tháng 10 năm 2021, Facebook, Inc. đã được đổi tên thành Meta
Platforms, Inc. nhằm mục tiêu hướng tới vũ trụ ảo Metaverse.
Vào tháng 11 năm 2021, Facebook tuyên bố sẽ ngừng việc nhắm mục tiêu
quảng cáo dựa trên các dữ liệu liên quan đến sức khỏe, chủng tộc, dân tộc, niềm
tin chính trị, tôn giáo và khuynh hướng giới tính.
Vào tháng 2 năm 2022, lượng người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) của
Facebook lần đầu tiên sụt giảm sau hơn 18 năm. Theo Meta, công ty mẹ của
Facebook, DAU đã giảm xuống chỉ còn khoảng gần 2 tỷ người dùng.
2. Các tính năng hoạt động trên Facebook Post – Đăng bài.
Khác với TikTok, khi người dùng chỉ có thể đăng video hay với Instagram,
chủ yếu là hình ảnh, người dùng Facebook có thể đăng tải video, hình ảnh, văn
bản hay cả liên kết (link). Stories (Câu chuyện).
Cũng tương tự Instagram Stories, Facebook Stories là phần mà người
dùng có thể đăng các Câu chuyện ngắn của mình, họ cũng có thể chỉnh sửa, thêm 4
hiệu ứng vào hình ảnh trước khi đăng. Stories sẽ tự động biến mất sau 24h kể từ khi đăng. Reels
Định dạng nội dung video ngắn, cho phép người dùng thỏa sức sáng tạo,
đăng tải các nội dung. Xem video ở khung dạng dọc (một phiên bản tương tự như của TikTok) Add Friend.
Add Friend có thể nói là một trong những tính năng phổ biến nhất khi nói
đến các nền tảng mạng xã hội nói chung và đặc biệt là Facebook.
Nếu như người dùng chỉ có thể “Follow” nhau trên TikTok thì với
Facebook, đa phần mọi người sẽ muốn “kết bạn” với nhau, hiện Facebook giới
hạn mỗi người chỉ có tối đa 5000 “bạn bè”, những tài khoản sau ngưỡng này sẽ
chuyển thành “Following”.
Hashtag – Gắn thẻ cho bài đăng.
Như đã có đề cập trong các phần ở trên, hashtag là tính năng mà người
dùng có thể sử dụng trong các bài đăng để nội dung được khám phá nhiều hơn,
hoặc cũng có thể sử dụng nó để tìm kiếm hay theo dõi các chủ đề cụ thể.
Để sử dụng hay tìm kiếm các thẻ hashtag, người dùng chỉ cần thêm dấu
thăng # vào ngay trước cụm từ, ví dụ #marketingtrips hay #marketing, lưu ý
không sử dụng khoảng trắng. Facebook Game
Cung cấp các game online đa dạng thể loại, cho phép người chơi tham gia,
tương tác cùng bạn bè, thi đấu và xếp hạng 5 Facebook Watch.
