-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích nhân vật chú Năm trong truyện Những đứa con trong gia đình | Văn mẫu lớp 12
Chú Năm là người thân còn lại của hai chị em Việt và Chiến, chú là điểm tựa tinh thần vững chắc cho sự trưởng thành của các cháu sau này. Hay kể về sự tích gia đình, tác giả của cuốn biên niên sử gia đình. Vậy sau đây là TOP 3 bài văn phân tích nhân vật chú Năm hay nhất, mời các bạn cùng theo dõi nhé.
Văn mẫu 12 497 tài liệu
Ngữ Văn 12 839 tài liệu
Phân tích nhân vật chú Năm trong truyện Những đứa con trong gia đình | Văn mẫu lớp 12
Chú Năm là người thân còn lại của hai chị em Việt và Chiến, chú là điểm tựa tinh thần vững chắc cho sự trưởng thành của các cháu sau này. Hay kể về sự tích gia đình, tác giả của cuốn biên niên sử gia đình. Vậy sau đây là TOP 3 bài văn phân tích nhân vật chú Năm hay nhất, mời các bạn cùng theo dõi nhé.
Chủ đề: Văn mẫu 12 497 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 839 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật chú Năm
Dàn ý phân tích nhân vật chú Năm I. Mở bài:
- Giới thiệu nhân vật: Đại diện cho truyền thống gia đình, điểm tựa vững chắc cho sự
trưởng thành của những người con anh hùng: Việt, Chiến chính là nhân vật chú Năm. II. Thân bài:
– Chú Năm là người thân còn lại của hai chị em Việt và Chiến, chú là thượng nguồn
của dòng sông truyền thống đồng thời là điểm tựa tinh thần vững chắc cho sự trưởng
thành của các cháu sau này.
– Chú Năm chính là “cầu nối” giữa truyền thống gia đình với tinh thần yêu nước.
– Chú Năm đã nuôi dưỡng ở các cháu ý thức nối dài truyền thống của gia đình, không
những vậy, chú còn động viên, khích lệ các cháu đăng ký đi bộ đội.
– Chú Năm đã ghi lại mọi sự kiện quan trọng, chiến công của từng thành viên trong cuốn sổ gia đình.
– Trước khi chị Chiến lên đường đi bộ đội, chú Năm đã giao cuốn sổ gia đình cho
Chiến , sự gửi gắm này đã thể hiện niềm tin của chú với các cháu.
– Chú Năm là người giàu tình thương nhưng lại là mẫu nhân vật điển hình cho người
Nam Bộ, bộc trực, chân thành.
– Chú Năm là người lao động chất phác, là một người công dân yêu nước tha thiết.
– Câu hò của chú Năm có ý nghĩa như một lời tâm sự cũng như một tiếng trống hiệu
triệu đầy mạnh mẽ đã hun đúc, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, ý thức đấu tranh bảo
vệ quê hương, đất nước.
– Chú Năm luôn giữ vững niềm tin mạnh mẽ vào các cháu. III. Kết bài:
- Chú Năm là người nối dài truyền thống, người nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, ý
thức đấu tranh bảo vệ làng xóm, quê hương, nối tiếp những truyền thống tốt đẹp ở những người cháu.
Phân tích nhân vật chú Năm - Mẫu 1
Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật chú Năm
Truyện ngắn được đặt trong một bối cảnh khác thường: đất nước chìm trong chiến
tranh. Gia đình Việt cũng giống như mọi gia đình Nam Bộ khác khi cùng chịu những
đau thương mất mát: ông nội Việt bị lính tổng phòng bắn vào giữa bụng, cha Việt bị
giặc Mỹ chặt đầu, má Việt từng phải đi đòi lại đầu chồng sau rồi má cũng bị giết hại.
Hai chị em được chú Năm nuôi dưỡng và họ đã vượt lên những đau thương mất mát
để gắn bó với gia đình và rèn luyện lòng căm thù giặc sâu sắc. Nếu ví gia đình Việt
như một khúc sông thì mỗi thành viên đều góp phần bồi đắp cho dòng sông gia đình
mà hai chị em Chiến, Việt là "khúc sông sau” nhưng lại là khúc sông đi xa nhất, là
niềm tự hào của chú Năm.
