Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng hay chọn lọc | Văn mẫu lớp 12

Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong Sóng gồm 3 gợi ý cách viết kèm theo 11 bài văn mẫu cực hay. Vẻ đẹp truyền thống và hiện đại trong Sóng là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết giúp các em trong quá trình học và đặc biệt là kì thi THPT Quốc gia 2024 sắp tới.

Thông tin:
50 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng hay chọn lọc | Văn mẫu lớp 12

Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong Sóng gồm 3 gợi ý cách viết kèm theo 11 bài văn mẫu cực hay. Vẻ đẹp truyền thống và hiện đại trong Sóng là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết giúp các em trong quá trình học và đặc biệt là kì thi THPT Quốc gia 2024 sắp tới.

33 17 lượt tải Tải xuống
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Dàn ý vẻ đẹp tình yêu truyền thống, hiện đại trong bài Sóng
Dàn ý chi tiết số 1
I. Mở bài
Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ “Sóng”.
Bài thơ “Sóng” là những trạng thái, cung bậc cảm xúc đầy sinh động của tâm
hồn người con gái khi yêu. Đặc sắc của bài thơ là sự kết hợp giữa nét đẹp hiện
đại và nét đẹp truyền thống để làm nên nội tâm, tình cảm đầy phong phú của
người con gái.
II. Thân bài
1. Vẻ đẹp truyền thống
“Sóng” thể hiện được tình yêu mang nét đẹp truyền thống.
Khi yêu “em” cũng mang trong mình nỗi nhớ da diết, nỗi bồi hồi khắc khoải
đối với người mình yêu.
Ta có thể gặp quan niệm của Xuân Quỳnh về nỗi nhớ có điểm gặp gỡ với nỗi
nhớ trong những bài ca dao, dân ca xưa.Nỗi nhớ trong thơ Xuân Quỳnh lại da
diết, khắc khoải đến mức vượt qua mọi giới hạn về không gian gian, thời gian,
trong thế giới của ý thức và cả sự vô thức.
Trong tình yêu, “em” cũng luôn giữ gìn được tấm lòng thủy chung son sắc.
2. Vẻ đẹp hiện đại
“Sóng” là tiếng nói của một cái tôi trong tình yêu đầy tính mới mẻ, hiện đại.
Tác giả Xuân Quỳnh đã diễn tả đầy sinh động những trạng thái tình cảm mang
tính đối lập, mâu thuẫn trong tâm hồn người con gái.
Mượn hình ảnh của sóng, nữ sĩ đã gợi ra những trạng thái đối cực trong tâm
trạng người con gái.
Sóng ngoài đại dương có lúc ồn ào, dữ dội khi phong ba bão táp nhưng cũng có
lúc dịu êm, lặng lẽ khi trời yên biển lặng thì tâm trạng người con gái khi yêu
cũng vậy, sẽ có những lúc nồng nhiệt đắm say nhưng cũng có khi trầm lắng,
dịu dàng.
Cái mới mẻ, hiện đại trong hồn thơ Xuân Quỳnh được thể hiện trong bài thơ đó
chính là cái táo bạo, khát vọng hướng đến tình yêu, chủ động tìm kiếm tình yêu
của cuộc đời mình.
“Em” trong sóng thể hiện một tâm hồn đầy sôi nổi, có sự chủ động và khát
vọng sống hết mình cho tình yêu.
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Mong muốn được hòa nhập trọn vẹn tình yêu nhỏ của bản thân để tạo nên tình
yêu bất diệt, vĩnh cửu của cuộc đời.
Nữ sĩ đã có niềm tin bất diệt vào tình yêu, từ đó bày tỏ khát vọng thành thực
của bản thân là được dâng hiến, sống hết mình cho tình yêu.
III. Kết bài
Qua bài thơ “Sóng” người đọc vừa cảm nhận được những nét mới mẻ, hiện đại
vừa thấy được những quan niệm truyền thống về tình yêu.
Chính sự kết hợp đặc sắc này đã làm nên sức hấp dẫn đặc biệt cho bài thơ Sóng
trong trái tim của những người đang yêu.
Dàn ý chi tiết số 2
I. Mở bài: dẫn dắt vấn đề
II. Thân bài
Giải thích ý kiến:
“Tình yêu mang tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời” là tình yêu gắn
liền với những đặc điểm cảm xúc, tình cảm có tính quy luật. Đó là quy luật tình
cảm thường gặp trong tình yêu của lứa đôi như nhớ nhung, giận hờn, khao khát
Tình yêu “hiện đại” là tình yêu đề cao cái tôi cá nhân, đề cao những cảm xúc,
khao khát mãnh liệt vượt qua những giới hạn. Đó là cá tính mạnh mẽ của người
phụ nữ thế kỷ hai mươi bứt phá những nhỏ hẹp đời thường để đến với tình yêu
rộng lớn bao la. Hiện đại ở đây gắn liền với quan niệm tình yêu tự do chứ
không phải là thụ động như tình yêu truyền thống.
2. Chứng minh
2.1. Trước hết, “Sóng” thể hiện một tình yêu tính chất truyền thống như tình
yêu muôn đời”:
Tình yêu ấy có nhiều trạng thái biểu hiện, khi lặng lẽ dịu êm, hiền hòa, êm dịu.
Đó là chất nữ tính một phẩm chất di truyền từ ngàn đời ở phụ nữ. Khi lại ồn
ào, dữ dội với những ghen tuông, giận hờn vô cớ (cung bậc muôn đời khi yêu).
Hai trạng thái cảm xúc ấy “Dữ dội – dịu êm/Ồn ào – lặng lẽ” là đối cực của
sóng nhưng cũng là những cảm xúc nội tâm đầy phức tạp, mâu thuẫn nhưng
cũng rất thống nhất hài hòa trong tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. (2 câu đầu
khổ 1)
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Tình yêu truyền thống không thể thiếu nỗi nhớ thương và sự thủy chung. Nếu
thủy chung là thước đo của tình yêu thì nỗi nhớ lại là sức sống của tình yêu
(khổ 5-6)
Đã yêu là tin và người phụ nữ trong tình yêu ngàn đời luôn tin điều đó. Niềm
tin ấy đặt vào những con sóng biển. Sóng ở mãi tận giữa vô cùng, gặp muôn
ngàn bão tố nhưng cuối cùng “Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở” thì
cuối cùng em tin tình yêu của chúng ta sẽ đến được cùng nhau (khổ 7)
2.2. “Tính hiện đại như tình yêu hôm nay”.
Qua hình tượng sóng và toàn bộ bài thơ, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của
người phụ nữ trong tình yêu. Đó là sự mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát
khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng mình. Ở đây không
còn sự thụ động, chờ đợi (như trong truyền thống) nữa. Nếu “Sông không chịu
hiểu mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó, “tìm ra tận bể”, đến với
cái cao rộng, bao dung. (2 câu cuối khổ 1)
Tình yêu hiện đại đó còn là khao khát tự lý giải bản thân: khổ 3.4 và khao khát
được dâng hiến và hi sinh (khổ 9)
3. Bình luận
Cả hai ý kiến đều đúng, ý kiến thứ nhất thiên về những đặc điểm của tình yêu truyền
thống. Ý kiến thứ hai thiên về khẳng định bản lĩnh ở người phụ nữ là vẻ đẹp của tình
yêu hiện đại. Tuy bàn về hai vấn đề khác nhau của “Sóng” nhưng cả hai ý kiến không
tách rời nhau, tình yêu hiện đại không tách rời truyền thống; chúng bổ sung cho nhau
làm sáng tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
III. Kết bài
Qua bài thơ “Sóng” người đọc vừa cảm nhận được những nét mới mẻ, hiện đại vừa thấy
được những quan niệm truyền thống về nh yêu.
Dàn ý chi tiết số 3
I. Mở bài.
Giới thiệu tác giả, tác phẩm vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp truyền thống hiện đại
của người phụ nữ trong tình yêu.
II. Thân bài
a. Giải thích: Vẻ đẹp truyền thống là gì? Vẻ đẹp hiện đại là gì? Biểu hiện trong bài thơ
“Sóng”.
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
- Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu trong bài thơ “Sóng”: Thể hiện
lời giải bày kín đáo, ý nhị lòng thủy chung, son sắt của người phụ nữ trong tình
yêu.
- Vẻ đẹp hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu trong bài thơ “Sóng”: Sự chủ động
táo bạo của người phụ nữ trong tình yêu với những khát khao yêu đương mãnh liệt,
những rung động rạo rực cảm xúc trong lòng, tin vào sức mạnh của tình yêu.
b. Cảm nhận (Sử dụng chủ yếu thao tác phân tích, chứng minh)
- Về vẻ đẹp hiện đại. Học sinh cần làm nổi bật một số ý sau:
Trước hết, đó là sự chủ động hết sức táo bạo, dứt khoát từ bỏ không gian tù
túng tìm đến không gian rộng lớn để tìm thấy mình, hiểu mình và được là
mình:
Thứ hai, đó là sự khao khát khám phá và nhận thức tình yêu đầy chủ động, thể
hiện cảm xúc mãnh liệt. Từ sự suy tư về nơi bắt nguồn của sóng: “Từ nơi nào
sóng lên ?” đến sự băn khoăn, khao khát cắt nghĩa để hiểu rõ tình yêu “Khi nào
ta yêu nhau?”. Dù biết rằng khao khát lý giải, cắt nghĩa rõ ràng, cặn kẽ nơi khởi
thủy của tình yêu là không thể. Nhưng hơn cả, qua đó nhân vật trữ tình (qua
hình tượng “sóng” và “em”) để bộc lộ những cảm xúc mãnh liệt của người phụ
nữ trong tình yêu.
Thứ ba, chủ động trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc. Chủ động thể hiện nỗi
nhớ dâng trào mãnh liệt: “Ôi con sóng nhớ bờ/Ngày đêm không ngủ được/Lòng
em nhớ đến anh/Cả trong mơ còn thức”. Và chủ động tìm kiếm tình yêu: “Dẫu
xuôi về phương Bắc/Dẫu ngược về phương Nam/Nơi nào em cũng nghĩ/Hướng
về anh – một phương”.
Thứ tư, đó là khát vọng được dâng hiến hết mình cho tình yêu, cho cuộc đời để
tình yêu trở nên bất tử. (Khổ thơ cuối). Người con gái dám sống hết mình cho
tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời.
- Về vẻ đẹp truyền thống. Học sinh cần làm nổi bật một số ý sau:
Bằng một cách kín đáo và ý nhị nhất, Xuân Quỳnh mượn hình tượng “sóng”
trong tự nhiên để diễn tả thành công những cung bậc cảm xúc, những quy luật
tình cảm muôn đời của con người trong tình yêu:
Đó là trạng thái cảm xúc đối lập mà thống nhất trong lòng người đang yêu: "Dữ
dội và dịu êm/Ồn ào và lặng lẽ".
Đó là khát vọng tình yêu mãnh liệt, nỗi nhớ da diết và là lòng thủy chung son
sắt qua khổ thơ 5,6.
Đó là sự thủy chung và niềm tin mãnh liệt vào tình yêu; nhạy cảm, day dứt, âu
lo trước những biến suy, phai bạc của cuộc đời. (khổ thơ cuối).
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
c. Đánh giá chung:
- Về nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng hình tượng độc đáo.
Sóng in đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh được xây dựng
bằng phương thức ẩn dụ để trở nên đa nghĩa. Thơ ca truyền thống mượn sóng
để diễn tả tình yêu nhưng sóng và nhân vật trữ tình tách bạch; còn ở Xuân
Quỳnh sóng và em vừa song song vừa cộng hưởng.
Để đặc tả nhịp điệu, sự hồi hoàn vô hồi, vô hạn của những con sóng và thể hiện
tinh tế trạng thái cảm xúc trong tâm hồn người con gái đang yêu, Xuân Quỳnh
đã: sử dụng thành công thể thơ ngũ ngôn, lối thơ vắt dòng với những câu thơ
không có dấu chấm câu; ngôn ngữ giản dị, sử dụng hiệu quả các từ láy và biện
pháp tu từ; nhịp điệu và cách ngắt nhịp thay đổi linh hoạt; hòa phối thanh bằng
trắc sáng tạo.
- Về nội dung: Mỗi vẻ đẹp (truyền thống hay hiện đại) của người phụ nữ trong tình yêu
đều những nét đẹp rất riêng nhưng lại cùng hòa quyện vào nhau: Tiếp nối, giữ gìn
nét đẹp truyền thống của người phụ nữ phương Đông, nhưng đồng thời cũng vươn đến
hoàn thiện ở sự chủ động đầy táo bạo của người phụ nữ hiện đại trong tình yêu trên con
đường tìm kiếm hạnh phúc đích thực cho bản thân.
d. Bản thân em ấn tượng với vẻ đẹp nào?
Học sinh có thể chọn vẻ đẹp truyền thống hoặc vẻ đẹp hiện đại hoặc cả hai vẻ đẹp miễn
là lý giải thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:
- Ấn tượng với vẻ đẹp hiện đại. Không như người phụ nữ xưa trong tình yêu, người con
gái trong tình yêu qua bài thơ Sóng đã chủ động hơn, khát khao hạnh phúc chính đáng
của mỗi con người.
- Ấn tượng với vẻ đẹp truyền thống. Tuy mang nét hiện đại với sự chủ động đến táo bạo
và đầy mạnh mẽ nhưng đồng thời thấy những tinh tế, kín đáo nhất của một tâm hồn
phụ nữ, một trái tim nhạy cảm luôn khao khát yêu thương. Nổi bật trong bài thơ là tâm
trạng của người con gái Việt Nam với nét đẹp phương Đông khi yêu: dịu dàng, thủ thỉ,
đằm thắm không kém phần sôi nổi, mãnh liệt. Nét đẹp ấy được thể hiện bằng một
hình thức tưởng như cũ mà lại mới. (Nguyễn Xuân Lạc).
III. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề.
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
- thể liên hệ bản thân, cuộc sống: nh u trong cuộc sống ngày nay. Các em cần
gìn giữ, phát huy cái đẹp nào? Những điều không tốt nào trong tình yêu nên tránh? Suy
cho cùng tình yêu xuất phát từ sự chân thành thì sẽ đẹp và trọn vẹn.
Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 1
“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào”
Những vần thơ của Xuân Diệu thật đáng phải suy ngẫm. Cuộc sống sẽ mất đi một phần
ý nghĩa của nếu thiếu vắng tình yêu. ờng như thẩm thấu được điều đó, Xuân
Quỳnh cũng đã yêu và gửi gắm tình yêu của mình vào trong thơ ca. Bài “Sóng” là một
minh chứng cho điều đó. Đặc biệt là vẻ đẹp truyền thống và hiện đại của người phụ nữ
trong bài thơ sóng đã thể hiện trọn vẹn những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ khi
yêu. Đồng thời, ta nhận thấy rõ quan niệm tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh.
Xuân Quỳnh một người nghệ i năng. không những một diễn viên múa
chuyên nghiệp còn một nhà thơ phong cách đằm thắm, thiết tha. “Sóng” một
trong những bài thơ nh hay nhất của Xuân Quỳnh, được viết vào năm 1967, tại bãi
biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968). Bài thơ đã khắc
họa thành công vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng “sóng”.
Vẻ đẹp ấy vừa mang nét truyền thống, vừa mang vẻ hiện đại.
Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ trong bài thơ sóng được biểu hiện thông qua:
Nỗi nhớ trong tình yêu; Sự thủy chung, son sắt trong tình yêu; Sự dịu dàng, đằm thắm,
duyên dáng, giàu nữ tính trong tình yêu.
Vẻ đẹp hiện đại của người phụ nữ trong bài thơ sóng được biểu hiện thông qua: Chủ
động, trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ; Sự mãnh liệt, táo bạo trong tình yêu; Tình yêu hòa tan
vào biển lớn của cuộc đời.
Xuân Quỳnh đã mượn hình tượng ng để khắc họa nét tâm tình của người phụ nữ
khi yêu:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Những trạng thái chuyển động bất thường, đối lập của con sóng cũng chính những
trạng thái đối cực của người phụ nữ trong tình yêu. Xuân Quỳnh đã khéo léo xây dựng
nghệ thuật đối lập để thể hiện tâm tính của người phụ nữ khi yêu: Lúc mãnh liệt, cuồng
nhiệt, đắm say, cũng có lúc đằm thắm, dịu dàng, đầy nữ tính. Những sắc thái tâm lý ấy
là một phẩm chất muôn đời của con người khi yêu. Tuy rằng cảm xúc ấy có những lúc
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
đối chội, mâu thuẫn nhau nhưngcùng thống nhất hài hòa trong tính cách của người
phụ nữ đang yêu.
Tình yêu truyền thống không chỉ thể hiện những cung bậc cảm xúc đối lập nhau
còn thể hiện ở nỗi nhớ nhau da diết, miên man:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi, như đứng đống lửa, như ngồi đống than” (Trích). Tình yêu
trong ca dao đã thể hiện rõ nỗi nhớ. Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong bài “Sóng”
dường như cũng từng bắt sâu vào cội nguồn dân tộc qua những lời ca dao ấy. Tình yêu
luôn đi cùng với nỗi nhớ, đặc biệt là khi xa cách. Những con sóng mang trong mình nỗi
nhớ cồn cào. nỗi nhớ ấy bao trùm cả không gian, thời gian: Ngày đêm; dưới lòng
sâu hay trên mặt nước. Nỗi nhớ mãnh liệt, da diết của sóng khi phải xa bờ cũng tựa hồ
như nỗi nhớ của người phụ nữ dành cho người mình yêu. Qua phép nhân hóa hình tượng
sóng và bờ, Xuân Quỳnh đã gián tiếp bộc lộ nỗi nhớ đau đáu trong trái tim, tâm hồn của
người phụ nữ đang yêu.
Tình yêu của người phụ nữ vừa nồng nàn, say đắm, vừa đằm thắm, dịu dàng cũng
vừa thủy chung duy nhất:
“Dẫu xuôi về phương bắc
Dù muôn vời cách trở”
Trong trụ của tình yêu, người phụ nữ chỉ một phương duy nhất “phương anh”.
Lời khẳng định ấy đã thể hiện sự thủy chung, kiên định của em đối với anh. Đất trời
bốn phương nam – bắc – tây đông như kéo dài không gian xa cách giữa hai người yêu
nhau.
vậy, người phụ nữ trong thơ của Xuân Quỳnh vẫn luôn niềm tin vào tình yêu đích
thực. bao nhiêu trở ngại, xa cách đi nữa thì tình yêu ấy chỉ thêm bền chặt chứ
không rạn nứt bao giờ. Cũng như những con sóng, trải qua sóng gió tới đâu thì
cuối cùng cũng sẽ cập bờ vậy đó. Niềm tin tuyệt đối vào một tình yêu vững bền
vẻ đẹp của tình yêu theo quan niệm truyền thống.
