-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích Sông Đà trữ tình “Tôi có bay tạt ngang qua… bản đồ lai chữ” | Ngữ Văn 12
Khi nói về những con chữ tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân, Tạ Tỵ đã từng nhận xét: “Nguyễn Tuân viết mà giống như nhà điêu khắc cần cù chạm trổ vào mặt đá quý những đường nét trác tuyệt”. Quả thực, những trang văn của Nguyễn Tuân luôn khiến độc giả say lòng bởi những con chữ kiêu bạc và phong sương. Có lẽ chính tư tưởng khám phá cái đẹp bằng “con mắt xanh” và “tấm lòng vàng” đó đã góp phần hun đúc nên tâm hồn nghệ thuật Nguyễn Tuân, một giọng văn gắn liền với con sông Đà miền Tây Bắc của Tổ quốc, với thiên tùy bút “Người lái đò sông Đà” nên thơ. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 12 634 tài liệu
Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Phân tích Sông Đà trữ tình “Tôi có bay tạt ngang qua… bản đồ lai chữ” | Ngữ Văn 12
Khi nói về những con chữ tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân, Tạ Tỵ đã từng nhận xét: “Nguyễn Tuân viết mà giống như nhà điêu khắc cần cù chạm trổ vào mặt đá quý những đường nét trác tuyệt”. Quả thực, những trang văn của Nguyễn Tuân luôn khiến độc giả say lòng bởi những con chữ kiêu bạc và phong sương. Có lẽ chính tư tưởng khám phá cái đẹp bằng “con mắt xanh” và “tấm lòng vàng” đó đã góp phần hun đúc nên tâm hồn nghệ thuật Nguyễn Tuân, một giọng văn gắn liền với con sông Đà miền Tây Bắc của Tổ quốc, với thiên tùy bút “Người lái đò sông Đà” nên thơ. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Văn mẫu 12 634 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
SÔNG ĐÀ TRỮ TÌNH
“Tôi có bay tạt ngang qua… bản đồ lai chữ” I. Mở bài
Khi nói về những con chữ tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân, Tạ Tỵ đã từng nhận xét: “Nguyễn Tuân viết mà
giống như nhà điêu khắc cần cù chạm trổ vào mặt đá quý những đường nét trác tuyệt”. Quả thực, những
trang văn của Nguyễn Tuân luôn khiến độc giả say lòng bởi những con chữ kiêu bạc và phong sương. Có lẽ
chính tư tưởng khám phá cái đẹp bằng “con mắt xanh” và “tấm lòng vàng” đó đã góp phần hun đúc nên tâm
hồn nghệ thuật Nguyễn Tuân, một giọng văn gắn liền với con sông Đà miền Tây Bắc của Tổ quốc, với thiên
tùy bút “Người lái đò sông Đà” nên thơ. Trên những trang giấy ngả màu thời gian, ta thấy được hình ảnh Đà
giang xanh ngọc như một sinh thể sống đang uốn lượn theo từng con chữ. Và bằng ngòi bút điêu luyện đầy
tài hoa, nhà văn đã kí họa khúc sông Đà ở hạ nguồn với nét thi vị, trữ tình, đằm thắm như một công trình
nghệ thuật mà tạo hóa ban tặng để điểm tô cho đất nước ta. II. Thân bài
*LĐ1: Giới thiệu chung (giống đề hung bạo).
*LĐ2: Phân tích
*Dẫn: Khi chọn lời đề từ cho tác phẩm này, Nguyễn Tuân đã muốn giải thích vì sao ông chọn con sông Đà
làm đối tượng thẩm mỹ.
- Đó là bởi sông Đà có dòng chảy độc đáo “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu” nghĩa là mọi
dòng sông đều chảy theo hướng Đông, chỉ có sông Đà là chảy theo hướng Bắc
- Hơn thế nữa, sông Đà còn lắm thác nhiều ghềnh, từ nghìn xưa vẫn làm mình làm mẩy với con người. Một
dòng sông như thế quả là rất có duyên với ngòi bút của người nghệ sĩ luôn ưa thích khung cảnh thiên nhiên
gây ấn tượng mạnh. Chính vì lẽ đó mà trên trang viết của Nguyễn Tuân, sông Đà không còn là một vật thể
vô tri vô giác mà đã hóa thành sinh thể sống có linh hồn, có cá tính.