Là nơi người dùng có thể khám phá tất cả các nội dung video trên nền
tảng. Facebook cũng chia Facebook Watch thành các phần (tab) khác nhau như
Gaming (video về game), Following (video từ các Trang mà người theo dõi) hay
For You, nơi mà nền tảng sẽ đề xuất các video mà người dùng có thể thích. Facebook Dating
Facebook Dating là một tính năng mới của Facebook dành cho tất cả mọi
người, dựa vào các đặc điểm, sở thích cá nhân, độ tuổi, nghề nghiệp mà
Facebook có từ bạn, Facebook sẽ tìm kiếm những người hợp với nhau và hiển thị
lên màn hình cho bạn, từ đó bạn có thể làm quen và kết nối với những người bạn
mới nhằm tìm kiếm người bạn đời phù hợp với mình. Group - Nhóm
Công cụ để xây dựng một cộng đồng gắn kết, phù hợp với từng nhu cầu,
nguyện vọng khác nhau của tổ chức, cá nhân hoặc hội nhóm. Là khu vực cho
phép các thành viên tham gia tương tác, trò chuyện, kết nối các thành viên có
điểm tương đồng với nhau một cách dễ dàng
Có 2 trạng thái: Nhóm công khai và Nhóm riêng tư Page - Trang Facebook
Trang Facebook là nơi người dùng đến để khám phá và tương tác với một
doanh nghiệp, thương hiệu hoặc một cá nhân. Thông qua Trang Facebook, admin
có thể quản lý, nhanh chóng cập nhật thông tin cho người xem, đăng và quảng
cáo nội dung, kết nối mọi người với sản phẩm, dịch vụ cũng như cung cấp trải nghiệm dịch vụ khác. 6
B. CÁCH THỨC VẬN HÀNH CỦA FACEBOOK
1. Quy mô vận hành của Facebook
Một vài số liệu về hoạt động của Facebook để hình dung ra quy mô vận hành của facebook
- Mỗi 60 giây, Facebook phải cập nhật 317.000 bài đăng, 147.000 tấm ảnh và
54.000 đường dẫn liên kết (link) do người dùng đăng tải, chia sẻ trên trang cá nhân của họ.
- Hằng ngày có 8 tỉ lượt xem các video đăng lên Facebook, trong đó 20% là
phát trực tuyến (live stream).
Do đó, để có thể xử lý khối dữ liệu khổng lồ ngày càng tăng này,
Facebook phải liên tục mở rộng và xây dựng mới các trung tâm dữ liệu (data
center/campus). Theo thông tin của Datacenter Knowledge, đến nay
Facebook đã đầu tư khoảng 4 tỉ USD vào việc xây dựng các trung tâm dữ liệu
và hạ tầng mạng với 12 trung tâm dữ liệu lớn nhỏ (gồm 9 ở Mỹ và 3 ở các
nước Đan Mạch, Thụy Điển và Ireland).
2. Phân tích cách thức vận hành của Facebook
Về vận hành, các trung tâm dữ liệu này có cấu trúc 3 lớp máy chủ dùng
các phẩn mềm mã nguồn mở. Điển hình là phương thức vận hành của trung
tâm dữ liệu Santa Clara, bang California (Mỹ) như sau:
Lớp cao nhất gồm các máy chủ web tạo nên trang Facebook mà chúng ta
thấy, các máy chủ này chạy hệ điều hành Linux 64 bit và Apache. Các trang
web và chức năng kèm theo được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP. Bên cạnh
đó, Facebook còn phát triển những ứng dụng lõi bằng những ngôn ngữ lập
trình khác như C+++, Java, Python và Ruby.
Để quản lý toàn bộ hệ thống các phần mềm viết bằng nhiều ngôn ngữ lập
trình khác nhau, Facebook thiết lập một bộ khung ứng dụng đặt tên là Thrift 7
để kết hợp và điều phối các phần mềm này, giúp chúng phối hợp nhuần
nhuyễn cùng nhau và hoạt động thông suốt.
Lớp giữa là các máy chủ Linux dùng để "đệm” dữ liệu, chạy phần mềm
Memcached, bởi 800 máy chủ quản lý dữ liệu không thể đáp ứng lượng xử lý
thông tin quá lớn (15 triệu yêu cầu mỗi giây). 95% khối lượng yêu cầu thông
tin sẽ do các máy chủ đệm này xử lý, nhờ đó sẽ giảm tải chỉ còn có 500.000
yêu cầu/giây chuyển đến các máy chủ lớp dưới để xử lý.
Lớp dưới cùng của hệ thống là các máy chủ Linux chạy các phần mềm
quản lý cơ sở dữ liệu và phụ trợ như MySQL, HBase, Haystack. Bộ phận này
có 800 máy chủ quản lý khoảng 40 tetrabyte dữ liệu người dùng.