Nếu ở hai câu thơ đầu trong khổ thơ thứ nhất, người đọc đã cảm nhận rõ nét khát vọng
tình yêu đẹp đẽ trong tâm hồn của người phụ nữ, thì khép lại khổ thơ, những khát vọng
ấy càng trở nên mãnh liệt, dứt khoát hơn:
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
“Sông không hiểu nỗi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Trái tim của người phụ nữ đang yêu vốn đã rạo rực, mãnh liệt. Ấy thế Xuân
Quỳnh còn bộc lộ sâu sắc và mới mẻ hơn cái cung bậc cảm xúc đó. Tình yêu trong thơ
nữ không chấp nhận được sự tầm thường, nhỏ hẹp. Trái tim yêu đương phải hướng
tới cái lớn lao sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại để hướng tình yêu đích thực. Cũng như
con sóng kia luôn khao khát tự nhận thức, khám phá mình. trở nên quyết liệt, khi
“sông không hiểu nổi mình”, con sóng sẽ tìm ra tận bể, tìm đến với sự bao dung, rộng
lớn hơn.
Khác với người phụ nữa, người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh cũng giống như con
sóng. Họ chủ động táo bạo trong tình yêu. Họ không còn cam chịu, nhẫn nhục nữa
mà sẽ vượt qua rào cản để tìm lấy một tâm hồn đồng điệu cho mình. Thể thơ năm chữ
được sử dụng phù hợp đã thể hiện được sự dứt khoát, tự tin, quyết liệt của người phụ
nữ trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc đích thực của đời nh. Qua đó, ta cảm nhận
được cái tình và cái tình trong cách khắc họa thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh.
Người phụ nữ trong i thơ không chỉ gián tiếp bộc lộ nỗi nhớ qua hình tượng sóng.
Bởi chăng sóng chưa thỏa mãn được cảm xúc, tâm của cái tôi trữ tình, do vậy mà nhà
thơ đã trực tiếp bộc bạch nỗi lòng của mình:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Người phụ nữ trong nh yêu luôn khao khát tìm đến bến bờ hạnh phúc. Do vậy, họ
không còn để cho những con sóng kia nói hộ lòng mình nữa. Họ phải trực diện đối mặt
với những cảm xúc từ tận đáy lòng mình “Lòng em nhớ đến anh”. Nỗi nhấy không
bình thường tí nào cả. Nó len lỏi cả trong tiềm thức của nhân vật trữ tình. Rõ ràng, “anh
đã chiếm trọn cả Tâm Trí” (Trích).
Điều đặc biệt tạo nên vẻ đẹp hiện đại của người phụ nữ trong bài thơ “Sóng” đó chính
khát vọng nh yêu vĩnh hằng, ý nghĩa, người phụ nữ hướng tới. Họ không chỉ
dám sống hết mình với tình yêu còn khao khát tình yêu nhỏ của mình chan hòa
với tình yêu rộng lớn của cuộc đời:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Chỉ có một vài con sóng nhỏ nhoi thì không thể làm nên đại dương rộng lớn. Đại dương
là nơi hội tụ của trăm vạn con sóng. Thấm thía được quy luật ấy, Xuân Quỳnh đã nhận
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
ra chỉ có sự dâng hiến, hòa nhập tình yêu cá nhân con người vào tình yêu cuộc đời lớn
lao, thì nó mới có thể trường tồn mãi mãi.
Hai chữ “tan ra” đã thể hiện cái khát vọng hòa làm một của nữ sĩ. Người ta thể dễ
lãng quên đi một con sóng nhỏ, một tình yêu nhân ích kỷ. Nhưng chẳng ai lại quên
được cả đại dương rộng lớn và cái tình yêu hòa vào biển lớn của cuộc đời kia. Hồn thơ
trẻ trung, sôi nổi nhưng cũng hết mực trăn trở, suy của Xuân Quỳnh đã cho thấy vẻ
đẹp thánh thiện của người phụ nữ trong tình yêu.
Thông qua hình tượng “sóng”, Xuân Quỳnh đã thể hiện thành công vẻ đẹp truyền thống
hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu. Qua ngòi bút điêu luyện của mình, nữ
đã cho người đọc một góc nhìn mới hơn, tinh tế hơn trong nh yêu. Đọc “Sóng” của
Xuân Quỳnh, người đọc luôn tìm thấy những giá trị mới mẻ nhà thơ đã gửi gắm.
Càng đọc i thơ, ta càng say, say với cái tình yêu nồng nàn, thủy chung của người phụ
nữ và say với cả cái tinh yêu chủ động, quyết liệt của họ.
Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 2
“Sóng” bài thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh. Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh diễn
tả cụ thể, sinh động khát vọng tình yêu với những cung bậc tình cảm phong phú vẻ
đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu, hồn nhiên chân thật, say đắm nồng nàn,
đôn hậu, thủy chung. Tình u trong Sóng” vừa mang tính chất tế nhị, kín đáo của
truyền thống vừa rất sôi nổi, mãnh liệt hết sức hiện đại.
“Tình yêu mang tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời” là tình yêu gắn liền với
những đặc điểm cảm xúc, tình cảm có tính quy luật. Đó quy luật tình cảm thường gặp
trong tình yêu của lứa đôi như nhớ nhung, giận hờn, khao khát. Tình yêu “hiện đại” là
tình yêu đề cao cái tôi nhân, đề cao những cảm xúc, khao khát mãnh liệt vượt qua
những giới hạn. Đó tính mạnh mẽ của người phụ nữ thế kỷ hai ơi bứt phá những
nhỏ hẹp đời thường để đến với tình u rộng lớn bao la. Hiện đại đây gắn liền với
quan niệm tình yêu tự do chứ không phải là thụ động như tình yêu truyền thống.
Trước hết, “Sóng” thể hiện một tình yêu tính chất truyền thống như tình yêu muôn
đời”:
Tình yêu ấy nhiều trạng thái biểu hiện, khi lặng lẽ dịu êm, hiền hòa, êm dịu. Đó
chất nữ tính - một phẩm chất di truyền từ ngàn đời ở phụ nữ. Khi lại ồn ào, dữ dội với
những ghen tuông, giận hờn vô cớ (cung bậc muôn đời khi yêu). Hai trạng thái cảm xúc
ấy “Dữ dội - dịu êm/Ồn ào - lặng lẽ” là đối cực của sóng nhưng cũng là những cảm xúc
nội tâm đầy phức tạp, mâu thuẫn nhưng cũng rất thống nhất hài hòa trong tâm hồn của
người phụ nữ khi yêu:
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Hai trạng thái đối lập này cùng tồn tại trong một thể thống nhất là sóng, khiên sóng luôn
dạt dào, không bao giđứng yên. Phép nhân hóa “Sóng tìm ra tận bể” gợi liên tưởng
sóng như có ý thức, có khát vọng tìm đến cái rộng lớn, bao la. Những đặc điểm này của
sóng đã có “từ ngày xưa và ngày sau vẫn thế”, cách nói khẳng định, nhấn mạnh, đây là
bản chất muôn đời của sóng.
Cách miêu tả những trạng thái bất thường của sóng gợi lên những khát vọng tình yêu
trong tâm hồn đầy bí ẩn của người con gái. Khi bồng bộn, sôi nổi, khi kín đáo sâu sắc,
vừa đắm say vừa tỉnh táo, vừa nồng nàn, vừa âm thầm, vừa mãnh liệt vừa ngàn lần yếu
mềm. Điểm gặp gỡ đồng điệu lạ giữa sóng nhân vật trữ tình “em” cho thấy
sóng chính là ẩn dụ của “em”, của khát vọng nh yêu nhiều thao thức nhưng hạnh phúc
bờ. Sóng tự ngàn năm vẫn từ sông ra bể, tgiới hạn chật hẹp tới không gian rộng
lớn.
Trái tim người con gái khi yêu cũng tự nhận thức được những biến động khác thường
của lòng mình, khao khát vượt ra giới hạn chật hẹp cô đơn của cái tôi cá nhân, tìm đến
sự rộng lớn bao la của tình yêu thương giống như hành trình của ng từ sông ra bể.
Hình ảnh ẩn dụ này cũng gợi đến những khát khao, suy tư, trăn trở trong trái tim xôn
xao, rạo rực tình yêu của người con gái.
Tình yêu truyền thống không thể thiếu nỗi nhớ thương sự thủy chung. Nếu thủy
chung là thước đo của tình yêu thì nỗi nhớ lại là sức sống của tình yêu:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Khổ thơ trùng điệp hình ảnh những con sóng, gợi nỗi nhớ nồng nàn với nhiều cung bậc.
khi, mặt biển lớn lao như biển cả, lúc lại da diết, triền miên với thời gian, ngày
đêm không ngủ được, lại có lúc trải rộng thiết tha với không gian phương Bắc, phương
Nam và lại có lúc cũng không giấu nổi nỗi khắc khoải như con sóng nổi trên mặt nước.
đôi khi, nỗi nhớ cũng chìm sâu trong trăn trở, nhớ quay quắt trong lòng như con
sóng ngầm dưới biển sâu.
Không chỉ “nhớ anh, hướng về anh, nghĩ về anh” tình yêu đã lấp đầy con tim, khối óc,
trở thành lẽ sống, trở thành khát vọng của cả cuộc đời. Hình ảnh sóng được nhân hóa
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
mang “tình em” “nỗi nhớ” của em thật thi vị. Từ cảm “ôi” xuất hiện giữa dòng thơ
như một tiếng lòng rung rung giữa niềm nhớ nhung da diết. Nỗi nhớ được diễn tả trực
tiếp qua ẩn dụ sóng đã da diết, sóng nhờ bờ đêm ngày, sóng ru, sóng vỗ, sóng vẫn thao
thức với thời gian. Nỗi nhớ ấy tự nhiên, hồn nhiên, say đắm nhưng ờng như vẫn chưa
đủ mà còn được thể hiện trực tiếp qua nỗi nhớ của nhân vật trữ tình “em”:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Cấu trúc thơ thay đổi, cả bài là những khổ bốn dòng, nỗi nhớ lại được diễn tả bằng khổ
thơ sáu dòng, đã phơi lộ cái tôi riêng của người nữ sĩ - một nỗi nhớ tràn đầy lòng yêu.
Nó nồng nàn, đằm thắm hơn cả nỗi nhớ của sóng với bờ vì nó không chỉ tồn tại trong ý
thức, dường như còn len lỏi o trong tiềm thức, xâm nhập cả vào trong giấc
“cả trong mơ còn thức”.
Nỗi nhớ ấy tạo độ bền cho lòng chung thủy:
“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương”
Điệp từ “dẫu” như khẳng định bao nhiêu thử thách, kkhăn phải ợt qua không
gian mở rộng đa chiều “phương bắc phương nam” đầy cách xa trắc trở, thiên nhiên
trời đất đổi thay “xuôi bắc ngược nam” nhưng nơi nào “anh”, với“em”“hướng về anh
một phương” bằng tình yêu thủy chung, duy nhất. Nỗi nhớ đây cồn cào, da diết, không
thể nào yên, không thnào nguôi. cuồn cuộn dạt dào như những con sóng triền miên
dai diết hồi hạn. Nhịp thơ trong suốt bài gợi đến nhịp của sóng. Nhưng nhất,
sôi nổi nhất, mãnh liệt nhất chính là ở đoạn thơ này.
Trong tình yêu, người phụ nữ luôn giữ một trái tim tràn đầy niềm tin. Niềm tin ấy đặt
vào những con sóng biển. Sóng i tận giữa cùng, gặp muôn ngàn bão tố nhưng
cuối cùng “Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở” thì cuối cùng em tin tình yêu
của chúng ta sẽ đến được cùng nhau.
Không chỉ mang nét đẹp truyền thống, ta còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn đầy hiện
đại. Đó là sự mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung
động rạo rực trong lòng mình. Ở đây không còn sự thụ động, chờ đợi (như trong truyền
thống) nữa. Nếu “Sông không chịu hiểu mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó,
“tìm ra tận bể”, đến với cái cao rộng, bao dung:
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể"
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Tình yêu hiện đại chính là khao khát tự lý giải bản thân và khao khát được dâng hiến và
hy sinh.
Trong tình yêu, để hiểu được mình thì thật khó khăn bởi tình yêu là một trạng thái tâm
lý khác thường, đầy ẩn huyền diệu, những lý lẽ riêng của con tim lý trí
thông thường không thể lý giải được:
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
Điệp ngữ em nghĩ” diễn tả sự thao thức suy của người con gái trước câu hỏi cội
nguồn của sóng cũng như câu hỏi cội nguồn của tình yêu. Đó câu hỏi của muôn đời
muôn người nhưng chưa bao giờ lời đáp trọn vẹn. Thi Xuân Diệu, ông hoàng
của thơ tình đã phải mượn cảm hứng lãng mạn để lý giải tình yêu đó sao:
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có khó gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng hương nhè nhẹ gió hiu hiu”
Hay Hàn Mặc Tử cũng thế, nhà thơ viết rằng:
“Xin hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu rung trong gió
Và để nghe trời giải nghĩa yêu”
Bởi tình yêu là một tình cảm đẹp rất thật nhưng khó nói nên lời, cảm thấy rất rõ nhưng
không dễ nắm bắt. Câu hỏi “Gió bắt đầu từ đâu?” không phải không giải thích được
nhưng “em cũng không biết nữa” lại cái lắc đầu nhỏ nhẹ, dễ thương, đầy nữ tính trước
những cung bậc huyền của tình yêu. Xuân Quỳnh đã nắm bắt được một trạng thái
tâm hồn rất chân thật, có tính chung cho mọi lứa đôi và biểu hiện thật duyên dáng.
Tình yêu cũng như gió trời, ng bể, cũng tự nhiên, hồn nhiên, bất ngờ và khó hiểu như
thiên nhiên. Có thể nói, đây là cách phát hiện tình yêu rất nữ tính, trực cảm, kiểu Xuân
Quỳnh.
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Trước Xuân Quỳnh, lẽ chưa người phụ nữ nào nói về tình yêu bằng những lời thiết
tha, nồng nàn cháy bóng như thế. Những khát vọng yêu đương của người con gái trong
thơ được bộc lộ mãnh liệt nhưng cũng thật giản dị: sóng chỉ khao khát tới bờ, cũng như
“emmong gặp được “anh”. nh yêu của người con gái đây trong sáng, nh liệt,
thiết tha, giản dị, thủy chung, một tình yêu hết mình quên mình. Đó điều rất mới
mẻ cả trong đời lẫn trong thơ thời ấy. Khát vọng tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh không
chỉ da diết khi còn trẻ, mà cả sau này, khi đã nếm trải nỗi đau, thất vọng trong tình yêu
thì khát vọng tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh vẫn thiết tha, giàu yêu thương. Trong bài
“Tự hát” (1984) chị viết:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”
“Sóng” với Xuân Quỳnh không chỉ biểu tượng của khát vọng nh yêu còn
phương tiện để bà bộc lộ những suy tư về cuộc sống, tình cảm:
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”
“Sóng vỗ bờ” là một chân lý tất yêu không gì thay đổi. Trên đại dương mênh mông có
biết bao nhiêu con sóng và biết bao nhiêu trắc trở nhưng trăm ngàn con sóng vẫn tới bờ.
Thế mà:
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”
Cuộc đời tuy dài nhưng không phải cùng, như biển lớn nh mông nhưng không
phải tận. Xuân Quỳnh rất nhạy cảm với strôi chảy của thời gian, ý thức về thời
gian gắn với nỗi âu lo, vậy, nhân vật trữ tình trong thơ đã cách ứng xử tích cực:
âu lo nhưng không mấy thất vọng, mà chỉ khao khát nắm lấy hạnh phúc trong hiện tại,
sống hết mình, mãnh liệt với tình yêu để vượt qua chiến thắng sự hữu hạn của thời
gian và đời người:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Tan ra để hòa vào biển lớn của tình yêu, biển lớn của hạnh phúc vĩnh hằng. Bởi với
Xuân Quỳnh, cách để sống mãi là sống với tình yêu của mình. Ước muốn ấy của bà vừa
dịu dàng, đôn hậu, vừa nồng nàn thiết tha. Bài thơ khép lại nhưng hai cặp hình ợng
“sóng - bờ, em - anh” vẫn đan cài vào nhau, ngời sáng một vđẹp vĩnh hằng của tình
yêu.
Với thể thơ năm chữ linh hoạt, bài thơ có khả năng gợi âm điệu dạt dào, vừa là cái nhịp
nhàng của sóng biển, vừa là cái khắc khoải của sóng lòng với nhiều cung bậc cảm xúc.
Xuân Quỳnh đã rất tài hoa trong việc ngắt nhịp, phối âm bằng trắc như những nhịp ng
khi dịu êm, khoan thai, khi dồn dập, dữ dội cũng gợi đến những sự khắc khoải
của sóng lòng. Phương thức tổ chức ngôn từ, hình ảnh ng tạo hòa trộn thanh âm, nhịp
điệu của sóng với những trăn trở, khát khao, nhớ thương, hờn giận đan xen nối tiếp
trong cõi lòng của người con gái khi yêu cũng tạo nên một yếu tố nhạc tính của thơ.
Hình tượng ẩn dụ “sóng” một sáng tạo độc đáo của Xuân Quỳnh. “Sóng” đây
những khát vọng nh yêu của “em” - của người con gái với những cảm xúc nh cảm
phong phú, phức tạp.
Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 3
“Sóng” bài thơ tình đặc sắc bậc nhất của Xuân Quỳnh được in trong tập “Hoa dọc
chiến hào”. Bài thơ những trạng thái, cung bậc cảm xúc đầy sinh động của tâm hồn
người con gái khi yêu. Đặc sắc của bài thơ sự kết hợp giữa nét đẹp hiện đại nét
đẹp truyền thống để làm nên nội tâm, tình cảm đầy phong phú của người con gái.
Nhận xét về bài thơ “Sóng”, ý kiến cho rằng “Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới
mẻ, hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”, ng có ý kiến khác cho rằng “Bài thơ thể
hiện quan niệm tình yêu mang tính truyền thống”. Hai nhận định mang tính trái ngược
nhưng thực chất chúng hoàn toàn thống nhất để tạo nên nét đặc sắc nhất của bài thơ.
“Sóng” là tiếng nói của một cái tôi trong tình yêu đầy tính mới mẻ, hiện đại. Trong bài
thơ này, tác giả Xuân Quỳnh đã diễn tả đầy sinh động những trạng thái tình cảm mang
tính đối lập, mâu thuẫn trong tâm hồn người con gái:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ"
Mượn hình ảnh của sóng, nữ sĩ đã gợi ra những trạng thái đối cực trong tâm trạng người
con gái. ng giống như sóng ngoài đại dương lúc ồn ào, dữ dội khi phong ba bão
táp nhưng cũng có lúc dịu êm, lặng lẽ khi trời yên biển lặng thì tâm trạng người con gái
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
khi yêu cũng vậy, sẽ có những lúc nồng nhiệt đắm say nhưng cũng có khi trầm lắng, dịu
dàng. Tình yêu thể tạo ra bao cung bậc cảm xúc phức tạp, đúng như câu nói “Tình
yêu luôn có những quy luật mà lý trí không thể lý giải được”.
