-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích tác phẩm Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử chọn lọc hay nhất
Bầu trời đang dần lại những hình ảnh đẹp đẽ, thanh bình bao trùm lên toàn bộ không gian làng quê. Nó thể hiện tình cảm đặc biệt nhất đối với những cánh đồng, những cô gái đang hát trên những ngọn đồi cỏ xanh. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Phân tích tác phẩm Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử chọn lọc hay nhất
1. Dàn ý phân tích bài thơ Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác vào khoảng năm 1937 đăng trong tập Nắng, trong thời
gian đầu nhà thơ lâm bệnh. b. Thân bài
- Ở hai khổ thơ đầu ta thấy một khung cảnh mùa xuân vô cùng sinh động, tươi mới
+ Bức tranh quê mùa xuân thật yên bình, gắn liền với những điều thân thuộc nhất của người Việt Nam.
+ Mùa xuân đến báo hiệu: làn nắng ửng, khói mơ, mái nhà tranh, giàn thiên -> thời tiết đang ấm
dần xuân những giàn hoa thiên lý đang bắt đầu phát triển.
+ Bầu trời đang dần lại những hình ảnh đẹp đẽ, thanh bình bao trùm lên toàn bộ không gian làng
quê. Nó thể hiện tình cảm đặc biệt nhất đối với những cánh đồng, những cô gái đang hát trên những ngọn đồi cỏ xanh.
-> "Đám xuân xanh" hình ảnh ẩn dụ để nói rằng các cô gái đang đến tuổi trưởng thành.
+ Không gian làng quê chìm đắm trong hơi thở mùa xuân: những làn gió, mưa xuân cho cây cỏ
xanh tốt " gợn tới trời " - Ở hai khổ thơ,
+ Niềm hạnh phúc của con người khi mùa xuân đến bởi mùa xuân mang hương vị tươi mát trong lòng
+ Niềm vui của những đôi lứa đang lúc yêu nhau " nghe ra ý vị và thơ ngây"
+ Sự bâng khuâng, nỗi buồn nhớ làng của những người con xa xứ. Nó còn mang theo hương vị "
chín" của lòng người thôn quê.
-> Bài thơ thể hiện được một không gian làng quê đậm chất Việt Nam đẹp đẽ, thanh bình
-> Tâm trạng háo hức, phấn khởi khi xuân đến và nỗi buồn nhớ nhung làng quê
-> Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tần tảo, chăm lo cho gia đình c. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
2. Phân tích bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử là một nhà thơ đi đầu trong các phong trào thơ mới. Các bài thơ của ông mang một
tâm hồn, niềm đam mê mãnh liệt với thiên nhiên, cuộc sống và con người. Một trong những bài
thơ hay nhất của ông phải kể đến là bài “Mùa xuân chín” - được in trong tập Thơ năm 1988 để lại
cho người nhiều cảm xúc.
Mùa xuân là thời điểm muôn hoa đua nở, cảnh sắc vùng quê tươi đẹp. Bài thơ " Mùa xuân chín"
được nhà thơ sáng tác vào năm 1973, trong thời gian đầu mà nhà thơ lâm bệnh và đăng trong tập Nắng.
Bức tranh mùa xuân tươi đẹp, hơi thở của mùa xuân thể hiện sâu sắc trong từng câu thơ của Hàn
Mặc Tử. Xuân về, mang theo những tia nắng ấm đầu tiên sau một mùa đông giá rét:
"Trong làn nắng ửng khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang"
Nắng xuân không như nắng thường. Đó là "ánh nắng" bởi vì nó có ánh sáng dịu dàng, ấm áp. Từ
“làn” gợi cảm giác hơi thở và nắng như một “tảng” mỏng manh, mềm mại trải đều trong thơ và
trong không gian. Mặt trời lại “thắp sáng” trong “khói mơ”. Khung cảnh thật nhẹ nhàng, xinh đẹp
và huyền diệu. Ngòi bút của nhà thơ vẫn hướng đến lối thơ truyền thống, cổ điển, cảnh mà như
nhập hồn, như có tình tràn trề. Ánh mặt trời mùa xuân đang tô điểm cho những mái nhà tranh trong
làng quê một chút màu sắc và hương thơm của mùa xuân. Tiếng xào xạc trêu đùa của gió với
những tà áo xanh biếc. Màu xanh của chiếc áo là sự báo hiệu của một tình yêu mùa xuân. Một chữ
“trêu” sao mà ngọt ngào, thật đặc biệt, chẳng gì bằng nghe hương quê trong những câu ca dao, tình
ca luôn làm xao xuyến lòng ta…Sự hô ứng vần thơ tạo nên một sự hài hòa, cân xứng và đậm chất
thơ mộng của mùa khung cảnh mùa xuân. Chỉ với những điều đơn giản đấy đã gợi lên một sức
sống tràn ngập, bình yên đặc biệt ở làng quê.
"Trên giàn thiên lý bóng xuân sang". Câu thơ đã thể hiện rõ sự mong ngóng mùa xuân đến sớm
của tác giả. Cảm giác ngưng đọng trong cảm xúc vừa dịu dàng, vừa bâng khuâng của mùa xuân.
