Phân tích vai trò của đảng chính trị trong quy trình chính sách và chính sách nhập cư của đảng Dân chủ Mỹ | Tiểu luận hệ thống chính trị và quá trình chính sách

Phân tích vai trò của đảng chính trị trong quy trình chính sách. Quan niệm về Đảng chính trị. Ở giai đoạn lựa chọn vấn đề chính sách và xác lập chương trình nghị sự.  Ở giai đoạn thảo luận, xây dựng và ban hành chính sách. Đảng Dân chủ và chính  sách nhập cư. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
24 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích vai trò của đảng chính trị trong quy trình chính sách và chính sách nhập cư của đảng Dân chủ Mỹ | Tiểu luận hệ thống chính trị và quá trình chính sách

Phân tích vai trò của đảng chính trị trong quy trình chính sách. Quan niệm về Đảng chính trị. Ở giai đoạn lựa chọn vấn đề chính sách và xác lập chương trình nghị sự.  Ở giai đoạn thảo luận, xây dựng và ban hành chính sách. Đảng Dân chủ và chính  sách nhập cư. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

42 21 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN




KHOA CHÍNH TRỊ HỌC
TIỂU LUẬN MÔN: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ QUÁ TRÌNH CHÍNH SÁCH
TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CHÍNH TRỊ TRONG QUY TRÌNH
CHÍNH SÁCH VÀ CHÍNH SÁCH NHẬP CƯ CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ MỸ
Giảng viên: TS. Phạm Thị Hoa
Sinh viên: Vũ Tùng Trung Anh
Mã sinh viên: 1955310005
Lớp: Chính trị phát triển k39
1
A) MỞ ĐẦU
1) Tính cấp thiết của đề tài
Đảng cầm quyền bao giờ cũng giữ vai trò lãnh đạo, chi phối toàn bộ hệ
thống chính trị, đặc biệt và trực tiếp nhất là nhà nước; bằng nhà nước và thông qua
nhà nước để thực hiện mục tiêu, chiến lược của mình. Giành, giữ và thực thi quyền
lực nhà nước một hoạt động bản của các đảng chính trị. Tùy theo điều kiện
kinh tế, chính trị, văn hóa, hội của từng nước cũng như mục tiêu theo đuổi
mỗi đảng cầm quyềnnhững phương thức tổ chức và hoạt động khác nhau, song
đều nhằm tới một hướng đích là giành, thực thi chi phối quyền lực nhà nước, từ
đó chi phối và thực thi quyền lực của đảng mình đối với các đảng khác và với toàn
xã hội.
Cũng như đảng cầm quyền, đảng chính trị là một nhân tố hết sức quan trọng
trong hệ thống chính trị của các nước bản. vai trò một trong những
thành phần cơ bản của chế độ chính trị, của xã hội công dân hiện đại, có ảnh hưởng
lớn đến đời sống chính trị, từ cấu tổ chức đến sự vận hành của hệ thống chính
trị. Đâymột tổ chức chính trị phản ánh lợi ích của giai cấp, của tầng lớp hội,
nó liên kết, lãnh đạo những người đại diện tích cực nhất của tầng lớp hay xã hội đó
để cùng thực hiện đạt những mục tiêu và lý tưởng nhất định.
Các đảng chính trị luôn là trung tâm cho các cuộc thảo luận và tranh luận về
việc đổi mới nền chính trị cũng như thực hiện các thay đổi chính trị. Các lợi ích
cho chính thể sẽ được tìm thấy qua các quyết sách sáng suốt của đảng chính trị cầm
quyền đó. Những lợi ích như vậy, không chỉ tìm thấy trong đảng cầm quyền
còn ở trong các đảng chính trị đối lập.
Trong lịch sử chính trị nước Mỹ, Đảng Dân chủ một trong những chính
đảng lớn nhất, ra đời sớm tồn tại lâu đời nhất. Đảng Dân chủ được thành lập
2
năm 1828 từ đó đến nay luôn một nhân tố quan trọng hàng đầu cấu thành hệ
thống và thể chế chính trị Mỹ.
Mỗi nước đều có một đảng cầm quyền, từ việc nghiên cứu một số nét cơ bản
về vai trò của đảng dân chủ nước Mỹ hiện nay để nhằm góp phần xây dựng nhà
nước pháp quyền Việt Nam ta trong xu thế hội nhập, tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng cầm quyền. Bên cạnh đó chính sách nhập
của Tổng thống Joe Bide đã gây ra nhiều tranh cãi Chính lẽ đó, em xin chọn đề
tài: “Phân tích vai trò của đảng chính trị trong quy trình chính sách chính sách
nhập cư của đảng Dân chủ Mỹ.”
2) Tình hình nghiên cứu đề tài
Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả từ nhiều góc
độ khác nhau nói về Đảng Dân chủ nước Mỹ. Cụ thể một số công trình, bài viết
tiêu biểu:
- Vài nét về Đảng Dân Chủ Mỹ của GS,TS. Nguyễn Hoàng Giáp Viện
trưởng Viện Quan hệ quốc tế, Học viện CT-HCQG HCM, 2010. Bài viết đã khái
lược một số nét cơ bản về sự hình thành và phát triển của Đảng Dân chủ nước Mỹ,
từ hệ thống tổ chức cách thức hoạt động đến chắt lọc những kinh nghiệm cần
có của một thể chế chính trị hoàn chỉnh ở các nước tư bản.
- Một số vấn đề về Đảng Cầm quyền Đảng Đối lập trong đời sống chính
trị Hoa Kỳ của Nguyễn Thị Hạnh chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, 2012. Cuốn sách
đã chỉ một điều đặc biệt nước Mỹ gần như trong quá trình hình thành
phát triển cho đến nay, hai đảng Cộng hòa Dân chủ liên tục thay nhau cầm
quyền, điều hành nước Mỹ mà không có một đảng thứ ba nào giành được ghế tổng
thống. bạn đọc sẽ hiểu yếu tố chi phối sự tồn tại bền vững của chế độ hai
đảng trong nước Mỹ nói chung.
3
- Vai trò của đảng chính trị nói chung, đảng cầm quyền nói riêng đối với nhà
nước trong chủ nghĩa tư bản hiện đại( Qua khảo sát một số mô hình tiêu biểu) của
Nguyễn Xuân Tế, Đặng Đình Thành đã làm rõ tầm quan trọng chung trong chiến
lược phát triển của các nước. Suy cho cùng nó thể hiện định hướng lâu dài trong
việc sử dụng và dào tạo cán bộ chất lượng cao để duy trì hoạt động của Đảng cầm
quyền hiện tại.
- Vấn đề đảng cầm quyền thẩm quyền quản nhà nước các nước
bản của Nguyễn Đăng Dung, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử. Bài viết đã thể
hiện rõ việc không phân biệt giữa sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý của nhà nước
tại các nước bản do chính để tăng cường sự hợp pháp sự chịu trách
nhiệm của đảng cầm quyền. các chính thể này cũng không sự phân biệt giữa
các quan chức cao cấp của đảng với các quan chức cao cấp của nhà nước. Người
đứng đầu đảng đứng đầu hành pháp hầu như một. Họ các chính khách.
Điều tối quan trọng là đảng chính trị có lấy được phiếu của người dân để trở thành
đảng cầm quyền hay không.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến đảng Dân Chủ
Mỹ. Đây chính tài liệu để các nhà nghiên cứu những hoạch định chính sách
trong chiến lược phát triển chung. Song vấn đề cụ thể về vai trò của đảng Dân chủ
ở Mỹ thì chưa có công nào nghiên cứu chuyên sâu cả. Vì thế bài tiểu luận này là sự
kế thừa, phát triển, bổ sung những vấn đề liên quan đến sự hình thành và phát triển
của đảng Dân Chủ nước Mỹ, từ đó đáp ứng yêu cầu hoàn thiện xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam.
3) Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động cũng
như vai trò quan trọng của đàng Dân Chủ ở Mỹ hiện nay để hiểuhơn về cơ chế
4
hoạt động của đảng cầm quyền này góp phần tạo tiền đề giúp cho Đảng Cộng
sản Việt Nam hoạch định thực thi những đường lối chiến lược nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
- Nhiệm vụ: Đề tài nhằm làm rõ cơ sở lý luận về đảng chính trị nói chung và
đảng cầm quyền nói riêng trong bối cảnh hiện nay của thế giới Ngoài ra, qua việc
tập trung nghiên cứu về đảng Dân Chủ nước Mỹ để làm nổi bật vai trò hiện nay
của đảng này đối với nước Mỹ và đặc biệt trong vị trí đương nhiệm tổng thống của
Joe Biden. Làm quá trình chính sách nhập cử Đảng dân chủ Mỹ Từ đó đề
xuất một số kinh nghiệm để xây dựng chính sách nhập cư ở Việt Nam hiện nay.
4) Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của đề tài đảng Dân Chủ nước Mỹ hiện
nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận tập trung nghiên cứu vai trò của đảng Dân Chủ ở
nước Mỹ.
5) Đóng góp mới về mặt khoa học của tiểu luận.
Tiểu luận công trình nghiên cứu một cách tập trungtrực tiếp từ góc độ
chính trị học về vai trò của đảng Dân chủ Mỹ hiện nay. Chỉ ra được tầm ảnh
hưởng và sự cần thiết quan trọng đối với việc phát huy vai trò của đảng cầm quyền
nước Mỹ. Từ đó rút ra được những bài học quý báu trong chiến lược xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay nước ta, dưới sự lãnh
đạo của chính Đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
6) Ý nghĩa của đề tài
5
Đề tài này sẽ tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu đến
vấn đề đảng cầm quyền nói chung đảng Dân Chủ nước Mỹ nói riêng. Từ đó
sự hệ thống hóa về vai trò quan trọng của đảng cầm quyền hiện nay đối với sự
phát triển của mỗi nước. Đặc biệt sẽ nền tảng cho việc hoàn thiện nhà nước
pháp quyềnhội chủ nghĩa Việt Nam.kinh nghiệm trong chính sách nhập cư
ở Việt Nam
B) NỘI DUNG
CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CHÍNH TRỊ TRONG
QUY TRÌNH CHÍNH SÁCH CHÍNH SÁCH TỊ NẠN CỦA ĐẢNG DÂN
CHỦ HOA KỲ
1.1) Phân tích vai trò của đảng chính trị trong quy trình chính sách.