Cái mới mẻ, hiện đại trong hồn thơ Xuân Quỳnh được thể hiện trong bài thơ đó chính
là cái táo bạo, khát vọng hướng đến tình yêu, chủ động tìm kiếm tình yêu của cuộc đời
mình:
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
“Em” trong sóng thhiện một tâm hồn đầy sôi nổi, sự chủ động và khát vọng sống
hết mình cho tình yêu, đó khi người con gái ấy mong muốn được hòa nhập trọn vẹn
tình yêu nhỏ của bản thân để tạo nên tình yêu bất diệt, vĩnh cửu của cuộc đời:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Con nào chẳng tới bờ
Dẫu muôn vời cách trở”
Nữ đã niềm tin bất diệt vào tình yêu, từ đó bày tỏ khát vọng thành thực của bản
thân được dâng hiến, sống hết mình cho tình yêu. Khát vọng ấy lớn lao đến mức “em”
muốn tan ra thành trăm con sóng nhỏ để luôn rì rào vỗ sóng trong bể lớn tình yêu của
muôn đời.
Bên cạnh một cái tôi đầy mới mẻ, hiện đại trong tình yêu thì “sóng” còn thể hiện được
tình yêu đầy truyền thống:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”
Cũng giống nbao người phụ nữ xưa, khi yêu “em” cũng mang trong mình nỗi nhớ
da diết, nỗi bồi hồi khắc khoải đối với người mình yêu. Ta thể gặp quan niệm của
Xuân Quỳnh về nỗi nhđiểm gặp gỡ với nỗi nhớ trong những bài ca dao, dân ca
xưa:
“Nhớ ai ra ngẩn vào n
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”
Nỗi nhớ trong thơ Xuân Quỳnh lại da diết, khắc khoải đến mức vượt qua mọi giới hạn
về không gian gian, thời gian, trong thế giới của ý thức và cả sự vô thức. Nỗi nhớ nhung
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
da diết của “em” hướng đến anh không chỉ thường trực khi còn thức mà còn khắc khoải
cả khi đã chìm vào trong giấc mơ.
Sự thủy chung, son sắc của người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh ng được thể hiện
trong suy nghĩ luôn hướng về phía anh, nơi con tim của “em” được trao gửi:
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”
Tình yêu sẽ phải trải qua bao gian nan, thử thách mới thể đi đến bến bờ cuối cùng
của hạnh phúc. Tuy nhiên những trắc trở, vô thường của cuộc đời cũng không thể ngăn
cản trái tim của người con gái hướng về người mình yêu. Sức mạnh của tình yêu đã
giúp em vượt qua tất cả để đến bên anh như một quy luật của tình cảm:
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dẫu muôn vời cách trở”
Như vậy, qua bài t“Sóng” người đọc vừa cảm nhận được những nét mới mẻ, hiện
đại vừa thấy được những quan niệm truyền thống về tình yêu. Chính sự kết hợp đặc sắc
này đã làm nên sức hấp dẫn đặc biệt cho bài thơ Sóng trong trái tim của những người
đang yêu.
Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong Sóng - Mẫu 4
Nếu như Xuân Diệu được mệnh danh là "ông hoàng của thi ca tình yêu" thì Xuân Quỳnh
xứng đáng được đánh giá là "nữ hoàng thơ tình". Nữ tác giả đã để lại cho đời những tác
phẩm giàu nhân văn nói về tình yêu đôi lứa nồng thắm. Điểm đặc sắc trong thơ Xuân
Quỳnh cũng chính yếu tố tạo nên danh xưng "nữ hoàng thơ tình" đó là: trong "dáng
thơ" của Xuân Quỳnh luôn tồn tại hai vẻ đẹp vẻ đẹp truyền thống vẻ đẹp hiện đại
ẩn trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Điều này được thể hiện rõ qua "Sóng" - tác
phẩm tiêu biểu của đời thơ Xuân Quỳnh.
Xuân Quỳnh một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ
thời chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh tiếng lòng người phụ nữ khi yêu, nhiều trắc ẩn- vừa
hồn nhiên, tươi tắn lại vừa đằm thắm, chân thành. Nhân vật trữ tình trong thơ Xuân
Quỳnh đều những người phụ nữ mạnh mẽ, luôn da diết khát vọng hạnh phúc đời
thường. Bài thơ "Sóng" ra đời trong chuyến đi thực tế biển Diêm Điền (Thái Bình).
Đây là thi phẩm đặc sắc, đậm chất phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ được in trong
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
tập "Hoa dọc chiến hào". Có thể nói, "Sóng" là tác phẩm luôn để lại ấn tượng khó phai
trong lòng độc giả.
Nhận xét về bài thơ "Sóng", có ý kiến cho rằng: "Sóng" đã thể hiện vẻ đẹp truyền thống
của tình yêu muôn đời. Nghĩa là, tác giả đề cập đến tình yêu truyền thống, gắn liền với
những xúc cảm của bất người phụ nữ nào khi yêu. Đó nỗi nhớ, lòng thủy chung,
đợi chờ, niềm tin mãnh liệt cùng như sự phấp phỏm, lo âu. Mặt khác, ẩn sau chất truyền
thống y "tính hiện đại của tình yêu hôm nay". Người phnữ thế kỉ mới tính
mạnh mẽ, m bứt phá truyền thống, vươn tới hạnh phúc nh yêu. Người ta quan niệm,
tình yêu hiện đại tình yêu tự do chứ không phải là thứ tình yêu "chim trong lồng,
trong chậu" như thời xưa.
Trước hết, ta sẽ đi khám phá vẻ đẹp truyền thống qua bài thơ "Sóng". Tình yêu bắt đầu
khi chàng trai ngỏ lời yêu, khi cô gái biết đỏ mặt thẹn thùng, khi "Đêm đêm khêu ngọn
đèn loan/ Nhớ chàng quân tử mấy lời". Người phụ nữ đang yêu thế, tâm trạng ngổn
ngang trăm mối phải trải qua biết bao cung bậc cảm xúc. Nữ Xuân Quỳnh đã sử
dụng hình ảnh "sóng" để diễn tả trái tim yêu của phụ nữ:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ.
Tác giả chọn "sóng" với những đặc điểm vật lý của nó để tạo nên hình tượng ẩn dụ vừa
hóa thân, vừa hòa nhập với chủ thể trữ tình. Con sóng lúc "dữ dội, ồn ào", lúc "dịu êm,
lặng lẽ". Con gái khi yêu cũng vậy. Nàng dâu nhẹ nhàng và ngọt ngào đến mấy thì vẫn
có đôi lần ghen tuông, dỗi hờn vô cớ.
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
Ôi tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?
(Xuân Quỳnh)
Nhưng chất nữ tính ẩn bên trong sẽ là mầm non nuôi dưỡng tình yêu. Bởi lẽ, hơn ai hết,
người con gái hiểu rằng cần phải biết thu mình về lại với nét dịu dàng, lặng im, đúng
thời điểm, mới giữ cho tình yêu bền vững. Đinh Thu Hiền đã lần đã nói hộ Xuân
Quỳnh;
Có những tình yêu không thể nói bằng lời
Chỉ hiểu nhau qua từng ánh mắt
Nhưng đó là tình yêu bền vững nhất
Bởi thứ ào là thứ dễ lãng quên.
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Hai trạng thái chuyển động của sóng chính trạng thái cảm xúc trong tâm hồn phức
tạp, mâu thuẫn nhưng lại thống nhất, hài hòa của phụ nữ đang yêu. Nếu để ý trong cách
dùng từ của nhà thơ, người đọc dễ dàng nhận ra, giữa hai thái cực đối lập được nối bằng
từ "và" thay vì từ "nhưng". Điều này khiến cho câu thơ có vẻ tương phản nhau mà thực
chất lại không phải. Vì, trong cái dữ dội có cái dịu êm, trong cái ồn ào có đôi phút yên
lặng. Sự cân bằng giữa hai trạng thái cảm xúc, làm cho tình yêu truyền thống càng thêm
đẹp.
Tuổi trẻ với tim yêu mãnh liệt, từ xưa đến nay mãi không thay đổi. Tuổi trẻ khao khát
tình yêu - điều diệu luôn làm xốn xang bao trái tim của các chàng trai, gái.
cũng giống như sóng, ngày đêm xô bờ không hoài nghi.
Ôi! Con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
"Ngày xưa", "ngày sau", vẫn thế - ba từ nói lên cái quy luật ngàn đời của sóng. Sóng
bất biến, sóng không bao giờ đổi thay. luôn mang trong mình tính chất dữ dội, ồn
ào, lặng lẽ, dịu êm. Tình yêu của tuổi trẻ cũng cháy bỏng, cũng đong đầy cảm xúc như
thế. Người ta nói tuổi trẻ sinh ra là để yêu và tình yêu đóng vai trò đặc biệt đối với tuổi
thanh xuân của mỗi người. "Ông hoàng ttình" Xuân Diệu đã không ít lần khẳng định
điều này:
Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào.
Hay:
Hãy để trẻ nhỏ nói vị ngọt của viên kẹo
Hãy để tuổi trẻ nói hộ lời yêu.
Ai đã từng đi qua cái tuổi mười tám, đôi mươi, không thể nào không trải qua cảm giác
xuyến xao rung động. Tình yêu khiến con tim ta bổi hổi, bồi hồi. Tình yêu dấy lên trong
tâm hồn ta "khát vọng" hạnh phúc đến cồn cào. Tình yêu làm ta điên đảo vì nhớ nhung,
vì giận hờn. Tình ấy mới là tình đẹp, bởi yêu là phải cảm thấy "bồi hồi trong ngực trẻ",
phải biết "chết trong lòng một ít".
Người phụ nữ khi yêu tâm trạng rất rối bời, trong đầu xuất hiện rất nhiều câu hỏi:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Từ nơi nào sóng lên
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau?
Biển bao la, rộng lớn, cùng tận. Còn em, em chỉ là những con sóng nhỏ giữa mênh
mông muôn trùng. Bỗng nhiên, người con gái thấy mình thật nhỏ trước bể lớn tình
yêu. Để từ đó, nàng luôn phân vân, lo nghi. Điệp ngữ "Em nghĩ" hai câu ba bốn
của khổ thứ ba, khiến cho độc giả cùng đồng cảm với sự trăn trở, suy của nhân vật
"em". Tình yêu vốn dĩ là vậy, rất khó hiểu, khó đoán.
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu ?
Câu hỏi về nguồn gốc của sóng gđược đặt ra cũng chính những thắc mắc trong
lòng em về tình yêu muôn thuở. Nhưng các câu hỏi nào có câu trả lời, người con gái chỉ
biết lắc đầu nhè nhẹ và thốt lên: "Em cũng không biết nữa". Chao ôi! Sự ngúng nguẩy,
"giả nai" đáng yêu của người con gái, chẳng phải t ẩn, quyến các chàng
trai vẫn mãi tìm kiếm đấy sao? Xuân Quỳnh còn gửi gắm vào trong thơ của mình thông
điệp: tình yêu muôn đời luôn là một ẩn số. Nó tựa hồ như là bản nhạc không có nút kết,
là bài toán chẳng có đáp số. Không ai định nghĩa chính xác được tình yêu, ngay cả "ông
hoàng thơ tình" cũng khó lòng cắt trọn nghĩa chữ "yêu":
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu.
(Xuân Diệu)
Càng yêu say đắm, càng yêu nồng nàn, con người lại như bị cuốn vào mê cung, không
thể tìm được lối ra. Đó biểu hiện của nh yêu chân thành, không toan tính, không
chút vụ lợi. Người con gái trong thơ Xuân Quỳnh đã yêu như thế. Quả thật, đáng trân
trọng.
Cốt lõi của tình yêu truyền thống đó là nỗi nhớ và sự thủy chung. Nếu như thủy chung
là thước đo của tình yêu, thì nỗi nhớ được ví như men nồng thắp lửa tình yêu.
Con sóng dưới lòng sân
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đế anh
Cả trong mơ còn thức.
Đây là khổ thơ dài nhất trong toàn bài thơ. Có lẽ là vì Xuân Quỳnh nhận thấy được tầm
quan trọng của nỗi nhtrong tình yêu. Người ta bảo rằng: "Một trái tim đang nhớ là
biểu hiện của một trái tim đang yêu, còn một trái tim đã ngừng nhớ là biểu hiện của một
tình yêu sắp sửa lụi tàn". Nỗi nhớ là gam màu chủ đạo trong tình yêu, nó sức mạnh
vượt xa mọi nỗi nhớ khác. Và nếu như nỗi nhớ của Nguyễn Bính chỉ hiện trên bề nổi:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Nắng mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Thì nỗi nhớ của Xuân Quỳnh được nâng lên một tầm cao hơn, bao trùm cả tứ phương
tam diện. Sóng "trên mặt nước" – chiều rộng, sóng "dưới lòng sâu" - chiều sâu đều nhớ
bờ, khát khao chạm tới bờ đến "ngày đêm không ngủ". Sóng vốn là thế, có khi nào thôi
vỗ? khi nào thôi cồn cào? như bỗng một ngày sóng lặng im, thì lúc ấy, sóng đã
chẳng còn là sóng. Cũng như em, ồn ào là vậy nhưng dẫu ra sao vẫn thương vẫn nhớ về
anh. Niềm nhung nhớ của người phụ nữ mãnh liệt hơn cả. Ở hai câu cuối khổ, tác giả
mở đầu bằng một từ rất đắt - "lòng". ng là nơi sâu thẳm, chôn giấu những cảm xúc,
suy nghĩ của em; lòng kết tinh của tình cảm được chưng cất trong một thời gian dài
với biết bao thử thách. Người con gái dũng cảm, không ngần ngại bộc bạch tấm chân
tình của mình
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
Hình ảnh nhớ "cả trong mơ còn thức" đã đẩy nỗi nhớ đến đỉnh điểm. Con người cần có
một ý thức để biết nhớ, biết thương. Vậy đối với nữ tác giả, ngay cả khi vô thức,
niềm nhớ vẫn không thôi da diết, cồn cào. Hình bóng của người tình cứ ám ảnh trong
tâm trí gái, khiến em mãi "ra ngẩn vào ngơ một mình". Người ta bảo nỗi nhớ của
Xuân Quỳnh nỗi nh"nghiêng". Đó bởi vì nhân vật trữ tình trong "Sóng" đã dốc
cạn lòng về hướng người mình yêu dấu.
Như đã nói, tình yêu truyền thống hẳn không thể thiếu sự thủy chung. Một người phụ
nữ khi đã yêu cả trái tim thì tình cảm thương yêu đối với họ là vô cùng quan trọng. Mất
hết yêu thương đồng nghĩa với trắng tay. Ấy vậy mà, dù ở đâu đi nữa, tấm lòng này vẫn
luôn hướng về các anh
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương.
Theo lẽ tự nhiên thì phải là "xuôi Nam, ngược Bắc", nhưng ở đây tác giả lại sử dụng
pháp "xuôi Bắc, ngược Nam", đồng thòi kèm theo điệp từ "dẫu" hai câu đầu. Đây
giống như là một lời khẳng định chắc nịch: phương hướng địa đảo lộn như thế nào
không quan trọng, quan trọng nhất là em vẫn yêu anh, nghĩ đến anh. "Hướng về anh"
sự toàn tâm toàn ý lại chêm dấu gạch nối giữa và chữ "một phương" thêm một lần nữa
nhấn mạnh tình cảm chân thành, tấm lòng chung thủy không bao giờ đổi thay của người
con gái.
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Dẫu ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.
(Xuân Quỳnh)
Người phụ nữ trong tình yêu truyền thống đã yêu tin. Đơn giản phải biết tin
tưởng lẫn nhau thì mới thể vun đắp, gìn giữ tình yêu. Đức tin của gái được gửi
gắm vào từng con sóng.
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa.
Đúng như quy luật của tạo hóa, sóng lớn sóng nhỏ hằng ngày đều đặn vào bờ. Đôi
khi sóng cũng gặp biết bao khó khăn, chẳng hạn như một cơn giông bão cũng kéo sóng
ra xa bờ rồi. Ấy thế bao giờ sóng chịu ngưng, nó cứ kiên trì vỗ đập, bản thân
sóng "tin" rằng "dù muôn vời cách trở, con nào chẳng tới bờ". Em cũng như sóng, luôn
cố gắng để được gần anh, để được ấp ôm nỗi yêu thương. Cấu trúc của khổ thơ thứ bảy
vô cùng đặc biệt, ta đọc xuôi, đọc ngược, đọc đảo các câu thơ thì ý nghĩa của đoạn thơ
vẫn không thay đổi. Từ đó, độc giả cảm nhận được người phụ nữ với niềm tin và sự nỗ
lực mạnh mẽ của mình, vượt qua thử thách để đạt được hạnh phúc. Tuy vậy, trước viễn
cảnh đẹp của tình yêu, người phụ nữ, hẳn không tránh khỏi những dự cảm về tương lai
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
phía trước. Những từ ngữ "tuy dài thế" - "vẫn đi qua" - "dẫu rộng" chất chứa trong đó
ít nhiều âu lo. Biển xanh dù có mênh mông đến nhường nào cũng khó níu nổi áng mây
trôi. Bởi vì như Xuân Diệu đã nói:
Tình yêu đến, tình yêu đi ai biết
Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt.
Xuân Quỳnh yêu sâu đậm, yêu chân thành nhưng vẫn tỉnh táo, dùng lí trí để nhận thức
những chông gai, trắc trở trong tình yêu. Tuy nhiên, chị vẫn một mực tin tưởng vào sức
mạnh của tình yêu sẽ giúp người phụ nữ đến với bến bờ hạnh phúc. Trong hai đoạn thơ
trên, tác giả đã sử dụng chuỗi hình ảnh ẩn dụ, được sắp xếp tương phản, đối lập. Một
mặt là để nêu lên khó khăn, thách thức trong tình yêu; mặt khác lại đề cao niềm tin
sự nỗ lực xây đắp và nuôi dưỡng tình yêu của người phụ nữ.
"Sóng" của Xuân Quỳnh còn mang trong mình vẻ đẹp của tình yêu hiện đại
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.
Hai câu thơ thể hiện nét đẹp của người phụ nữ hiện đại khi yêu. Đã qua rồi cái thời
"cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", cái thời mà không biết bao "phận má hồng" phải rơi lệ
vì cảnh
Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
(Ca dao)
Bây giờ, những gái, thể tự do đi tìm tình yêu đích thực cho bản thân. Họ không
chấp nhận thứ tình yêu vị kỷ, họ sẽ chẳng bao giờ gửi gắm tấm thân mình cho những
người đàn ông gia trưởng, vũ phu, không thương yêu họ thật lòng. Câu thơ tựa như lời
cảnh báo: em sẵn sàng ra đi tìm hạnh phúc mới nếu tình u của anh thứ tình cảm
nhỏ nhen, tầm thường. Nữ thi đã sử dụng ba hình ảnh "sông, sóng, bể" nhằm minh
họa cho điều này. Sóng nào cam chịu sống trong lòng sông chật hẹp, túng. thế
nên, "sóng tìm ra tận bể", để thỏa sức vẫy vùng, để "tận hưởng tình yêu tự do, phóng
khoáng".