Được cảm nhận dòng sông từ nhiều góc độ khác nhau nên Nguyễn Tuân đã có những phát hiện tinh tế
và miêu tả một cách tài hoa vẻ đẹp trữ tình và đa dạng của Đà giang.
- Nhà văn chọn điểm nhìn từ trên cao để phóng tầm mắt bao quát và vẽ nên dáng vẻ mềm mại của sông Đà
như áng tóc của một người thiếu nữ kiều diễm “con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu
tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc, bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi
Mèo đốt nương xuân”. Có thể coi đây là câu văn “tuyệt bút”, là thần cú của đoạn văn bởi nó vang nhạc sáng
hình, tượng trưng cho phong cách của một thi nhân luôn muốn đề thơ vào sông nước.
+ Bằng nghệ thuật so sánh sông Đà “như một áng tóc trữ tình” cùng điệp ngữ “tuôn dài, tuôn dài”, Nguyễn
Tuân đã mở ra trước mắt người đọc độ dài vô tận của dòng sông cùng với vẻ đẹp trẻ trung, duyên dáng, tràn
đầy sức sống của người thiếu nữ kiều diễm giữa bạt ngàn màu xanh lặng lẽ của núi rừng.
+ Chữ “áng” thường gắn với áng thơ, áng văn, nay được Nguyễn Tuân gắn với mái tóc để dệt nên “áng tóc
trữ tình”. Cụm từ ấy đã nói lên hết cái chất thơ, chất trẻ trung và đẹp đẽ, thơ mộng của dòng sông.
+ Hai chữ “ẩn hiện” càng tăng thêm vẻ hư hư thực thực của cảnh vật, sự bí ẩn và trữ tình của dòng sông.
Người thiếu nữ Đà giang vừa khoe sắc dịu hiền đằm thắm, vừa giấu đi nét rực rỡ trong mây trời Tây Bắc
như e lệ nép vào người thương, sự “ẩn hiện” ấy khiến người lữ khách cứ tò mò khám phá, rồi cuốn hút và
đắm say lúc nào không hay.
+ Sắc đẹp diễm tuyệt của sông Đà – của một kiệt tác trời ban còn được tác giả nhấn mạnh qua những vế của
câu văn trùng điệp. Động từ “bung nở” và từ láy “cuồn cuộn” cùng cách phối màu của hội họa, màu trắng
thanh khiết của “hoa ban”, sắc đỏ rực rỡ của “hoa gạo” hai bên bờ khiến người đọc liên tưởng tới mái tóc
như được trang điểm bởi mây trời, như cài thêm hoa ban hoa gạo và đẹp mơ màng như sương khói mùa xuân.
=> Chỉ bằng một câu văn nhưng “thầy phù thủy ngôn từ” Nguyễn Tuân đã họa ra trước mắt người đọc một
bức tranh thiên nhiên thơ mộng mang đặc trưng của vùng Tây Bắc, chứng tỏ sông Đà đẹp đến say mê trái
tim người nghệ sĩ là bởi nó là hiện thân cho vẻ đẹp của quê hương, đất nước mình. Từ đó, người đọc có dịp
nhận ra sự thay đổi trong quan điểm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân: Cái đẹp không còn cô đơn lạc lõng, xa xôi,
cái đẹp giờ đây đã hiện ra ấm áp giữa cuộc đời bình dị và gắn bó với cuộc sống của những người lao động bình thường.
- Trần Đình Sử đã từng viết: “Màu sắc trong văn học chẳng những là phương tiện miêu tả thế giới, mà còn là
phương tiện thể hiện cái nhìn nghệ thuật đối với cuộc đời, mang đậm màu sắc thời đại và cá tính”. Bởi
Nguyễn Tuân nhìn ngắm sông Đà trong nhiều khoảng thời gian, tại những chiều không gian khác nhau nên
ông đã phát hiện ra những sắc màu tươi đẹp và đa dạng của nước sông Đà. Nếu như Hoàng Phủ Ngọc Tường
nhìn thấy sông Hương có màu xanh thẫm và ánh nắng “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” do sự phản quang
của mây trời và đẹp như một đoá hoa phù dung, thì Nguyễn Tuân lại phát hiện ra vẻ đẹp của sắc nước sông Đà thay đổi theo mùa:
+ Qua làn mây mùa xuân, nước sông Đà có màu “xanh ngọc bích” – một sắc màu gợi cảm, trong lành. Và để
làm nổi bật màu xanh tươi sáng không pha chút gợn đục ấy, Nguyễn Tuân đã phân biệt nó với màu “xanh
canh hến” của sông Gâm và sông Lô. Và trong tâm thức của người phương Đông, màu xanh còn đại diện
cho hòa bình, hi vọng, thuận hòa, phồn thịnh. Cảm giác và nhận thức về màu xanh thường là biểu hiện của
những tình cảm sâu lắng, nhẹ nhàng, trong sáng và thuần khiết như trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”.