Về bản chất, vì là mạng xã hội, ứng dụng Facebook hoạt động tương tự
các nền tảng khác như Instagram hay TikTok, tuỳ vào từng sở thích hay hành
vi của người dùng mà nền tảng sẽ đề xuất những nội dung khác nhau
Về tổng thể, Facebook dựa trên 4 tín hiệu sau để phân phối và xếp hạng
nội dung, hay nói cách khác đây là cách mà Facebook quyết định ai nên xem nội dung gì.
Relationship – Mối quan hệ giữa người đăng và người xem: Bài đăng
đó có phải từ một người, doanh nghiệp, nguồn tin tức hoặc nhân vật công
chúng mà người dùng thường tương tác hay không? Bạn càng tương tác nhiều
từ một thương hiệu thì nội dung từ họ càng được ưu tiên hiển thị.
Content Type – Loại nội dung được đăng: Loại nội dung nào trong bài đăng
và loại phương tiện truyền thông nào mà người dùng tương tác nhiều nhất?
(là video, ảnh hay liên kết, v.v.). Facebook hiện ưu tiên hiển thị các kiểu nội
dung theo thứ tự: video, hình ảnh, liên kết, và các bài đăng thuần về văn bản (text). 8
Popularity – Mức độ phổ biến của bài đăng: Những người đã xem bài
đăng đó phản ứng với nó như thế nào? (Đặc biệt là bạn bè của bạn). Có phải
họ đang chia sẻ nó, bình luận về nó, bỏ qua nó, hay tỏ ra không đồng tình với
nó hay không? Những nội dung càng được nhiều người tương tác (đặc biệt là
bạn bè của bạn) thì càng có cơ hội được hiển thị nhiều hơn.
Recency – Mức độ mới mẻ của nội dung: Bài đăng đó được đăng khi
nào? Bài đăng càng mới thì càng được ưu tiên hiển thị.
C. MỘT SỐ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA FACEBOOK 1. Về nội dung
Tất cả các bài viết có từ ngữ, hình ảnh liên quan đến các chủ đề sẽ bị gỡ bỏ khỏi Facebook:
- Ảnh khỏa thân người lớn và hoạt động tình dục - Bắt nạt và quấy rối
- Ảnh khỏa thân trẻ em và bóc lột tình dục trẻ em - Tài khoản giả - Ngôn từ gây thù ghét - Hàng hóa bị kiểm soát - Spam
- Hoạt động tuyên truyền khủng bố toàn cầu - Nội dung bạo lực
Một số từ ngữ bị Facebook cấm rất mạnh tay như: thuốc lá, mụn, sẹo, yếu
sinh lý, các bộ phận nhạy cảm của con người (ngực, mông,…), giảm cân/tăng
cân, rượu, xương, khớp, viêm xoang, thực phẩm chức năng, ăn kiêng, hộ
chiếu, bằng lái xe, sổ đỏ, sổ hộ khẩu, chết chóc, đau đớn, tuyệt vọng, tự tử,…
Vấn đề vi phạm bản quyền không phải là mới, nó đã tồn tại rất lâu trên
Facebook và không chỉ giới hạn ở các nội dung, tin tức của các hãng thông
tấn, các cơ quan truyền thông mà còn rất nhiều nội dung khác như phần mềm, các dịch vụ,... 9
→ Để đảm bảo nội dung đăng lên fb không bị vi phạm bản quyền, người
dùng chỉ được đăng những nội dung do mình tạo ra. Trước khi đăng nội dung
lên Facebook, người dùng nên tự hỏi:
- Mình có tự tạo tất cả nội dung không?
- Mình có quyền sử dụng tất cả nội dung trong bài viết của mình không?
- Việc sử dụng nội dung này có thuộc trường hợp ngoại lệ về vi phạm bản quyền không?
- Nội dung có được bảo vệ bản quyền (ví dụ: đây có phải là cụm từ ngắn, ý
tưởng hoặc tác phẩm thuộc phạm vi công cộng không?) hay không?
Nghiêm cấm hoạt động mua hoặc bán những mặt hàng sau trên các giao
diện hay tính năng thương mại của Facebook
- Tiêu chuẩn cộng đồng. ...