1.1.1) Quan niệm về Đảng chính trị.
Hiểu một cách đơn giản thì đảng chính trị một dạng đặc biệt của tổ chức
xã hội. không giống các hiệp hội, liên đoàn hay các nghiệp đoàn xã hội cách
thức tổ chức đặc biệt các hoạt động mang đậmnh chính trị. Đảng chính trị
không chỉ đơn thuần đấu tranh để tham gia vào việc thể hiện các quan điểm chính
trị mà còn đấu tranh để giành quyền đại diện cho người dân trong quốc hội. Thông
thường, các đảng chính trị đều giành quyền lực thông qua việc bỏ phiếu của người
dân. Trách nhiệm của đảng chính trị đối với người dân thể hiện qua việc thực hiện
các cam kết mà đảng chính trị đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử. Ý chí của người
bỏ phiếu ý nghĩa rất quan trọng đối với một đảng chính trị. Người ta gọi chính
trị, đảng phái nghĩa cấu chính trị trong đó nhiều đảng tranh gianh quyền
lãnh đạo chính quyền một cách hòa bình với nhau thông qua bầu cử. Trong các
nước sản, hình thái chủ yếu của chính trị đảng phái chế độ Nội các Nghị
viện chế độ Tổng thống. Tùy theo số lượng Đảng chính trị lớn trong một
6
nước, người ta chia thành các loại lưỡng đảng, đa đảng… Để bảo đảm cho Quốc
hội các Đảng được điều hành ổn định, điều quan trọng sự bảo đảm tự do về
chính trị, ngôn ngữ, lập hội bầu cử công bằng giảm bớt những căng thẳng
trong nội bộ xã hội. Các đảng chính trị luôn là trung tâm cho các cuộc thảo luận và
tranh luận về việc đổi mới nền chính trị cũng như thực hiện các thay đổi chính trị.
Các lợi ích cho chính thể sẽ được tìm thấy qua các quyết sách sáng suốt của đảng
chính trị cầm quyền đó. Những lợi ích như vậy, không chỉ tìm thấy trong đảng cầm
quyền còn trong các các đảng chính trị đối lập. Trong một thể chế dân chủ,
đảng đối lập thường có chức năng như là một “cơ quan giám sát” đối với các chính
sách của chính phủ hoặc cho các lựa chọn chính trị trong tương lai. Các đảng chính
trị đối lập thường là đối thủ đáng ngại cho đảng cầm quyền, nhưng chính vì vậy, sự
tồn tại của các đảng đối lập là hết sức cần thiết trong một thể chế dân chủ.
thể hiểu đảng chính trị phải đảng hợp pháp, được pháp luật thừa nhận
vì tổ chức và được hoạt động chính trị theo khuôn khổ của pháp luật. Từ những đặc
trưng trên của đảng chính trị có thể đưa ra một quan niệm chung về đảng chính trị
như sau: Đảng chính trị hay còn gọi là chính đảng, một tổ chức chính trị đại diện
của một giai cấp, một lực lượng hội, (hoặc không có) cách pháp nhân,
gồm những người cùng chứng kiến, tự nguyện tham gia hoạt động liên tục,
nhằm thực hiện mục tiêu giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.
1.1.2) Ở giai đoạn lựa chọn vấn đề chính sách và xác lập chương trình nghị sự
Đối với Đảng cầm quyền, Đường lối, chính sách của đảng chính điểm
xuất phát của các chính sách của nhà nước. Thậm chí, ở các nước xã hội chủ nghĩa,
Đảng cộng sản lực lượng duy nhất nắm quyền lãnh đạo nên các chính sách,
pháp luật của nhà nước được coi sự cụ thể hóa, thể chế hóa về mặt pháp các
chủ trương, đường lốichính sách lớn của Đảng. Cũngthể nói đảng đóng vai
7
trò quan trọng trong việc khởi xướng, đề xuất ý kiến chính sách. Các đề xuất chính
sách của đảng tể được thực hiện thông qua các nghị sỹ, các quan chức chính
phủ, nhân sự các bộ là đảng viên của đảng.
Các tác động đến chính sách đôi khi chỉsự thể hiện lợi ích của một nhóm
tầng lớp, giai cấp tronghội. Do đó sự tham gia của đảng chính trị vào quy trình
chính sách là sự kết hợp và biểu đạt lợi ích của các nhóm khác nhau trong xã hội.
Cách thức phổ biến để đảng chính trị tác động đến chính sách thông qua
thuyết phục, vận động sự ủng hộ từ các thành viên trong và ngoài đảng cho các đề
xuất hoặc các phương án chính sách. Các đảng không cầm quyền cũng có thể tham
gia vào quy trình chính sách bằng phản biện, tranh luận chính sách. Về bản sẽ
có những quy định cụ thể cho điều này.
Sau khi vấn đề chính sách đã được lựa chọn, các đảng viên của đảng cũng sẽ
tham gia vào quá trình bỏ phiếu lựa chọn nghị trình chính sách. Đây cũng một
biểu hiện rõ nét cho thấy sự tham gia của đảng chính trị vào giai đoạn xác lập
chương trình nghị sự.
Như vậy, mô hình hệ thống chính trị khác nhau thì sự tham gia của
đảng chính trị vào giai đoạn lựa chọn vấn đề chính sách xác lập nghị trình đều
mang tính phổ biến. Vấn đề chỗ, vai trò hay mức độ tham gia của các đảng
như thế nào là tùy thuộc vào tiềm lực của mỗi đảng trong chính phủ nghị
viện.
1.1.3) Ở giai đoạn thảo luận, xây dựng và ban hành chính sách
Giai đoạn thảo luận, xây dựng chính sách giai đoạn rất quan trọng trong
quy trình chính sách. Chính giai đoạn này, các phương án chính sách được đưa
ra, bàn bạc một cách kỹ lưỡng để đảm bảo các lựa chọn chinh sách đều phù hợp
8
mang tính thuyết phục ca. Các nhiệm vụ trong giai đoạn này đòi hỏi đối với sự
tham gia của các đảng chính trị (nếu có) vào quy trình chính sách. Vì hoạt động
mang tính kỹ thuật, chuyên môn nên đảng thường tác động vào giai đoạn này
thông qua sự tham gia của các nhà vấn, chuyên môn của đảng, Tiến nói, ý kiến
của họ sẽ chính sự biểu đạt quan điểm của đảng chính trị họ đại diện nhưng
dưới cách khách quan, khoa học và đáng tin cậy hơn. Bên cạnh đó, đảng cũng tham
gia vài việc giám sát để đảm báo tính mục tiêu, tính khả thi trong xây dựng chính
sách. Đây là cách thức giúp đảng chính trị gián tiếp tác động đến chính sách.
Để thực hiện hóa quan điểm và lợi ích của đảng một cách thiết thực và mạnh
mẽ, đảng chính trị tiến hành nhiều hoạt động mang tính chính trị dể gây ảnh hưởng
đến quy trình chính sách. Trước tiên, đảng dự tính khả năng thông qua chính sách
để những phản ứng chính sách hợp lý. Để tác động cụ thể mạnh mẽ hơn,
đảng sẽ chủ động đến việc thuyết phục, động viên những thành viên trong đảng bỏ
phiếu hoặc không bỏ phiếu cho một quyết định chính sách nào đó lợi hoặc bất
lợi cho đảng. Để điều này được thực hiện một cách nghiêm túc khả năng
kiểm soát được, các đảng chính trị thường duy trì một kỷ luật đảng thật sự chặt
chẽ, Điều này sẽ đảm bảo rằng việc bỏ phiếu của các nghị sĩ là đảng viên luôn phù
hợp với quan điểm củalợi ích của đảng. Trong trường hợp cần thiết, đảng cũng
thể thực hiện các biện pháp thương lượng, thỏa hiệp hay bàn bạc, thảo luận
trong nhóm đảng viên của đảngbộ, chính phủ hay nghị viện. Thông qua đó giúp
đảng nắm bắt tốt hơn các thông tin và kịch bản chính sách, đồng thời đảm bảo chắc
chắn hơn về sự kiểm soát tốt của đảng đối với các đảng viên của mình.
1.1.4) ở giai đoạn thực hiện chính sách
Về hình thức, quá trình thực hiện chính sách công chủ yếu do các quan,
tổ chức được nhà nước lựa chọn để thực hiện dựa trên khả năng đáp ứng yêu cầu
9
của các tổ chức này. Tuy nhiên, trong thực tế, các đảng chính trị cũng có những tác
động rõ nét gây ảnh hưởng ở giai đoạn này.
Trước hết, đảng chính trị tham gia thực hiện chính sách bằng chế giám
sát của đảng. Các đảng chính trị tuy không trực tiếp thực hiện chính sách nhưng họ
sẽ tiến hành giám sát đối với các chủ thể thực thi chính sách. Mục đích của hoạt
động này nhằm đảm bảo quá trình thực thi chính sách. Mục đích của hoạt động
này là nhằm đảm bảo quá trình thực thi chính sách đúng mục tiêu, đúng quy trình,
tuân thủ pháp luật. Sau nữa, hoạt động giám sát của các đảng, cụ thể đảng
nhỏ các đảng đối lập để ngăn chặn tình trạng độc quyền của các đảng nhỏ sẽ
thực hiện hoặc không bị xâm hại, đảm bảo các nguồn lực nhà nướcxã hội được
sử dụng minh bạch, đúng mục đích và hiệu quả.
Các đảng chính trị cũng gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách
bằng cách huy động sự ủng hộ chính trị các nguồn lực hội cho chính sách.
Cụ thể, để được những ủng hộ về chính trị cho chính sách, đảng sẽ tiến hành
tuyên truyền, vận động, giải thích chính sách, tạo dư luận tích cực về chính sách để
thúc đẩy việc thực hiện chính sách. Công tác tuyên truyền, giải thích phổ biến
chính sách được thực hiện tốt sẽ tạo môi trường tâmhội thuận lợi cho việc
thực hiện chính sách đạt hiệu quả cao. Hoặc cũng thể ngược lại, đảng chính
trị tìm cách tuyên truyền, vận động, tiềm kiếm sự ủng hộ để chống lại theo hướng
cản trở hay trì hoãn việc thực hiện một chính sách bất lợi cho đảng. Về nguồn lực
thực hiện chính sách, đảng chính trị sẽ tham gia huy động phân bổ các nguồn
luực cho việc thực hiện các chính sách theo hướng lợi cho mình. Khi cân thiết,
các đảng cũng thể đưa ra những phản hồi, phê phán, chỉ trích đối với quá trình
thực hiện nhằm thay đổi nội dung nào đó trong quá trình này. Đôi khi những phê
phán, chỉ trích có thể dẫn đến việc chấm dứt sớm một chính sách trong thất bại.