Tình yêu hiện đại còn là sự hiến dâng, hi sinh vì nhau
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Tình yêu của Xuân Quỳnh đến đây đã trở thành tình yêu tưởng. Cụm từ "tan ra" nghĩa
hòa quyện vào biển lớn của tình yêu của nhân loại. Chỉ như thws thì tình yêu
nhân mới mãi bất tử, trường tồn. Sức hấp dẫn của toàn bài thơ, chính là nét hiện đại độc
đáo của người phụ nữ từ xưa đến nay, không ai thể khai thác được. Người con
gái trong thơ của Xuân Quỳnh luôn biết chủ động, đấu tranh cho tình yêu tuyệt đích của
bản thân, luôn yêu hết mình, nhưng vẫn biết lo âu cho những điều sắp xảy ra trước mắt.
Vậy, ràng, "Sóng" của Xuân Quỳnh vừa mang tính truyền thống vừa đậm chất hiện
đại. Người con gái trong bài thơ đã yêu chân thành trải qua những xúc cảm đời
thường của kẻ đang say trong men tình - ấy là chất truyền thống. Bên cạnh đó, tình yêu
của họ rất táo bạo, tựa hồ như làn gió mới len lỏi vào tâm hồn của các chàng trai - đó
chính là nét hiện đại.
Bài thơ "Sóng" đem đến cho độc giả thông điệp nhân văn: trong thời đại mới, tình yêu
đẹp sự hòa quyện, kết hợp giữa những giá trị biểu cảm cao đẹp truyền thống sự
bứt phá, mới mẻ hiện đại. Tình yêu ấy là mới thực sự là tình yêu đáng trân trọng.
Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 5
Xuân Quỳnh một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ c nhà thơ trẻ thời
chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa
hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh
phúc đời thường. Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế
vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), lúc đó Xuân Quỳnh mới hai mươi lăm tuổi trẻ trung,
yêu đời. Đây một bài thơ đặc sắc viết rất hay về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách
thơ Xuân Quỳnh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua
hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng sắt son chung thuỷ, vượt
lên mọi giới hạn của đời người.
Quan niệm mới mẻ, hiện đại quan niệm ngày nay, quan niệm của những người đời
sống văn hóa, tinh thần không bị ràng buộc bởi ý thức hệ tư tưởng phong kiến. Về tình
yêu, sự mới mẻ, hiện đại thể hiện ở: chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh
liệt, khát vọng mạnh mẽ táo bạo về những rung động rạo rực cảm xúc trong lòng, tin
vào sức mạnh của tình yêu. Quan niệm truyền thống quan niệm từ xa xưa, được
bảo tồn trong đời sống hiện đại. Trong tình yêu, được thể hiện những nét đẹp truyền
thống: đằm thắm, dịu dàng, thủy chung…
Đó là một tình yêu với nhiều cung bậc phong phú, đa dạng: dữ dội, ồn ào, dịu êm, lặng
lẽ:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Hay còn sự mạnh bạo, chủ động bày tnhững khát khao yêu đương mãnh liệt và rung
động rạo rực trong lòng mình “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”. Hình
ảnh so sánh cho thấy, người con gái ở đây không còn sự thụ động, chờ đợi tình yêu mà
chủ động, khao khát kiếm tìm một tình yêu mãnh liệt. Người con gái dám sống hết mình
cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Dù vậy, thì tình yêu trong “Sóng” vẫn chứa đựng những nét đẹp truyền thống. Nỗi nh
thương trong tình yêu được thể hiện qua hình tượng sóng và em:
“Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Nỗi nhớ thường trực, da diết, mãnh liệt suốt đêm ngày. Tình yêu gắn liền với sự chung
thủy:
“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương”
Với em không chỉ phương Bắc, phương Nam còn cả “phương anh”. Đó
phương của tình yêu đôi lứa, không gian của tương tư. Tình yêu gắn với khát vọng
về một mái ấm gia đình hạnh phúc: Cũng như sóng, dù muôn vàn cách trở rồi cuối cùng
cũng đến được bờ, người phụ nữ trên hành trình đi tìm hạnh phúc cho dù lắm chông gai
nhưng vẫn tin tưởng sẽ cập bến.
Tóm lại, “Sóng” chính sự kết hợp giữa vẻ đẹp truyền thống hiện đại trong tình
yêu.
Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 6
Nhà thơ Xuân Quỳnh một chùm thơ về biển: “Thuyền biển”, “Sóng”, Chỉ
sóng và em”. “Sóng” được nhiều bạn đọc nhớ đến, đây là một trong những bài thơ tình
hay nhất của chị. Bài thơ nơi tập trung nhiều đặc điểm của thơ Xuân Quỳnh: hồn hậu,
nữ tính, chân thành. Đặc biệt qua bài thơ “Sóng”, Xuân Quỳnh “đã thể hiện được một
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
tình yêu tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất
hiện đại như tình yêu hôm nay” (Hà Minh Đức).
Xuân Quỳnh được biết đến như cây bút nữ hàng đầu của thi ca tình yêu thời chống
Mỹ và thời kỳ hậu chiến. Thơ của chị là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc
ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng
hạnh phúc bình dị đời thường. Bài thơ “Sóng” được viết năm 1967, in trong tập “Hoa
dọc chiến hào”. Đây được xem một trong những sáng tác thành công nhất của Xuân
Quỳnh về đề tài tình yêu.
Giáo sư Minh Đức qua tiếng lòng của người phụ nữ trong “Sóng” đã nhận ra một
tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời”. Nghĩa là, tình yêu của người
phụ nữ trong bài thơ ấy đã mang những đặc điểm của một tình yêu truyền thống như
bao nhiêu tình yêu của người phụ nữ khác. Tình yêu ấy luôn giữ cho mình nét hồn hậu,
đằm thắm, nữ tính muôn đời. Nhưng ẩn đằng sau chất truyền thống ấy là “chất hiện đại
như tình yêu hôm nay”. Đó là cá tính mạnh mcủa người phnữ thế kỷ hai ơi bứt
phá những nhỏ hẹp đời thường để đến với tình yêu rộng lớn bao la “Sông không hiểu
nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”. Hiện đại ở đây gắn liền với quan niệm tình yêu tự do chứ
không phải là thụ động như tình yêu truyền thống.
Trước hết, “Sóng” thể hiện một tình yêu tính chất truyền thống như tình yêu muôn
đời”. Tình u muôn đời tự thuở xa xưa, khi trai gái biết nhớ thương, tình yêu bắt
đầu bén rễ, hẹn bắt đầu làm tim nhau xốn xang để “nghìn năm hồ dễ mấy ai quên”
thì tình yêu đến. Nam giới thường tự do hơn trong tình u, tự do đến, tự do đi, tự do
nói lời yêu, tự do bộc bạch. Còn phụ nữ, do đặc điểm về giới tính, về định kiến nên
chuyện tình cảm đối với họ điều khó bộc bạch. Vậy nên, trong tình yêu của người
phụ nữ Việt Nam, cái truyền thống ngàn đời bó buộc họ trong một cái “khuôn” có sẵn.
Xuân Diệu khi yêu đã mượn sóng để nói lên điều mãnh liệt của tình yêu giới mình, cái
vồ vập, ham muốn của đàn ông khiến cho ai đó đỏ mặt:
“Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi hôn lại
Cho đến nát cả trời
Anh mới thôi dào dạt”
Thì Xuân Quỳnh lại mượn sóng để nói lên nét nữ tính đáng u ngàn đời của người phụ
nữ:
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Sóng là một hình tượng ẩn dụ vừa hóa thân vừa hòa nhập với cái tôi trữ tình. Và ở đây,
sóng góp phần nói lên tình cảm, tình yêu của Xuân Quỳnh. Tình yêu ấy có nhiều trạng
thái biểu hiện, khi lặng lẽ dịu êm, hiền hòa, êm dịu. Đó là chất nữ tính - một phẩm chất
di truyền từ ngàn đời phụ nữ. Khi lại ồn ào, dữ dội với những ghen tuông, giận hờn
vô cớ (cung bậc muôn đời khi yêu). Hai trạng thái cảm xúc ấy “Dữ dội - dịu êm/Ồn ào
- lặng lẽ” là đối cực của sóng nhưng cũng là những cảm xúc nội tâm đầy phức tạp, mâu
thuẫn nhưng ng rất thống nhất hài hòa trong tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. Xuân
Quỳnh dùng quan hệ từ “và” giữa hai sự tương phản ấy chứ không phải là từ “nhưng”.
Nếu “nhưng” thì sự tương phản đối lập hoàn toàn. Còn “và” thì trong cái dịu êm
cái dữ dội, trong ồn ào cái lặng lẽ. Sự quân bình giữa hai trạng thái tâm hồn ấy
tạo nên tình yêu muôn đời ở người phụ nữ thật đáng yêu làm sao.
Con sóng sự vĩnh hằng của biển khơi (xưa cũng vậy nay cũng vậy), tình yêu
luôn là sự khát khao bồi hồi của tuổi trẻ:
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Quy luật muôn đời của tự nhiên sóng “ngày xưa” hay “ngày sau” thì “vẫn thế”. Nghĩa
là nó bất biến, không thay đổi. vẫn chứa đựng trong nó những cung bậc dữ dội, ồn
ào, dịu êm, lặng lẽ muôn thuở ấy. Từ quy luật muôn đời ấy của tự nhiên, Xuân Quỳnh
cũng rất tự nhiên khi chạm vào lòng ta quy luật của tình yêu muôn đời:
“Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Dường như tuổi trẻ sinh ra là để yêu, và tình yêu vị trí đặc biệt cho riêng tuổi trẻ
“Làm sao sống được không yêu/ Không nhớ không thương một kẻ nào” (Xuân
Diệu). Tình yêu là “cái buổi ban đầu lưu luyến ấy” đến bên ta như những con sóng nhỏ
vỗ vào hồn để tim ta bồi hồi trong lồng ngực, để tâm hồn ta trào dâng bao “khát vọng”
cồn cào. Vâng! Ông hoàng thi ca tình yêu Xuân Diệu đã đúng khi nói “Hãy để trẻ nhỏ
nói vị ngọt của viên kẹo/ Hãy để tuổi trẻ nói hộ lời yêu”. Ai đang vào độ tuổi mười
tám đôi mươi, ai đã đi qua thời tuổi trẻ, chắc chắn sẽ hiểu điều này.
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Tình yêu một tình cảm lớn lao, thiêng liêng được phát triển theo quy luật chung của
đời sống hội và quy luật riêng của mỗi tình yêu. Không dễ cắt nghĩa, luôn những
thắc mắc “Khi nào ta yêu nhau” rất khó xác định, không theo một quy luật chung
nhất.
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau?"
Biển cả thiên nhiên thuộc về bao la, tận, cùng n dụ cho tình yêu vĩnh cửu
vĩnh hằng. Trước biển, người con gái là em cảm thấy bé nhỏ quá. Nhìn những con sóng
bất tận bờ lòng bỗng phân vân. Điệp ngữ “em nghĩ” ấy cứ láy đi láy lại hai lần
để rồi trong tâm hồn người con gái nhiều ưu tư ấy bật lên nhiều trăn trở:
“Từ nơi nào sóng lên?
Gió bắt đầu từ đâu?
Khi nào ta yêu nhau?”
Ba câu hỏi ấy hỏi về nguồn gốc của sóng gió cũng nguồn gốc ẩn muôn đời
của tình u. Ba u hỏi ấy cùng chung một câu trả lời thật nữ tính, đáng yêu, rất ư
là con gái:
“Em cũng không biết nữa”
Ta bắt gặp cái lắc đầu nhè nhẹ, cái bất lực đáng yêu. Và bởi vì em như thế nên tình yêu
càng trở nên bí ẩn để anh mãi mãi đi tìm.
Nét nghĩa nữa trong ý thơ về nguồn gốc tình yêu trên là: tình yêu muôn đời vẫn là một
ẩn số. tựa như một giai điệu không nốt nhạc kết, một bài thơ không kết thúc,
một bài toán không có đáp số… Tình yêu là sự khám phá hai thế giới, khám phá hai vũ
trụ sự ngăn cách “giới hạn không thể ợt qua”. Vì thế nên không một định nghĩa
nào thật hoàn chỉnh về tình yêu, hay nói đúng hơn là mọi định nghĩa về tình yêu đều trở
nên gượng ép. Nói chung, càng yêu say đắm bao nhiêu, chân thành bao nhiêu thì người
ta càng không thể lý giải được ngọn nguồn của nó. Hiểu như thế, ta càng yêu, càng quý
người con gái trong bài thơ này vì tình yêu ấy chắc chắn không hề vụ lợi, toan tính mà
rất tự nhiên, rất chân thành, đằm thắm.
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Tình yêu truyền thống không thể thiếu nỗi nhớ thương sự thủy chung. Nếu thủy
chung là thước đo của tình yêu thì nỗi nhớ là nồng độ để đo độ thủy chung ấy:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
ai đó đã từng nói rằng: “Một trái tim đang nhớ biểu hiện của một trái tim đang
yêu còn một trái tim đã ngừng nhớ biểu hiện của một tình yêu sắp sửa lụi tàn”. Từ
xưa tới nay, tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ, nỗi nhớ gắn với hai đầu “ở hai đầu nỗi
nhớ”. Nỗi nhớ giai điệu chính của tình yêu lứa đôi. Tố Hữu từng so sánh rất độc
đáo trong bài Việt Bắc: “Nhớ gì như nhớ người yêu”. Thế mới biết, nỗi nhớ người yêu
trên hết sức mạnh vượt qua mọi nỗi nhớ khác để trở thành nỗi ám ảnh của
những người yêu nhau:
“Nhớ ai ra ngẩn vào n
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”
Hay:
“Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Cứ mong trời sáng ra đường gặp anh”
Trong bài thơ “Sóng” nhà thơ mượn sóng để nói lên nỗi nhớ mãnh liệt của mình. Sóng
nhớ bờ mà nỗi nhớ trùm lên mọi không gian “lòng sâu”, “mặt nước”, trùm lên mọi thời
gian “ngày đêm không ngủ được” để khao khát hướng vào bờ. Nỗi nhớ ấy vừa hiện diện
trong chiều rộng “trên mặt nước” vừa chiều sâu “dưới lòng sâu”. Sóng không ngủ
được cũng như em nhớ anh đến nỗi “cả trong còn thức”. Xuân Quỳnh quả rất sâu
sắc khi dùng đến sáu dòng thơ để bộc bạch nỗi nhớ. Trong đó hai câu cuối khổ năm quả
rất tài tình:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Chữ “lòng” thật gợi cảm, nó là nhãn tự của cả câu thơ. Ý thơ giàu sức gợi có lẽ cũng là
ở đây. Lòng là nơi sâu thẳm của tâm hồn con người, nhất là tâm hồn người phụ nữ. Nơi
ẩn giấu những tình cảm chân thành đằm thắm. Nơi để yêu thương, sầu khổ, dịu dàng…
Và khi Xuân Quỳnh nói “Lòng em nhớ đến anh” thì hãy hiểu rằng, người con gái ấy đã
nghiêng hết cả tình yêu, dốc cạn cả tim mình để hướng về phương anh rồi. Câu t“Cả
trong mơ còn thức” diễn tả nỗi nhớ thường trực. Nghĩa là cả trong tiềm thức, ý thức lẫn
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
vô thức, hình bóng của người yêu vẫn cứ ám ảnh đến ngọt ngào khiến em “ra ngẩn vào
ngơ một mình”.
Tình yêu truyền thống của người phụ nữ Việt là gắn liền với thủy chung. Vì yêu thương
của người phụ nữ Việt là canh bạc mà yêu thương là sự “đặt cược” cuối cùng. Mất hết
yêu thương coi như là sự trắng tay. Nhưng dù sao đi nữa thì em vẫn:
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương”
Hai câu thơ đầu như một mệnh đề với cặp từ “dẫu” đứng ở đầu câu cùng phép điệp cấu
trúc “Dẫu xuôi - Dẫu ngược”. Các động từ “xuôi”, “ngược” và không gian địa lý Bắc -
Nam đã góp phần làm nhấn mạnh sự xa xôi cách trở, sự vất vả, gian nan. Để mệnh đề
hai Xuân Quỳnh khẳng định: Dẫu xa xôi cách trở, dẫu vất vả gian nan thì:
“Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương”
“Nơi nào” - “cũng nghĩ” là cách diễn tả một cảm xúc thường trực, ám ảnh. Còn “hướng
về anh” sự toàn tâm toàn ý. Lại thêm dấu gạch nối giữa chữ “một phương”
cuối câu thơ. Càng chắc chắn thêm cho sự khẳng định hướng về anh cả “toàn hồn”
của em. Bởi như Xuân Quỳnh từng nói:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Dẫu ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”
(Tự hát)
Đã yêu là tin và người phụ nữ trong tình yêu ngàn đời luôn tin điều đó. Niềm tin ấy đặt
vào những con sóng biển. Sóng i tận giữa cùng, gặp muôn ngàn bão tố nhưng
cuối cùng “Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở”.
Thì tình yêu cũng thế, muốn có tình yêu bền vững, phải biết vượt qua những thử thách
mới có được hạnh phúc. Vì:
“Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa bão tố
Tình ta như dòng sông
Đã yên mùa thác lũ”
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
(Thư tình cuối mùa thu, Xuân Quỳnh)
Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh không dừng mức độ tình u buổi đầu giản đơn
hẹn, non nớt, ngọt ngào mà là tình yêu hạnh phúc, tình yêu gắn với cuộc sống chung,
với nhiều đòi hỏi ở chiều sâu của tình cảm, với nhiều minh chứng của thử thách, mang
đậm dấu ấn trách nhiệm. Đặc biệt nó có “tính hiện đại như tình yêu hôm nay”.
Qua hình tượng sóng toàn bộ bài thơ, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người
phụ nữ trong tình yêu. Đó là sự mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương
mãnh liệt rung động rạo rực trong lòng mình. Nếu như những cô gái trong ca dao
xưa khi yêu chỉ biết thụ động “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” để rồi không thể quyết định
lấy được hạnh phúc của mình. Mãi mãi họ sống trong khổ đau:
“Em như con hạc đầu đình
Muốn bay chẳng nhấc nổi mình mà bay”
Thì đây không còn sự thụ động, chờ đợi (như trong truyền thống) nữa. Nếu “Sông
không chịu hiểu mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó, “tìm ra tận bể”, đến
với cái cao rộng, bao dung. sóng chỉ thực sự sóng khi tìm về với đại dương.
Đại dương thực sự là nơi vĩnh hằng của sóng. Còn lòng sông chật hẹp kia muôn đời sao
có thể làm con sóng yên lòng được. Cũng như vậy, tình yêu hiện đại là tình yêu không
cam chịu một tình cảm nhỏ nhen, ích kỷ, tầm thường. Vì vậy, nếu anh hẹp hòi và thiếu
sự bao dung thì em sẵn sàng từ bỏ anh để ra đi tìm tình yêu rộng lớn hơn.