- Sản phẩm người lớn. ... - Đồ uống có cồn. ...
- Bộ phận hay dịch cơ thể ...
- Thiết bị điện tử và phương tiện kỹ thuật số ... - Phân biệt đối xử ...
- Tài liệu, tiền và công cụ tài chính. ... - Đánh bạc
- Hàng hóa và vật liệu nguy hiểm
- Bóc lột con người và dịch vụ tình dục - Thực phẩm bổ sung - Việc làm
- Đất, động vật và sản phẩm từ động vật
- Sản phẩm y tế và chăm sóc sức khỏe
- Gây hiểu lầm, bạo lực hay thù ghét - Không bán hàng
- Sản phẩm kê đơn, chất cấm, chất gây nghiện và dụng cụ để hút/chích - Sản phẩm bị thu hồi - Dịch vụ
- Sản phẩm có hình ảnh khêu gợi - Hàng hóa trộm cắp
- Gói đăng ký và sản phẩm số
- Xâm phạm quyền của bên thứ ba 10
- Sản phẩm thuốc lá và vật dụng liên quan
- Mỹ phẩm đã qua sử dụng
- Vũ khí, đạn dược và chất nổ
Nguyên nhân mà những nội dung bị bóp tương tác:
- Nội dung bài đăng kém chất lượng: nếu bạn chia sẻ các nội dung kém chất
lượng, không thu hút người dùng lặp đi lặp lại thường xuyên, không có
nhiều người quan tâm, tương tác trên post đấy thì tần suất tiếp cận người
dùng sẽ ngày càng ít đi.
- Spam: Facebook luôn có định hướng tạo một sân chơi lành mạnh, xây
dựng cộng đồng kết nối người dùng nên những hành vị spam được xem là
điều cấm kỵ trên Facebook. Lần đầu người vi phạm sẽ bị gửi lời cảnh cáo,
nhắc nhở bạn, nhưng nếu tiếp tục tái phạm, nhẹ thì bị bóp tương tác, nặng
thì họ sẽ khóa vĩnh viễn tài khoản/page
- Đăng bài dạng chia sẻ link: Khi bị bí ý tưởng sản xuất nội dung, hoặc khi
muốn kéo traffic cho website, nếu chia sẻ link thường xuyên và không đi
kèm nội dung sẽ dẫn đến bị bóp tương tác. 2. Về hình thức Quy chuẩn ảnh
Về ảnh đại diện (Avatar): Hiển thị với kích thước 176 x 176 pixel trên máy
tính, 196 x 196 pixel trên điện thoại thông minh và 36 x 36 pixel trên hầu hết
điện thoại thông thường. Cắt thành hình tròn
Về ảnh bìa: Căn trái tràn viền với tỷ lệ khung hình 16:9. Phải có chiều rộng
tối thiểu 400 pixel và chiều cao tối thiểu 150 pixel. Tải nhanh nhất khi ở dạng
file JPG sRGB rộng 851 pixel, cao 315 pixel và dưới 100 kilobyte.
→ Đối với ảnh đại diện và ảnh bìa có logo hoặc văn bản, dạng file PNG sẽ cho kết quả tốt hơn.
Phía bên trái của ảnh bìa sẽ bị ảnh đại diện che một phần, đồng thời có thể bị
cắt và thay đổi kích cỡ để vừa với các màn hình khác nhau.
Về ảnh Facebook story: Thông thường kích thước Facebook story là
1080×1920 pixels, hoặc bạn có thể lựa chọn ảnh với tỷ lệ 9:16. 11
Về ảnh tại bài đăng: Chấp nhận nhiều size, song để thuận lợi cho người xem,
tỷ lệ khung vuông và chữ nhật thường được sử dụng nhiều nhất. Loại file là
JPG hoặc PNG với tỷ lệ: 1,91:1 đến 1:1. Độ phân giải: Tối thiểu 1080 x 1080 pixel
Quy chuẩn về bài đăng quảng cáo
- Văn bản chính: 125 ký tự - Tiêu đề: 27 ký tự - Phần mô tả: 27 ký tự
- Kích thước file tối đa: 30MBChiều rộng tối thiểu: 600 pixel
- Chiều cao tối thiểu: 600 pixel
- Dung sai tỷ lệ khung hình: 3%
Quy chuẩn kích thước ảnh đăng (Theo ảnh giải thích)
- 1 ảnh: Sử dụng ảnh vuông có kích thước 2048×2048 pixels để có chất lượng tốt nhất.
