Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân hay nhất | Văn mẫu 12

Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân viết về thiên nhiên (cụ thể hơn là dòng sông Đà) và người lao động tài hoa, trí dũng. Bài phân tích tác phẩm người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu, khám phá hình tượng chưa từng được biết đến của con sông Đà và hình tượng ông lái đò tài hoa được nhà văn xây dựng qua tùy bút. Mời bạn đọc đón xem!

Phân tích tùy bút Người lái đò sông Đà hay và chất
Dàn ý chi tiết
I. M bài
Gii thiu tác gi Nguyn Tuân tác phẩm Người lái đò sông Đà. (Nguyn Tuân
là mt tác gi ln có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học ca Vit Nam).
II. Thân bài
1. Hình tượng con sông Đà
a. Con sông Đà hung bạo
- Cảnh vách đá hai bên sông dựng đứng như vách thành và ở quãng sông hp:
Có vách đá chẹt dòng sông Đà như một cái yết hu.
Đứng bên này b nh tay ném hòn đá qua bên kia vách. quãng con nai con h
đã có lần vt tn b này sang bên kia.
Mt sông ch y ch lúc đúng ngọ mi có mt tri.
Tác gi s dng nhiu giác quan (th giác, xúc giác) để cm nhn.
- Cnh quãng mt ghnh Hát Loóng:
Dài hàng cây s ớc xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cun cun lung gió gùn ghè
suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bt c người lái đò sông Đà...
Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lt nga bng thuyn ra.
S dng nhiều câu văn ngắn, điệp từ, đip cu trúc gi lên nhp chuyển động
gp gáp của sóng gió đang phối hp vi nhau, to thêm nét hung bo của sông Đà.
- Cnh quãng Tà Mường Vát:
Trên sông bng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông th xung dòng
sông để chun b làm móng cu.
c đây thở kêu như cái ca cng b sc... nhng cái giếng sâu c c c
lên như vừa rót du sôi vào.
Nhiu thuyn bè g đi nghênh ngang vô ý là nhng cái giếng hút nước y nó lôi tt
xung.
S dng các biện pháp so sánh, liên tưởng, nhân hóa độc đáo gợi lên cm giác
v nhng mi nguy him của sông Đà.
- Cuc thy chiến giữa con sông Đà và người lái đò:
Mt th thiên nhiên Tây Bc nhiu lúc trông thành ra din mạo tâm đa
mt th k thù s mt.
Tiếng nước nghe như oán trách gì, ri lại như van xin, rồi lại như khiêu
khích, ging gn chế nho...rống lên như tiếng ca mt ngàn con trâu mng
đang lồng ln gia rng vu rng tre na n lửa, đang phá tuông rng la, rng
la cùng gm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.
Sông Đà đã giao việc cho mi hòn, bày thch trận trên sông: Đám tảng đám
hòn, chia làm ba hàng chặng ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyn. Hàng tin v,
hai hòn canh mt cửa đá trông như hở, nhưng chính hai đa gi vai trò d
cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa,....
Phi hp với đá, nước thác reo làm thanh viện cho đá, những hòn đá b v oai
phong, lm lit, thách thc chiếc thuyn.
c bám ly thuyền như đô vật túm thắt lưng ông lái đò lt nga mình ra gia
trận nước vang tri thanh la não bt.
Dòng thác hùm beo đang hồng hc tế mnh trên sông đá...
S dng các biện pháp so sánh, nhân hóa, đy sáng tạo để khc ha s hung
bo, d dn trong trn thy chiến gay go, quyết lit.
Sông Đà hiện lên qua ngòi bút ca Nguyn Tuân không phi con sông tri,
giác mt sinh th có hoạt động, tính cách, tính, tâm trng, không
ch hung hãn còn rt xo huyệt, mưu ma để lừa người đò vào thế trận đã
bày sẵn và hướng người ta vào ca t.
Hình tượng con sông Đà hin lên thật vĩ, hiểm tr, d di rt hung bạo…
Sông Đà biểu tượng cho sc mnh d di v đẹp hùng của thiên nhiên núi
rng Tây Bc.
b. V đẹp thơ mộng, tr tình
T trên tàu bay nhìn xuống "con sông Đà tuôn dài như mt áng tóc tr tình, đu
tóc, chân tóc n hin trong mây tri Tây Bc bung n hoa ban, hoa go"
"Mùa xuân xanh màu ngc bích", khác vi sông Gâm, sông Lô "màu xanh canh
hến". Mùa thu nước sông "l l chín đỏ như da mặt mt người bầm đi vì rượu ba"
Sông Đà mỗi mùa mang mt v đẹp riêng, quyến rũ và tình tứ.
Nguyễn Tuân nhìn sông Đà như một c nhân vi nhng cnh quan hai bên b cc
gi cm: lá non nhú trên những nương ngô, những con hươu "ngẩng đầu nhung
khi áng c sương" Dòng sông Đà như gợi nhng ni nim sâu thm trong lch s
đất Vit: B sông hoang dại như một b tin s. B sông hồn nhiên như ni nim
c tích xưa.