Trong dòng sông truyền thống gia đình này, chú Năm là khúc thượng nguồn, là nơi
kết tinh đầy đủ hơn cả truyền thống của gia đình. Đây là một . người nông dân Nam
Bộ yêu cuộc sống, gắn bó với quê hương đồng ruộng. Trong hồi ức của Việt thì chú
Năm là người “đi đây đó nhiều, ham sông ham biển” nên có cái tâm hồn phóng
khoáng, bộc trực. Chú là người lao động chất phác, gắn bó với mảnh đất quê hương
bằng những câu hò điệu lý. Chú Năm hò không hay, chú chỉ cất giọng hò khi kể về sự
tích gia đình. Những lúc đó, chú làm như chính Việt mới là nơi cụ thể để chú gửi gắm
tâm. tình. Theo từng hình ảnh liên tưởng của chú Năm, có khi Việt biến thành tấm áo
vá quàng hoặc con sông dài cá lội, khí thì Việt thành người nghĩa quân Trương Định,
ngọn đèn biển Gò Công hoặc ngôi sao sáng ở Tháp Mười. Giọng hò của chú lôi cuốn
kì lạ “kéo dài từng tiếng một rồi vỡ ra, nhắn nhủ tha thiết, cuối cùng ngắt lại như lời
thề dữ dội”. Trong điệu hò đó có cả cái gắn bó ngàn đời của người dân Nam Bộ với
nơi chôn rau cắt rốn của mình, có cả cái nhiệt huyết sục sôi sẵn sàng bảo vệ mảnh đật
đó bằng mọi giá và quan trọng hơn, nó. có tác dụng thúc đẩy chị em Việt lên đường
đánh Mỹ bảo vệ quê hương.
Chú Năm cũng là người có tình cảm nhân hậu, luôn tự hào về truyền thống gia đình
mình. Chú hay kể sự tích gia đình. Chú là tác giả cuốn sổ gia đình ghi chép tội ác của
giặc và chiến công của các thành viên trong gia đình với một nét chữ “lọng cọng”, lời
văn giản dị, mộc mạc. Cuốn sổ là bằng chứng nóng hổi về tội ác của kẻ thù và sự kiên
cường dũng cảm và chiến công của gia đình, Cuốn sổ là một kiểu gia phả, một hình
thức giáo dục lòng tự hào về truyền thống gia đình mà chú mong muốn hai chị em
Việt kế thừa và sống cho đúng nghĩa. Việc chú Năm giao cuốn sổ cho Chiến và Việt
khẳng định hai chị em đã trưởng thành để gánh vác trách nhiệm, đồng thời cũng gửi
gắm niềm tin vào hai chị em - khúc sông sau đầy mạnh mẽ của dòng sông truyền
thống gia đình. Hình ảnh chú Năm gợi ta liên tưởng đến cụ Mết trong tác phẩm “Rừng
xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Cũng như già làng Mết, kể về cuộc đời Tnú với tất
cả sự tự hào để con cháu mai sau cùng ghi nhớ mà noi theo, chú Năm lưu giữ truyền
thống gia đình Cách mạng với tất cả sự nâng niu, quý trọng và đầy tự hào vào cuốn sổ đó.
Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật chú Năm
Chú Năm cũng là một ông già Nam Bộ am hiểu đạo lý, cái đạo lý xuất phát từ lịch sử
đấu tranh của gia đình. Câu nói của chú giản dị mà chứa đựng triết lý sâu xa: “Chú
thường ví chuyện gia đình ta cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một
khúc mà ghi vào đó... Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng đổ về
biển, mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn lên sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra
ngoài cả nước ta”. Gia đình Việt cũng giống như mọi gia đình Nam Bộ khác, cũng là
những dòng sông đổ vào biển lớn của dân tộc. Câu nói khơi dậy niềm tự hào dân tộc
khi nhắc nhở thế hệ Việt phải biết giữ gìn, trân trọng và tiếp nối truyền thống quý báu
ngàn đời của cha ông ta.