+ Vào mùa thu, “nước sông Đà lừ lừ chín đỏ” bởi dòng sông vốn trong trẻo ấy đang chở nặng phù sa mà
biến màu như “da mặt một người bầm đi vì rượu bữa”. Câu văn sử dụng phép so sánh khiến người đọc hình
dung được vẻ đẹp đa dạng của sắc nước sông Đà. Đồng thời qua câu văn, Nguyễn Tuân cũng đã làm nổi bật
một vẻ đẹp trữ tình thơ mộng biến đổi theo mùa thật tinh tế mà chính nhà thơ Bằng Việt cũng từng lưu luyến
trong “Mai mốt đến sông Đà”:
“Sẽ chẳng còn dòng sông ngang ngược đổi từng mùa
Những mũi đá nhe nanh trên Thác Bờ hiểm hóc
Chẳng còn dáng còng lưng trên mũi thuyền độc mộc
Mãi tự thuở xăm mình xuôi ngược đất Phong Châu!”.
+ Đặc biệt, Nguyễn Tuân rất bất bình mà bác bỏ cái tên Tây lếu láo mà thực dân Pháp đã đè ngửa con sông
ta ra đổ mực Tây vào, gọi là sông “đen”. Thái độ bất bình của Nguyễn Tuân không chỉ ngầm tôn vinh vẻ đẹp
của dòng sông mà còn giúp người con đất Việt trực tiếp bày tỏ tình cảm yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
- Quan sát ở điểm nhìn gần, tác giả còn ví sông Đà như một “cố nhân” – người bạn tri kỉ của mình. Ông đã
tìm thấy trong luồng lạch sông Đà những sợi nhớ sợi thương lưu lại, chờ đợi người tri âm:
+ Nhưng “cố nhân” ấy lại có những tính cách thất thường, lắm chứng lắm bệnh, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc
lại bẳn tính gắt gỏng, thác lũ ngay đấy. Với cách ví von độc đáo đầy chất tạo hình, Nguyễn Tuân đã làm cho
sông Đà hiện lên như một con người để làm nổi bật vẻ đẹp “gợi cảm” của dòng sông.
+ Tuy vậy, lần này sông Đà không hiện lên qua âm thanh ầm ào hung dữ nữa, mà qua một loáng chói mắt
“như trẻ con chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy”. Chính sự lấp ló thoáng qua đã làm người bạn cũ thêm
bồn chồn, vội vàng và khao khát trong giây phút gặp lại.
+ Nguyễn Tuân còn cảm nhận rõ nét chất “đằm đằm ấm ấm” của con sông Đà, và dường như chất thơ đã
thấm đẫm trong từng cảnh sắc thiên nhiên, đó là ánh nắng “của tháng ba Đường thi” trong câu thơ của Lý
Bạch “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Đó là một màu nắng giòn tan hạnh phúc và vui sướng khi đôi
bạn tâm giao tương phùng tương ngộ trải trên mặt nước sông ngọc bích. Nguyễn Tuân đã mượn câu thơ nổi
tiếng “thiên cổ lệ cú” này như ngầm khẳng định vẻ đẹp cổ thi, lãng mạn hoa khói của dòng sông Tây Bắc,
khiến người đọc không khỏi xao xuyến khôn nguôi như lạc vào chốn sơn thủy bình yên xưa cũ của trăm năm về trước.
+ Nhà văn gặp lại sông Đà như gặp lại một tâm hồn tương giao đồng điệu hiếm có, đó là sự đồng điệu trong
tính cách hung bạo, thất thường của con sông Tây Bắc xa xôi cùng cái “tôi”, cái ngông của bản thân Nguyễn
Tuân. Ông nhìn kĩ từng “bờ sông Đà”, “bãi sông Đà”, “chuồn chuồn bươm bướm” trên sông, càng nhìn càng
đắm say và hòa quyện vào vẻ đẹp mĩ lệ tuyệt trần ấy. Và như một điều hiển nhiên, tất cả những nỗi niềm nhớ
thương ùa tới mãnh liệt đó đã khiến nhà văn phải thốt lên “chao ôi” như một tiếng lòng cảm thán trước cảnh
vật bao ngày trằn trọc trong kí ức nay đã hiển hiện ngay trước mắt mình. Sông Đà phải chăng cũng sẻ chia
một phần cảm xúc với người bạn tri âm khi được khắc họa qua phép nhân hóa, so sánh bất ngờ thú vị của
Nguyễn Tuân “vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm”, “vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”.