Nguyn Tuân say miêu t dòng sông vi tt c s tinh tế ca cm xúc,
bng mt tình yêu thiết tha. Lòng ngưỡng m, trân trng, nâng niu t hào v mt
dòng sông đã tạo nên những trang văn đẹp hiếm có.
2. Hình ảnh người lái đò
V lai lch: mt ông lão gn 70 tui, làm ngh lái đò nhiều năm.
Ngoại hình: “tay lêu nghêu ... chất mun” để ngi ca những con người danh âm
thm cng hiến.
Công việc: lái đò trên sông Đà, hằng ngày đối din vi con thy quái hung bo..
- Tài năng và tâm hồn:
+ người tng tri, hiu biết thành tho trong ngh lái đò: “trên sông Đà ông
xuôi ngược hơn một trăm lần”, “nhớ t m... nhng luồng nước”...
+ người mưu trí dũng cm, bản lĩnh tài ba: ung dung đối đầu vi thác d
“nén đau giữ mái chèo, tnh táo ch huy bạn chèo...”, “nắm chc binh pháp ca thn
sông thần núi”, động tác điêu luyện “cưỡi đúng ngay trên bm sóng, phóng thng
thuyn vào giữa thác...”
+ người ngh tài hoa: ưa những khúc sông nhiu ghnh thác, không thích lái
đò trên khúc sông bằng phng, coi vic chiến thắng “con thủy quái” chuyện
thưng.
III. Kết bài
Khẳng định li giá tr ca tác phm:
Bài mẫu phân tích tùy bút Người lái đò sông Đà
Mỗi nhà văn một quan đim sáng tác riêng theo h xuyên sut s nghiệp văn
học. Nhưng có lẽ, Nguyn Tuân là một trường hợp đặc biệt khi quan đim sáng tác
phong cách văn chương của ông s khác bit rt thời trước sau
năm 1945. Nếu trước năm 1945, người ta biết đến Nguyn Tuân vi Ch ngưi t
cùng nhng hoài nim v cái đẹp ca qkh thì sau năm 1945, ngưi ta biết
đến Nguyn Tuân với Người lái đò sông Đà cùng một năng lượng, tình yêu tha
thiết dành cho cuc sng, cho thiên nhiên mà bạn đọc d dàng cm nhận được.
Tùy bút Người lái đò sông Đà in trong tập “Sông Đà”, là kết qu chuyến đi thực tế
ca Nguyễn Tuân đến vùng núi Tây Bắc để khám phá v đẹp ca thiên nhiên, ca
con người tìm kiếm “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong chính cuộc sng
thưng nhật. Qua “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân vi lòng t hào ca mình
đã khc ho những nét thơ mộng, hùng nhưng khc nghit của thiên nhiên đt
c qua hình nh con sông Đà hung bạo và tr tình. Đồng thời, nhà văn cũng phát
hin ca ngi cht ngh sĩ, s tài ba trí dũng của con người lao động mi qua
hình ảnh người lái đò sông Đà.
M đu tùy bút là hai lời đề t cùng đặc sắc độc đáo: “Đẹp vy sao tiếng hát
trên dòng sông”: ca ngợi v đẹp của sông Đà và tiếng hát ca những con ngưi cn
mẫn lao động, làm vic nơi đây. “Chúng thủy giai đông tẩu/ Đà giang độc Bc
lưu” mang ý nghĩa mọi con sông đều chy v phía Đông, riêng sông Đà chy v
phương Bắc để nói lên s khác biệt độc nht nh của sông Đà, gi ra nhng
tính riêng ca con sông. Ch vi hai lời đề t ngn gn, Nguyễn Tuân đã mang đến
cho bạn đọc nhng v đẹp vô cùng khác bit của sông Đà với nhng con sông khác
giúp bạn đọc phn nào thêm thích thú và mun tìm hiu v con sông này.
Sau lời đề t, tác gi đi vào c th v đẹp hùng vĩ, dữ di ca con sông: Cnh
vách đá hai bên sông dựng đứng như vách thành; vách đá chẹt dòng sông Đà
như một cái yết hầu; đng bên này b nh tay ném hòn đá qua bên kia vách;
quãng con nai con h đã lần vt t bên b này sang bên kia; mt sông ch y
ch lúc đúng ngọ mi mt trời.” bng ngòi bút tài hoa ca mình, Nguyn Tuân
mang đến cho bạn đọc nhiều liên tưởng thú v v con sông Đà: nghệ thut n d
nhng khối đá bờ sông được như những thành trì kiên cố, vũng chãi đầy ry
s nguy him, ẩn, đe doạ trc ch. Tác gi đã sử dụng nhiêu giác quan để cm
nhận được hết v đẹp hung tn quãng này ca con sông: nó va hp li nhiều đá
dựng cao ngang ngược nhưng tim n nhng s nguy him khiến con ngưi không
th ờng trước được.