Chú Năm là một người tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng. Chú đã đồng ý cho hai chị
em Chiến, Việt ra trận kèm theo lời căn dặn: “Thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú
chặt đầu”... Tình yêu nước của chú Năm cũng phảng phất tinh thần trượng nghĩa, bộc
trực, khẳng khái của người dân Nam Bộ.
Nhà văn Nguyễn Thi đã xây dựng được một hệ thống các nhân vật mang đậm tính
cách Nam Bộ với ngôn ngữ phong phú, đặc trưng cho những con người miền sông
nước. Tác giả cũng thành công trong việc khắc họa tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ và hành động.
Xây dựng các nhân vật chú Năm Nguyễn Thi chủ ý tạo ra sự nối tiếp thế hệ. Nhà văn
coi mỗi nhân vật là một khúc sông trong con sông gia đình, mà mọi dòng sông gia
đình trên đất Việt đểu đổ về biển cả đất nước nhằm nêu bật mối quan hệ hài hòa giữa
lòng yêu gia đinh với tình yêu quê hương đất nước.
Phân tích nhân vật chú Năm - Mẫu 2
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thành công, miền Bắc đã lập lại hòa bình, nhân dân
ta lại tiếp tục lao mình vào cuộc kháng chiến chống Mỹ còn nhiều gian khổ và ác liệt
hơn cả. Hàng triệu thanh niên lại tiếp tục xông pha ra chiến trường, lấy xương máu để
đòi lại hòa bình, tự do cho đất nước cho dân tộc. Trong đó có không ít những nhà văn,
nhà thơ cũng bước vào chiến trường, họ không chỉ sống và chiến đấu mà còn làm
thêm một nhiệm vụ khác ấy chính là phát triển nền văn học Việt Nam hiện đại, nhân
một thời đại nhiều biến động và tư liệu viết phong phú. Để từ đó sáng tạo, gây dựng
nên một khuynh hướng văn học mang đậm tính sử thi, và cảm hứng lãng mạn cách
mạng sâu sắc, là bước tiến đột phá và mới mẻ hẳn so với văn học thời chống Pháp vẫn
còn đơn điệu và khô khan. Nguyễn Thi chính là một trong những tác giả thành công
và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, với cách viết có tính khái quát thời
đại cao, nghệ thuật điển hình hóa nhân vật đặc sắc cùng với phong cách ngôn ngữ đậm
chất Nam Bộ, tác giả đã mang đến cho độc những tác phẩm hết sức đặc sắc và giàu ý
nghĩa. Trong đó Những đứa con trong gia đình được xem là tác phẩm xuất sắc và tiêu
Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật chú Năm
biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thi, kể về những đứa con trong một
gia đình nông dân Nam Bộ hăng hái tham gia cách mạng. Ngoài các nhân vật chính
yếu như Việt hay chị Chiến thì những nhân vật chỉ xuất hiện thấp thoáng trong tác
phẩm cũng để lại cho người đọc nhiều cảm nghĩ sâu sắc, điển hình đó chính là nhân
vật chú Năm, người đã dìu dắt hai chị em Chiến sau khi cha mẹ mất.