Tình yêu hiện đại đó còn một tình yêu với nhiều cung bậc (dữ dội, dịu êm, ồn ào,
lặng lẽ, cả trong mơ còn thức…). Có lúc chị còn muốn hiến dâng:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Cụm từ “tan ra” không phải mất đi trường tồn đến ngàn năm Xuân Quỳnh biết
chọn biển lớn tình yêu mà vỗ sóng. Biển lớn là hình ảnh cường tráng của điểm tựa tình
yêu, tình người khiến bài thơ ấm và chắc. Sức hút của bài thơ là sức hút của người con
gái biết yêu chủ động, mãnh liệt, biết dành hết mình cho nh yêu. nh yêu của cá nhân
con người chỉ có thể trở thành vĩnh cửu và bất tử khi tình yêu đó hóa thân vào biển lớn
của tình yêu nhân loại. Xuân Quỳnh đã dám yêu và dám thổ lộ tất cả, đó là nét mới m
hiện đại trong tình yêu.
Có thể nói “Sóng” là khát vọng tình yêu, tồn tại mãi trong trái tim giàu yêu thương của
Xuân Quỳnh của chúng ta. “Sóng” vừa mang tính chất truyền thống muôn đời vừa
mang tính chất hiện đại của tình yêu hôm nay. Con sóng của Xuân Quỳnh vừa dịu dàng
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
neo đậu vào bờ bến thuỷ chung vừa mới mẻ, hiện đại và táo bạo vô cùng. Đó là cái gốc
của truyền thống dân tộc bền chắc khiến con sóng của Xuân Quỳnh gần gũi với sóng
của ca dao: “Chừng nào con sóng bỏ ghềnh/ Cù lao bỏ biển anh mới đành bỏ em”. Đến
đây có thể khẳng định ý kiến của giáo sư Hà Minh Đức là hoàn toàn chính xác: Qua bài
thơ Sóng, Xuân Quỳnh “đã thể hiện được một tình yêu tính chất truyền thống như
tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay”.
Bài thơ “Sóng” của nữ hoàng thi ca tình yêu Xuân Quỳnh giống như câu chuyện cổ tích
về tình yêu. Nó đánh thức ta, khơi dậy trong ta về nguồn gốc, về đạo , ân tình của tình
yêu khiến mỗi câu thơ như sợi chỉ đan vào m hồn ta bao sợi nhớ sợi thương. Từ đó
soi chiếu o tình u của mình chúng ta biết trân trọng những trong cuộc sống
hôm nay.
Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 7
Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Xuân Quỳnh phải kể đến bài thơ “Sóng”. Qua
hình tượng trung tâm đó “sóng”, Xuân Quỳnh diễn tả cụ thể, sinh động khát vọng
tình yêu với những cung bậc tình cảm phong phú và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ
trong tình yêu. Tình yêu đó vừa mang những nét truyền thống, lại vừa mang nét hiện
đại.
Trước hết, cần hiểu được tình yêu truyền thống và tình yêu hiện đại khác nhau như thế
nào? “Tình yêu mang tính chất truyền thống như tình yêu muôn đờitình yêu gắn
liền với những đặc điểm cảm xúc, tình cảm tính quy luật. Đó quy luật tình cảm
thường gặp trong tình yêu của lứa đôi như nhớ nhung, giận hờn, khao khát Tình yêu
“hiện đại” tình yêu đề cao cái tôi nhân, đề cao những cảm xúc, khao khát mãnh
liệt vượt qua những giới hạn.
Trong tình yêu có nhiều trạng thái biểu hiện, khi lặng lẽ dịu êm, hiền hòa, êm dịu. Khi
lại ồn ào, dữ dội với những ghen tuông, giận hờn cớ (cung bậc muôn đời khi yêu).
Hai trạng thái cảm xúc ấy “Dữ dội – dịu êm/Ồn ào lặng lẽ” là đối cực của sóng nhưng
cũng là những cảm xúc nội tâm đầy phức tạp, mâu thuẫn nhưng cũng rất thống nhất hài
hòa trong tâm hồn của người phụ nữ khi yêu:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Hai trạng thái đối lập này cùng tồn tại trong một thể thống nhất sóng”. Cách miêu
tả những trạng thái bất thường của sóng gợi lên những khát vọng tình yêu trong tâm hồn
đầy ẩn của người con gái, khi bồng bộn, sôi nổi, khi n đáo sâu sắc, vừa đắm say
vừa tỉnh táo, vừa nồng nàn, vừa âm thầm, vừa mãnh liệt vừa ngàn lần yếu mềm. Điểm
gặp gỡ đồng điệu lạ giữa sóng nhân vật trữ tình “em” cho thấy sóng chính
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
ẩn dụ của “em”, của khát vọng tình yêu nhiều thao thức nhưng hạnh phúc vô bờ. Sóng
tự ngàn năm vẫn từ sông ra bể, từ giới hạn chật hẹp tới không gian rộng lớn.
Tình yêu truyền thống không thể thiếu nỗi nhớ thương sự thủy chung. Nếu thủy
chung là thước đo của tình yêu thì nỗi nhớ lại là sức sống của tình yêu:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Khổ thơ trùng điệp hình ảnh những con sóng, gợi nỗi nhớ nồng nàn với nhiều cung bậc.
khi, mặt biển lớn lao như biển cả, lúc lại da diết, triền miên với thời gian, ngày
đêm không ngủ được. Lại có lúc trải rộng thiết tha với không gian phương Bắc, phương
Nam và lại có lúc cũng không giấu nổi nỗi khắc khoải như con sóng nổi trên mặt nước.
đôi khi, nỗi nhớ cũng chìm sâu trong trăn trở, nhớ quay quắt trong lòng như con
sóng ngầm dưới biển sâu.
Không chỉ “nhớ anh, hướng về anh, nghĩ về anh” tình yêu đã lấp đầy con tim, khối óc,
trở thành lẽ sống, trở thành khát vọng của cả cuộc đời. Hình ảnh sóng được nhân hóa
mang “tình em” và“nỗi nhớ” của em thật thi vị. Từ cảm “ôi” xuất hiện giữa dòng thơ
như một tiếng lòng rung rung giữa niềm nhớ nhung da diết. Nỗi nhớ được diễn tả trực
tiếp qua ẩn dụ sóng đã da diết, sóng nhờ bờ đêm ngày, sóng ru, sóng vỗ, sóng vẫn thao
thức với thời gian. Nỗi nhớ ấy tự nhiên, hồn nhiên, say đắm nhưng ờng như vẫn chưa
đủ mà còn được thể hiện trực tiếp qua nỗi nhớ của nhân vật trữ tình “em”:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Cấu trúc thơ thay đổi, cả bài là những khổ bốn dòng, nỗi nhớ lại được diễn tả bằng khổ
thơ sâu dòng, đã phơi lộ cái tôi riêng của người nữ sĩ - một nỗi nhớ tràn đầy lòng yêu.
Nó nồng nàn, đằm thắm hơn cả nỗi nhớ của sóng với bờ vì nó không chỉ tồn tại trong ý
thức, dường như còn len lỏi o trong tiềm thức, xâm nhập cả vào trong giấc
“cả trong mơ còn thức”.
Chính nỗi nhớ ấy đã tạo nên lòng thủy chung son sắc:
“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương”.
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Điệp từ “dẫu” như khẳng định bao nhiêu thử thách, kkhăn phải ợt qua không
gian mở rộng đa chiều “phương bắc phương nam” đầy cách xa trắc trở, thiên nhiên
trời đất đổi thay xuôi bắc ngược nam” nhưng nơi nào “anh”, với“em”“hướng về anh
một phương” bằng tình yêu thủy chung, duy nhất. Nỗi nhớ đây cồn cào, da diết, không
thể nào yên, không thnào nguôi. cuồn cuộn dạt dào như những con sóng triền miên
dai diết hồi hạn. Nhịp thơ trong suốt bài gợi đến nhịp của sóng. Nhưng nhất,
sôi nổi nhất, mãnh liệt nhất chính là ở đoạn thơ này. ngược cũng là xuôi. Trái tim tình
yêu của em luôn
Đã yêu là tin và người phụ nữ trong tình yêu ngàn đời luôn tin điều đó. Niềm tin ấy đặt
vào những con sóng biển. Sóng i tận giữa cùng, gặp muôn ngàn bão tố nhưng
cuối cùng “Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở” thì cuối cùng em tin tình yêu
của chúng ta sẽ đến được cùng nhau.
Nhưng không chỉ dừng lại đó, tình yêu đây còn mang nét đẹp hiện đại. Nếu như
“Sông không chịu hiểu mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó, “tìm ra tận bể”,
đến với cái cao rộng, bao dung:
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
“Sóng” đã biết chủ động tìm đến với tình u, chứ không còn thụ động nữa. Đặc biệt
hơn, “sóng” với Xuân Quỳnh còn biểu tượng của khát vọng tình yêu. Nhân vật trữ
tình trong thơ đã cách ứng xử tích cực: âu lo nhưng không mấy thất vọng, chỉ
khao khát nắm lấy hạnh phúc trong hiện tại, sống hết mình, mãnh liệt với tình yêu để
vượt qua và chiến thắng sự hữu hạn của thời gian và đời người:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Tan ra để hòa vào biển lớn của tình yêu, biển lớn của hạnh phúc vĩnh hằng. Bởi với
Xuân Quỳnh, cách để sống mãi là sống với tình yêu của mình. Ước muốn ấy của bà vừa
dịu dàng, đôn hậu, vừa nồng nàn thiết tha. Bài thơ khép lại nhưng hai cặp hình ợng
“sóng - bờ, em - anh” vẫn đan cài vào nhau, ngời sáng một vđẹp vĩnh hằng của tình
yêu.
Tóm lại, hình tượng “sóng” một sáng tạo độc đáo của Xuân Quỳnh, đã thể hiện nét
đẹp truyền thống và hiện đại trong tình yêu.
Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 8
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Xuân Quỳnh được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của nền văn học Việt Nam hiện
đại. Các sáng tác của chị một tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn vừa
hồn nhiên, vừa đằm thắm lại nhiều khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. Đến với
bài thơ “Sóng”, người đọc sẽ thấy được sự kết hợp giữa nét đẹp truyền thống hiện
đại làm nên vẻ đẹp của người con gái khi yêu.
Đầu tiên, “Sóng” tiếng nói của một cái tôi trong tình yêu với những quan niệm mới
mẻ. Xuân Quỳnh đã diễn tả đầy đủ những cung bậc trong tình yêu với những điểm đối
lập:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Cũng giống như con ng ngoài đại dương, người con gái trong tình yêu cũng có những
cung bậc cảm xúc thật đa dạng. Khi tdữ dội, ồn ào đấy cũng lúc lại thật êm
đềm, lặng lẽ. Tình yêu dường như luôn có quy luật mà lý trí chẳng thể giải thích được.
Để rồi, người con gái khi yêu đã có suy nghĩ:
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Cái mở mẻ của Xuân Quỳnh đây chính sự chủ động của người con gái trong tình
yêu. Nếu như “sông” không thể hiểu nổi mình, “sóng” sẵn sàng tìm ra biển lớn - tìm
đến với tình yêu đích thực của đời mình.
Không chỉ vậy, người con gái trong “Sóng” còn sẵn sàng dâng hiến, hy sinh cho tình
yêu:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nh
Gia bin ln tình yêu
Để ngàm năm còn vỗ”
Câu hỏi tu từ “Làm sao” mở đầu khthơ như một lời tự vấn. Làm thế nào để thể
sống trọn vẹn với tình yêu? Người phụ nữ khi yêu cũng cùng mãnh liệt, họ ước mong
được sống trọn vẹn với từng khoảnh khắc trong tình yêu. Ở đây, Xuân Quỳnh sử dụng
từ “tan ra” thể hiện t dịu dàng của người phụ nữ, khác hẳn với i mạnh mẽ của Xuân
Diệu:
“Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt…
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Cũng có khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em
Là lúc triều yêu mến
Ngập bến của ngày đêm”
(Biển)
Dẫu hiện đại vậy, nhưng trong tình yêu, “em” vẫn giữ được những nét đẹp truyền
thống. Tình yêu nào không được đong đếm bởi nỗi nhớ, người con gái trong
“Sóng cũng vậy”:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
“Con sóng” được khắc họa ở hai chiều - không gian và thời gian. Dù “ở dưới lòng sâu”
hay “trên mặt nước” - chiều không gian, “ngày” hay “đêm” - chiều thời gian, thì
con sóng “vẫn nhớ đến bờ” đến nỗi không ngủ được. Và nếu “sóng” nhớ “bờ” thì “em”
lại nhớ đến “anh”. Nhưng con sóng kia còn thể bị ngăn cách bởi không gian, thời
gian. Còn nỗi nhớ của em thì phá vỡ mọi khoảng cách địa lý. Em nhớ anh ngay c
“trong mơ vẫn còn thức”. Hình ảnh của anh đã đi vào tâm trí của em. Đó chẳng phải là
điều gì xa lạ trong thơ ca. Ca dao đã từng những câu thơ diễn tả nỗi nhớ của những
người yêu nhau:
“Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt trên vai
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề”
Còn Nguyễn Bính lại thật khéo léo mượn hình ảnh sau để diễn tả nỗi nhớ:
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”
(Tương tư)
Đặc biệt nhất đó chính là tấm lòng thủy chung của người con gái trong tình yêu:
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu xuôi về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”
Hình ảnh thơ đối lập “xuôi” - “ngược”, “phương Bắc”’ và “phương Nam” được nhà thơ
sử dụng trái với quy luật thông thường (ngược về phương Bắc, xuôi về phương Nam)
với dụng ý nghệ thuật sâu sắc. cuộc đời luôn biến chuyển không ngừng, đôi ta
phải trả qua nhiều sóng gió, vạn vật luôn đổi thay. Thì em vẫn luôn hướng về
“phương anh”. Trái tim của em vẫn giữ được tình yêu nguyên vẹn dành cho anh
trải qua biết bao nhiêu khó khăn, sóng gió trong cuộc đời. Em vẫn hướng về “phương
anh” - một phương duy nhất, không hề thay đổi. Tấm lòng thủy chung, son sắc của em
thật đáng trân trọng.
Có tấm lòng thủy chung, “em” sẽ mãi tin vào tình yêu của mình:
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”
Con sóng nào rồi cũng sẽ tới bờ, cũng như em rồi sẽ gặp lại anh. Khi ấy, tình yêu của
chúng ta sẽ tồn tại vĩnh viễn dẫu năm tháng có thay đổi.
Như vậy, người phntrong thơ Xuân Quỳnh tuy đầy mãnh liệt, sôi nổi nhưng vẫn
đằm thắm, thủy chung - nét đẹp cổ điển.
Qua phân tích trên, “Sóng” đã thể hiện vẻ đẹp truyền thống cũng như hiện đại của người
con gái trong tình yêu. Thơ của Xuân Quỳnh quả là tiếng lòng chân thật của người phụ
nữ.
Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 9
Sóng không chỉ là tên một thi phẩm đã gây xốn xang cho nhiều thế hệ. Sóng không ch
biểu trưng cho một hồn yêu chưa từng nguôi yên. Sóng còn một nguồn sống, nguồn
năng lượng mà nữ thi sĩ ấy đã truyền lại cho mai hậu qua mỗi tiếng thơ mình. Tình yêu
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
trong từng câu thơ nh yêu của một người, mà cũng là của mọi người, là tình yêu của
một thời mà cũng là của mọi thời. Vì thế có ý kiến cho rằng:
“Sóng đã thể hiện tình yêu truyền thống như tình yêu muôn đời".
Ý kiến khác lại khẳng định:
"Sóng đã thể hiện tình yêu hiện đại như tình yêu hôm nay".
Về ý kiến thứ nhất, “tình yêu truyền thống như tình yêu muôn đời” tình yêu gắn với
những cung bậc cảm xúc quen thuộc, phổ biến, những trạng thái đã trở thành quy luật
muôn đời. Còn “tình yêu hiện đại như tình yêu hôm nay” trong ý kiến thứ hai chính là
khẳng định cái nhìn mang tính mới mẻ, phát hiện về tình yêu của Xuân Quỳnh. Hai ý
kiến là những cách nhìn riêng về những khía cạnh khác nhau về nội dung của tác phẩm.
Không còn phân biệt được sóng tạo nên Xuân Quỳnh, hay Xuân Quỳnh đã tạo nên sóng.
Chỉ biết rằng người con gái ấy sinh ra là để dành cho thơ. Thơ ca, với Xuân Quỳnh, gắn
liền với sự sống, tình yêu; làm thơ là nữ sĩ được sống với chính mình, sống đủ đầy trọn
vẹn là mình. Mỗi bài thơ đều là tiếng nói chân thành nhất của một tâm hồn phụ nữ giàu
trắc ẩn, vừa âu lo vừa da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường. Bài thơ “Sóng”
được viết năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền (Thái Bình), là tiếng thơ
của những ngọt ngào, đắng cay từng trải trong tình yêu, khi đã vun đắp trải nghiệm
sự tan vỡ trong tình yêu vẫn thật tha thiết, tràn đầy khát vọng. Bài thơ sự song
hành hình tượng giữa “sóng” và “em”: “Sóng” và “em” có lúc tách ra để soi chiếu o
nhau, có lúc lại hòa hợp thống nhất. Sóng biển và sóng lòng, sóng nước và sóng tình ẩn
hiện, đan nguyên vào nhau tạo ra những cảm xúc mới mẻ. Bởi thế, sóng thể nói
một ẩn dụ không hoàn toàn cho em, cho vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu
trong cuộc sống.
Trước hết, sóng đã thể hiện “tình yêu truyền thống như tình yêu muôn đời”.
Đó là những cung bậc vừa thống nhất lại vừa đối lập:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Trong người phụ nữ, luôn tồn tại những trạng thái đối cực. Hai câu thơ có thể đúng với
bao người nhưng không phải lời của một nhà nghiên cứu trong tình yêu đứng ngoài
nhìn vào. được viết ra trước hết một lời tự thú chân thành tự nhiên đến độ khiến
ta phải ngỡ ngàng: thì ra, trái tim của người phụ nữ luôn có những đối cực như thế: “dữ
dội” – “dịu êm”, “ồn ào” “lặng lẽ”. Nhà thơ đặt liên từ “và” không phải bức tường
ngăn cách mà là sự kết hợp, chuyển hóa. Người phụ nữ có thể ồn ào, dữ dội nhưng cuối
cùng cũng sự trở về của thiên tính nữ: dịu êm, lặng lẽ. Đó chính là sự hiện diện của
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
cái “tôi” Xuân Quỳnh. Như vậy, tình yêu không bao giờ trạng thái tâm tuần nhất
sự hòa kết của những trạng thái khác nhau, thậm chí đối lập như những nốt
thăng, trầm làm nên bản tình ca đôi lứa.