Không ch quãng này ca con sông nguy him quãng mt ghnh Hát Loóng
cũng nhiều him nguy không kém: “Dài hàng cây s ớc xô đá, đá xô sóng, sóng
xô gió, cun cun lung gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi n xuýt bt c
người lái đò sông Đà…; quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lt nga bng
thuyền ra”. Đến đây, Nguyn Tuân s dng nhiều câu văn ngắn móc xích vi
nhau, điệp từ, điệp cu trúc gi lên nhp chuyển động gp gáp của sóng gió đang
phi hp với nhau để “hoành hành” to thêm nét hung bo của sông Đà; không chỉ
có đá dựng thành vách hăm dọa con người na mà ngay c mặt nước cũng tạo sóng
hung tợn để đe dọa bt c con thuyền hay người nào qua đy cho ta thy mt con
sông Đà ngang ngược, bá đạo và vô cùng bướng bnh.
Quãng Mường Vát con sông cũng hung tợn không kém: Trên sông bng
những cái hút c giống như cái giếng tông th xuống dòng sông đ chun b
làm móng cầu; nước đây thở kêu như cái ca cng b sc... nhng cái giếng
sâu c c ặc lên như vừa rót du sôi vào; nhiu thuyn g đi nghênh ngang
vô ý là nhng cái giếng hút nưc y nó lôi tt xuống” Ngh thut nhân hoá kết hp
so sánh ca Nguyn Tuân làm tạo cho câu văn trở nên sinh đng, hp dẫn hơn bao
gi hết. Khúc sông này nguy hiểm đến mc không mt con thuyn nào dám tiến li
gn, nếu không s b hút vào trong, b dìm xung lòng sông biến mt mt cách
đáng sợ.
Không ch riêng những quãng trên con sông Đà mới hung tn mà dòng chy ca nó
cũng cùng hung tn: “Có những thuyền đã bị cái hút hút xung, thuyn
trng ngay cây chuối ngược ri vt biến đi, bị dìm đi ngầm dưới lòng sông đến
mươi phút sau mới thy tan xác khuỷnh sông dưới”. S hung d này được
Nguyễn Tuân liên tưởng đến mt anh quay phim bo dn dám ngi vào trong cái
thuyn thúng tròn vành ri c ngưi c thúng cùng theo dòng xoáy xuống dưới
cùng của xoáy nước lia máy nh lên, thu vào tm mt tt c xoáy nước như
“mt cái giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve mt áng thy tinh
khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp v tan p c vào máy vào người quay phim
c người đang xem.” S liên tưởng đặc sc, thú v này không ch giúp bạn đọc
hình dung ra s hung tàn ca con sông còn làm cho v hung tàn đó tr nên đa
sắc màu hơn.
Bên cnh s hung tàn như mt con thủy quái, sông Đà cũng hết sức mưu mẹo khi
bày ra nhiu trùng vi thch trận hòng ớp đi sinh mng ca những người lái đò
qua đây. Phối hp với sóng nước vi tiếng thác m m “sóng bọt đã trắng xóa
c mt chân trời đá. Đá đây t ngàn năm vẫn mai phc hết trong lòng sông. Mt
hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo hơn c cái
mặt nước ch này”. Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn, đ chúng phi hp li
thành ba trùng vi thch trn nguy him. trùng vi th nhất sông Đà bày ra năm
ca trn, có bn ca t, mt ca sinh, ca sinh nm lp l phía t ngn sông. Hàng
tin v, hai hòn canh mt cửa đá đóng vai trò dụ chiếc thuyn vào tuyến gia.
Va vào trận địa, chúng tn công chiếc thuyn ti tp: "Mặt nước la vang dy
quanh mình, ùa vào mà b gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như
th quân liu mạng vào sát nách đá trái thúc gi vào bng hông thuyn.
Có lúc chúng đội c thuyền lên. Nước bám ly thuyền như đô vật túm thắt lưng ông
đò đòi lật nga mình ra gia trận nước vang tri thanh la bão nạt. Sóng thác đã
đánh đến miếng đòn hiểm độc nht, c cái luồng nước s bt chí y bóp cht
ly h b người lái đò".
t qua trùng vây th nhất, người lái đò li tiếp tc chiến đấu vi trùng vi thch
trn th hai: “Tăng thêm nhiu ca t để đánh lừa con thuyn vào, ca sinh li
b trí lch qua phía b hu ngn. Dòng thác hùm beo hng hc tế mnh trên sông
đá đánh khuýp quật vu hi chiếc thuyền”. Tại trn chiến đánh giáp lá cà này, chúng
quyết sinh quyết t với ông lái đò. Khi chiếc thuyền đã vượt qua, bọn sóng nước
ca t “vn không ngt khiêu khích, mc du cái thằng đá tướng đứng chiến ca
vào đã tiu nghỉu cái mt xanh lè tht vọng”.
Đến trùng vi thch trn th ba: “Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều lung chết c.
Cái lung sng chng ba này li ngay gia bọn đá hu v của con thác” nhưng
vn không thng nổi người lái đò dũng cảm, mưu trí. Cuối cùng sông Đà vn nhn
ly cái kết đng trong trn chiến thiên nhiên - con người. Qua đây ta thy con Sông
Đà như một loài thủy quái, hung hăng, bạo ngược, mt th thiên nhiên Tây Bc vi
“diện mạo và tâm địa mt th k thù s một” nhưng cũng mang một màu sc riêng
bit không th nhm ln vi bt kì con sông nào khác.