- 2 ảnh: Khung ngang: 1200 x 600 pixel mỗi ảnh. Khung dọc: 600 x 1200 pixel mỗi ảnh
- 4 ảnh hiển thị ngang: 1 ảnh lớn hình chữ nhật nằm ngang kích thước
900×603 pixels, 3 ảnh nhỏ còn lại hình vuông có kích thước 900×900 pixels.
- 4 ảnh hiển thị dọc: 1 ảnh lớn hình chữ nhật thẳng đứng kích thước
598×900 pixels, 3 ảnh nhỏ còn lại hình vuông có kích thước 900×900 pixels.
- 4 ảnh hiển thị vuông: 4 ảnh hình vuông có cùng kích thước 900×900 pixels Quy chuẩn Video:
- Hỗ trợ hầu hết các loại file video nhưng bạn nên sử dụng định dạng MP4,
độ phân giải 1080p trở xuống.
- Kích thước file tối đa 10 GB. Với file lớn hơn, có thể mất nhiều thời gian
tải lên hơn khi kết nối Internet bị chậm.
- Video phải ngắn hơn 240 phút. Video càng dài, kích thước file càng lớn.
Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng video và thời gian tải lên.
Quy chuẩn số lượng chữ
- Facebook post: cho phép tối đa 63.206 ký tự trong các bài đăng thông thường 12
- Giới hạn ký tự tên người dùng – ít nhất 5 ký tự và tối đa 50 ký tự
- Mô tả trang – 255 ký tự
- Bình luận trên Facebook – 8.000 ký tự 3. Một số thuật toán
a. Thuật toán Facebook là gì? (Facebook Algorithm)
Thuật toán facebook là tập hợp những phép toán và công thức với nhiều
biến số xếp hạng khác nhau, được sử dụng để dự đoán nội dung nào sẽ mang
lại nhiều giá trị thông tin nhất cũng như được người dùng quan tâm nhất khi
chúng hiển thị trên News Feed (Bảng tin) của họ. Mục đích là giữ chân người
dùng ở lại platform càng lâu càng tốt.
Hiểu thuật toán facebook là gì một cách đơn giản nhất: Thay vì hiển thị tất
cả các nội dung được phân phối trên Facebook lên News Feed (Bảng tin) của
người dùng thuật toán edgerank của facebook sẽ chấm điểm, cân nhắc và lựa
chọn từng nội dung dựa trên thói quen, sở thích, nhu cầu tìm kiếm thông tin,
… để quyết định việc người dùng sẽ nhìn thấy thông tin gì khi lướt News Feed (Bảng tin) của mình.
Thuật toán Facebook liên tục thay đổi nhằm hướng đến sự trải nghiệm tốt
nhất cho người dùng. Nhưng điều này cũng khiến nhiều đơn vị kinh doanh
phụ thuộc vào nền tảng của Facebook lo lắng về việc bị khóa Fanpage, hay tài
khoản, khóa thẻ, cấm tài khoản quảng cáo, giảm tương tác,..
b. Cơ bản về cách hoạt động của thuật toán Facebook
Về cơ bản, thuật toán Facebook hoạt động theo 4 bước sau:
Bước 1: Thu thập bài đăng (post)
Facebook sẽ thu thập tất cả các post được bạn bè, page đang được bạn
follow, group bạn đang tham gia, người nổi tiếng bạn đang theo dõi,… chia sẻ
cũng như các quảng cáo được target đến bạn. Bước 2: Đánh giá
Sau khi thu thập xong, thuật toán facebook sẽ tiến hành đánh giá và xếp
hạng các post thông qua thời gian đăng, dạng bài đăng, mức độ phổ biến, giá
trị thông tin đối với người dùng (là bạn)… 13
Bước 3: Loại bỏ và lập danh sách ưu tiên
Trong bước này, thuật toán facebook 2022 sẽ tiến hành bỏ đi những bài
đăng dự đoán là có lượng tương tác thấp cùng các nội dung mà người dùng
không thích hoặc không muốn xem (dựa trên nghiên cứu hành vi trước đó).
