mang trong mình một nỗi buồn man mác. Bức tranh thiên nhiên được ở đầu bằng
tiếng trống thu không “từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều”, chậm rãi, kéo
dài, uể oải, như nhấn sâu vào lòng người, bên cạnh đó là những tiếng “tiếng ếch
nhái kêu ran ngoài đồng ruộng”, tiếng “muỗi bắt đầu vo ve” và cả tiếng chõng tre
kêu cót két. Như vậy có thể thấy rằng buổi chiều nơi phố huyện là sự hiện diện của
những kiểu âm thanh thưa thớt, chậm rãi, rời rạc, mang đến cảm tưởng về một nơi
phố huyện vừa nhỏ bé, ảm đạm, lại còn nghèo khó, tối tăm, và nặng u buồn, mệt
mỏi. Thứ hai nữa, ta sẽ lại càng thấy rõ cảnh ngày tàn thông qua những gam màu
mà Thạch Lam đã tinh tế đưa vào “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám
mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”, đó là thứ màu đỏ, màu hồng rực rỡ. Những
tưởng sẽ đem đến một cái gì đó tươi vui, thế nhưng trong Hai đứa trẻ, nó lại là
những dấu hiệu rõ rệt của ngày tàn, là sự bừng lên rực rỡ của ánh mặt trời cuối
cùng trong ngày, là cái ánh sáng duy nhất còn sót lại trước khi màn đêm buông
xuống. Hình ảnh hoàng hôn ấy tuy đẹp, tuy lãng mạn như một bức tranh của người
nghệ sĩ đa tài nhưng lại nhuốm những màu buồn man mác về sự kết thúc, để vào
hồn người sự tiếc nuối xa xăm. Và người ta có lẽ càng ấn tượng hơn với đường nét
ngày tàn mà Thạch Lam đã vẽ ra đó là “dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình
rõ rệt trên nền trời”. Một hình ảnh khiến độc giả nhận thức rõ rệt được cái giây
phút chuyển giao giữa ngày và đêm khi mà trên cái nền trời xanh thẳm còn hơi
sang sáng bởi ánh mặt trời chưa tắt hẳn lại in trên đó bóng lũy tre già sắc nét, tựa
như một bức tranh thủy mặc ảm đạm, yên ắng vô cùng. Bên cạnh bức tranh thiên
nhiên chính là sự hiện diện của những kiếp người tàn khi bóng chiều buông, ở đó
người ta chỉ thấy sự uể oải chán nản, cùng những chuyển động chậm rãi và lặng lẽ.
Đó là hình ảnh một buổi chợ tàn, đã tắt đi những tiếng huyên náo thay vào đó là
cảnh “trên đất chỉ còn lại rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”, cùng với
cảnh tượng mấy đứa trẻ con bé xíu, tội nghiệp đang cố sức nhạy nhảnh, bới tìm
trong đống rác bẩn thỉu cốt để tìm được thứ gì đó còn dùng được. Hình ảnh ấy
khiến người ta không khỏi xót xa trước những số phận tàn tạ, bất hạnh trước cái
nghèo đói xơ xác và ảm đạm nơi phố huyện. Và còn cả cái mùi “âm ẩm bốc lên…”
cũng gợi ra một cách sâu sắc sự ẩm thấp, bẩn thỉu, chán chường nơi tỉnh lẻ nghèo
khó và tăm tối này. Đi cùng với cảnh ngày tàn, chợ tàn chính là sự xuất hiện của
những kiếp người tàn, những đứa bé nghèo khổ, tội nghiệp nhặt nhạnh rác rưởi ở
ven chợ, phải lao vào công cuộc mưu sinh khi còn quá nhỏ, mẹ con chị Tí với cuộc
sống mưu sinh vất vả ngày mò cua bắt ốc, đêm lại bán hàng Đêm lại bán hàng
rong, với số khách lưa thưa, ít ỏi, sống cuộc đời lay lắt, ảm đạm. Rồi hình ảnh bà
cụ Thi điên, nghiện rượu với tràng cười ghê rợn ám ảnh, khiến người ta dễ liên
tưởng đến cuộc đời đầy sóng gió đau thương của người phụ nữ khốn khổ này. Và