Nếu v đẹp của sông Đà chỉ dng li s hung bo thì chẳng có đáng để tác gi
yêu quý, chính dòng sông này li mang v đẹp khác biệt cùng thơ mộng, tr
tình làm người ta xao xuyến: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như mt áng tóc tr
tình, đầu tóc chân tóc n hin trong mây tri Tây Bc bung n hoa ban hoa go
tháng hai và cun cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Đến đây, Nguyễn Tuân
giúp bạn đọc hình dung ra con sông Đà như một người thiếu n ca Tây Bc vi
mái tóc tuôn dài gia núi rng mộng mang màu sắc thay đổi theo mùa: “Mùa
xuân dòng xanh ngc bích, ch ớc Sông Đà không xanh màu xanh canh hến ca
Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu ớc Sông Đà l l chín đỏ như da mặt một người
bầm đi rượu ba, l l cái màu đỏ gin d mt người bt mãn bc bi mi
độ thu v”.
Con Sông Đà gi cm vi v đẹp ca nắng tháng ba Đưng thi “Yên hoa tam
nguyệt Dương Châu”, còn nhng quãng, nhng không gian, nhng cnh sc
đầy thơ mộng: “Cnh ven sông đây lặng t, b sông hoang dại như một b tin
s, hồn nhiên như một ni nim c tích tuổi xưa”. Cảnh sông Đà còn “những
nương ngô nlên những ngô non đầu mùa, nhng c gianh đồi núi đang ra
nhng nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngn c gianh đẫm sương đêm”.
V đẹp hung bo, d tợn đen xen cùng thơ mộng, tr tình đã làm cho Nguyễn Tuân
say miêu t dòng sông y vi tt c s tinh tế ca cm xúc, mt tình yêu tthiên
nhiên đất nước sâu nặng. Lòng ngưng m, trân trng, nâng niu, t hào v mt
dòng sông, mt ngn thác, mt dòng chảy đã giúp Nguyễn Tuân to nên nhng
trang văn đẹp hiếm có qua ngôn t uyên bác và những liên tưởng thú v.
Bên cnh thành công khi khc ha v đẹp ca con sông Đà, Nguyễn Tuân cũng
cùng thành công trong vic khc ha hình ảnh người lái đò nơi đây.
Ông lái đò hiện ra một người khong bảy mươi tuổi làm ngh lái đò đã nhiều
năm nay. Ông là đại din cho những con người lao động bình d, tng tri, có nhiu
kinh nghiệm lái đò, lòng dũng cảm, gan dạ, mưu trí, nhanh nhn c s quyết
đoán ở nơi đây. Mỗi ngày làm việc như một trn chiến với đám thủy quái trên sông,
ông phi dùng hết công lc của mình đ đối phó vi bn chúng không h nao
núng. Khi bọn đá bày ra trùng vi thạch trn th nhất đầy hiểm nguy, người lái đò
hai tay gi mái chèo khi b ht lên khi sóng trận địa phóng thng vào mình; ông
không h nao núng bình tĩnh, đầy mưu trí như mt v ch huy, lái con thuyn
t qua ghnh thác. Ngay c khi b thương, người lái đò vn c nén vết thương,
hai chân vn kp cht ly cuống lái để t qua trùng vi thch trn th nht.
Sau khi phá xong vòng một, người lái đò không đưc ngh ngơi phá luôn trùng
vi thch trn th hai, th ba. Ông lái đò đã nm chc binh pháp ca thn sông thn
đá; ông đã thuộc quy lut phc kích của lũ đá nơi ải nước him tr này. Trong cuc
chiến không cân sc ấy, người lái đò chỉ mt cán chèo, mt con thuyn không
đường lùi còn dòng sông ờng như mang sức mnh siêu nhiên ca loài thu
quái. Tuy nhiên, kết cc cuối cùng, người lái đò vẫn chiến thng, khiến cho bn đá
ng tiu nghu b mt xanh lè vì phi chu thua mt con thuyn nh bé.
Nguyễn Tuân cùng khéo léo tài tình khi đã lt t trn vn một con sông Đà
hùng vĩ, dữ di. th nói chính s hung d của con sông Đà càng lam tôn lên s
huy hoàng và lòng dũng cảm của người lái đò. T đó, ta thấy hơn v đẹp ca
con người nơi đây: họ th những con người danh, những người lao động
nhiu tuổi nhưng vẫn đủ dẻo dai mưu trí để chiến thng thiên nhiên hung bo.
không ch cuc chiến này, nhng cuc chiến khác h cũng sẽ sn sàng chiến
đấu và chiến thng.