Đó những khát vọng tình yêu, sự trẻ trung của con người trong tình yêu sự trẻ
trung không thể cắt nghĩa, lí giải được:
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
- Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
Đối với người phụ nữ, tình yêu không tuổi: “ngày xưa”, “ngày sau” vẫn thế, “nỗi
khát vọng tình yêu/ bồi hồi trong ngực trẻ”. Tuy vậy, họ vẫn luôn khao khát muốn được
kiếm tìm về nguồn cội của tình yêu. Câu hỏi tu từ “Từ nơi nào sóng lên?” với lời đáp
thật dễ dàng, chóng vánh: “Sóng bắt đầu từ gió”. Câu hỏi thứ hai ráo riết hơn, trí muốn
đẩy những băn khoăn đến tột cùng: “Gió bắt đầu từ đâu?”. Những câu hỏi tu từ lúc ẩn
duối chân sóng, lúc lại trào lên đầu ngọn sóng như những trăn trở. Nhân vật trữ tình
không cảm nhận về ng nghĩ về sóng. ơng theo những con sóng, nhà thơ bắt
đầu hành trình tìm kiếm nơi khởi nguồn tình yêu phân tích, giải bản chất của tình
yêu. Đó cũng mong muốn muôn đời của biết bao đôi lứa. Câu trả lời vừa sự thú
nhận, vừa sự thức nhận: “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”. Đó cái
lắc đầu biểu thị một tâm lí rất phụ nữ: không ham rạch ròi dẫu trong lòng còn bao nhiêu
bức xúc “đòi tìm ra tận bể” để hiểu, để nghĩ. Nó là bức xúc của tình cảm hơn là bức xúc
của trí tuệ. Phải chăng ở trong đời, “phái yếu” không mong gì hơn một mái ấm yên vui,
một gia đình hạnh phúc? Ít nhất, với Xuân Quỳnh là như vậy.
Đó là những sắc thái muôn thuở của tình yêu:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Ngày đêm không ngủ được
(…)
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương”
Điệp từ “sóng” liên tiếp làm cho những con sóng nhớ thương như đang trào dâng o
dạt khỏi bề mặt con chữ, vừa gợi cái sôi trào miên man, sâu lắng của nỗi nhớ. Nỗi
nhớ đầy ắp không gian: “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, tràn ngập thời gian “ngày
đêm”. Từ nỗi nhớ “bồi hổi bồi hồi” trong ca dao đến nỗi nhớ thiết tha của Xuân Diệu:
“Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh”, nỗi nhớ đến ngẩn ngơ của Hàn Mặc Tử:
“Người đi một nửa hồn tôi mất/ Một nửa hồn tôi hóa dại khờ”,Và cả tấm lòng son
sắt thủy chung không đổi trong khổ dưới. Trong khổ thơ, ta đã thấy sự khác biệt so với
cách diễn đạt thông thường, không phải là ngược Bắc xuôi Nam là “xuôi Bắc ngược
Nam”. Sự khác biệt lộ một tình yêu trắc trở, gian nan. Nhưng đối với Xuân Quỳnh,
dù có xáo trộn xuôi – ngược thì điều đó cũng chẳng có gì quan trọng. Quang trọng nhất
chỉ “phương anh”. Nếu khổ thơ trên, nữ sĩ soi vào sóng để nhận ra mình thì đây,
nhà thơ nhìn u vào mình để nhìn o quy luật sóng: sóng ớng về bờ thì cuộc đời
em duy nhất chỉ hướng về anh. Tất cả những trạng thái y những cung bậc nổi bật
trong tình yêu.
Nhưng sóng còn là hình ảnh của “tình yêu hiện đại như tình yêu hôm nay”.
Đó là vẻ đẹp của sự vận chủ động táo bạo trong hành trình dấn thân tìm kiếm tình yêu:
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Người phụ nữ luôn hướng tìm tới tự do. Khám phá những không gian tồn tại của sóng,
Xuân Quỳnh phát hiện ra: hành trình của sóng từ sông ra biển cũng hành trình con
người đến với tình yêu: phải biết ợt qua những giới hạn bản thân chật hẹp để hòa
nhập vào biển đời rộng lớn, kiếm tìm hạnh phúc. Đó hành trình dấn thân tự nguyên,
say mê để tìm đến hạnh phúc và sống trọn vẹn.
Đó còn là sự mãnh liệt trong nỗi nhớ, trong sự bày tỏ tâm hồn, tình cảm trong tình yêu:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Nỗi nhớ của người con gái ấy cồn cào, da diết đến nỗi những con sóng kia cũng chẳng
thể diễn tả hết mà tự em phải giãi bày. Hai câu thơ cuối như con sóng xuyên qua cả cõi
thực, cõi mộng. Không chỉ ý thức mà còn lắng sâu vào tiềm thức để hiện ra trong giấc
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
mơ. Cái dào dạt nhớ nhung khiến cảm xúc tràn bờ mà kéo dung lượng ra 6 câu để biểu
đạt. Cảm xúc ấy có gì giống khi Xuân Quỳnh viết “Tự hát”:
“Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”
Nỗi nhớ “cả trong mơ còn thức” hay “biết yêu anh cả khi chết đi rồi” rất đậm chất Xuân
Quỳnh: mãnh liệt đằm thắm, táo bạo, giàu nữ tính. Xuân Quỳnh là thế: bao giờ cũng
dám sống thật với mình, thật với cảm xúc của chính mình.
Đó còn là một trái tim đa cảm, giàu trắc ẩn, vừa âu lo vừa tràn đầy niềm tin, khát vọng:
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời đi dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Ðể ngàn năm còn vỗ.”
Với trái tim đa cảm và tâm hồn giàu trắc ẩn, nhạy cảm trước sự chảy trôi của thời gian
lòng người, người phụ nữ thường những lo âu về những điều bất chắc: “Em đâu
dám nghĩ vĩnh viễn”. Nỗi khắc khoải ấy hiện hiện hình khi nhận ra quy luật cuộc
sống: “Cuộc đời tuy dài thế/ Năm tháng vẫn đi qua”, “Mây vẫn bay về xa”. Cuộc đời
dài rộng vẫn điểm kết vậy tình yêu kia thể bất biến giữa thời gian? Nhưng cuối
cùng, người con gái vẫn chọn trao niềm tin trọn vẹn. Cặp quan hệ từ “tuy vẫn” mang
sắc thái khẳng định khiến nỗi lo kia chỉ như thoáng qua rồi lại tan biến vào trong những
đợt sóng, chỉ còn niềm tin ở lại làm điểm tựa cho tâm hồn. “Con nào chẳng tới bờ/
muôn vời cách trở”. Niềm tin ấy không phải sự ảo tưởng, bồng bột sự thức tỉnh
chân lí đời sống nên nó trọn vẹn tha thiết. Cuối cùng, sóng nh ảnh của những
khát vọng người phụ nữ. “Tan ra”- đó là khát vọng được hóa thân vào sóng để được tồn
tại trong không gian rộng lớn của biển cả cái vĩnh hằng của thời gian. Đó khát
vọng vĩnh viễn hóa tình yêu, dùng tình yêu để nối dài cuộc đời ngắn ngủi của con người.
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Khát vọng ấy lại m ta nhớ tới câu chuyện nàng tiên cá hóa thân làm bọt biển để người
mình yêu được hạnh phúc trọn vẹn. Phải chăng đó là bản tính hi sinh và dâng hiến của
người phụ nữ? Mở đầu bài thơ khát vọng được làm mình, kết thúc lại bằng khát
vọng được hòa mình của người phụ nữ.
Như vậy, hai ý kiến vẫn chưa thật toàn diện, chúng bổ sung cho nhau để đánh giá về
nội dung bài thơ: vẻ đẹp hình tượng “sóng” và các cung bậc, trạng thái trong “Sóng”.
Điều đó được thể hiện thành công qua những câu thơ mang đậm dấu ấn hồn thơ Xuân
Quỳnh. Sóng không được vẽ ra bằng hình ảnh, đường nét mà bằng âm điệu độc đáo, thể
thơ 5 chữ, lối gieo vần gián cách, ngắt nhịp linh hoạt gợi ra hình ảnh những con sóng
cao thấp liên tiếp. Cách tổ chức ngôn từ theo nguyên tắc: ứng tương xứng, trùng
điệp, gợi cái dào dạt, sôi trào mà miên man sâu lắng.
Xin mượn lời khẳng định của nhà phê bình Chu Văn Sơn thay cho lời kết: “Giờ đây,
đặt chân dung nữ thi sĩ Xuân Quỳnh vào dòng thời gian, thì không chỉ đặt chị vào vị trí
đầu của top thi cùng thời Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn, Nhã Ca.
Mà theo trục dọc, phải đặt chị trong cái mạch thưa thớt những nữ sĩ xuất chúng của thơ
Việt như Hồ Xuân ơng, Đoàn Thị Điểm, Huyện Thanh Quan… Xuân Quỳnh thực
là một trong những gương mặt nữ sáng giá nhất của thơ Việt. Có lẽ vị trí ấy mới là điều
công chúng nghệ thuật Việt hôm qua và hôm nay muốn dành cho nữ thi sĩ này.”
Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 10
Xuân Quỳnh là bà hoàng thơ tình trong ng độc giả thi ca Việt. Xuân Quỳnh luôn đem
đến cho độc giả những cái nhìn u sắc về tình yêu, nhà thơ thổn thức những lời thơ
chân thành, chút hồn nhiên, da diết của một trái tim khao khát yêu đương. Bài thơ
Sóng không chỉ thành công trong cách truyền đạt ngôn ngữ còn việc nhà thơ tạo
nên nhịp điệu riêng để thơ đi vào lòng người đọc một cách thú vị. Một người phụ nữ
luôn da diết u được yêu được nhà thơ mượn hình tượng ng cùng nhịp điệu của
sóng để nói về tiếng lòng mình:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Xuân Quỳnh (1942 - 1988) nhà thơ nữ hiện đại hiếm hoi xuất hiện nổi bật trên thi
đàn văn học thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. Xuân Quỳnh được xem là nữ thi nổi tiếng
với nhiều bài thơ tình được nhiều người biết đến như Thuyền Biển, Sóng, Thơ tình
cuối mùa thu, Tiếng gà trưa... Thơ chị luôn ăm ắp những cảm xúc, những cung bậc tình
cảm, nhiều lo âu và luôn da diết cho những khát vọng đời thường như chính tính cách
con người chị vậy. Sóng, lẽ cũng được viết ra trong những ăm ắp của cung bậc
cảm xúc như thế. Thi phẩm được sáng tác tại cửa biển Diêm Điền, khi nhà thơ đã từng
trải qua những đau đớn, đổ vỡ trong tình yêu. Bài thơ là một trong những thi phẩm tiêu
biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của nữ sĩ, được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào.
Ngay lời thơ mở đầu, là một sự phát hiện, khám phá về bản chất, trạng thái của sóng,
về sự muôn dạng của sóng:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Với phép liệt kê, tương phản, có thể thấy, những đặc điểm tưởng như đối lập lại thống
nhất với nhau luôn tồn tại trong một chỉnh thể sóng. Sóng phức tạp, đa dạng về
hình thức, khó hiểu về bản chất. Sự phức tạp của sóng cũng chính đặc tính đa dạng
khó giải thích của người con gái khi yêu. Người con gái trong tình yêu cũng luôn chứa
đựng nhiều những đối cực, những u thuẫn khó đoán. khi yêu mãnh liệt, rào
rạt, khi lại sâu lắng, diết da; lúc sôi nổi cuồng nhiệt, khi lại dửng dưng, lạnh lùng...
Sông bể không gian của sóng. Nếu sông chật hẹp, sông đem đến sự túng,
buộc vào những giới hạn của khoảng cách, bù lại sông an toàn và yên bình; thì bể lại là
không gian nh mông, cao rộng, bể đại diện cho cái tự do, nhưng bể luôn đầy bão
tố, luôn chứa đựng cái hiểm nguy khó lường. Vậy sự lựa chọn của sóng là gì? Sóng bỏ
sông ra bể. Bỏ nơi chật hẹp, kìm kẹp những bản tính của sóng để m đến nơi sóng được
vẫy vùng, được “dữ dội”, được “ồn ào”. sông tuy an toàn, nhưng sóng chẳng thể khám
phá hết mình, chẳng thể hiểu nổi mình. Sóng chỉ như dòng chảy lặng lẽ “dịu êm”, “lặng
lẽ”. Cho nên, sóng quyết từ bỏ nơi an toàn, chấp nhận thử thách gian lao, chấp nhận
những bão tố ngoài bể, để tìm được bản ngã.
Hành trình của sóng tìm đến bể là hành trình từ bỏ cái chật hẹp để đến với cái lớn lao,
cao rộng. Trái tim người con gái đang yêu cũng như sóng, không chấp nhận sự tầm
thường nhỏ hẹp, luôn vươn tới cái lớn lao thể đồng cảm, đồng điệu với mình. Cụm
từ “ra tận” cho ta thấy quyết tâm mạnh mẽ của sóng, dù vượt trùng dương xa xôi, sóng
vẫn quyết không bỏ cuộc, quyết tìm đến đích của cuộc hành trình. Và đó cũng là quyết
tâm và sự mạnh mẽ của em, sự chủ động của em trong tình yêu, chủ động làm kiếm tìm
và làm chủ số phận cuộc đời mình.
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.
Khổ 2 mở đầu bằng thán từ “ôi”, vừa như thể hiện sự xúc động, vừa thể hiện những
phát hiện của thi về sóng qua lăng kính thời gian. Qua chiều dài của dòng chảy thời
gian bất tận, từ quá khứ ngàn xưa, buổi khai thiên lập địa, cho đến tận bây giờ hay
ngàn năm sau nữa, con sóng vẫn thế. Nghệ thuật đối lập “ngày xưa” “ngày sau” đã
khẳng định sự trường tồn của con sóng. thời gian nghiệt ngã, làm hoán đổi,
xoay vần rất nhiều điều, thì “con sóng vẫn thế”. Lời thơ như khẳng định vào sự vĩnh
hằng của bản tính sóng: lúc ồn ào, khi lặng lẽ, nhưng chẳng bao giờ đứng yên. Sự trường
tồn muôn đời của sóng, bản tính sóng, một thực thể tự nhiên, cũng sự trường tồn
muôn đời của tình yêu, của bản tính của người phụ nữ khi yêu. ngày xưa (quá
khứ), ngày sau (tương lai) thì con người vẫn luôn khát vọng tình yêu. Soi chiếu bằng
điểm nhìn thời gian, Xuân Quỳnh đã nói lên quy luật của cảm xúc mà nhân loại ai cũng
sẽ trải, ai cũng luôn khao khát.
lần, thi Xuân Diệu cũng từng viết: “Làm sao sống được không yêu/ Không
nhớ, không thương một kẻ nào”. Khi còn con người tồn tại trên cõi trần, khi đó tình yêu
vẫn còn được nhắc đến, còn được ngợi ca. Ý thơ: “Nổi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong
ngực trẻ khiến ta cảm nhận được sức mạnh, sự mãnh liệt tình yêu mang đến cho trái
tim mỗi người, thanh xuân hay tóc bạc, tình yêu vẫn khiến trái tim thật trẻ trung
và thổn thức, bởi tình yêu đâu phân biệt lứa tuổi.
Thông qua khổ 1 và 2, Xuân Quỳnh đồng thời cũng gửi gắm o đó những quan niệm
về tình yêu mang cả nét truyền thống và hiện đại. Vẻ đẹp hiện đại đó là cuộc hành trình
kỳ công đi tìm tình yêu đích thực. Người con gái không còn cam chịu, chấp nhận
đầy chủ động đi tìm tình yêu của cuộc đời mình, luôn mãnh liệt chủ động, sống hết
mình, ợt qua tất cả để được nh yêu cho mình, vẻ đẹp truyền thống được biểu hiện
những trạng thái cảm xúc đối lập thống nhất trong trái tim người con gái đang yêu.
Trong tình yêu, tâm hồn người phụ nữ không hề bình lặng mà đầy biến động: có khi sôi
nổi cuồng nhiệt, cũng có khi e lệ, kín đáo, có lúc đằm thắm, lúc hờn ghen, điều đó làm
nên sức hấp dẫn, sự quyến rũ đầy nữ tính của người phụ nữ.
“Chỉ riêng điều được sống cùng nhau
Niềm sung sướng với em là lớn nhất
Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực
Giây phút nào tim đập chẳng vì anh.”
(Chỉ có sóng và em Xuân Quỳnh)
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Bằng hình tượng sóng đầy đặc sắc, Xuân Quỳnh đã mang đến hơi thở đầy mới mẻ cho
thơ tình Việt Nam, tình cảm nhẹ nhàng đầy nữ tính trong sóng cũng như bông hoa dọc
chiến hào thể làm dịu đi cái khốc liệt của chiến tranh, làm đắm say độc giả bao thế
hệ.
Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 11
Xuân Quỳnh là người phụ nữ có một cuộc đời nhiều đa đoan lo âu vất vả. Đó người
đàn bà có trái tim đa cảm gắn bó hết mình với cuộc sống hằng ngày trân trọng nâng niu
và chi chút cho hạnh phúc bình dị, đời thường. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một
tâm hồn phụ nữ giàu trắc ẩn, hồn hậu, thuỷ chung luôn da diết khao khát tình yêu, hạnh
phúc đời thường bình dị. Đọc thơ Xuân Quỳnh, người đọc bị chinh phục không phải
nghệ thuật cao cường của nhà thơ mà chính vì những "thông tin nhân văn " mới mẻ, kỳ
lạ mà sâu sắc thuộc về một "mẫu người ưu tú và độc đáo"
Bài thơ "Sóng" với chủ đề là lời tự bạch chân thành của trái tim người phụ nữ đang yêu
thể hiện tâm hồn phong phú, khát khao hạnh phúc tự nhận thức về tình yêu hạnh
phúc.
Vẻ đẹp hiện đại ở trong bài thơ sóng là sự chủ động táo bạo của người con gái đang yêu
với khát khao được sống, được u một cách tha thiết. Đó những rung động rạo rực
cùng một trái tim yêu luôn luôn có niềm tin vào sức mạnh của tình yêu
Vẻ đẹp truyền thống về đẹp mang tính kế thừa gắn liền với người phụ nữ Việt Nam
từ ngàn xưa. Đó sự giãi bày kín đáo ý nhị cùng với lòng thuỷ chung, son sắt nhưng
cũng không dấu nổi những lo âu trăn trở về tình yêu và đời người.
Người con gái chủ động đến táo bạo, ơng quyết rời bỏ không gian túng chật hẹp
để đến với biển lớn bao la rộng lớn minh mông để nhận thức về mình hiểu mình được
là mình
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Sông trong tương quan với biển một không gian nhỏ hẹp, chật chội, đầy túng.
Người con gái Xuân Quỳnh đã khéo léo mượn hình ảnh sóng từ bỏ lòng sông chật hẹp
để đến với đại dương mênh mông để nói lên cái khát vọng được hướng tới tình u tuyệt
đích biên. Đó thứ tình yêu chân chính đầy sự bao dung, vị tha thấu hiểu sẻ chia.