=> Sông Đà hiện lên thân thiện, dễ mến, nó trở thành người bạn chung thủy điềm tĩnh chờ đợi người ra đi
trở về, để rồi đau đáu trong mình bao kí ức thuở quá vãng và niềm mong mỏi ở tương lai. *LĐ3: Đánh giá
Đoạn văn trích trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” là hiện thân cho phong cách văn chương độc đáo,
tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân.
Nội dung, nghệ thuật
Từ lâu, Đà giang đã trở thành mảnh đất màu mỡ được khai phá bởi nhiều văn nghệ sĩ, nhưng chỉ khi đặt
dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, con sông này mới trở nên có thần, có hồn, sâu sắc và diễm lệ đến
vậy. Quả thật, sông Đà qua lăng kính lãng mạn và đầy tính thẩm mỹ của nhà văn đã trở thành một người bạn
cố tri để những ai khi rời xa đều nhớ nhung lưu luyến. Khám phá câu từ của Nguyễn Tuân, ta mới thấm thía
một chân lý nghệ thuật: “Thế giới không phải được tạo lập một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất
hiện là một lần thế giới lại được tạo lập” đồng thời nhận ra niềm tự hào, lòng ngưỡng mộ, trân trọng nâng
niu và tình yêu say đắm của nhà văn với quê hương, đất nước mình.
Để biểu đạt những nội dung đó, chắc hẳn Nguyễn Tuân phải có một sự đầu tư công phu, nghiêm túc và
tâm huyết cho nghệ thuật, bởi ông vẫn luôn quan niệm “đã viết văn thì phải viết cho hay, cho đúng cái tạng
riêng của mình”. Bằng sức liên tưởng mãnh liệt cùng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hóa độc đáo mà
chính xác từ vốn kiến thức uyên thâm về nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, người cầm bút đã thổi hồn
vào những sự vật vô tri, khiến chúng trở nên sống động, nổi hình, nổi sắc. Bên cạnh đó, thật chẳng ngoa khi
nói nhà văn Nguyễn Tuân là người đã nắm vững “binh pháp của ngôn từ”, vì ông từng viết rằng: “Ở đâu có
lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là
người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo”. Với giọng văn êm ả, nhịp nhàng, phóng túng của thể loại tùy bút đặc
trưng cùng cách tiếp cận đối tượng từ phương diện thẩm mỹ, những trang văn của Nguyễn Tuân đều giúp
tâm hồn người đọc được thanh lọc, trở nên nhẹ nhàng và sâu lắng hơn. Tác động
Có thể nói đoạn văn tùy bút đã đạt đến độ “toàn thiện toàn mỹ”, góp phần đưa văn xuôi Việt Nam phát
triển thêm một bước mới trên con đường hiện đại hóa.
Với đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã trở thành “định nghĩa đầy đủ nhất về một người nghệ sĩ” bởi trong
ông luôn đau đáu một khát khao cống hiến cho nghệ thuật và “thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa”.
Đọc từng dòng văn, ta như được tự mình trải nghiệm không gian Tây Bắc thơ mộng trữ tình, từ đó khơi
gợi lên trong ta tình yêu thiên nhiên, Tổ quốc và tinh thần trách nhiệm xây dựng đất nước giàu đẹp hơn. III. Kết bài
Đoạn văn về vẻ đẹp trữ tình của sông Đà có lẽ chính là nét vẽ đẹp nhất mà người nghệ sĩ Nguyễn Tuân đã
tạo nên trong sự nghiệp sáng tác của mình. Dù cho ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, đoạn văn cũng như bài
bút ký ấy vẫn sống mãi với thời gian, trở thành “hạt minh châu” tỏa sáng giữa làng văn nước nhà. Thật đúng
với lời nhận định: “Văn học nằm ngoài mọi sự băng hoại, mình nó không chấp nhận quy luật của cái chết”.