Bên cnh v đẹp ca s ng cảm, mưu trí, Nguyễn Tuân còn khc họa người lái
đò trong cuc sống đời thường cùng gin d mc mạc. Sau khi vượt khúc
sông hung bo bng hết sc lc của mình, người lái đò tr v vi cuc sng
thưng nht của mình: “đốt lửa, nướng ống cơm lam, bàn tán về anh dầm
xanh, v nhng cái hm cá hang cá mùa khô n nhng tiếng to như mìn bộc phá ri
cá túa ra tràn đầy ruộng” mà quên đi rằng mình va là những người anh hùng trong
cuc chiến đấu với con sông Đà hung hăng. H cho rằng đấy cuc sng ca h,
chng lớn lao, đáng nhớ. h s khiêm tn, mc mc, gin d ca nhng
ngưi nông dân cần cù, chăm chỉ lao động kiến thiết nước nhà.
i ngòi bút tài tình ca Nguyn Tuân, hình ảnh người lái đò hiện ra mang đy
đủ phm cht tốt đẹp đại diện cho con người lao động Vit Nam: dù tri qua nhng
cuc chiến khó khăn đ giành s sống nhưng khi vượt qua chúng h lại coi đó
những điều bình thường chẳng đáng nhớ, đáng tự hào. H li quay v vi
cuc sống đời thường gin d bình tâm, lại lo làm ăn sn xuất để xây dng mt
cuc sng tốt đẹp hơn. Chính sự đơn giản, không phô trương này li càng ta thêm
yêu quý và mến m h hơn.
Nhiều năm tháng qua đi nhưng bạn đọc chưa bao giờ quên phong cách sáng tác
“ngông” độc đáo của Nguyn Tuân cùng tùy bút hình ảnh con sông Đà. Tác
phẩm đã đóng góp không nh vào nền văn học Việt Nam và đưc nhiu thế h con
người đón nhận.
| 1/9

Preview text:


Phân tích tùy bút Người lái đò sông Đà hay và chất Dàn ý chi tiết I. Mở bài
Giới thiệu tác gải Nguyễn Tuân và tác phẩm Người lái đò sông Đà. (Nguyễn Tuân
là một tác giả lớn có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học của Việt Nam). II. Thân bài
1. Hình tượng con sông Đà a. Con sông Đà hung bạo
- Cảnh vách đá hai bên sông dựng đứng như vách thành và ở quãng sông hẹp:
Có vách đá chẹt dòng sông Đà như một cái yết hầu.
Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ
đã có lần vọt từ bên bờ này sang bên kia.
Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời.
→ Tác giả sử dụng nhiều giác quan (thị giác, xúc giác) để cảm nhận.
- Cảnh ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng:
Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè
suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà...
Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
→ Sử dụng nhiều câu văn ngắn, điệp từ, điệp cấu trúc gợi lên nhịp chuyển động
gấp gáp của sóng gió đang phối hợp với nhau, tạo thêm nét hung bạo của sông Đà.
- Cảnh ở quãng Tà Mường Vát:
Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống dòng
sông để chuẩn bị làm móng cầu.
Nước ở đây thở và kêu như cái cửa cống bị sặc... những cái giếng sâu nước ặc ặc
lên như vừa rót dầu sôi vào.
Nhiều thuyền bè gỗ đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút nước ấy nó lôi tụt xuống.
→ Sử dụng các biện pháp so sánh, liên tưởng, nhân hóa độc đáo gợi lên cảm giác
về những mối nguy hiểm của sông Đà.
- Cuộc thủy chiến giữa con sông Đà và người lái đò:
Một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa
một thứ kẻ thù số một.
Tiếng nước nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu
khích, giọng gằn mà chế nhạo...rống lên như tiếng của một ngàn con trâu mộng
đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng
lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.
Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn, nó bày thạch trận trên sông: Đám tảng đám
hòn, chia làm ba hàng chặng ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền. Hàng tiền vệ,
có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở, nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ
cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa,....
Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá bệ vệ oai
phong, lẫm liệt, thách thức chiếc thuyền.
Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông lái đò lật ngửa mình ra giữa
trận nước vang trời thanh la não bạt.
Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá...
→ Sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa, đầy sáng tạo để khắc họa sự hung
bạo, dữ dằn trong trận thủy chiến gay go, quyết liệt.
Sông Đà hiện lên qua ngòi bút của Nguyễn Tuân không phải là con sông vô tri,
vô giác mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng, không
chỉ hung hãn mà nó còn rất xảo huyệt, mưu ma để lừa người lá đò vào thế trận đã
bày sẵn và hướng người ta vào cửa tử.
Hình tượng con sông Đà hiện lên thật kì vĩ, hiểm trở, dữ dội và rất hung bạo…
Sông Đà biểu tượng cho sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc.
b. Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình
Từ trên tàu bay nhìn xuống "con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu
tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo"
"Mùa xuân xanh màu ngọc bích", khác với sông Gâm, sông Lô "màu xanh canh
hến". Mùa thu nước sông "lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa"
→ Sông Đà mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng, quyến rũ và tình tứ.
Nguyễn Tuân nhìn sông Đà như một cố nhân với những cảnh quan hai bên bờ cực
kì gợi cảm: lá non nhú trên những nương ngô, những con hươu "ngẩng đầu nhung
khỏi áng cỏ sương" Dòng sông Đà như gợi những nỗi niềm sâu thẳm trong lịch sử
đất Việt: Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích xưa.