Chú Năm dưới ngòi bút dựng người, dựng cảnh xuất sắc của Nguyễn Thi đã hiện lên
một cách ấn tượng thông qua những chi tiết đến từ ngôn ngữ, hành động chỉ thoáng
qua trong lời kể, ý nghĩ của các nhân vật chính. Hình tượng nhân vật này được gợi ra
từ cái giọng hò khó quên, một "giọng hò đã đục và tức như gà gáy", dẫu không hay
nhưng lại rất chân chất, đậm bản sắc của người Nam Bộ, mà đối với chị em Chiến
Việt cái giọng hò ấy của chú thật tha thiết, cảm động khắc sâu trong trí nhớ dẫu đôi
lúc thấy buồn cười. Chú Năm là người không hay nói nhiều, nhưng những câu nói của
chú lúc nào cũng mang những tư tưởng, triết lý rất truyền thống, đó không chỉ là
truyền thống Nam Bộ mà còn là truyền thống của cả một dân tộc đã có từ lâu đời,
truyền thống đánh giặc cứu nước. Chú không ham nói nhiều, nhưng lại là người có
tâm hồn rộng mở "đi đây đi đó nhiều", lại cũng đam mê, gắn bó với những bến, những
sông của quê hương bằng tất cả vui sống và tâm huyết. Không chỉ vậy ở nhân vật này
ta còn thấy thấp thoáng một cái chất gì đó rất sâu sắc thấm đượm, có lẽ là cái đạo
nghĩa Nguyễn Đình Chiểu đã có từ thuở xa xưa, mà mỗi một người dân Nam Bộ đều
rất mực trân trọng, kính mến. Sở dĩ nói vậy, bởi những lời thoại của chú Năm dù ít ỏi
nhưng lối nói lại rất văn chương và có tính thẩm mỹ, khái quát cao đậm chất đồ Chiểu
ví như trong lời nhắc của chị Chiến "chú Năm nói kỳ này mày với tao đi là ra chân
trời mặt biển" hoặc trong chính cách nói của nhân vật "Việc nhà nó thu được gọn, thì
việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non". Mỗi một lời chú thốt
ra đều đậm đạo lý truyền thống vang âm hưởng ngàn xưa không chỉ gây ấn tượng sâu
sắc với hai đứa cháu mà còn là với độc giả đọc truyện.
Không chỉ ấn tượng với những đặc điểm tính cách, lời nói của nhân vật mà quan trọng
hơn nhân vật chú Năm đi vào lòng độc giả phần nhiều là bởi cái trọng trách mà
Nguyễn Thi đã trao cho chú trong cả thiên truyện ngắn. Nếu ví gia đình Chiến và Việt
là một dòng sông truyền thống chảy dài, thì có lẽ chú Năm chính là khúc thượng
nguồn nắm giữ những tư tưởng triết lý chung, liên tục giáo dục và duy trì truyền thống
đánh giặc cứu nước của gia đình bao thế hệ. Chú đóng vai trò như một cuốn gia phả
sống, luôn sống trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương bằng một
niềm yêu, niềm tin và niềm đam mê mạnh mẽ, sâu sắc. "Chú thường kể những sự tích
của gia đình và cuối mỗi câu chuyện chú thường hò lấy mấy câu...", việc chú kể
chuyện ấy mục đích không chỉ ôn lại truyền thống gia đình mà nó còn là những bài
học sâu sắc, ý nghĩa mà chú muốn truyền dạy lại dần dần cho mấy đứa cháu, như một
sự chuyển giao, trao quyền thừa kế những nét đẹp trong dòng sông truyền thống của
gia đình mà bấy lâu nay chú vẫn thường chắt lọc, chăm chút ghi lại thật chi tiết "thỏn
Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật chú Năm
mỏn" trong cuốn sổ gia đình. Đặc biệt với những nét viết về nhân vật này trong đoạn
nói về cuốn sổ gia đình, lại càng khiến độc giả thêm ấn tượng sâu sắc về chú. Chú
Năm ít học, không biết đến sự trang nhã, chau chuốt như giới văn chương nghệ sĩ, thế
nhưng những lời lẽ mộc mạc trong một cuốn "gia phả" đặc biệt thì lại khiến người ta
càng thêm quý trọng và cảm động về tấm lòng của chú đối với cách mạng và với
truyền thống của gia đình. Những dòng chữ "lòng còng", lời lẽ giản dị, mộc mạc, dông
dài, viết, kể cả những chuyển "thỏn mọn", chi tiết nhất về sự tích của từng nhân vật
trong gia đình. Viết về công cuộc chiến đấu và cái chết của từng người, viết cả những
lần người trong gia đình bị giặc sỉ nhục, chửi bới, viết về những chiến công trong
kháng chiến của từng người, dù đó chỉ là vết đạn sượt,... Chú Năm viết rất kỹ, rất tâm
huyết, lời văn không trau chuốt súc tích nhưng nó lại mang đến những giá trị rất quý
báu, ấy là sự chân thực, cái nóng hổi của những món nợ máu, những nỗi đau mà quân
giặc đã để lại trong gia đình chú, đồng thời là sự dũng cảm, kiên cường, bất khuất
trong chiến đấu của những người con trong gia đình.