Tiếp theo, Facebook sẽ lập danh sách ưu tiên những post mang thông tin hữu
ích hoặc người dùng muốn xem, thích xem để hiển thị lên Feeds của họ.
Bước 4: Đa dạng hóa nội dung
Trong bước cuối cùng, thuật toán Facebook sẽ sắp xếp các loại nội dung từ
các nguồn khác nhau một cách khoa học và đẹp mắt để giữ chân người dùng ở lại lâu hơn.
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến cách thuật toán Facebook hoạt động Sự thân thiện, gần gũi
Dựa trên sự thân thiện, gần gũi của bạn đối với người nào đó (bạn bè,
doanh nghiệp, nguồn tin tức hoặc nhân vật công chúng). Ví dụ bạn theo dõi
một ai đó, bình luận, xem bài post của họ. Thuật toán sẽ ghi nhận và sắp xếp
kết quả trên Newsfeed của bạn theo đó. Sau đó bạn sẽ liên tục thấy các bài
viết, Stories của họ trên Newsfeed.
Tuy nhiên, sự thân thiện, gần gũi này lại mang tính chất một chiều. Tức là
dù bạn “quan tâm” thường xuyên trang cá nhân ai đó, Newsfeed của họ cũng
không tăng khả năng hiển thị tin tức của bạn. Tương tác
Facebook xem xét những ấn phẩm có tỷ lệ tương tác cao.Thứ tự liên quan
như sau: Số lượt share của bài viết, Giá trị mỗi comment, Số lượt thích, phản
hồi, tương tác trên bài đăng.
Nếu bạn có số lượng người theo dõi trên Trang Facebook ít, đây chưa hẳn
là điều không may. Vì khi có nhiều người theo dõi, mức độ tương tác trên bài
đăng của bạn càng thấp. Ví dụ bạn có 20.000 người hâm mộ, nhưng không ai
trong số họ tương tác với nội dung của bạn, thì tác động lên Facebook
Algorithm, lên thuật toán EdgeRank của trang Facebook của bạn sẽ là tiêu cực. 14
Chất lượng content (Type of content)
Đây cùng là một yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của thuật toán facebook
mới. Theo đó, những bài viết có nội dung “Click Baiting – mồi cho nhấp
chuột” sẽ bị hạn chế hiển thị, giảm lượt tương tác, thậm chí không chạy được quảng cáo.
Thuật toán Facebook dựa vào chất lượng của các bài viết. Yếu tố này đã
được Facebook đưa vào gần đây để chống lại việc Click Baiting, hay còn gọi
là “mồi cho nhấp chuột”. Đây là hành động tạo nội dung, hình ảnh gây tò mò,
liên kết lôi kéo người dùng nhấp vào. Nhằm kiếm tiền hoặc tăng lượt xem
cho Website. Tuy nhiên khi nhấp chuột vào người dùng sẽ thất vọng vì nội
dung không mấy thú vị, cảm thấy như bị lừa, lãng phí thời gian. Một số tiêu
đề sử dụng Click Baiting ví dụ như: “Bí quyết để có được Na Jaemin”, “Làm
thế nào để trắng như Lee Jeno” “Cách xem concert của idol miễn phí”, …
Do đó, Facebook sẽ hạn chế hiển thị những nội dung dạng này. Để tăng
hiển thị, tương tác, tốt nhất bạn nên cung cấp nội dung thú vị. Hãy tạo những
nội dung giá trị, hữu ích cho đối tượng mục tiêu của bạn và cân nhắc ngôn từ
để không rơi vào tình trạng Click Baiting.