→ Nguyễn Tuân say mê miêu tả dòng sông với tất cả sự tinh tế của cảm xúc, và
bằng một tình yêu thiết tha. Lòng ngưỡng mộ, trân trọng, nâng niu tự hào về một
dòng sông đã tạo nên những trang văn đẹp hiếm có.
2. Hình ảnh người lái đò
Về lai lịch: một ông lão gần 70 tuổi, làm nghề lái đò nhiều năm.
Ngoại hình: “tay lêu nghêu ... chất mun” để ngợi ca những con người vô danh âm thầm cống hiến.
Công việc: lái đò trên sông Đà, hằng ngày đối diện với con thủy quái hung bạo.. - Tài năng và tâm hồn:
+ Là người từng trải, hiểu biết và thành thạo trong nghề lái đò: “trên sông Đà ông
xuôi ngược hơn một trăm lần”, “nhớ tỉ mỉ... những luồng nước”...
+ Là người mưu trí dũng cảm, bản lĩnh và tài ba: ung dung đối đầu với thác dữ
“nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo...”, “nắm chắc binh pháp của thần
sông thần núi”, động tác điêu luyện “cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng
thuyền vào giữa thác...”
+ Là người nghệ sĩ tài hoa: ưa những khúc sông nhiều ghềnh thác, không thích lái
đò trên khúc sông bằng phẳng, coi việc chiến thắng “con thủy quái” là chuyện thường. III. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của tác phẩm:
Bài mẫu phân tích tùy bút Người lái đò sông Đà
Mỗi nhà văn có một quan điểm sáng tác riêng theo họ xuyên suốt sự nghiệp văn
học. Nhưng có lẽ, Nguyễn Tuân là một trường hợp đặc biệt khi quan điểm sáng tác
và phong cách văn chương của ông có sự khác biệt rõ rệt ở thời kì trước và sau
năm 1945. Nếu trước năm 1945, người ta biết đến Nguyễn Tuân với Chữ người tử
tù cùng những hoài niệm về cái đẹp của quá khứ thì sau năm 1945, người ta biết
đến Nguyễn Tuân với Người lái đò sông Đà cùng một năng lượng, tình yêu tha
thiết dành cho cuộc sống, cho thiên nhiên mà bạn đọc dễ dàng cảm nhận được.
Tùy bút Người lái đò sông Đà in trong tập “Sông Đà”, là kết quả chuyến đi thực tế
của Nguyễn Tuân đến vùng núi Tây Bắc để khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên, của
con người và tìm kiếm “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong chính cuộc sống
thường nhật. Qua “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân với lòng tự hào của mình
đã khắc hoạ những nét thơ mộng, hùng vĩ nhưng khắc nghiệt của thiên nhiên đất
nước qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình. Đồng thời, nhà văn cũng phát
hiện và ca ngợi chất nghệ sĩ, sự tài ba trí dũng của con người lao động mới qua
hình ảnh người lái đò sông Đà.
Mở đầu tùy bút là hai lời đề từ vô cùng đặc sắc và độc đáo: “Đẹp vậy sao tiếng hát
trên dòng sông”: ca ngợi vẻ đẹp của sông Đà và tiếng hát của những con người cần
mẫn lao động, làm việc ở nơi đây. “Chúng thủy giai đông tẩu/ Đà giang độc Bắc
lưu” mang ý nghĩa mọi con sông đều chảy về phía Đông, riêng sông Đà chảy về
phương Bắc để nói lên sự khác biệt độc nhất vô nhị của sông Đà, gợi ra những cá
tính riêng của con sông. Chỉ với hai lời đề từ ngắn gọn, Nguyễn Tuân đã mang đến
cho bạn đọc những vẻ đẹp vô cùng khác biệt của sông Đà với những con sông khác
giúp bạn đọc phần nào thêm thích thú và muốn tìm hiểu về con sông này.
Sau lời đề từ, tác giả đi vào cụ thể vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của con sông: “Cảnh
vách đá hai bên sông dựng đứng như vách thành; có vách đá chẹt dòng sông Đà
như một cái yết hầu; đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách; có

quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bên bờ này sang bên kia; mặt sông chỗ ấy
chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời.” bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Tuân
mang đến cho bạn đọc nhiều liên tưởng thú vị về con sông Đà: nghệ thuật ẩn dụ
những khối đá bờ sông được ví như những thành trì kiên cố, vũng chãi và đầy rẫy
sự nguy hiểm, bí ẩn, đe doạ trực chờ. Tác giả đã sử dụng nhiêu giác quan để cảm
nhận được hết vẻ đẹp hung tợn ở quãng này của con sông: nó vừa hẹp lại nhiều đá
dựng cao ngang ngược nhưng tiềm ẩn những sự nguy hiểm khiến con người không
thể lường trước được.