10
1.1.5) Ở giai đoạn đánh giá chính sách
Việc đánh giá chính sách thể được tiến hành trong nội bộ đảng hoặc do
các đảng đối lập thực hiện. Các kết quả của đánh giá chính sách thể được công
bố nếu cần thiết, phục vụ cho mục đích chính trị của đảng. Đảng chính trị cũng
thể thông qua đánh giá của các cơ quan có uy tín để tạo dư luận nhằm củng cố hay
làm mất uy tín của đối phương.
Cụ thể, giai đoạn này, các đảng cầm quyền sẽ giám sát quá trình tổ chức
thực hiện chính sách để đảm bảo các chính sách được thực hiện đúng mục đích và
chủ trương của đảng, huy động và tranh thủ sự đồng thuận xã hội đối với các chính
sách này, qua đó góp phần định lượng uy tín của đảng đểnhững điều chỉnh hợp
lý. Các đảng không cầm quyền cũng giám sát quá trình thực hiện chính sách công
nhưng mục đích để đảm bảo cho việc thực hiện chính sách ấy không đi chệch
những mục đích để được đảm bảo cho việc thực hiện chính sách ấy về lợi ích của
các giai tầng mà mình đại diện, hoặc sử dụng những kết quả đánh giá hòng gây
áp lực đối với nhà nước, làm mất uy tín của đảng cầm quyền hay bất kỳ một đảng
hay liên minh đảng nào khác.
1.2)Đảng Dân chủ và chính sách nhập cư
1.2.1) Qúa trình hình thành đảng phái chính trị ở Mỹ
Nước Mỹ nhiều đảng phái khác nhau, trong đó cả đảng cộng sản
một số đảng hội, nhưng từ trước đến nay, chỉ hai đảng lớn Dân chủ
Cộng hoà. Hai đảng này luôn chiếm ưu thế mọi cấp độ chính quyền luôn
khống chế nền chính trị Mỹ.
Hệ thống lưỡng đảng đã bắt rễ sâu trong nền chính trị Mỹ và cho dù đảng
thứ ba xuất hiện trong các cuộc bầu cử Tổng thống, thì đảng thứ ba cũng chưa bao
11
giờ giành được chiến thắng. Các đảng thiểu số đôi khi cũng giành được một số
chức vụ trong chính quyền cấp dưới, nhưng hầu như không có vai trò gì quan trọng
trong nền chính trị Mỹ.
Cuộc ganh đua giữa hai đảng Dân chủ Cộng hoà là một trong những đặc
điểm nổi bật và lâu đời nhất của nền chính trị Mỹ kể từ những năm 1860, phản ánh
những đặc trưng về mặt cấu của hệ thống chính trMỹ sự khác biệt về mặt
đảng phái của Mỹ so với các nước khác. Trong khi các nền dân chủ phương Tây
khác có các hệ thống đa đảng thì một đất nước rộng lớn, đông dân và đa dạng như
nước Mỹ lại chỉ hai chính đảng thay nhau cầm quyền trong suốt lịch sử tồn tại
của nó.
chế pháp chính trị Mỹ những biện pháp tích cực hiệu quả
trong việc duy trì ưu thế của hai đảng và ngăn một đảng thứ ba cạnh tranh trên quy
toàn quốc. Về bản, hai đảng Cộng hoà Dân chủ những nét đặc trưng
sau:
Thứ nhất, hai đảng Cộng hòa Dân chủ không phải là những tổ chức
cơ cấu chặt chẽ mà là những liên minh lỏng lẻo, rộng lớn và không có chương trình
nhất quán. Bốn năm một lần, các đảng thông qua quan điểm về chương trình trong
hội nghị đề cử ứng viên Tổng thống nhưng quan điểm này cũng rất chung chung,
không rõ ràng và có thể có nhiều cách hiểu khác nhau.
Thông thường, các đảng chính trị Mỹ có truyền thống quan tâm trước hết
lớn nhất tới việc giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử giành được các vị trí
trong Chính phủ. Chính vậy, cả hai đảng đều không tìm cách nhấn mạnh những
khác biệt trong chính sách của họ, không tìm cách đại diện cho hệ thống các giá trị,
chính sách khác nhau, bởi lẽ, những cam kết về một chương trình hay những khác
12
biệt chính sách sẽ gây khó khăn cho các đảng phái, làm xói mòn sự đoàn kết bề
ngoài của các liên minh rộng lớn và đa thành phần của hai đảng.
Nguyên nhân là do Mỹ là một quốc gia rộng lớn và hết sức đa dạng, cho nên
để xây dựng một đảng đủ sức mạnh giành được sự ủng hộ của đa số cử tri đòi
hỏi phải gắn kết được liên minh gồm rất nhiều loại người khác nhau về tầng lớp,
chủng tộc, tôn giáo, sắc tộc và khu vực. Trong khi đó, đa số các cử tri bình thường
của Mỹ đều không hăng hái, nhiệt tình như những thành viên hoạt động tích cực
của đảng, ít cam kết về tưởng thiên về tán thành quan điểm trung dung hơn.
Vì vậy, phần lớn các chính trị gia đều không dám liều lĩnh xa lánh một nhóm đông
đảo cử tri bất kỳ nào đó bằng cách đưa ra những quan điểm quá mạnh mẽ về ý thức
hệ, thay vào đó, họ lựa chọn các phương cách để thể chiếm được phiếu
ủng hộ của tầng lớp trung dung đông đảo.
Thứ hai, các đảng không một tổ chức chặt chẽ tập trung, cho nên,
đa số các thành viên không trung thành sâu sắc với đảng. Các đảng ở Mỹ được
tả như những tổ chức phi tập trung cao độ được gắn kết một cách lỏng lẻo
hơn hẳn so với các đảng phái nhiều nước khác. Tổ chức đảng thiếu một định
nghĩa về tư cách thành viên của đảng và không có một sự nhất trí về ý nghĩa của từ
thành viên của đảng Dân chủ hay Cộng hoà, không một chế ràng buộc đảng
viên phải tuân theo kỷ luật của đảng, không có chế tài nào đối với đảng viên chống
lại đường lối do lãnh đạo đảng vạch ra.
Sự không rõ ràng về chính sách của đảng cũng phản ánh sự không rõ ràng về
cách đảng viên của đảng. Do đó, Mỹ, Chính phủ luôn tồn tại sự chia rẽ, bởi
trong khi Tổng thống người của một đảng thì Quốc hội lại thường do đảng kia
nắm ưu thế (Tổng thống vịt què). Hoặc trong trường hợp, Tổng thống cũng
người của đảng đang nắm đa số trong Quốc hội, nhưng khi thông qua chính sách
13
vẫn thể sự chia rẽ. Sở như vậy, mặc vẫn sự thống nhất nhất định
trong một đảng, vẫn luôn trường hợp đảng viên của đảng này bầu cho những
vấn đề do người của đảng kia bảo trợ đề xuất. Ngược lại, các nước phương
Tây khác, điển hình là ở Anh, “đảng viên một đảng được bầu vào các chức vụ nhà
nước đều chấp nhận hoạt động theo những nguyên tắc đường lối của đảng. Ai
không tuyệt đối tuân theo kỷ luật này sẽ bị đuổi ra khỏi đảng rất khả năng
không trúng cử nhiệm kỳ tiếp theo”..
Thứ ba, có rất ít sự khác nhau về tư tưởng giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng
hoà, chăng chỗ, đảng Dân chủ dành sự quan tâm nhiều hơn đến những
người nghèo khổthất thế, các cộng đồng thiểu số, công đoàn. Còn lại, hai đảng
này giống nhau về những quan điểm cơ bản: hoàn toàn tán thành chủ nghĩa tư bản
và các thể chế của nó, ủng hộ sứ mạng toàn cầu của Mỹ, bác bỏ chủ nghĩa cộng sản
cả trong nước Mỹ và trên thế giới. Lãnh đạo hai đảng đều giống nhau về nguồn gốc
hội, quá trình đào tạo tuyển dụng. ơ cấu tổ chức của các đảng phái chính trị
(ĐPCT) Mỹ về cơ bản gồm: Uỷ ban quốc gia - với Chủ tịch là người đứng đầu của
đảng; Uỷ ban vận động tranh cử Thượng viện và Hạ viện được tổ chức độc lập với
Uỷ ban quốc gia; tổ chức đảng ở các bang, hạt, thành phố và ở cấp địa phương.
1.2.2) Khái quát về Đảng Dân Chủ Hoa Kỳ
Đảng dân chủ cùng với Đảng Cộng Hòa một trong hai chính đảng lớn
nhất tại Hoa Kỳ. Đảng Dân chủ, truy nguyên nguồn gốc của mình đến thời Thomas
Jefferson vào đầu thập niên 1790, là đảng chính trị lâu đời nhất tại Hoa Kỳ, cũng là
một trong số các chính đảng lâu đời nhất thế giới. một trong hai chính đảng
quan trọng tại Hoa Kỳ, đảng Dân chủ, từ năm 1896, khuynh hướng tự do hơn
Đảng Cộng hòa. Bên trong đảng Dân chủ tồn tại nhiều khuynh hướng khác nhau
hơn so với những chính đảng quan trọng tại các quốc gia đã công nghiệp hóa khác,
14
một phần các chính đảng của người Mỹ thường không đủ quyền lực để
kiểm soát đảng viên của mình như các đảng chính trị tại nhiều nước khác, phần
khác là vì hệ thống chính trị tại Hoa Kỳ không theo thể chế đại nghị.
Năm 2004, Đảng Dân chủ chính đảng lớn nhất nước Mỹ, giành được sự
ủng hộ của 72 triệu cử tri (42,6% của tổng số 169 triệu cử tri đăng ký). Kể từ
cuộc tổng tuyển cử năm 2016, các nghị Đảng Dân chủ chiếm thiểu số
trong Quốc hội khóa 115: chiếm thế thiểu số Viện Dân biểu, cùng hai nghị
độc lập, thành phần thiểu số tại Thượng viện. Thiểu số thống đốc tiểu bang
đảng viên Dân chủ.
