phẩm tiêu biểu phải kể đến như tiểu thuyết Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê,... mảng phóng
sự có Cơm thầy cơm cô, Kỹ nghệ lấy tây. "Số đỏ" được đăng đầu tiên ở tờ Hà Nội
báo từ số 40 và in thành sách vào năm 1938, nội dung kể về cuộc đời của Xuân,
hay còn gọi là Xuân Tóc Đỏ về cuộc đời "bươn chải" trong xã hội thượng lưu của
hắn. Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia nằm ở chương XV, kể về đám ma
"thượng lưu" của cụ cố tổ, người mà vô tình bị Xuân làm tức chết.
Xuân cũng là một người có cuộc đời lắm gian truân trắc trở, hắn từ nhỏ đã mồ côi
cha mẹ, sống với họ hàng, nhưng cũng sớm bị tống cổ, bởi họ chẳng ưa gì một đứa
có tính gian, chỉ tổ nuôi ong tay áo. Thế là Xuân phải tự bươn chải kiếm sống bằng
nhiều nghề khác nhau, giữa cái phố thị Hà Nội nửa Tây, nửa ta xô bồ. Vì cuộc
sống, vì miếng ăn Xuân tóc đỏ buộc phải hành nghề ăn cắp ăn trộm những trái me,
trái sấu ven những con đường Hà Nội, thứ mà được mấy tên cảnh sát trật tự canh
như của quý. Đọc cuốn Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài mới thấy sự khổ cực, bất
hạnh của những đứa trẻ như Xuân, cành me cành sấu không phải dễ trèo, lại dễ
gãy, đôi lúc sáng sớm người ta sẽ thấy dưới những gốc cây ấy là những bãi máu,
cùng với đám cành lá gãy lả tả, chắc hẳn rằng đứa bé xui xẻo kia cũng lắm thương
tật phen này. Quay lại với Xuân, hắn may mắn sống sót, hết trèo me, trèo sấu hắn
lại mon men sang cái nghề bán thuốc dạo, với những bài quảng cáo đọc vanh vách,
mát lòng mát dạ kẻ nghe, tưởng như uống thứ thuốc "dởm" của hắn thì người chết
có lẽ cũng sống lại ngay được. Hắn sống vật vờ, lang thang khắp Hà Nội, nhìn
thấy, tiếp xúc với đủ thứ bẩn thỉu, lố lăng, khiến hắn dần bị tha hóa trong nhân
cách, trở thành một kẻ lưu manh chính hiệu. Khác với Chí Phèo, vốn là một người
chất phác thật thà, bị đổ oan vào tù, sau bị cả xã hội từ chối quyền làm người,
khiến Chí trở nên lưu manh, tha hóa, trả thù đời, thì ở Xuân sự lưu manh của hắn
xuất phát từ chính tính cách vốn gian xảo từ nhỏ, kết hợp việc phải bươn trải với
cuộc sống khổ cực khiến hắn tự phát triển theo hướng lưu manh, và sự lưu manh
của Xuân có phần khôn ngoan, giảo hoạt khác hẳn với cái lưu manh bế tắc của Chí
Phèo. Sự lưu manh hóa của Xuân không diễn ra bằng sự bạo lực, máu me, đâm
thuê chém mướn mà nó lại xuất phát từ chính tâm hồn, từ chính trong lời ăn tiếng
nói, các cư xử, hắn sẵn sàng buông lời chọc ghẹo, tán tỉnh cô bán nước mía, cô
đầm. Miệng thốt ra những lời lẽ thô tục như một thói quen, như một cách giải tỏa
cảm xúc, có thể nói rằng những tối tăm, xấu xa trong cái xã hội phong kiến - nửa
thực dân mực đồng thau lẫn lộn dường như đã kết tinh hết trong một con người
như Xuân tóc đỏ, vô giáo dục, đầy xảo quyệt, dối gian, lẻo mép, quen lọc lừa và ưa
hư vinh phù phiếm. Và cũng như Chí Phèo, bi kịch của Xuân cũng là bi kịch bị lưu
manh hóa, tuy nhiên nhân vật này lại biết lợi dụng cái lưu manh của mình làm vốn