Không chỉ quãng này của con sông nguy hiểm mà quãng mặt ghềnh Hát Loóng
cũng nhiều hiểm nguy không kém: “Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng
xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ
người lái đò sông Đà…; quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng

thuyền ra”. Đến đây, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều câu văn ngắn móc xích với
nhau, điệp từ, điệp cấu trúc gợi lên nhịp chuyển động gấp gáp của sóng gió đang
phối hợp với nhau để “hoành hành” tạo thêm nét hung bạo của sông Đà; không chỉ
có đá dựng thành vách hăm dọa con người nữa mà ngay cả mặt nước cũng tạo sóng
hung tợn để đe dọa bất cứ con thuyền hay người nào qua đấy cho ta thấy một con
sông Đà ngang ngược, bá đạo và vô cùng bướng bỉnh.
Quãng Tà Mường Vát con sông cũng hung tợn không kém: “Trên sông bỗng có
những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống dòng sông để chuẩn bị
làm móng cầu; nước ở đây thở và kêu như cái cửa cống bị sặc... những cái giếng
sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào; nhiều thuyền bè gỗ đi nghênh ngang

vô ý là những cái giếng hút nước ấy nó lôi tụt xuống” Nghệ thuật nhân hoá kết hợp
so sánh của Nguyễn Tuân làm tạo cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn bao
giờ hết. Khúc sông này nguy hiểm đến mức không một con thuyền nào dám tiến lại
gần, nếu không sẽ bị hút vào trong, bị dìm xuống lòng sông và biến mất một cách đáng sợ.
Không chỉ riêng những quãng trên con sông Đà mới hung tợn mà dòng chảy của nó
cũng vô cùng hung tợn: “Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền
trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến
mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”
. Sự hung dữ này được
Nguyễn Tuân liên tưởng đến một anh quay phim bạo dạn dám ngồi vào trong cái
thuyền thúng tròn vành rồi cả người cả thúng cùng theo dòng xoáy xuống dưới
cùng của xoáy nước và lia máy ảnh lên, thu vào tầm mắt tất cả xoáy nước như
“một cái giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh
khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp cả vào máy vào người quay phim
cả người đang xem.”
Sự liên tưởng đặc sắc, thú vị này không chỉ giúp bạn đọc
hình dung ra sự hung tàn của con sông mà còn làm cho vẻ hung tàn đó trở nên đa sắc màu hơn.
Bên cạnh sự hung tàn như một con thủy quái, sông Đà cũng hết sức mưu mẹo khi
bày ra nhiều trùng vi thạch trận hòng cướp đi sinh mạng của những người lái đò
qua đây. Phối hợp với sóng nước với tiếng thác ầm ầm là “sóng bọt đã trắng xóa
cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông. Mặt
hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái
mặt nước chỗ này”
. Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn, để chúng phối hợp lại
thành ba trùng vi thạch trận nguy hiểm. Ở trùng vi thứ nhất sông Đà bày ra năm
cửa trận, có bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Hàng
tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá đóng vai trò dụ chiếc thuyền vào tuyến giữa.
Vừa vào trận địa, chúng tấn công chiếc thuyền tới tấp: "Mặt nước hò la vang dậy
quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như
thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền.
Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông
đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la bão nạt. Sóng thác đã
đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt
lấy hạ bộ người lái đò".

Vượt qua trùng vây thứ nhất, người lái đò lại tiếp tục chiến đấu với trùng vi thạch
trận thứ hai: “Tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại
bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông
đá đánh khuýp quật vu hồi chiếc thuyền”. Tại trận chiến đánh giáp lá cà này, chúng
quyết sinh quyết tử với ông lái đò. Khi chiếc thuyền đã vượt qua, bọn sóng nước
cửa tử “vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa
vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng”.
Đến trùng vi thạch trận thứ ba: “Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả.
Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác” nhưng
vẫn không thắng nổi người lái đò dũng cảm, mưu trí. Cuối cùng sông Đà vẫn nhận
lấy cái kết đắng trong trận chiến thiên nhiên - con người. Qua đây ta thấy con Sông
Đà như một loài thủy quái, hung hăng, bạo ngược, một thứ thiên nhiên Tây Bắc với
“diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một” nhưng cũng mang một màu sắc riêng
biệt không thể nhầm lẫn với bất kì con sông nào khác.
Nếu vẻ đẹp của sông Đà chỉ dừng lại ở sự hung bạo thì chẳng có gì đáng để tác giả
yêu quý, chính dòng sông này lại mang vẻ đẹp khác biệt vô cùng thơ mộng, trữ
tình làm người ta xao xuyến: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ
tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo
tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”
. Đến đây, Nguyễn Tuân
giúp bạn đọc hình dung ra con sông Đà như một người thiếu nữ của Tây Bắc với
mái tóc tuôn dài giữa núi rừng mộng mơ mang màu sắc thay đổi theo mùa: “Mùa
xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của
Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người
bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”.

Con Sông Đà gợi cảm với vẻ đẹp của nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam
nguyệt há Dương Châu”
, còn có những quãng, những không gian, những cảnh sắc
đầy thơ mộng: “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ, bờ sông hoang dại như một bờ tiền
sử, hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”
. Cảnh sông Đà còn là “những
nương ngô nhú lên những lá ngô non đầu mùa, những cỏ gianh đồi núi đang ra
những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn cỏ gianh đẫm sương đêm”
.