1.2.3) Nền tảng, ý thức hệ của đảng Dân chủ
Lập trường chủ đạo của Đảng Dân chủ kể từ thập niên 1930 vẫn được xem
khuynh hướng tự do. Trên trường quốc tế, quan điểm của Đảng Dân chủ
thường được xem là dân chủ xã hội vì chủ nghĩa tự do ở Mỹ có ý nghĩa khác với
nước ngoài. Quan điểm chính trị của Đảng Dân chủ bắt nguồn từ phong trào tiến
bộ ở Mỹ và từ hệ tư tưởng của những nhà trí thức như John Dewey.
Đảng Dân chủ ủng hộ quyền tự do dân sự, tự do hội, bình đẳng, hội
đồng đều, và hệ thống doanh nghiệp tự do được điều tiết bởi sự can thiệp của chính
quyền. Đảng Dân chủ tin rằng chính quyền nên thủ giữ một vai trò trong nỗ lực
giảm nghèo và xoá bỏ những bất công xã hội, ngay cả khi điều này có nghĩa là phải
dành cho chính quyền nhiều quyền lực hơn cũng như phải tăng thuế để chi trả cho
các dịch vụ xã hội.
Không dễ dàng gì để định nghĩa những nguyên tắc và giá trị của bất cứ đảng
phái chính trị nào, và cũng không cần phải áp dụng chúng cho tất cả thành viên của
đảng. Một số thành viên thể bất đồng với một vài điều khoản hoặc nhiều hơn
nữa trong cương lĩnh của đảng. Cương lĩnh đảng thường chỉ thể hiện quan điểm
15
của đa số đại biểu đến dự đại hội cấp quốc gia thường chịu ảnh hưởng sâu đậm
bởi ứng viên tổng thống được đảng đề cử vào lúc ấy.
1.2.4) Chính sách nhập cư
Các kế hoạch siết chặt này không những ảnh hưởng đến người Việt di trú
Mỹ còn với cả nhiều nước khác trên thế giới. Hàng chục nghìn người đã
đang nhập bất hợp pháp đã phải đối mặt với tình trạng trục xuất khỏi đất Mỹ
vĩnh viễn. Chính sách nhập “không khoan nhượng” của chính quyền Tổng
thống Trump cũng đã làm cho hàng nghìn người Mỹ gốc Việt đối diện nỗi lo lắng
về nguy cơ bị trục xuất vì chưa được cấp quyền công dân hoặc từng phạm tội.
Tuy nhiên hiện nay nhiều người cảm thấy “dễ thở” hơn với các chính
sách nhập cư được tân tổng thống Mỹ – ông Joe Biden – tuyên bố và áp dụng trong
vài tháng qua từ ngày đắc cử. Mặc vậy, chúng ta không thể quên tất cả các
hành vi nhập cư bất hợp pháp đều bị các chính quyền Mỹ nghiêm cấm và xử lý.
Vì thế, để tránh những trở ngại không đáng có hoặc bị xử lý do những sai sót
không đáng trong quá trình nhập hợp pháp, những người đang định tại
Mỹ hoặc đang có ý định nhập cư Mỹ thì nên nắm rõ chính sách nhập tịch Mỹ năm
2021 và điều kiện nhập cư Mỹ để có thể yên tâm thoải mái hơn khi chuyển đến
sinh sống tại đất nước này.
a) nội dung của chính sách nhập cư
- Điều kiện:
Được sinh ra trên đấtớc Mỹ hay một phần lãnh thổ bất cứ chỗ nào của
Mỹ trên bản đồ thế giới.
16
Dưới tuổi vị thành niên tức 18 tuổi con của công dân Mỹ (Khi cha/mẹ
thi đậu quốc tịch trở thành công dân của Mỹ thì hoàn toàn đáp ứng được
điều kiện nhập cư Mỹ).
Người ngoại quốc trên 18 tuổi đang trú tại Mỹ đã nộp đơn xin thi đã
vượt qua phần thi quốc tịch Mỹ.
Ngoài ra để đạt được điều kiện nhập Mỹ cần phải đáp ứng yêu cầu tiếng
Anh, hiểu về lịch sử cũng như chính trị tại nước này.
người hạnh kiểm tốt bao gồm: Đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật
tại Mỹ, không gian lận giấy tờ giả,…
Trong điều kiện nhập Mỹ mục ưu tiên những người luôn trung thành
với Hiến Pháp Mỹ và luôn trong tư thế sẵn sàng gia nhập quân đội.
Vẫn có một số trường hợp thuộc diện miễn giảm điều kiện nhập cư Mỹ:
Đã sống tại Mỹ ít nhất 20 năm thuộc dạng thường trú nhân cộng tuổi
tác trên 50.
Đã sống tại Mỹ ít nhất 15 năm thuộc dạng thường nhân và tuổi đã trên
55.
Cuối cùng là sống tại nước này tối thiểu 20 năm và tuổi đã trên 65.
- Yêu cầu:
Cư trú liên tục:trú theo quy định Mỹ với cách thường trú nhân hợp
pháp trong một khoảng thời gian theo quy định. Hầu hết các thường trú nhân
hợp pháp ở Mỹ phải cư trú liên tục trong 5 năm (hoặc 3 năm nếu kết hôn với
một công dân Mỹ) tại Mỹ trước khi thể bắt đầu quy trình nhập quốc tịch
Mỹ. Lưu ý việc rời khỏi nước Mỹ trong khi đơn xin nhập quốc tịch đang
được xét duyệt có thể làm cho bạn không đủ điều kiện nhập tịch bao gồm cả
việc bạn nhận 1 công việc làm ở nước ngoài.
17
Sự hiện diện thực tế: Bạn phải chứng minh việc mặt tại Mỹ trong những
khoảng thời gian cụ thể.
Thời gian cư trú tại tiểu bang hoặc quận tại Mỹ: Bạn sẽ chứng minh mình đã
sinh sống ở tiểu bang/ quận của mình trong khoảng thời gian cụ thể cho Cục
Di Trú Mỹ (USCIS).
Tư cách đạo đức tốt: Đương đơn phảingười có cách tốt, công dân mẫu
mực.
Trình độ tiếng Anh bổn phận công dân: Đương đơn phải cho thấy được
sự hiểu biết thông tin cơ bản về lịch sử về Chính phủ Mỹ cũng như khả năng
Anh ngữ.
Tuân thủ hiến pháp: Hiểu và chấp thuận các nguyên tắc của Hiến Pháp Mỹ.
b) Mục đích mà đảng Dân chủ tác động đến chính sách
1. Chấm dứt lệnh cấm du lịch dành cho người hồi giáo
2. Cải cách định cư diện việc làm
3. Cải cách định cư diện đoàn tụ gia đình
4. Cơ quan thực thi – Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE), Cục
Hải quan và Biên Phòng Hoa Kỳ (CBP) và các Tòa Di Trú
5. Khôi phục các biện pháp bảo vệ người xin tị nạn và người tị nạn
6. Chương trình bảo vệ trẻ em vào Hoa Kỳ không có giấy tờ (DACA), Quy chế
bảo vệ tạm thời (TPS) và Cải Cách Di Trú Toàn Diện
7. Chấm dứt lệnh cấm du lịch dành cho người hồi giáo
c) Cơ chế của đảng Dân chủ tác động tới chính sách.
Đảng dân chủ sử dụng chế định hướng, lãnh đạo để tham gia vào quá
trình chính sách. Các chính sách của Joe Biden xuất phát từ chủ trương, chiến lược
lớn của đảng cầm quyền.
18
Cơ chế giám sát, phản biện của đảng đối lập. Đảng cộng hoa luôn không hài
lòng về các chính sách của tổng Biden. Đảng cộng hòa được coi đảng đối lập
của đảng dân chủ đã luôn tìm ra những bằng chứng, các lập luận để phản đối chính
sách của tổng thống Biden.
d) Phương tiện, phương thức tác động tới chính sách
- Phương tiện: Truyền thông, báo chí, thể thấy Tổng thống Joe Biden mở rất
nhiều cuộc họp báo trước truyền thông về chính sách nhập cư
- Phương thức: Bằng các chủ trương, đường lối đã được đặt ra.
- Kết quả tác động: đã nhiều phản đối của chính sách nhập do Tổng
thống Joe Biden ban hành nhưng cuối cùng nó cũng được chập nhận và đi vào đời
sống chính trị Mỹ
e) Những đề xuất thay đổi của chính sách nhập mới thời tổng thống
Biden
- Cung cấp lộ trình nhập tịch và tăng cường bảo hộ người lao động:
Tạo lộ trình đạt được quốc tịch cho những cá nhân không có giấy tờ.
Giữ gia đình bên nhau.
Đề cao sự đa dạng.
Thúc đẩy hội nhập và quyền công dân của người nhập cư và người tị nạn.
Phát triển nền kinh tế của nước Mỹ.
19
Bảo vệ người lao động khỏi bị bóc lột cải thiện quy trình xác minh việc
làm.
- Ưu tiên kiểm soát biên giới quốc gia một cách thông minh:
Bổ sung các nguồn lực biên giới hiện có bằng công nghệ và cơ sở hạ tầng.
Quản lý biên giới và bảo vệ các cộng đồng biên giới.
Truy quét các tổ chức tội phạm.
- Xác định cội nguồn, nguyên nhân của di cư:
Nguồn gốc của vấn đề nhập cư
Cải thiện các tòa án nhập cư và bảo vệ những cá nhân dễ bị tổn thương.
Hỗ trợ những người xin tị nạn và các nhóm dân cư dễ bị tổn thương khác.
Nhìn chung, dự luật nhập cư của tân tổng thống Biden cung cấp nhiều cơ hội
cho các gia đình nhập cư và nhân viên nhập cư tìm kiếm và thiết lập cuộc sống của
họ tại Mỹ.
1.2.5) Đánh giá chính sách nhập cư của đảng dân chủ
Chính sách này của đảng dân chủ đã đạt được nhiều thành công nhưng bên
cạnh đó cũng có nhiều sự phản đối.