Mạch thơ chùng xuống như mạch cảm xúc, xuân bước vào lấp đầy khoảng trống. Xuân đến mang
theo những hơi ấm, giàn hoa thiên lý đã đến lúc vươn mình, phát triển xanh tốt. Mùa xuân thật dịu
dàng, bình yên, bao trùm lên khắp không gian các làng quê.
Cứ tưởng mùa xuân sẽ đến một cách thật chậm như khung cảnh mà nó bao trùm, nhưng trong tâm
hồn thơ mộng của nhà thơ thì mùa xuân lại đến một cách vội vàng:
"Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi.
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi."
Mùa xuân mang đến cho vạn vật trong thiên nhiên một màu tươi mới. Hình ảnh ẩn dụ "sóng
cỏ" trong xanh mãi mãi "gợn tới trời" giống như những làn cỏ đang nhảy múa khi gió mùa xuân
thổi qua lại. Bầu trời đang dần hồi tưởng lại những hình ảnh đẹp đẽ đang lan tỏa khắp không gian.
Nó thể hiện tình cảm đặc biệt nhất đối với những cánh đồng, những cô gái đang hát vang ngọn đồi.
Trong sắc xuân ấy, tiếng hát vang lên giữa đồi núi xanh ngát thật vui tươi, như một nét đẹp trong
văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Hình ảnh "đám xuân xanh" là cách nói dụ tượng
trưng cho những cô gái đến tuổi trưởng thành, sắp phải xa người thân để đi lấy chồng. Niềm vui
được nhân lên nhiều lần khi có thêm niềm vui của hạnh phúc lứa đôi. Như vậy, là ngày mai cô gái
đến tuổi xuân thì đã đi lấy chồng, bỏ lại những ngày tháng được cùng bạn bè đi chơi. Tuy có chút
nuối tiếc của tuổi trẻ nhưng cũng là niềm vui khi cô gái tìm được hạnh phúc cho riêng mình. Mùa
xuân đến, tô điểm thêm cho cuộc sống những niềm vui, tình yêu, hạnh phúc màu hồng. Qua đó,
cho thấy mức độ nở rộ và nó tràn đầy sức sống của vạn vật đang dần sinh sôi, nảy nở.
Với nhà thơ Hàn Mặc Tử, tâm hồn yêu đời, yêu thiên nhiên chưa bao giờ là hết:
"Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây."
Tiếng hát "vắt vẻo" và " thơ ngây" giữa rừng mùa xuân bát ngát đấy sao mà thân quen đến vậy.
Tình cảm của đôi lứa đã đến lúc chín muồi, nhất là trong lòng của những cô gái đang tuổi xuân
thì, tiếng hát " vắt vẻo" như một bản tình ca mùa xuân. Đời sống tình cảm, nồng nàn của nhà thơ
được thể hiện sâu sắc trong lời bài hát đấy, và nó càng "chín" hơn trong những mùa xuân khi có
người thì thầm, tâm sự cùng. Âm thanh bài hát còn đọng lại trong từng ý thơ, hòa nhịp âm trầm,
bay bổng tạo nên một sự chuyển đổi âm thanh hài hòa, tinh tế. Tâm hồn thơ mộng của nhà thơ đã
hòa cùng là một với thế giới của những âm sắc mùa xuân. Tiếng hát "hổn hển" được ví von "như
lời của nước mây", nó như nhịp thở vội vàng của mùa xuân đến. Đôi lứa thì thầm, tâm sự dưới
những rừng trúc bao la, gắn kết tình cảm với nhau để tìm niềm vui, hạnh phúc. Đoạn thơ mang
nhiều cung bậc âm thanh của mùa xuân, chan chứa niềm vui, sự tươi đẹp mới mẻ. Chính những
điều đó để rồi đến những người đọc cũng cảm nhận được sự "ý vị và thơ ngây". Khung cảnh thiên
nhiên của mùa xuân "chín" mang lại cho con người ta một nỗi niềm bâng khuâng, xao xuyến, một
tình cảm gắn kết đặc biệt nếu ta đã từng ghé qua:
"Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Cảnh trí bâng khuâng sực nhớ làng.
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông nắng trắng chang chang."
Những người khách, người con xa quê trong một lần bắt gặp khung cảnh mùa xuân yên bình, tươi
đẹp trên những làng quê mà lưu luyến, khó quên được. Những khung cảnh thiên nhiên ấy làm cho
tâm hồn của họ có một nỗi buồn, nỗi nhớ da diết về những kí ức xưa cũ mà bao nhiêu năm họ mới
được nhìn lại. Nếu ở đầu bài thơ tác giả đã gợi tả một mùa xuân tươi đẹp, xanh ngát thì bây giờ đã
đến lúc mùa xuân chín. Đã đến lúc những ánh nắng chói chang của mùa hè thay thế cho sự ấm áp,
phát triển xanh tốt của mùa xuân. Hình ảnh người chị gánh thóc dọc bờ sông đấy là hình ảnh người
con gái lúc xuân thì, sau khi có gia đình phải tần tảo lo toan. Cuộc sống đã đưa họ đến những vất
vả, nhọc nhằn nhưng đó nét đẹp lao động của người vợ, người mẹ Việt Nam lúc bấy giờ.