Người con gái quyết không chấp nhận một thtình yêu tầm thường vị kỷ không hiểu
nổi mình. Biện pháp nhân hóa sóng tìm ra tận bể đã thể hiện sâu sắc quyết tâm sắt đá
khao khát cháy bỏng, một sự ráo riết đến tận cùng của người phụ nữ trong hành trình
kiếm tìm hạnh phúc và nhu cầu tự nhận thức về mình. Ta thấy ẩn hiện đằng sau những
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
câu thơ ấy là một quan điểm tiến bộ sâu sắc về tình yêu và cuộc đời. Bản chất của tình
yêu vốn là sự rộng lớn thoáng đạt và bao dung.
Vẻ đẹp ấy còn được thể hiện ở khát vọng tình yêu mãnh liệt luôn âm ỉ, bùng cháy trong
trái tim người con gái.
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Người con gái Xuân Quỳnh đứng trước biển - khoảnh khắc mà người con gái tách mình
ra khỏi để cảm nhận hơn những rung động bồi hồi trong trái tim. Trạng từ chỉ thời
gian "ngày xưa" - "ngày sau" kết hợp với phó từ "vẫn" gợi lên cảm nhận của thi về
nét vĩnh hằng của những con sóng. Hàng ngàn hàng vạn năm qua những con sóng ngoài
khơi vẫn cất lên bài ca bất tử. vẫn là nó, vẫn vỗ mãi ngàn năm như bản tình ca của
biển.
Cũng nsóng khát vọng tình yêu mãi mãi là một khao khát cháy bỏng phải sợ bồi
hồi trong trái tim con người nhất là tuổi trẻ. Ở đây "ngực trẻ" không chỉ hướng đến tình
yêu của những người trẻ mà làm bất cứ ai mà trong trái tim đều đang rung lên nhịp đập
thổn thức của tình yêu bởi khao khát yêu được yêu không của riêng ai của
tất cả chúng ta. Chính lẽ đó tình yêu quả thật suối nguồn tươi trẻ luôn chảy mãi
trong tâm hồn con người.
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Của máu thịt dời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập khi đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.
Tự Hát - Xuân Quỳnh
Vẻ đẹp hiện đại được thể hiện qua khao khát khám phá và nhận thức đầy chủ động của
một cảm xúc mãnh liệt
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Giọng thơ chuyển sang giọng điệu suy tư trăn trở băn khoăn về tình yêu, hàng loạt câu
hỏi tu từ "từ nơi nào sóng lên?", "gió bắt đầu từ đâu?" kết hợp với điệp ngữ "em nghĩ
về" đã thể hiện rõ phần nào những băn khoăn về cội nguồn của tình u hay cũng chính
là nhu cầu tự nhận thức của trái tim người con gái đang yêu
Người con gái đứng trước muôn trùng sóng biển tự trách mình ra khỏi sóng để nhận
thức để soi mình vào lòng sóng, để nhận thức hơn được những tình cảm chất chứa
nơi đây trái tim mình. Những câu hỏi cứ liên tiếp, dồn dập trong tâm trí nhưng liệu có
tồn tại câu trả lời cuối cùng hay không. lcâu trả lời không bởi nhà thơ Xuân
Quỳnh đã bất lực thốt lên:
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Câu thơ như một cái lắc đầu cùng đáng u của người con gái. Pascal đã từng nói
"Trái tim có những quy luật riêng mà lý trí không thể hiểu nổi". Nhưng cũng chính bởi
cái bí ẩn đây huyền diệu của tình yêu đã khiếnluôn luôn hấp dẫn và trở thành nguồn
thi cảm vô tận cho bao thi nhân.
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu
Bởi thế một thoáng bối rối, 1 chút ngập ngừng, băn khoăn trong nỗ lực thì lý giải về cội
nguồn của sóng và khởi thủy của tình yêu mới chính là tiếng lòng của một trái tim yêu
đích thực. Dẫu nỗ lực lý giải, cắt nghĩa tường tận, cặn kẽ nơi khởi điểm của tình yêu là
điều không thnhưng qua đó Xuân Quỳnh đã bộc lộ được những tình cảm cùng
mãnh liệt của mình.
Vẻ đẹp của người con gái mang đậm dấu ấn hiện đại khi chủ động bày tỏ nỗi nhớ của
mình, chủ động trên con đường kiếm tìm hạnh phúc
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
thể nói nỗi nhớ luôn gắn liền với tình yêu, nỗi nhớ biểu hiện đầy đủ sâu sắc
nhất cho một tình yêu chân thành mãnh liệt. đặc biệt là khi hai người phải xa nhau. Đến
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
với thơ Xuân Quỳnh người đọc đã được khám phá một nỗi nhớ cồn cào mãnh liệt da
diết bồi hồi không dứt, không nguôi. ng trào mãnh liệt như những đợt sóng
biển triền miên hồi, hạn. Một nỗi nhớ bao trùm cả không gian, xâm chiếm cả dòng
chảy thời gian bất tận và choán ngợp cả tâm trí người con gái.
Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi
hay như người thiếu phụ trong thơ Đường đã từng khắc khoải :
Nhớ chàng như mảnh trăng đầy
Đêm đêm vàng sáng, hao gầy đêm đêm
Tác giả sử dụng những từ ngữ tương phản trái nghĩa "dưới lòng sâu" - "trên mặt nước",
"ngày" - "đêm" diễn tả được nhiều chiều kích của nỗi nhớ. Điệp từ "sóng" được lặp lại
ba lần gợi hình ảnh những con sóng cứ vỗ rập rìu như một điệp khúc của bản tình ca
với những giai điệu da diết. Cả ba câu thơ gắn liền với hình sóng giống như những đợt
sóng đang gối lên nhau hối hả vươn tới bờ hay đó cũng là một ẩn dụ nghệ thuật về
những đợt sóng lòng đang trào dâng trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu : Những
ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng
thuyền đau rạn vỡ. Phải chăng những rung cảm quá đỗi mãnh liệt của trái tim yêu đã
buộc lời thơ phải dài ra để diễn tả cho thỏa cái ngút ngàn của nỗi nhớ.
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Con người luôn sống với hai trạng thái thức thì nỗi nhớ anh dường như đã xóa
nhòa mọi khoảng cách giữa miền ý thức và miền thức. Nỗi nhớ đã trở thành một nhịp
đập trọn vẹn trong trái tim người con gái đang yêu. cứ bồi hồi, triền miên da diết
như hơi thở của sóng. Nỗi nhớ đã không còn được chuyển tải qua hình ảnh dụng sóng
mà đến đây Xuân Quỳnh đã bộc lộ một cách chân thành trực tiếp đầy mãnh liệt nỗi nhớ
luôn thấp thỏm âm ỉ trong trái tim mình
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
Hình tượng sóng em quyện hòa, đắp đổi nhưng cũng những lúc em tự tách mình
ra khỏi xong để nhận thức được hơn về những cảm xúc riêng thầm kín của chính
mình.
Vẻ đẹp hiện đại được thể hiện khát vọng được dâng hiến hết mình cho tình yêu cho
cuộc đời để tình yêu trở nên bất tử
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Người con gái Xuân Quỳnh đã những ý thức vô cùng sâu sắctình yêu của mình.
khát khao được tan ra để hòa vào biển lớn tình yêu. Đó chính khao khát được dâng
hiến cho tình yêu - vẻ đẹp thánh thiện của người con gái khi yêu. Khát vọng đó bắt
nguồn từ một thái độ sống thái độ yêu gắn liền với sự dâng hiến.
Chỉ riêng điều được sống cùng nhau
Niềm vui sướng với em là lớn nhất
Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực
Giây phút nào tim chẳng đập vì anh
Tự Hát - Xuân Quỳnh
Bằng một cách Ý nhị kín đáo nhất, Xuân Quỳnh đã mượn nh ảnh sóng để diễn tả
những cung bậc cảm xúc, Những quy luật tình cảm muôn đời của người con gái khi
yêu.
Vẻ đẹp truyền thống được biểu hiện ở những trạng thái cảm xúc đối lập mà thống nhất
trong trái tim người con gái đáng yêu.
Dữ dội và dịu em
Ồn ào và lặng lẽ
Hình ảnh sóng hiện ra với nhiều đối cực khác nhau "dữ dội" - "dịu êm", "ồn ào" - "lặng
lẽ". Đây những biểu hiện thường thấy những con sóng gợi lên những nét tương
đồng với người con gái khi yêu lúc thì dịu dàng đằm thắm, lúc thì mạnh mẽ dữ dội. Dù
cho người phụ nữ mang bao nhiêu nét đẹp hiện đại thì Dường ncũng những
nét trạng thái không bao giờ đổi thay trong trái tim yêu.
Tuy nhiên với việc sử dụng biện pháp điệp cấu trúc câu kết hợp với liên từ "và" nối kết
các từ trái nghĩa đã thể hiện được những sự thống nhất trong tâm trạng của người con
gái. Tính khí của người con gái khi yêu là vậy, nó vốn mang trong mình nhiều đối cực
mẫu thuẫn nhưng đó lại là những mâu thuẫn trong thống nhất bởi tất cả đều là biểu hiện
của một trái tim chân thành mãnh liệt.
Trái tim luôn thuỷ chung son sắt Hương đến người mình yêu của người phụ nữ là biểu
hiện của một về đẹp mang đậm tính truyền thống của người con gái Việt Nam.
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng
Hướng về anh một phương
Tác giả sử dụng lối i đối lập, tương phản kết hợp với c từ ngữ chỉ hướng ngược
nhau "xuôi" - "ngược, "Bắc" - "Nam" để diễn tả, khuyếch đại được không gian nhằm
bộc lộ, khẳng định nỗi nhớ của mình đồng thời gửi gắm trong đó còn nỗi âu lo trăn
trở suy tư về lòng người.
Mặc cho dòng đời có tấp lập, giữa bốn bề cuộc sống muôn phương cách trở của không
gian , thời gian thì em vẫn luôn hướng về một phương - đó phương anh. Dấu gạch
ngang được sử dụng ở giữa dòng nhằm nhấn mạnh tình yêu thủy chung son sắt vẹn toàn
trong trái tim em đối với anh. Khoảng cách muôn trùng có thể ngăn bước chúng ta đến
bên nhau nhưng không thể ngăn nổi trái tim yêu cồn cào mãnh liệt này hướng về anh.
Về đẹp truyền thống biểu hiện ở niềm tin mãnh liệt vào tình yêu mặc cho muôn vàn trở
về trước của người con gái
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Xuân Quỳnh mượn quy luật của tự nhiên, của những con sóng để nói đến quy luật của
lòng người . Sóng luôn khao khát vươn tới bờ như em luôn khao khát có anh. Cũng như
những con sóng vượt qua mọi cách trở luôn vươn tới được bờ, em với trái tim yêu chân
thành này cũng sẽ bước qua mọi thử thách kkhăn đi cập bến bờ hạnh phúc. Tác phẩm
được Xuân Quỳnh viết sau khi trải qua những đổ vỡ, đắng cay của tình yêu vậy
trong trái tim vẫn vẹn toàn một niềm tin son sắt đối với tình yêu, với cuộc đời, với
con người. Niềm tin yêu của người con gái thật mãnh liệt nhưng ta cũng thấy được
những trăn trở lo âu không hề dấu diếm của người con gái
Cuộc đời tuy dài thế năm tháng vẫn đi qua như biển kia dẫu rộng mây vẫn bay về xa
Không biết do trái tim của người phụ nữ hay sự tinh tế giàu cảm xúc của người nghệ sĩ
mà Xuân Quỳnh là người nhạy cảm với sự chảy trôi của thời gian. Bà có ý thức sâu sắc
về sự ngắn ngủi hữu hạn của đời người giữa tương quan với cái vô hạn mênh mông của
vũ trụ, sóng biển cũng như sự mong manh sương khói của tình yêu
Lời yêu mỏng manh như màu khói
Ai biết lòng anh có đổi thay
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Cấu trúc câu nhượng bộ, tăng tiến "tuy" - "vẫn" - "dẫu", giọng điệu khẳng định mạnh
mẽ thể hiện niềm tin mãnh liệt son vào sức mạnh của tình yêu hạnh phúc cuộc đời. nh
ảnh cuộc đời dài rộng, đại dương mênh mông cũng thể được tượng cho những thử
thách lớn lao, tuy nhiên thử thách chắc chắn sẽ vượt qua khoảng cách không gian sẽ
được xóa bỏ.
Như vậy táo bạo và hiện đại khát khao mãnh liệt bao nhiêu thì người phụ nữ trong
tình yêu vẫn trở về với những vẻ đẹp nữ tính truyền thống muôn đời của người phụ nữ.
Đó là những giá trị đặc trưng củacon người Việt Nam, đó là biểu hiện của cái mà Xuân
Quỳnh gọi là giá trị người :
Đó là tình yêu em muốn nói cùng anh
Nguồn gốc của muôn vàn khát vọng
Lòng tắt để duy trì sự sống
Cho con người thực sự người hơn
Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ không có dấu câu, nhịp ngắn 2/3 nhịp nhàng đều đặn
góp phần tạo nên âm hưởng của những con sóng vào bờ không nguôi không dứt. Bên
cạnh đó Xuân Quỳnh còn tập trung xây dựng hai hình ảnh song hành song đôi "sóng -
em". Sóng là ẩn dụ của em với tâm hồn giàu khát vọng và những biến động phong phú
phức tạp. Đôi khi em trách mình ra khỏi ng soi mình vào lòng sống để nhận thức
hơn về tâm hồn nh. Bài thơ được viết bằng thứ ngôn ngữ dung dị mộc mạc nhưng
cũng rất trẻ trung giàu nữ tính giàu sức gợi hình, có tính nhạcbiểu cảm cao. Nhà thơ
sử dụng rộng rãi những biện pháp tu từ như nhân hóa, điệp cấu trúc kết hợp với giọng
điệu linh hoạt lúc sôi nổi nồng nàn trong khát vọng hạnh phúc, lúc lắng xuống với những
trăn trở suy tư về hạnh phúc của cuộc đời. Bài thơ mang âm hưởng của những con sóng
nhịp nhàng vỗ vào bờ cát lúc mạnh mẽ lúc dịu êm
Người phụ nữ nhân vật trữ tình trong bài thơ mang về đẹp hài hòa giữa những nét đẹp
truyền thống đặc trưng cùng với đó là về đẹp vô cùng hiện đại táo bạo mà vẫn thật chân
thành và tha thiết. Tuy nhiên dù là vẻ đẹp nào thì đó tất cả đều là tập trung thể hiện cho
khát vọng yêu được yêu một người phụ nữ. Đó khát khao giá trị muôn đời
của bất cứ người con gái nào trong tình yêu.
| 1/50

Preview text:

Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Dàn ý vẻ đẹp tình yêu truyền thống, hiện đại trong bài Sóng
Dàn ý chi tiết số 1 I. Mở bài
● Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ “Sóng”.
● Bài thơ “Sóng” là những trạng thái, cung bậc cảm xúc đầy sinh động của tâm
hồn người con gái khi yêu. Đặc sắc của bài thơ là sự kết hợp giữa nét đẹp hiện
đại và nét đẹp truyền thống để làm nên nội tâm, tình cảm đầy phong phú của người con gái. II. Thân bài
1. Vẻ đẹp truyền thống
● “Sóng” thể hiện được tình yêu mang nét đẹp truyền thống.
● Khi yêu “em” cũng mang trong mình nỗi nhớ da diết, nỗi bồi hồi khắc khoải
đối với người mình yêu.
● Ta có thể gặp quan niệm của Xuân Quỳnh về nỗi nhớ có điểm gặp gỡ với nỗi
nhớ trong những bài ca dao, dân ca xưa.Nỗi nhớ trong thơ Xuân Quỳnh lại da
diết, khắc khoải đến mức vượt qua mọi giới hạn về không gian gian, thời gian,
trong thế giới của ý thức và cả sự vô thức.
● Trong tình yêu, “em” cũng luôn giữ gìn được tấm lòng thủy chung son sắc.
2. Vẻ đẹp hiện đại
● “Sóng” là tiếng nói của một cái tôi trong tình yêu đầy tính mới mẻ, hiện đại.
● Tác giả Xuân Quỳnh đã diễn tả đầy sinh động những trạng thái tình cảm mang
tính đối lập, mâu thuẫn trong tâm hồn người con gái.
● Mượn hình ảnh của sóng, nữ sĩ đã gợi ra những trạng thái đối cực trong tâm trạng người con gái.
● Sóng ngoài đại dương có lúc ồn ào, dữ dội khi phong ba bão táp nhưng cũng có
lúc dịu êm, lặng lẽ khi trời yên biển lặng thì tâm trạng người con gái khi yêu
cũng vậy, sẽ có những lúc nồng nhiệt đắm say nhưng cũng có khi trầm lắng, dịu dàng.
● Cái mới mẻ, hiện đại trong hồn thơ Xuân Quỳnh được thể hiện trong bài thơ đó
chính là cái táo bạo, khát vọng hướng đến tình yêu, chủ động tìm kiếm tình yêu của cuộc đời mình.
● “Em” trong sóng thể hiện một tâm hồn đầy sôi nổi, có sự chủ động và khát
vọng sống hết mình cho tình yêu.
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
● Mong muốn được hòa nhập trọn vẹn tình yêu nhỏ của bản thân để tạo nên tình
yêu bất diệt, vĩnh cửu của cuộc đời.
● Nữ sĩ đã có niềm tin bất diệt vào tình yêu, từ đó bày tỏ khát vọng thành thực
của bản thân là được dâng hiến, sống hết mình cho tình yêu. III. Kết bài
● Qua bài thơ “Sóng” người đọc vừa cảm nhận được những nét mới mẻ, hiện đại
vừa thấy được những quan niệm truyền thống về tình yêu.
● Chính sự kết hợp đặc sắc này đã làm nên sức hấp dẫn đặc biệt cho bài thơ Sóng
trong trái tim của những người đang yêu.
Dàn ý chi tiết số 2
I. Mở bài: dẫn dắt vấn đề II. Thân bài Giải thích ý kiến:
● “Tình yêu mang tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời” là tình yêu gắn
liền với những đặc điểm cảm xúc, tình cảm có tính quy luật. Đó là quy luật tình
cảm thường gặp trong tình yêu của lứa đôi như nhớ nhung, giận hờn, khao khát …
● Tình yêu “hiện đại” là tình yêu đề cao cái tôi cá nhân, đề cao những cảm xúc,
khao khát mãnh liệt vượt qua những giới hạn. Đó là cá tính mạnh mẽ của người
phụ nữ thế kỷ hai mươi bứt phá những nhỏ hẹp đời thường để đến với tình yêu
rộng lớn bao la. Hiện đại ở đây gắn liền với quan niệm tình yêu tự do chứ
không phải là thụ động như tình yêu truyền thống. 2. Chứng minh
2.1. Trước hết, “Sóng” thể hiện một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời”:
● Tình yêu ấy có nhiều trạng thái biểu hiện, khi lặng lẽ dịu êm, hiền hòa, êm dịu.
Đó là chất nữ tính – một phẩm chất di truyền từ ngàn đời ở phụ nữ. Khi lại ồn
ào, dữ dội với những ghen tuông, giận hờn vô cớ (cung bậc muôn đời khi yêu).