Chính sách này đã giúp triệt phá nhiều đường dây hôn nhân giả. Nhiều
người đã lợi dụng những kẽ hở trong pháp luật Mỹ để được định cấp quốc
20
| 1/24

Preview text:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN  KHOA CHÍNH TRỊ HỌC
TIỂU LUẬN MÔN: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ QUÁ TRÌNH CHÍNH SÁCH
TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CHÍNH TRỊ TRONG QUY TRÌNH
CHÍNH SÁCH VÀ CHÍNH SÁCH NHẬP CƯ CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ MỸ
Giảng viên: TS. Phạm Thị Hoa
Sinh viên: Vũ Tùng Trung Anh
Mã sinh viên: 1955310005
Lớp: Chính trị phát triển k39 1 A) MỞ ĐẦU
1) Tính cấp thiết của đề tài
Đảng cầm quyền bao giờ cũng giữ vai trò lãnh đạo, chi phối toàn bộ hệ
thống chính trị, đặc biệt và trực tiếp nhất là nhà nước; bằng nhà nước và thông qua
nhà nước để thực hiện mục tiêu, chiến lược của mình. Giành, giữ và thực thi quyền
lực nhà nước là một hoạt động cơ bản của các đảng chính trị. Tùy theo điều kiện
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của từng nước cũng như mục tiêu theo đuổi mà
mỗi đảng cầm quyền có những phương thức tổ chức và hoạt động khác nhau, song
đều nhằm tới một hướng đích là giành, thực thi và chi phối quyền lực nhà nước, từ
đó chi phối và thực thi quyền lực của đảng mình đối với các đảng khác và với toàn xã hội.
Cũng như đảng cầm quyền, đảng chính trị là một nhân tố hết sức quan trọng
trong hệ thống chính trị của các nước tư bản. Nó có vai trò là một trong những
thành phần cơ bản của chế độ chính trị, của xã hội công dân hiện đại, có ảnh hưởng
lớn đến đời sống chính trị, từ cơ cấu tổ chức đến sự vận hành của hệ thống chính
trị. Đây là một tổ chức chính trị phản ánh lợi ích của giai cấp, của tầng lớp xã hội,
nó liên kết, lãnh đạo những người đại diện tích cực nhất của tầng lớp hay xã hội đó
để cùng thực hiện đạt những mục tiêu và lý tưởng nhất định.
Các đảng chính trị luôn là trung tâm cho các cuộc thảo luận và tranh luận về
việc đổi mới nền chính trị cũng như thực hiện các thay đổi chính trị. Các lợi ích
cho chính thể sẽ được tìm thấy qua các quyết sách sáng suốt của đảng chính trị cầm
quyền đó. Những lợi ích như vậy, không chỉ tìm thấy trong đảng cầm quyền mà
còn ở trong các đảng chính trị đối lập.
Trong lịch sử chính trị nước Mỹ, Đảng Dân chủ là một trong những chính
đảng lớn nhất, ra đời sớm và tồn tại lâu đời nhất. Đảng Dân chủ được thành lập 2
năm 1828 và từ đó đến nay luôn là một nhân tố quan trọng hàng đầu cấu thành hệ
thống và thể chế chính trị Mỹ.
Mỗi nước đều có một đảng cầm quyền, từ việc nghiên cứu một số nét cơ bản
về vai trò của đảng dân chủ ở nước Mỹ hiện nay để nhằm góp phần xây dựng nhà
nước pháp quyền Việt Nam ta trong xu thế hội nhập, tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền. Bên cạnh đó là chính sách nhập cư
của Tổng thống Joe Bide đã gây ra nhiều tranh cãi Chính vì lẽ đó, em xin chọn đề
tài: “Phân tích vai trò của đảng chính trị trong quy trình chính sách và chính sách
nhập cư của đảng Dân chủ Mỹ.”
2) Tình hình nghiên cứu đề tài
Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả từ nhiều góc
độ khác nhau nói về Đảng Dân chủ ở nước Mỹ. Cụ thể một số công trình, bài viết tiêu biểu:
- Vài nét về Đảng Dân Chủ Ở Mỹ của GS,TS. Nguyễn Hoàng Giáp Viện
trưởng Viện Quan hệ quốc tế, Học viện CT-HCQG HCM, 2010. Bài viết đã khái
lược một số nét cơ bản về sự hình thành và phát triển của Đảng Dân chủ nước Mỹ,
từ hệ thống tổ chức và cách thức hoạt động đến chắt lọc những kinh nghiệm cần
có của một thể chế chính trị hoàn chỉnh ở các nước tư bản.
- Một số vấn đề về Đảng Cầm quyền và Đảng Đối lập trong đời sống chính
trị Hoa Kỳ của Nguyễn Thị Hạnh chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, 2012. Cuốn sách
đã chỉ rõ một điều đặc biệt ở nước Mỹ là gần như trong quá trình hình thành và
phát triển cho đến nay, hai đảng Cộng hòa và Dân chủ liên tục thay nhau cầm
quyền, điều hành nước Mỹ mà không có một đảng thứ ba nào giành được ghế tổng
thống. Và bạn đọc sẽ hiểu rõ yếu tố chi phối sự tồn tại bền vững của chế độ hai
đảng trong nước Mỹ nói chung. 3
- Vai trò của đảng chính trị nói chung, đảng cầm quyền nói riêng đối với nhà
nước trong chủ nghĩa tư bản hiện đại( Qua khảo sát một số mô hình tiêu biểu) của
Nguyễn Xuân Tế, Đặng Đình Thành đã làm rõ tầm quan trọng chung trong chiến
lược phát triển của các nước. Suy cho cùng nó thể hiện định hướng lâu dài trong
việc sử dụng và dào tạo cán bộ chất lượng cao để duy trì hoạt động của Đảng cầm quyền hiện tại.
- Vấn đề đảng cầm quyền và thẩm quyền quản lý nhà nước ở các nước tư
bản của Nguyễn Đăng Dung, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử. Bài viết đã thể
hiện rõ việc không phân biệt giữa sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý của nhà nước
tại các nước tư bản có lý do chính là để tăng cường sự hợp pháp và sự chịu trách
nhiệm của đảng cầm quyền. ở các chính thể này cũng không có sự phân biệt giữa
các quan chức cao cấp của đảng với các quan chức cao cấp của nhà nước. Người
đứng đầu đảng và đứng đầu hành pháp hầu như là một. Họ là các chính khách.
Điều tối quan trọng là đảng chính trị có lấy được phiếu của người dân để trở thành
đảng cầm quyền hay không.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến đảng Dân Chủ ở
Mỹ. Đây chính là tài liệu để các nhà nghiên cứu có những hoạch định chính sách
trong chiến lược phát triển chung. Song vấn đề cụ thể về vai trò của đảng Dân chủ
ở Mỹ thì chưa có công nào nghiên cứu chuyên sâu cả. Vì thế bài tiểu luận này là sự
kế thừa, phát triển, bổ sung những vấn đề liên quan đến sự hình thành và phát triển
của đảng Dân Chủ ở nước Mỹ, từ đó đáp ứng yêu cầu hoàn thiện xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam.
3) Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động cũng
như vai trò quan trọng của đàng Dân Chủ ở Mỹ hiện nay để hiểu rõ hơn về cơ chế 4
hoạt động của đảng cầm quyền này và góp phần tạo tiền đề giúp cho Đảng Cộng
sản Việt Nam hoạch định và thực thi những đường lối chiến lược nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
- Nhiệm vụ: Đề tài nhằm làm rõ cơ sở lý luận về đảng chính trị nói chung và
đảng cầm quyền nói riêng trong bối cảnh hiện nay của thế giới Ngoài ra, qua việc
tập trung nghiên cứu về đảng Dân Chủ ở nước Mỹ để làm nổi bật vai trò hiện nay
của đảng này đối với nước Mỹ và đặc biệt trong vị trí đương nhiệm tổng thống của
Joe Biden. Làm rõ quá trình chính sách nhập cư cử Đảng dân chủ Mỹ Từ đó đề
xuất một số kinh nghiệm để xây dựng chính sách nhập cư ở Việt Nam hiện nay.
4) Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đảng Dân Chủ ở nước Mỹ hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận tập trung nghiên cứu vai trò của đảng Dân Chủ ở nước Mỹ.
5) Đóng góp mới về mặt khoa học của tiểu luận.
Tiểu luận là công trình nghiên cứu một cách tập trung và trực tiếp từ góc độ
chính trị học về vai trò của đảng Dân chủ ở Mỹ hiện nay. Chỉ ra được tầm ảnh
hưởng và sự cần thiết quan trọng đối với việc phát huy vai trò của đảng cầm quyền
ở nước Mỹ. Từ đó rút ra được những bài học quý báu trong chiến lược xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay ở nước ta, dưới sự lãnh
đạo của chính Đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
6) Ý nghĩa của đề tài 5
Đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu đến
vấn đề đảng cầm quyền nói chung và đảng Dân Chủ ở nước Mỹ nói riêng. Từ đó
có sự hệ thống hóa về vai trò quan trọng của đảng cầm quyền hiện nay đối với sự
phát triển của mỗi nước. Đặc biệt nó sẽ là nền tảng cho việc hoàn thiện nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Và kinh nghiệm trong chính sách nhập cư ở Việt Nam B) NỘI DUNG
CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CHÍNH TRỊ TRONG
QUY TRÌNH CHÍNH SÁCH VÀ CHÍNH SÁCH TỊ NẠN CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ HOA KỲ
1.1) Phân tích vai trò của đảng chính trị trong quy trình chính sách.
1.1.1) Quan niệm về Đảng chính trị.