Bên cạnh đó chú Năm không chỉ là một người được gia cho trọng trách nắm giữ "gia
phả" của gia đình, mà bản thân chú còn là một phần hóa thân của Nguyễn Thi trong
truyện để truyền đạt những tư tưởng chủ đạo, khái quát nhất của toàn tác phẩm và tác
giả đang hướng đến khi sáng tác. Điều đó được bộc lộ rõ nét nhất trong câu nói của
chú Năm với chị em Chiến "Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ
chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó". Tức là ví gia đình Chiến và Việt tựa
như một con sông truyền thống, mà mỗi con người không chỉ đơn thuần là kế thừa
được huyết thống gia tộc, mà quan trọng hơn, cần thiết hơn để trở thành một phần của
dòng sông ấy chính là phải kế thừa được truyền thống đã có từ bao đời - truyền thống
đánh giặc cứu nước. Bản thân chú Năm đã đưa ra một lời dạy rất sâu sắc và hợp lý,
chú đã trở thành cầu nối, nuôi nấng, dạy dỗ chị em Việt, Chiến, đưa hai đứa cháu của
mình đi từ truyền thống quý báu của gia đình sang gắn kết với tinh thần yêu nước của
dân tộc, bằng những lời dạy thấm thía, bằng vai trò chắp bút trong cuốn "gia phả" độc
đáo. Không chỉ vậy chú Năm còn gửi gắm và xây dựng ý thức phát triển truyền thống
của gia đình vào con cháu bằng lời "Chừng nào chúng bay trọng trọng tao gia cuốn sổ
cho chị em bay". Câu nói ấy có ý nghĩa như một sự hy vọng, mong mỏi của chú vào
việc hai chị em Chiến, Việt sẽ lại phát triển và kéo dài dòng sông truyền thống của gia
đình hơn nữa, vượt xa các thế hệ đã đi trước. Đồng thời họ cũng sẽ trở thành những
người tiếp theo lưu giữ, chắp bút cho cuốn sổ "gia phả" này, rồi cũng trở thành "chú
Năm" tiếp theo, một lòng gây dựng, giáo dục con cháu về truyền thống tốt đẹp của gia
đình, để dòng sông ấy được chảy mãi, hòa lẫn với biển lớn của dân tộc.
Nhân vật chú Năm trong tác phẩm không phải là nhân vật chính, được tập trung khai
thác thế nhưng ông lại là người đóng vai trò quan trọng, góp phần làm nên những nét
tiêu biểu, bộc lộ những vẻ đẹp đáng quý của người nông dân Nam Bộ, chân chất, thật
thà, yêu nước, gắn bó với cách mạng và đặc biệt là rất có ý thức giữ gìn, phát huy và
Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật chú Năm
giáo dục thế hệ trẻ những truyền thống quý báu của gia đình. Không chỉ vậy nhân vật
còn trở thành người truyền đạt tư tưởng, triết lý chung của tác phẩm, thông qua những
lời nói ngắn gọn, mang âm hưởng Nguyễn Đình Chiểu xa xưa, thấm thía, sâu sắc và đáng trọng vô cùng.
Phân tích nhân vật chú Năm - Mẫu 3
“Những đứa con trong gia đình” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của nhà
văn Nguyễn Thi, được sáng tác vào thời điểm cuộc chiến tranh chống Mỹ bước vào
giai đoạn dữ dội, khốc liệt nhất, truyện không chỉ thể hiện truyền thống yêu nước của
một gia đình mà còn mang cảm hứng sử thi rõ nét. Đại diện cho truyền thống gia đình,
điểm tựa vững chắc cho sự trưởng thành của những người con anh hùng: Việt, Chiến
chính là nhân vật chú Năm.
Chú Năm là người thân còn lại của hai chị em Việt và Chiến, chú là thượng nguồn của
dòng sông truyền thống đồng thời là điểm tựa tinh thần vững chắc cho sự trưởng thành
của các cháu sau này. Cũng có thể xem chú Năm chính là “cầu nối” giữa truyền thống
gia đình với tinh thần yêu nước. Chú Năm đã nuôi dưỡng ở các cháu ý thức nối dài
truyền thống của gia đình, không những vậy, chú còn động viên, khích lệ các cháu
đăng ký đi bộ đội. Chú Năm đã ghi lại mọi sự kiện quan trọng, chiến công của từng
thành viên trong cuốn sổ gia đình. Cuốn sổ này không chỉ đóng vai trò như cuốn nhật
ký mà còn như cuốn biên niên sử của gia đình giàu truyền thống yêu nước.