Những dạng nội dung được chấp nhận tốt hơn trên mạng xã hội là video
(mục tiêu là cạnh tranh với YouTube), Trực tiếp/livestream (để cạnh tranh với
Periscope), hình ảnh, ảnh GIF.
Edge Weight (Trọng số của Edge – Edge Weight)
Edge Weight là một công thức cơ bản quyết định những loại nội dung nào
có khả năng xuất hiện nhiều hơn trên newsfeed so với những loại khác. Ví dụ
như hình ảnh có Edge Weight cao hơn là hành động “thích” một Facebook fanpage nào đó.
Hình ảnh, video, link là ba loại nội dung có Edge Weight cao nhất. Cá
nhân kinh doanh và doanh nghiệp có thể đẩy mạnh đầu tư những loại nội
dung này để tiếp cận và thu hút khách hàng hiệu quả hơn.
Edge Weight cũng tính luôn lượng tương tác từ người dùng đối với Trang.
Ví dụ comment sẽ có sức mạnh hơn link dù cả hai đều ảnh hưởng đến sức 15
mạnh chung. Một status có 50 like và 10 comment sẽ có cơ hội hiển thị nhiều
hơn so với bức hình nhưng không có lượt tương tác nào cả. Thời gian
Yếu tố này vô cùng quan trọng với thuật toán facebook. Theo đó, trên
newsfeed của bạn sẽ hiển thị những nội dung thông tin mới nhất của những
người bạn theo dõi hoặc hay tương tác. Tuy nhiên, yếu tố này sẽ thay đổi khi
thuật toán facebook ads xem xét ưu tiên các post được quảng cáo hoặc các
post về những kỷ niệm. Một lưu ý khác bạn cần lưu ý là hãy sáng tạo và sản
xuất nội dung thường xuyên. Nhưng đừng nên vượt quá 5 bài post mỗi ngày.
Vì Facebook sẽ không đánh giá cao điều này, bạn có thể bị phạt, hạn chế hiển
thị vì “spam” nội dung. Time Decay
Time Decay là gì? Time decay nói đơn giản là độ tuổi bài viết. Bài viết
càng lâu thì càng khó xuất hiện trên Newsfeed người dùng do không có gì
mới mẻ. Về yếu tố này thì tất nhiên những người vào Facebook 1-2 lần 1 tuần
sẽ nhìn nhận độ fresh của content khác với những người kiểm tra Facebook 2
lần 1 ngày rồi phải không nào?
Ngoài ra Facebook còn cập nhật thuật toán gọi là Story Bumping. Thuật
toán này xảy ra khi story liên quan đến người dùng, chẳng hạn bạn thường
xuyên hay mới tương tác với một người dùng khác hay một trang khác gần đây.
Bài viết như vậy sẽ xuất hiện trên đầu timeline của bạn bất kể tuổi đời bao
lâu. Vì vậy độ liên quan đến người dùng là khía cạnh quan trọng nhất khi viết content trên Facebook. Sự đa dạng
Thuật toán hiển thị của facebook còn ảnh hưởng bởi yếu tố đa dạng. Trang
facebook, Fanpage của bạn càng phân phối đa dạng các loại nội dung như:
text, ảnh, video, livestream, ảnh GIF, sự kiện, chia sẻ liên kết,… thì càng
được Facebook yêu thích và đánh giá cao. 16
d. Cách thuật toán Facebook phân phối bài viết
Thuật toán Facebook trên profile
Những nội dung được chia sẻ bởi bạn bè mới kết nối sẽ được thuật toán
facebook ưu tiên phân phối trên Feeds của bạn hơn là bạn bè cũ.
Thuật toán edgerank của facebook chỉ ưu tiên hiển thị với những friend –
friend thường xuyên kết nối, tương tác với nhau. Ngược lại, nếu tương tác ít
hoặc không có tương tác thì những post friend – friend chia sẻ sẽ “mất hút” ở Feeds của cả 2.