Hiểu một cách đơn giản thì đảng chính trị là một dạng đặc biệt của tổ chức
xã hội. Nó không giống các hiệp hội, liên đoàn hay các nghiệp đoàn xã hội ở cách
thức tổ chức và đặc biệt là các hoạt động mang đậm tính chính trị. Đảng chính trị
không chỉ đơn thuần đấu tranh để tham gia vào việc thể hiện các quan điểm chính
trị mà còn đấu tranh để giành quyền đại diện cho người dân trong quốc hội. Thông
thường, các đảng chính trị đều giành quyền lực thông qua việc bỏ phiếu của người
dân. Trách nhiệm của đảng chính trị đối với người dân thể hiện qua việc thực hiện
các cam kết mà đảng chính trị đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử. Ý chí của người
bỏ phiếu có ý nghĩa rất quan trọng đối với một đảng chính trị. Người ta gọi chính
trị, đảng phái có nghĩa là cơ cấu chính trị trong đó nhiều đảng tranh gianh quyền
lãnh đạo chính quyền một cách hòa bình với nhau thông qua bầu cử. Trong các
nước tư sản, hình thái chủ yếu của chính trị đảng phái là có chế độ Nội các Nghị
viện và chế độ Tổng thống. Tùy theo số lượng Đảng chính trị lớn ở trong một 6
nước, người ta chia thành các loại lưỡng đảng, đa đảng… Để bảo đảm cho Quốc
hội và các Đảng được điều hành ổn định, điều quan trọng là sự bảo đảm tự do về
chính trị, ngôn ngữ, lập hội và bầu cử công bằng và giảm bớt những căng thẳng
trong nội bộ xã hội. Các đảng chính trị luôn là trung tâm cho các cuộc thảo luận và
tranh luận về việc đổi mới nền chính trị cũng như thực hiện các thay đổi chính trị.
Các lợi ích cho chính thể sẽ được tìm thấy qua các quyết sách sáng suốt của đảng
chính trị cầm quyền đó. Những lợi ích như vậy, không chỉ tìm thấy trong đảng cầm
quyền mà còn ở trong các các đảng chính trị đối lập. Trong một thể chế dân chủ,
đảng đối lập thường có chức năng như là một “cơ quan giám sát” đối với các chính
sách của chính phủ hoặc cho các lựa chọn chính trị trong tương lai. Các đảng chính
trị đối lập thường là đối thủ đáng ngại cho đảng cầm quyền, nhưng chính vì vậy, sự
tồn tại của các đảng đối lập là hết sức cần thiết trong một thể chế dân chủ.
Có thể hiểu đảng chính trị phải là đảng hợp pháp, được pháp luật thừa nhận
vì tổ chức và được hoạt động chính trị theo khuôn khổ của pháp luật. Từ những đặc
trưng trên của đảng chính trị có thể đưa ra một quan niệm chung về đảng chính trị
như sau: Đảng chính trị hay còn gọi là chính đảng, là một tổ chức chính trị đại diện
của một giai cấp, một lực lượng xã hội, có (hoặc không có) tư cách pháp nhân,
gồm những người có cùng chứng kiến, tự nguyện tham gia hoạt động liên tục,
nhằm thực hiện mục tiêu giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.
1.1.2) Ở giai đoạn lựa chọn vấn đề chính sách và xác lập chương trình nghị sự
Đối với Đảng cầm quyền, Đường lối, chính sách của đảng chính là điểm
xuất phát của các chính sách của nhà nước. Thậm chí, ở các nước xã hội chủ nghĩa,
vì Đảng cộng sản là lực lượng duy nhất nắm quyền lãnh đạo nên các chính sách,
pháp luật của nhà nước được coi là sự cụ thể hóa, thể chế hóa về mặt pháp lý các
chủ trương, đường lối và chính sách lớn của Đảng. Cũng có thể nói đảng đóng vai 7
trò quan trọng trong việc khởi xướng, đề xuất ý kiến chính sách. Các đề xuất chính
sách của đảng có tể được thực hiện thông qua các nghị sỹ, các quan chức chính
phủ, nhân sự các bộ là đảng viên của đảng.
Các tác động đến chính sách đôi khi chỉ là sự thể hiện lợi ích của một nhóm
tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Do đó sự tham gia của đảng chính trị vào quy trình
chính sách là sự kết hợp và biểu đạt lợi ích của các nhóm khác nhau trong xã hội.
Cách thức phổ biến để đảng chính trị tác động đến chính sách là thông qua
thuyết phục, vận động sự ủng hộ từ các thành viên trong và ngoài đảng cho các đề
xuất hoặc các phương án chính sách. Các đảng không cầm quyền cũng có thể tham
gia vào quy trình chính sách bằng phản biện, tranh luận chính sách. Về cơ bản sẽ
có những quy định cụ thể cho điều này.
Sau khi vấn đề chính sách đã được lựa chọn, các đảng viên của đảng cũng sẽ
tham gia vào quá trình bỏ phiếu lựa chọn nghị trình chính sách. Đây cũng là một
biểu hiện rõ nét cho thấy sự tham gia của đảng chính trị vào giai đoạn xác lập chương trình nghị sự.
Như vậy, dù mô hình hệ thống chính trị có khác nhau thì sự tham gia của
đảng chính trị vào giai đoạn lựa chọn vấn đề chính sách và xác lập nghị trình đều
mang tính phổ biến. Vấn đề là ở chỗ, vai trò hay mức độ tham gia của các đảng
như thế nào là tùy thuộc vào tiềm lực của mỗi đảng trong chính phủ và nghị viện.
1.1.3) Ở giai đoạn thảo luận, xây dựng và ban hành chính sách
Giai đoạn thảo luận, xây dựng chính sách là giai đoạn rất quan trọng trong
quy trình chính sách. Chính ở giai đoạn này, các phương án chính sách được đưa
ra, bàn bạc một cách kỹ lưỡng để đảm bảo các lựa chọn chinh sách đều phù hợp và 8
mang tính thuyết phục ca. Các nhiệm vụ trong giai đoạn này là đòi hỏi đối với sự
tham gia của các đảng chính trị (nếu có) vào quy trình chính sách. Vì là hoạt động
mang tính kỹ thuật, chuyên môn nên đảng thường tác động vào giai đoạn này
thông qua sự tham gia của các nhà tư vấn, chuyên môn của đảng, Tiến nói, ý kiến
của họ sẽ chính là sự biểu đạt quan điểm của đảng chính trị và họ đại diện nhưng
dưới cách khách quan, khoa học và đáng tin cậy hơn. Bên cạnh đó, đảng cũng tham
gia vài việc giám sát để đảm báo tính mục tiêu, tính khả thi trong xây dựng chính
sách. Đây là cách thức giúp đảng chính trị gián tiếp tác động đến chính sách.
Để thực hiện hóa quan điểm và lợi ích của đảng một cách thiết thực và mạnh
mẽ, đảng chính trị tiến hành nhiều hoạt động mang tính chính trị dể gây ảnh hưởng
đến quy trình chính sách. Trước tiên, đảng dự tính khả năng thông qua chính sách
để có những phản ứng chính sách hợp lý. Để tác động cụ thể và mạnh mẽ hơn,
đảng sẽ chủ động đến việc thuyết phục, động viên những thành viên trong đảng bỏ
phiếu hoặc không bỏ phiếu cho một quyết định chính sách nào đó có lợi hoặc bất
lợi cho đảng. Để điều này được thực hiện một cách nghiêm túc và có khả năng
kiểm soát được, các đảng chính trị thường duy trì một kỷ luật đảng thật sự chặt
chẽ, Điều này sẽ đảm bảo rằng việc bỏ phiếu của các nghị sĩ là đảng viên luôn phù
hợp với quan điểm của và lợi ích của đảng. Trong trường hợp cần thiết, đảng cũng
có thể thực hiện các biện pháp thương lượng, thỏa hiệp hay bàn bạc, thảo luận
trong nhóm đảng viên của đảng ở bộ, chính phủ hay nghị viện. Thông qua đó giúp
đảng nắm bắt tốt hơn các thông tin và kịch bản chính sách, đồng thời đảm bảo chắc
chắn hơn về sự kiểm soát tốt của đảng đối với các đảng viên của mình.
1.1.4) ở giai đoạn thực hiện chính sách
Về hình thức, quá trình thực hiện chính sách công chủ yếu do các cơ quan,
tổ chức được nhà nước lựa chọn để thực hiện dựa trên khả năng đáp ứng yêu cầu 9
của các tổ chức này. Tuy nhiên, trong thực tế, các đảng chính trị cũng có những tác
động rõ nét gây ảnh hưởng ở giai đoạn này.
Trước hết, đảng chính trị tham gia thực hiện chính sách bằng cơ chế giám
sát của đảng. Các đảng chính trị tuy không trực tiếp thực hiện chính sách nhưng họ
sẽ tiến hành giám sát đối với các chủ thể thực thi chính sách. Mục đích của hoạt
động này là nhằm đảm bảo quá trình thực thi chính sách. Mục đích của hoạt động
này là nhằm đảm bảo quá trình thực thi chính sách đúng mục tiêu, đúng quy trình,
và tuân thủ pháp luật. Sau nữa, hoạt động giám sát của các đảng, cụ thể là đảng
nhỏ và các đảng đối lập để ngăn chặn tình trạng độc quyền của các đảng nhỏ sẽ
thực hiện hoặc không bị xâm hại, đảm bảo các nguồn lực nhà nước và xã hội được
sử dụng minh bạch, đúng mục đích và hiệu quả.
Các đảng chính trị cũng gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách
bằng cách huy động sự ủng hộ chính trị và các nguồn lực xã hội cho chính sách.
Cụ thể, để có được những ủng hộ về chính trị cho chính sách, đảng sẽ tiến hành
tuyên truyền, vận động, giải thích chính sách, tạo dư luận tích cực về chính sách để
thúc đẩy việc thực hiện chính sách. Công tác tuyên truyền, giải thích và phổ biến
chính sách được thực hiện tốt sẽ tạo môi trường tâm lý – xã hội thuận lợi cho việc
thực hiện chính sách đạt hiệu quả cao. Hoặc cũng có thể là ngược lại, đảng chính
trị tìm cách tuyên truyền, vận động, tiềm kiếm sự ủng hộ để chống lại theo hướng
cản trở hay trì hoãn việc thực hiện một chính sách bất lợi cho đảng. Về nguồn lực
thực hiện chính sách, đảng chính trị sẽ tham gia huy động và phân bổ các nguồn
luực cho việc thực hiện các chính sách theo hướng có lợi cho mình. Khi cân thiết,
các đảng cũng có thể đưa ra những phản hồi, phê phán, chỉ trích đối với quá trình
thực hiện nhằm thay đổi nội dung nào đó trong quá trình này. Đôi khi những phê
phán, chỉ trích có thể dẫn đến việc chấm dứt sớm một chính sách trong thất bại. 10
1.1.5) Ở giai đoạn đánh giá chính sách
Việc đánh giá chính sách có thể được tiến hành trong nội bộ đảng hoặc do
các đảng đối lập thực hiện. Các kết quả của đánh giá chính sách có thể được công
bố nếu cần thiết, phục vụ cho mục đích chính trị của đảng. Đảng chính trị cũng có
thể thông qua đánh giá của các cơ quan có uy tín để tạo dư luận nhằm củng cố hay
làm mất uy tín của đối phương.