Vẻ đẹp hung bạo, dữ tợn đen xen cùng thơ mộng, trữ tình đã làm cho Nguyễn Tuân
say mê miêu tả dòng sông ấy với tất cả sự tinh tế của cảm xúc, một tình yêu tthiên
nhiên đất nước sâu nặng. Lòng ngưỡng mộ, trân trọng, nâng niu, tự hào về một
dòng sông, một ngọn thác, một dòng chảy đã giúp Nguyễn Tuân tạo nên những
trang văn đẹp hiếm có qua ngôn từ uyên bác và những liên tưởng thú vị.
Bên cạnh thành công khi khắc họa vẻ đẹp của con sông Đà, Nguyễn Tuân cũng vô
cùng thành công trong việc khắc họa hình ảnh người lái đò nơi đây.
Ông lái đò hiện ra là một người khoảng bảy mươi tuổi làm nghề lái đò đã nhiều
năm nay. Ông là đại diện cho những con người lao động bình dị, từng trải, có nhiều
kinh nghiệm lái đò, có lòng dũng cảm, gan dạ, mưu trí, nhanh nhẹn và cả sự quyết
đoán ở nơi đây. Mỗi ngày làm việc như một trận chiến với đám thủy quái trên sông,
ông phải dùng hết công lực của mình để đối phó với bọn chúng mà không hề nao
núng. Khi bọn đá bày ra trùng vi thạch trận thứ nhất đầy hiểm nguy, người lái đò
hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình; ông
không hề nao núng mà bình tĩnh, đầy mưu trí như một vị chỉ huy, lái con thuyền
vượt qua ghềnh thác. Ngay cả khi bị thương, người lái đò vẫn cố nén vết thương,
hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái để vượt qua trùng vi thạch trận thứ nhất.
Sau khi phá xong vòng một, người lái đò không được nghỉ ngơi mà phá luôn trùng
vi thạch trận thứ hai, thứ ba. Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần
đá; ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Trong cuộc
chiến không cân sức ấy, người lái đò chỉ có một cán chèo, một con thuyền không
có đường lùi còn dòng sông dường như mang sức mạnh siêu nhiên của loài thuỷ
quái. Tuy nhiên, kết cục cuối cùng, người lái đò vẫn chiến thắng, khiến cho bọn đá
tướng tiu nghỉu bộ mặt xanh lè vì phải chịu thua một con thuyền nhỏ bé.
Nguyễn Tuân vô cùng khéo léo và tài tình khi đã lột tả trọn vẹn một con sông Đà
hùng vĩ, dữ dội. Có thể nói chính sự hung dữ của con sông Đà càng lam tôn lên sự
huy hoàng và lòng dũng cảm của người lái đò. Từ đó, ta thấy rõ hơn vẻ đẹp của
con người nơi đây: họ có thể là những con người vô danh, những người lao động
nhiều tuổi nhưng vẫn đủ dẻo dai và mưu trí để chiến thắng thiên nhiên hung bạo.
Và không chỉ cuộc chiến này, những cuộc chiến khác họ cũng sẽ sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng.
Bên cạnh vẻ đẹp của sự dũng cảm, mưu trí, Nguyễn Tuân còn khắc họa người lái
đò trong cuộc sống đời thường vô cùng giản dị và mộc mạc. Sau khi vượt khúc
sông hung bạo bằng hết sức lực của mình, người lái đò trở về với cuộc sống
thường nhật của mình: “đốt lửa, nướng ống cơm lam, bàn tán về cá anh vũ cá dầm
xanh, về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi
cá túa ra tràn đầy ruộng” mà quên đi rằng mình vừa là những người anh hùng trong
cuộc chiến đấu với con sông Đà hung hăng. Họ cho rằng đấy là cuộc sống của họ,
chẳng có gì lớn lao, đáng nhớ. Ở họ là sự khiêm tốn, mộc mạc, giản dị của những
người nông dân cần cù, chăm chỉ lao động kiến thiết nước nhà.
Dưới ngòi bút tài tình của Nguyễn Tuân, hình ảnh người lái đò hiện ra mang đầy
đủ phẩm chất tốt đẹp đại diện cho con người lao động Việt Nam: dù trải qua những
cuộc chiến khó khăn để giành sự sống nhưng khi vượt qua chúng họ lại coi đó là
những điều bình thường chẳng có gì đáng nhớ, đáng tự hào. Họ lại quay về với
cuộc sống đời thường giản dị và bình tâm, lại lo làm ăn sản xuất để xây dựng một
cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính sự đơn giản, không phô trương này lại càng ta thêm
yêu quý và mến mộ họ hơn.
Nhiều năm tháng qua đi nhưng bạn đọc chưa bao giờ quên phong cách sáng tác
“ngông” độc đáo của Nguyễn Tuân cùng tùy bút và hình ảnh con sông Đà. Tác
phẩm đã đóng góp không nhỏ vào nền văn học Việt Nam và được nhiều thế hệ con người đón nhận.