Thuật toán Facebook trên profile cho phép friend – friend “tìm thấy nhau”
nếu like, comment, thả cảm xúc trên post của nhau.
Thuật toán Facebook trên group
Group muốn có tương tác tốt thì các thành viên trong nhóm nên có chung
mối quan tâm. Những nội dung mà Quản trị viên, người kiểm duyệt nhóm sẽ
được ưu tiên hiển thị hơn so với nội dung các thành viên đăng tải/chia sẻ.
Trung bình một Group có lượng tương tác tốt, thì khoảng 50% – 80%
thành viên nhóm sẽ thấy các bài viết từ Group. Nếu bài viết trong Group có
reach tốt, bạn bè của bạn hoàn toàn có thể thấy nếu họ like, comment trên các bài viết đó.
Group có liên kết với Fanpage sẽ có tương tác tốt hơn. Group có liên kết
với nhóm khác sẽ có tương tác tốt hơn. Các Group mới có thành viên mới sẽ
được ưu ái hiển thị hơn.
Thuật toán Facebook trên fanpage
Bạn nên chịu khó tương tác với khách hàng để Fanpage phát triển hơn.
Khoảng 5% – 20% người dùng like, share,comment post hoặc từng inbox
Fanpage của bạn có thể sẽ thấy bài viết từ Fanpage của bạn. Fanpage nếu có
lượt follow nhiều hơn lượt like thì reach sẽ tốt hơn.
Fanpage có nhiều inbox, lượt đánh giá, lượt check in, lượt ghé thăm, tỷ lệ
phản hồi tin nhắn từ 80% trở lên,… sẽ có tương tác tốt hơn. 17
e. Một số tips giúp bạn tận dụng cơ chế Facebook Viết headline hấp dẫn
Hãy nhớ rằng, thuật toán facebook đo thời gian người dùng dừng lại đọc
một bài đăng để đánh giá nội dung. Vì vậy, “content is king”, hãy vận dụng
hết vốn ngôn từ của mình để “cho ra đời” một Headline hay, dễ đọc và chứa
đựng phần hấp dẫn nhất của nội dung.
Tránh nội dung mang tính thương mại
Đừng bao giờ quên Facebook luôn “quét” và “chấm điểm” những nội
dung mà bạn chia sẻ. Và cũng đừng quên, họ luôn đánh giá cao những nội
dung hữu ích và có giá trị với những người dùng khác. Vậy nên, nội dung
mang tính thương mại (có những từ khoá bị hạn chế như “free”, giá tiền,..) sẽ
không được “ưu tiên”, , thậm chí khiến post sau (dù không phải thương mại)
bị đứng chót trong Feeds người dùng. Đây cũng là cách Facebook bắt bạn trả
tiền cho quảng cáo nhiều hơn..
Thúc đẩy các bình luận với người dùng
Hãy khuyến khích người dùng tương tác với bài đăng một cách tự nhiên.
Facebook khắt khe và loại bỏ các bài đăng được coi là mồi nhử (dạng post
kêu gọi like, share, comment, tag…). Vì vậy, hãy tạo những nội dung mang
tính chất thúc đẩy thảo luận bằng cách thêm các câu hỏi vào bài đăng hoặc
chủ đề gây tranh cãi,… để kích thích người dùng tương tác một cách tự nhiên.
Trả lời comment thường xuyên
Thuật toán facebook 2022 đánh giá cao những nội dung mang lại các
comment dài. Vì vậy, hãy cố gắng trả lời các comment trong post mình đăng
tải hoặc ít nhất cũng thả icon cảm xúc. Sử dụng Video
Đừng bỏ qua video nếu bạn muốn thu hút nhiều lượt tương tác. thuật toán
video facebook luôn đánh giá cao những video có nội dung chất lượng, hình
ảnh sắc nét và âm thanh rõ ràng. Đa dạng hóa nội dung 18