Cụ thể, ở giai đoạn này, các đảng cầm quyền sẽ giám sát quá trình tổ chức
thực hiện chính sách để đảm bảo các chính sách được thực hiện đúng mục đích và
chủ trương của đảng, huy động và tranh thủ sự đồng thuận xã hội đối với các chính
sách này, qua đó góp phần định lượng uy tín của đảng để có những điều chỉnh hợp
lý. Các đảng không cầm quyền cũng giám sát quá trình thực hiện chính sách công
nhưng mục đích để đảm bảo cho việc thực hiện chính sách ấy không đi chệch
những mục đích để được đảm bảo cho việc thực hiện chính sách ấy về lợi ích của
các giai tầng mà mình đại diện, hoặc là sử dụng những kết quả đánh giá hòng gây
áp lực đối với nhà nước, làm mất uy tín của đảng cầm quyền hay bất kỳ một đảng
hay liên minh đảng nào khác.
1.2)Đảng Dân chủ và chính sách nhập cư
1.2.1) Qúa trình hình thành đảng phái chính trị ở Mỹ
Nước Mỹ có nhiều đảng phái khác nhau, trong đó có cả đảng cộng sản và
một số đảng xã hội, nhưng từ trước đến nay, chỉ có hai đảng lớn là Dân chủ và
Cộng hoà. Hai đảng này luôn chiếm ưu thế ở mọi cấp độ chính quyền và luôn
khống chế nền chính trị Mỹ.
Hệ thống lưỡng đảng đã bắt rễ sâu trong nền chính trị Mỹ và cho dù có đảng
thứ ba xuất hiện trong các cuộc bầu cử Tổng thống, thì đảng thứ ba cũng chưa bao 11
giờ giành được chiến thắng. Các đảng thiểu số đôi khi cũng giành được một số
chức vụ trong chính quyền cấp dưới, nhưng hầu như không có vai trò gì quan trọng trong nền chính trị Mỹ.
Cuộc ganh đua giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hoà là một trong những đặc
điểm nổi bật và lâu đời nhất của nền chính trị Mỹ kể từ những năm 1860, phản ánh
những đặc trưng về mặt cơ cấu của hệ thống chính trị Mỹ và sự khác biệt về mặt
đảng phái của Mỹ so với các nước khác. Trong khi các nền dân chủ phương Tây
khác có các hệ thống đa đảng thì một đất nước rộng lớn, đông dân và đa dạng như
nước Mỹ lại chỉ có hai chính đảng thay nhau cầm quyền trong suốt lịch sử tồn tại của nó.
Cơ chế pháp lý và chính trị Mỹ có những biện pháp tích cực và hiệu quả
trong việc duy trì ưu thế của hai đảng và ngăn một đảng thứ ba cạnh tranh trên quy
mô toàn quốc. Về cơ bản, hai đảng Cộng hoà và Dân chủ có những nét đặc trưng sau:
Thứ nhất, hai đảng Cộng hòa và Dân chủ không phải là những tổ chức có
cơ cấu chặt chẽ mà là những liên minh lỏng lẻo, rộng lớn và không có chương trình
nhất quán. Bốn năm một lần, các đảng thông qua quan điểm về chương trình trong
hội nghị đề cử ứng viên Tổng thống nhưng quan điểm này cũng rất chung chung,
không rõ ràng và có thể có nhiều cách hiểu khác nhau.
Thông thường, các đảng chính trị Mỹ có truyền thống quan tâm trước hết và
lớn nhất tới việc giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử và giành được các vị trí
trong Chính phủ. Chính vì vậy, cả hai đảng đều không tìm cách nhấn mạnh những
khác biệt trong chính sách của họ, không tìm cách đại diện cho hệ thống các giá trị,
chính sách khác nhau, bởi lẽ, những cam kết về một chương trình hay những khác 12
biệt chính sách sẽ gây khó khăn cho các đảng phái, làm xói mòn sự đoàn kết bề
ngoài của các liên minh rộng lớn và đa thành phần của hai đảng.
Nguyên nhân là do Mỹ là một quốc gia rộng lớn và hết sức đa dạng, cho nên
để xây dựng một đảng có đủ sức mạnh giành được sự ủng hộ của đa số cử tri đòi
hỏi phải gắn kết được liên minh gồm rất nhiều loại người khác nhau về tầng lớp,
chủng tộc, tôn giáo, sắc tộc và khu vực. Trong khi đó, đa số các cử tri bình thường
của Mỹ đều không hăng hái, nhiệt tình như những thành viên hoạt động tích cực
của đảng, ít cam kết về lý tưởng và thiên về tán thành quan điểm trung dung hơn.
Vì vậy, phần lớn các chính trị gia đều không dám liều lĩnh xa lánh một nhóm đông
đảo cử tri bất kỳ nào đó bằng cách đưa ra những quan điểm quá mạnh mẽ về ý thức
hệ, mà thay vào đó, họ lựa chọn các phương cách để có thể chiếm được lá phiếu
ủng hộ của tầng lớp trung dung đông đảo.
Thứ hai, vì các đảng không có một tổ chức chặt chẽ và tập trung, cho nên,
đa số các thành viên không trung thành sâu sắc với đảng. Các đảng ở Mỹ được mô
tả như là những tổ chức phi tập trung cao độ và được gắn kết một cách lỏng lẻo
hơn hẳn so với các đảng phái ở nhiều nước khác. Tổ chức đảng thiếu một định
nghĩa về tư cách thành viên của đảng và không có một sự nhất trí về ý nghĩa của từ
thành viên của đảng Dân chủ hay Cộng hoà, không có một cơ chế ràng buộc đảng
viên phải tuân theo kỷ luật của đảng, không có chế tài nào đối với đảng viên chống
lại đường lối do lãnh đạo đảng vạch ra.
Sự không rõ ràng về chính sách của đảng cũng phản ánh sự không rõ ràng về
tư cách đảng viên của đảng. Do đó, ở Mỹ, Chính phủ luôn tồn tại sự chia rẽ, bởi
trong khi Tổng thống là người của một đảng thì Quốc hội lại thường do đảng kia
nắm ưu thế (Tổng thống vịt què). Hoặc trong trường hợp, Tổng thống cũng là
người của đảng đang nắm đa số trong Quốc hội, nhưng khi thông qua chính sách 13
vẫn có thể có sự chia rẽ. Sở dĩ như vậy, vì mặc dù vẫn có sự thống nhất nhất định
trong một đảng, vẫn luôn có trường hợp đảng viên của đảng này bầu cho những
vấn đề do người của đảng kia bảo trợ và đề xuất. Ngược lại, ở các nước phương
Tây khác, điển hình là ở Anh, “đảng viên một đảng được bầu vào các chức vụ nhà
nước đều chấp nhận hoạt động theo những nguyên tắc và đường lối của đảng. Ai
không tuyệt đối tuân theo kỷ luật này sẽ bị đuổi ra khỏi đảng và rất có khả năng
không trúng cử nhiệm kỳ tiếp theo”..
Thứ ba, có rất ít sự khác nhau về tư tưởng giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng
hoà, có chăng là ở chỗ, đảng Dân chủ dành sự quan tâm nhiều hơn đến những
người nghèo khổ và thất thế, các cộng đồng thiểu số, công đoàn. Còn lại, hai đảng
này giống nhau về những quan điểm cơ bản: hoàn toàn tán thành chủ nghĩa tư bản
và các thể chế của nó, ủng hộ sứ mạng toàn cầu của Mỹ, bác bỏ chủ nghĩa cộng sản
cả trong nước Mỹ và trên thế giới. Lãnh đạo hai đảng đều giống nhau về nguồn gốc
xã hội, quá trình đào tạo và tuyển dụng. ơ cấu tổ chức của các đảng phái chính trị
(ĐPCT) Mỹ về cơ bản gồm: Uỷ ban quốc gia - với Chủ tịch là người đứng đầu của
đảng; Uỷ ban vận động tranh cử Thượng viện và Hạ viện được tổ chức độc lập với
Uỷ ban quốc gia; tổ chức đảng ở các bang, hạt, thành phố và ở cấp địa phương.
1.2.2) Khái quát về Đảng Dân Chủ Hoa Kỳ
Đảng dân chủ cùng với Đảng Cộng Hòa là một trong hai chính đảng lớn
nhất tại Hoa Kỳ. Đảng Dân chủ, truy nguyên nguồn gốc của mình đến thời Thomas
Jefferson vào đầu thập niên 1790, là đảng chính trị lâu đời nhất tại Hoa Kỳ, cũng là
một trong số các chính đảng lâu đời nhất thế giới. Là một trong hai chính đảng
quan trọng tại Hoa Kỳ, đảng Dân chủ, từ năm 1896, có khuynh hướng tự do hơn
Đảng Cộng hòa. Bên trong đảng Dân chủ tồn tại nhiều khuynh hướng khác nhau
hơn so với những chính đảng quan trọng tại các quốc gia đã công nghiệp hóa khác, 14
một phần là vì các chính đảng của người Mỹ thường không có đủ quyền lực để
kiểm soát đảng viên của mình như các đảng chính trị tại nhiều nước khác, phần
khác là vì hệ thống chính trị tại Hoa Kỳ không theo thể chế đại nghị.
Năm 2004, Đảng Dân chủ là chính đảng lớn nhất nước Mỹ, giành được sự
ủng hộ của 72 triệu cử tri (42,6% của tổng số 169 triệu cử tri đăng ký). Kể từ
cuộc tổng tuyển cử năm 2016, các nghị sĩ Đảng Dân chủ chiếm thiểu số
trong Quốc hội khóa 115: chiếm thế thiểu số ở Viện Dân biểu, và cùng hai nghị sĩ
độc lập, là thành phần thiểu số tại Thượng viện. Thiểu số thống đốc tiểu bang là đảng viên Dân chủ.