Chú đã nói với Chiến và Việt “Rồi tao giao cuốn sổ gia đình cho chị em bây”. Trước
khi chị Chiến lên đường đi bộ đội, chú Năm đã giao cuốn sổ gia đình cho Chiến , sự
gửi gắm này đã thể hiện niềm tin của chú với các cháu, chú Năm tin chắc rằng Chiến
và Việt sẽ là những người viết tiếp cuốn sổ gia đình, là người nối dài truyền thống yêu nước.
Chú Năm là người giàu tình thương nhưng lại là mẫu nhân vật điển hình cho người
Nam Bộ, bộc trực, chân thành. Những lời nói của chú với các cháu không chỉ là
những lời động viên, khuyên bảo mà còn là những lời “đe” đầy dữ dội. Trước khi Việt
và Chiến lên đường làm nhiệm vụ, chú Năm đã có lời dặn dò “Thù cha mẹ chưa trả
mà bỏ về là chú chặt đầu”. Lời nói dữ dội nhưng lại xuất phát từ chính bản chất bộc
trực, từ những trải nghiệm của chú tại chiến trường.
Chú Năm từng đi bộ đội nên chú hiểu hơn ai hết cái dữ dội, ác liệt của chiến trường,
nó có thể làm người ta sợ hãi, nhụt chí mà muốn trốn chạy. Lời nói của chú như tiếp
thêm sức mạnh lại như lời khuyên về sự kiên trì, về ý thức đấu tranh trả thù cho bố mẹ, cho đất nước.
Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật chú Năm
Chú Năm là người lao động chất phác, là một người công dân yêu nước tha thiết,
không phải ngẫu nhiên mà tác giả Nguyễn Thi miêu tả chi tiết về giọng hò của chú
Năm. Giọng hò của chú không hay, thậm chí nó đục và tức như gà gáy. Tuy nhiên,
qua những hình ảnh, lời ca của câu hò lại mang đến cho người đọc những hình ảnh
gần gũi, thân thương của đất nước, đó là con sông dài cá lội, là tấm áo vá quàng, là
người nghĩa quân Trương Định, là ngọn đèn biển gò công.
Câu hò của chú Năm có ý nghĩa như một lời tâm sự cũng như một tiếng trống hiệu
triệu đầy mạnh mẽ đã hun đúc, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, ý thức đấu tranh bảo
vệ quê hương, đất nước ở những đứa cháu. Đó là tiếng hò sông nước, tiếng hò của chú
Năm đã bắt nhịp để truyền thống gia đình có thể bắt nhịp với tinh thần yêu nước,
truyền thống của đất nước.
Chú Năm luôn giữ vững niềm tin mạnh mẽ vào các cháu, chú đã có lời khuyên với các
cháu trước khi lên đường, lời khuyên này được chị Chiến thuật lại với Việt “ Chú
Năm nói mày với tao đi kỳ này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng
bạn, thù cha mẹ chưa trả mà về là chú chặt đầu”.
Niềm tin, sự tự hào về các cháu còn thể hiện qua lời nói của chú Năm với cán bộ
huyện khi hai cháu lên đường nhập ngũ “ “Tôi xin có một câu với đồng chí huyện đội.
Hai đứa cháu tôi nó một lòng theo Đảng như vậy tôi cũng mừng. Việc lớn ta tính theo
việc lớn, còn việc nhỏ trong nhà tôi thu xếp khắc xong.”.
Chú Năm là người nối dài truyền thống, người nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, ý thức
đấu tranh bảo vệ làng xóm, quê hương, nối tiếp những truyền thống tốt đẹp ở những
người cháu. Chú Năm đặc trưng cho con người Nam Bộ, bộc trực, ngay thẳng giàu lòng yêu nước.