1.2.3) Nền tảng, ý thức hệ của đảng Dân chủ
Lập trường chủ đạo của Đảng Dân chủ kể từ thập niên 1930 vẫn được xem
là có khuynh hướng tự do. Trên trường quốc tế, quan điểm của Đảng Dân chủ
thường được xem là dân chủ xã hội vì chủ nghĩa tự do ở Mỹ có ý nghĩa khác với ở
nước ngoài. Quan điểm chính trị của Đảng Dân chủ bắt nguồn từ phong trào tiến
bộ ở Mỹ và từ hệ tư tưởng của những nhà trí thức như John Dewey.
Đảng Dân chủ ủng hộ quyền tự do dân sự, tự do xã hội, bình đẳng, cơ hội
đồng đều, và hệ thống doanh nghiệp tự do được điều tiết bởi sự can thiệp của chính
quyền. Đảng Dân chủ tin rằng chính quyền nên thủ giữ một vai trò trong nỗ lực
giảm nghèo và xoá bỏ những bất công xã hội, ngay cả khi điều này có nghĩa là phải
dành cho chính quyền nhiều quyền lực hơn cũng như phải tăng thuế để chi trả cho các dịch vụ xã hội.
Không dễ dàng gì để định nghĩa những nguyên tắc và giá trị của bất cứ đảng
phái chính trị nào, và cũng không cần phải áp dụng chúng cho tất cả thành viên của
đảng. Một số thành viên có thể bất đồng với một vài điều khoản hoặc nhiều hơn
nữa trong cương lĩnh của đảng. Cương lĩnh đảng thường chỉ thể hiện quan điểm 15
của đa số đại biểu đến dự đại hội cấp quốc gia và thường chịu ảnh hưởng sâu đậm
bởi ứng viên tổng thống được đảng đề cử vào lúc ấy.
1.2.4) Chính sách nhập cư
Các kế hoạch siết chặt này không những ảnh hưởng đến người Việt di trú
Mỹ mà còn với cả nhiều nước khác trên thế giới. Hàng chục nghìn người đã và
đang nhập cư bất hợp pháp đã phải đối mặt với tình trạng trục xuất khỏi đất Mỹ
vĩnh viễn. Chính sách nhập cư “không khoan nhượng” của chính quyền Tổng
thống Trump cũng đã làm cho hàng nghìn người Mỹ gốc Việt đối diện nỗi lo lắng
về nguy cơ bị trục xuất vì chưa được cấp quyền công dân hoặc từng phạm tội.
Tuy nhiên dù hiện nay nhiều người cảm thấy “dễ thở” hơn với các chính
sách nhập cư được tân tổng thống Mỹ – ông Joe Biden – tuyên bố và áp dụng trong
vài tháng qua từ ngày đắc cử. Mặc dù vậy, chúng ta không thể quên là tất cả các
hành vi nhập cư bất hợp pháp đều bị các chính quyền Mỹ nghiêm cấm và xử lý.
Vì thế, để tránh những trở ngại không đáng có hoặc bị xử lý do những sai sót
không đáng có trong quá trình nhập cư hợp pháp, những người đang định cư tại
Mỹ hoặc đang có ý định nhập cư Mỹ thì nên nắm rõ chính sách nhập tịch Mỹ năm
2021 và điều kiện nhập cư Mỹ để có thể yên tâm và thoải mái hơn khi chuyển đến
sinh sống tại đất nước này.
a) nội dung của chính sách nhập cư - Điều kiện:
Được sinh ra trên đất nước Mỹ hay một phần lãnh thổ bất cứ chỗ nào của
Mỹ trên bản đồ thế giới. 16 
Dưới tuổi vị thành niên tức 18 tuổi là con của công dân Mỹ (Khi có cha/mẹ
thi đậu quốc tịch trở thành công dân của Mỹ thì hoàn toàn đáp ứng được
điều kiện nhập cư Mỹ). 
Người ngoại quốc trên 18 tuổi đang cư trú tại Mỹ đã nộp đơn xin thi và đã
vượt qua phần thi quốc tịch Mỹ. 
Ngoài ra để đạt được điều kiện nhập cư Mỹ cần phải đáp ứng yêu cầu tiếng
Anh, hiểu về lịch sử cũng như chính trị tại nước này. 
Là người có hạnh kiểm tốt bao gồm: Đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật
tại Mỹ, không gian lận giấy tờ giả,… 
Trong điều kiện nhập cư Mỹ có mục ưu tiên những người luôn trung thành
với Hiến Pháp Mỹ và luôn trong tư thế sẵn sàng gia nhập quân đội. 
Vẫn có một số trường hợp thuộc diện miễn giảm điều kiện nhập cư Mỹ: 
Đã sống tại Mỹ ít nhất 20 năm thuộc dạng thường trú nhân cộng tuổi tác trên 50. 
Đã sống tại Mỹ ít nhất 15 năm thuộc dạng thường nhân và tuổi đã trên 55. 
Cuối cùng là sống tại nước này tối thiểu 20 năm và tuổi đã trên 65. - Yêu cầu:
Cư trú liên tục: Cư trú theo quy định ở Mỹ với tư cách thường trú nhân hợp
pháp trong một khoảng thời gian theo quy định. Hầu hết các thường trú nhân
hợp pháp ở Mỹ phải cư trú liên tục trong 5 năm (hoặc 3 năm nếu kết hôn với
một công dân Mỹ) tại Mỹ trước khi có thể bắt đầu quy trình nhập quốc tịch
Mỹ. Lưu ý là việc rời khỏi nước Mỹ trong khi đơn xin nhập quốc tịch đang
được xét duyệt có thể làm cho bạn không đủ điều kiện nhập tịch bao gồm cả
việc bạn nhận 1 công việc làm ở nước ngoài. 17 
Sự hiện diện thực tế: Bạn phải chứng minh việc có mặt tại Mỹ trong những
khoảng thời gian cụ thể. 
Thời gian cư trú tại tiểu bang hoặc quận tại Mỹ: Bạn sẽ chứng minh mình đã
sinh sống ở tiểu bang/ quận của mình trong khoảng thời gian cụ thể cho Cục Di Trú Mỹ (USCIS). 
Tư cách đạo đức tốt: Đương đơn phải là người có tư cách tốt, công dân mẫu mực. 
Trình độ tiếng Anh và bổn phận công dân: Đương đơn phải cho thấy được
sự hiểu biết thông tin cơ bản về lịch sử về Chính phủ Mỹ cũng như khả năng Anh ngữ. 
Tuân thủ hiến pháp: Hiểu và chấp thuận các nguyên tắc của Hiến Pháp Mỹ.
b) Mục đích mà đảng Dân chủ tác động đến chính sách
1. Chấm dứt lệnh cấm du lịch dành cho người hồi giáo
2. Cải cách định cư diện việc làm
3. Cải cách định cư diện đoàn tụ gia đình
4. Cơ quan thực thi – Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE), Cục
Hải quan và Biên Phòng Hoa Kỳ (CBP) và các Tòa Di Trú
5. Khôi phục các biện pháp bảo vệ người xin tị nạn và người tị nạn
6. Chương trình bảo vệ trẻ em vào Hoa Kỳ không có giấy tờ (DACA), Quy chế
bảo vệ tạm thời (TPS) và Cải Cách Di Trú Toàn Diện
7. Chấm dứt lệnh cấm du lịch dành cho người hồi giáo
c) Cơ chế của đảng Dân chủ tác động tới chính sách.
Đảng dân chủ sử dụng cơ chế định hướng, lãnh đạo để tham gia vào quá
trình chính sách. Các chính sách của Joe Biden xuất phát từ chủ trương, chiến lược
lớn của đảng cầm quyền. 18
Cơ chế giám sát, phản biện của đảng đối lập. Đảng cộng hoa luôn không hài
lòng về các chính sách của tổng Biden. Đảng cộng hòa được coi là đảng đối lập
của đảng dân chủ đã luôn tìm ra những bằng chứng, các lập luận để phản đối chính
sách của tổng thống Biden.
d) Phương tiện, phương thức tác động tới chính sách
- Phương tiện: Truyền thông, báo chí, có thể thấy Tổng thống Joe Biden mở rất
nhiều cuộc họp báo trước truyền thông về chính sách nhập cư
- Phương thức: Bằng các chủ trương, đường lối đã được đặt ra.
- Kết quả tác động: dù đã có nhiều phản đối của chính sách nhập cư do Tổng
thống Joe Biden ban hành nhưng cuối cùng nó cũng được chập nhận và đi vào đời sống chính trị Mỹ
e) Những đề xuất – thay đổi của chính sách nhập cư mới thời tổng thống Biden
- Cung cấp lộ trình nhập tịch và tăng cường bảo hộ người lao động:
Tạo lộ trình đạt được quốc tịch cho những cá nhân không có giấy tờ. Giữ gia đình bên nhau. Đề cao sự đa dạng.
Thúc đẩy hội nhập và quyền công dân của người nhập cư và người tị nạn.
Phát triển nền kinh tế của nước Mỹ. 19
Bảo vệ người lao động khỏi bị bóc lột và cải thiện quy trình xác minh việc làm.
- Ưu tiên kiểm soát biên giới quốc gia một cách thông minh:
Bổ sung các nguồn lực biên giới hiện có bằng công nghệ và cơ sở hạ tầng.
Quản lý biên giới và bảo vệ các cộng đồng biên giới.
Truy quét các tổ chức tội phạm.
- Xác định cội nguồn, nguyên nhân của di cư:
Nguồn gốc của vấn đề nhập cư
Cải thiện các tòa án nhập cư và bảo vệ những cá nhân dễ bị tổn thương.
Hỗ trợ những người xin tị nạn và các nhóm dân cư dễ bị tổn thương khác.
Nhìn chung, dự luật nhập cư của tân tổng thống Biden cung cấp nhiều cơ hội
cho các gia đình nhập cư và nhân viên nhập cư tìm kiếm và thiết lập cuộc sống của họ tại Mỹ.
1.2.5) Đánh giá chính sách nhập cư của đảng dân chủ
Chính sách này của đảng dân chủ đã đạt được nhiều thành công nhưng bên
cạnh đó cũng có nhiều sự phản đối.
Chính sách này đã giúp triệt phá nhiều đường dây hôn nhân giả. Nhiều
người đã lợi dụng những kẽ hở trong pháp luật Mỹ để được định cư và cấp quốc 20