Hai trạng thái cảm xúc ấy “Dữ dội – dịu êm/Ồn ào – lặng lẽ” là đối cực của
sóng nhưng cũng là những cảm xúc nội tâm đầy phức tạp, mâu thuẫn nhưng
cũng rất thống nhất hài hòa trong tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. (2 câu đầu khổ 1)
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
● Tình yêu truyền thống không thể thiếu nỗi nhớ thương và sự thủy chung. Nếu
thủy chung là thước đo của tình yêu thì nỗi nhớ lại là sức sống của tình yêu (khổ 5-6)
● Đã yêu là tin và người phụ nữ trong tình yêu ngàn đời luôn tin điều đó. Niềm
tin ấy đặt vào những con sóng biển. Sóng ở mãi tận giữa vô cùng, gặp muôn
ngàn bão tố nhưng cuối cùng “Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở” thì
cuối cùng em tin tình yêu của chúng ta sẽ đến được cùng nhau (khổ 7)
2.2. “Tính hiện đại như tình yêu hôm nay”.
● Qua hình tượng sóng và toàn bộ bài thơ, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của
người phụ nữ trong tình yêu. Đó là sự mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát
khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng mình. Ở đây không
còn sự thụ động, chờ đợi (như trong truyền thống) nữa. Nếu “Sông không chịu
hiểu mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó, “tìm ra tận bể”, đến với
cái cao rộng, bao dung. (2 câu cuối khổ 1)
● Tình yêu hiện đại đó còn là khao khát tự lý giải bản thân: khổ 3.4 và khao khát
được dâng hiến và hi sinh (khổ 9) 3. Bình luận
– Cả hai ý kiến đều đúng, ý kiến thứ nhất thiên về những đặc điểm của tình yêu truyền
thống. Ý kiến thứ hai thiên về khẳng định bản lĩnh ở người phụ nữ – là vẻ đẹp của tình
yêu hiện đại. Tuy bàn về hai vấn đề khác nhau của “Sóng” nhưng cả hai ý kiến không
tách rời nhau, tình yêu hiện đại không tách rời truyền thống; chúng bổ sung cho nhau
làm sáng tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. III. Kết bài
Qua bài thơ “Sóng” người đọc vừa cảm nhận được những nét mới mẻ, hiện đại vừa thấy
được những quan niệm truyền thống về tình yêu.
Dàn ý chi tiết số 3 I. Mở bài.
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp truyền thống và hiện đại
của người phụ nữ trong tình yêu. II. Thân bài
a. Giải thích: Vẻ đẹp truyền thống là gì? Vẻ đẹp hiện đại là gì? Biểu hiện trong bài thơ “Sóng”.
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
- Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu trong bài thơ “Sóng”: Thể hiện
ở lời giải bày kín đáo, ý nhị và lòng thủy chung, son sắt của người phụ nữ trong tình yêu.
- Vẻ đẹp hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu trong bài thơ “Sóng”: Sự chủ động
táo bạo của người phụ nữ trong tình yêu với những khát khao yêu đương mãnh liệt,
những rung động rạo rực cảm xúc trong lòng, tin vào sức mạnh của tình yêu.
b. Cảm nhận (Sử dụng chủ yếu thao tác phân tích, chứng minh)
- Về vẻ đẹp hiện đại. Học sinh cần làm nổi bật một số ý sau:
● Trước hết, đó là sự chủ động hết sức táo bạo, dứt khoát từ bỏ không gian tù
túng tìm đến không gian rộng lớn để tìm thấy mình, hiểu mình và được là mình:
● Thứ hai, đó là sự khao khát khám phá và nhận thức tình yêu đầy chủ động, thể
hiện cảm xúc mãnh liệt. Từ sự suy tư về nơi bắt nguồn của sóng: “Từ nơi nào
sóng lên ?” đến sự băn khoăn, khao khát cắt nghĩa để hiểu rõ tình yêu “Khi nào
ta yêu nhau?”. Dù biết rằng khao khát lý giải, cắt nghĩa rõ ràng, cặn kẽ nơi khởi
thủy của tình yêu là không thể. Nhưng hơn cả, qua đó nhân vật trữ tình (qua
hình tượng “sóng” và “em”) để bộc lộ những cảm xúc mãnh liệt của người phụ nữ trong tình yêu.
● Thứ ba, chủ động trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc. Chủ động thể hiện nỗi
nhớ dâng trào mãnh liệt: “Ôi con sóng nhớ bờ/Ngày đêm không ngủ được/Lòng
em nhớ đến anh/Cả trong mơ còn thức”. Và chủ động tìm kiếm tình yêu: “Dẫu
xuôi về phương Bắc/Dẫu ngược về phương Nam/Nơi nào em cũng nghĩ/Hướng
về anh – một phương”.
● Thứ tư, đó là khát vọng được dâng hiến hết mình cho tình yêu, cho cuộc đời để
tình yêu trở nên bất tử. (Khổ thơ cuối). Người con gái dám sống hết mình cho
tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời.
- Về vẻ đẹp truyền thống. Học sinh cần làm nổi bật một số ý sau:
● Bằng một cách kín đáo và ý nhị nhất, Xuân Quỳnh mượn hình tượng “sóng”
trong tự nhiên để diễn tả thành công những cung bậc cảm xúc, những quy luật
tình cảm muôn đời của con người trong tình yêu:
● Đó là trạng thái cảm xúc đối lập mà thống nhất trong lòng người đang yêu: "Dữ
dội và dịu êm/Ồn ào và lặng lẽ".
● Đó là khát vọng tình yêu mãnh liệt, nỗi nhớ da diết và là lòng thủy chung son sắt qua khổ thơ 5,6.
● Đó là sự thủy chung và niềm tin mãnh liệt vào tình yêu; nhạy cảm, day dứt, âu
lo trước những biến suy, phai bạc của cuộc đời. (khổ thơ cuối).
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng c. Đánh giá chung:
- Về nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng hình tượng độc đáo.
● Sóng in đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh được xây dựng
bằng phương thức ẩn dụ để trở nên đa nghĩa. Thơ ca truyền thống mượn sóng
để diễn tả tình yêu nhưng sóng và nhân vật trữ tình tách bạch; còn ở Xuân
Quỳnh sóng và em vừa song song vừa cộng hưởng.
● Để đặc tả nhịp điệu, sự hồi hoàn vô hồi, vô hạn của những con sóng và thể hiện
tinh tế trạng thái cảm xúc trong tâm hồn người con gái đang yêu, Xuân Quỳnh
đã: sử dụng thành công thể thơ ngũ ngôn, lối thơ vắt dòng với những câu thơ
không có dấu chấm câu; ngôn ngữ giản dị, sử dụng hiệu quả các từ láy và biện
pháp tu từ; nhịp điệu và cách ngắt nhịp thay đổi linh hoạt; hòa phối thanh bằng – trắc sáng tạo.
- Về nội dung: Mỗi vẻ đẹp (truyền thống hay hiện đại) của người phụ nữ trong tình yêu
đều có những nét đẹp rất riêng nhưng lại cùng hòa quyện vào nhau: Tiếp nối, giữ gìn
nét đẹp truyền thống của người phụ nữ phương Đông, nhưng đồng thời cũng vươn đến
hoàn thiện ở sự chủ động đầy táo bạo của người phụ nữ hiện đại trong tình yêu trên con
đường tìm kiếm hạnh phúc đích thực cho bản thân.
d. Bản thân em ấn tượng với vẻ đẹp nào?
Học sinh có thể chọn vẻ đẹp truyền thống hoặc vẻ đẹp hiện đại hoặc cả hai vẻ đẹp miễn
là lý giải thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:
- Ấn tượng với vẻ đẹp hiện đại. Không như người phụ nữ xưa trong tình yêu, người con
gái trong tình yêu qua bài thơ Sóng đã chủ động hơn, khát khao hạnh phúc chính đáng của mỗi con người.
- Ấn tượng với vẻ đẹp truyền thống. Tuy mang nét hiện đại với sự chủ động đến táo bạo
và đầy mạnh mẽ nhưng đồng thời thấy những gì tinh tế, kín đáo nhất của một tâm hồn
phụ nữ, một trái tim nhạy cảm luôn khao khát yêu thương. Nổi bật trong bài thơ là tâm
trạng của người con gái Việt Nam với nét đẹp phương Đông khi yêu: dịu dàng, thủ thỉ,
đằm thắm mà không kém phần sôi nổi, mãnh liệt. Nét đẹp ấy được thể hiện bằng một
hình thức tưởng như cũ mà lại mới. (Nguyễn Xuân Lạc). III. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề.
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
- Có thể liên hệ bản thân, cuộc sống: Tình yêu trong cuộc sống ngày nay. Các em cần
gìn giữ, phát huy cái đẹp nào? Những điều không tốt nào trong tình yêu nên tránh? Suy
cho cùng tình yêu xuất phát từ sự chân thành thì sẽ đẹp và trọn vẹn.
Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 1
“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào”
Những vần thơ của Xuân Diệu thật đáng phải suy ngẫm. Cuộc sống sẽ mất đi một phần
ý nghĩa của nó nếu thiếu vắng tình yêu. Dường như thẩm thấu được điều đó, Xuân
Quỳnh cũng đã yêu và gửi gắm tình yêu của mình vào trong thơ ca. Bài “Sóng” là một
minh chứng cho điều đó. Đặc biệt là vẻ đẹp truyền thống và hiện đại của người phụ nữ
trong bài thơ sóng đã thể hiện trọn vẹn những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ khi
yêu. Đồng thời, ta nhận thấy rõ quan niệm tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh.
Xuân Quỳnh là một người nghệ sĩ tài năng. Bà không những là một diễn viên múa
chuyên nghiệp mà còn là một nhà thơ có phong cách đằm thắm, thiết tha. “Sóng” là một
trong những bài thơ tình hay nhất của Xuân Quỳnh, được viết vào năm 1967, tại bãi
biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968). Bài thơ đã khắc
họa thành công vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng “sóng”.
Vẻ đẹp ấy vừa mang nét truyền thống, vừa mang vẻ hiện đại.
Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ trong bài thơ sóng được biểu hiện thông qua:
Nỗi nhớ trong tình yêu; Sự thủy chung, son sắt trong tình yêu; Sự dịu dàng, đằm thắm,
duyên dáng, giàu nữ tính trong tình yêu.
Vẻ đẹp hiện đại của người phụ nữ trong bài thơ sóng được biểu hiện thông qua: Chủ
động, trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ; Sự mãnh liệt, táo bạo trong tình yêu; Tình yêu hòa tan
vào biển lớn của cuộc đời.
Xuân Quỳnh đã mượn hình tượng sóng để khắc họa rõ nét tâm tình của người phụ nữ khi yêu:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Những trạng thái chuyển động bất thường, đối lập của con sóng cũng chính là những
trạng thái đối cực của người phụ nữ trong tình yêu. Xuân Quỳnh đã khéo léo xây dựng
nghệ thuật đối lập để thể hiện tâm tính của người phụ nữ khi yêu: Lúc mãnh liệt, cuồng
nhiệt, đắm say, cũng có lúc đằm thắm, dịu dàng, đầy nữ tính. Những sắc thái tâm lý ấy
là một phẩm chất muôn đời của con người khi yêu. Tuy rằng cảm xúc ấy có những lúc
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
đối chội, mâu thuẫn nhau nhưng nó cùng thống nhất hài hòa trong tính cách của người phụ nữ đang yêu.
Tình yêu truyền thống không chỉ thể hiện ở những cung bậc cảm xúc đối lập nhau mà
còn thể hiện ở nỗi nhớ nhau da diết, miên man:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi, như đứng đống lửa, như ngồi đống than” (Trích). Tình yêu
trong ca dao đã thể hiện rõ nỗi nhớ. Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong bài “Sóng”
dường như cũng từng bắt sâu vào cội nguồn dân tộc qua những lời ca dao ấy. Tình yêu
luôn đi cùng với nỗi nhớ, đặc biệt là khi xa cách. Những con sóng mang trong mình nỗi
nhớ cồn cào. Và nỗi nhớ ấy bao trùm cả không gian, thời gian: Ngày – đêm; dưới lòng
sâu hay trên mặt nước. Nỗi nhớ mãnh liệt, da diết của sóng khi phải xa bờ cũng tựa hồ
như nỗi nhớ của người phụ nữ dành cho người mình yêu. Qua phép nhân hóa hình tượng
sóng và bờ, Xuân Quỳnh đã gián tiếp bộc lộ nỗi nhớ đau đáu trong trái tim, tâm hồn của
người phụ nữ đang yêu.
Tình yêu của người phụ nữ vừa nồng nàn, say đắm, vừa đằm thắm, dịu dàng và cũng
vừa thủy chung duy nhất:
“Dẫu xuôi về phương bắc
Dù muôn vời cách trở”
Trong vũ trụ của tình yêu, người phụ nữ chỉ có một phương duy nhất “phương anh”.
Lời khẳng định ấy đã thể hiện sự thủy chung, kiên định của em đối với anh. Đất trời có
bốn phương nam – bắc – tây – đông như kéo dài không gian xa cách giữa hai người yêu nhau.
Dù vậy, người phụ nữ trong thơ của Xuân Quỳnh vẫn luôn có niềm tin vào tình yêu đích
thực. Dù có bao nhiêu trở ngại, xa cách đi nữa thì tình yêu ấy chỉ thêm bền chặt chứ
không rạn nứt bao giờ. Cũng như những con sóng, dù có trải qua sóng gió tới đâu thì
cuối cùng nó cũng sẽ cập bờ vậy đó. Niềm tin tuyệt đối vào một tình yêu vững bền là
vẻ đẹp của tình yêu theo quan niệm truyền thống.
Nếu ở hai câu thơ đầu trong khổ thơ thứ nhất, người đọc đã cảm nhận rõ nét khát vọng
tình yêu đẹp đẽ trong tâm hồn của người phụ nữ, thì khép lại khổ thơ, những khát vọng
ấy càng trở nên mãnh liệt, dứt khoát hơn:
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
“Sông không hiểu nỗi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Trái tim của người phụ nữ đang yêu vốn dĩ đã rạo rực, mãnh liệt. Ấy thế mà Xuân
Quỳnh còn bộc lộ sâu sắc và mới mẻ hơn cái cung bậc cảm xúc đó. Tình yêu trong thơ
nữ sĩ không chấp nhận được sự tầm thường, nhỏ hẹp. Trái tim yêu đương phải hướng
tới cái lớn lao và sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại để hướng tình yêu đích thực. Cũng như
con sóng kia luôn khao khát tự nhận thức, khám phá mình. Nó trở nên quyết liệt, khi
“sông không hiểu nổi mình”, con sóng sẽ tìm ra tận bể, tìm đến với sự bao dung, rộng lớn hơn.
Khác với người phụ nữ xưa, người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh cũng giống như con
sóng. Họ chủ động và táo bạo trong tình yêu. Họ không còn cam chịu, nhẫn nhục nữa
mà sẽ vượt qua rào cản để tìm lấy một tâm hồn đồng điệu cho mình. Thể thơ năm chữ
được sử dụng phù hợp đã thể hiện được sự dứt khoát, tự tin, quyết liệt của người phụ
nữ trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc đích thực của đời mình. Qua đó, ta cảm nhận
được cái tình và cái tình trong cách khắc họa thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh.
Người phụ nữ trong bài thơ không chỉ gián tiếp bộc lộ nỗi nhớ qua hình tượng sóng.
Bởi chăng sóng chưa thỏa mãn được cảm xúc, tâm tư của cái tôi trữ tình, do vậy mà nhà
thơ đã trực tiếp bộc bạch nỗi lòng của mình:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Người phụ nữ trong tình yêu luôn khao khát tìm đến bến bờ hạnh phúc. Do vậy, họ
không còn để cho những con sóng kia nói hộ lòng mình nữa. Họ phải trực diện đối mặt
với những cảm xúc từ tận đáy lòng mình “Lòng em nhớ đến anh”. Nỗi nhớ ấy không
bình thường tí nào cả. Nó len lỏi cả trong tiềm thức của nhân vật trữ tình. Rõ ràng, “anh
đã chiếm trọn cả Tâm – Trí” (Trích).
Điều đặc biệt tạo nên vẻ đẹp hiện đại của người phụ nữ trong bài thơ “Sóng” đó chính
là khát vọng tình yêu vĩnh hằng, ý nghĩa, mà người phụ nữ hướng tới. Họ không chỉ
dám sống hết mình với tình yêu mà còn khao khát tình yêu nhỏ bé của mình chan hòa
với tình yêu rộng lớn của cuộc đời:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Chỉ có một vài con sóng nhỏ nhoi thì không thể làm nên đại dương rộng lớn. Đại dương
là nơi hội tụ của trăm vạn con sóng. Thấm thía được quy luật ấy, Xuân Quỳnh đã nhận
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
ra chỉ có sự dâng hiến, hòa nhập tình yêu cá nhân con người vào tình yêu cuộc đời lớn
lao, thì nó mới có thể trường tồn mãi mãi.
Hai chữ “tan ra” đã thể hiện cái khát vọng hòa làm một của nữ sĩ. Người ta có thể dễ
lãng quên đi một con sóng bé nhỏ, một tình yêu cá nhân ích kỷ. Nhưng chẳng ai lại quên
được cả đại dương rộng lớn và cái tình yêu hòa vào biển lớn của cuộc đời kia. Hồn thơ
trẻ trung, sôi nổi nhưng cũng hết mực trăn trở, suy tư của Xuân Quỳnh đã cho thấy vẻ
đẹp thánh thiện của người phụ nữ trong tình yêu.
Thông qua hình tượng “sóng”, Xuân Quỳnh đã thể hiện thành công vẻ đẹp truyền thống
và hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu. Qua ngòi bút điêu luyện của mình, nữ sĩ
đã cho người đọc một góc nhìn mới hơn, tinh tế hơn trong tình yêu. Đọc “Sóng” của
Xuân Quỳnh, người đọc luôn tìm thấy những giá trị mới mẻ mà nhà thơ đã gửi gắm.
Càng đọc bài thơ, ta càng say, say với cái tình yêu nồng nàn, thủy chung của người phụ
nữ và say với cả cái tinh yêu chủ động, quyết liệt của họ.
Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 2
“Sóng” là bài thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh. Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh diễn
tả cụ thể, sinh động khát vọng tình yêu với những cung bậc tình cảm phong phú và vẻ
đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu, hồn nhiên chân thật, say đắm nồng nàn,
đôn hậu, thủy chung. Tình yêu trong “Sóng” vừa mang tính chất tế nhị, kín đáo của
truyền thống vừa rất sôi nổi, mãnh liệt hết sức hiện đại.
“Tình yêu mang tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời” là tình yêu gắn liền với
những đặc điểm cảm xúc, tình cảm có tính quy luật. Đó là quy luật tình cảm thường gặp
trong tình yêu của lứa đôi như nhớ nhung, giận hờn, khao khát. Tình yêu “hiện đại” là
tình yêu đề cao cái tôi cá nhân, đề cao những cảm xúc, khao khát mãnh liệt vượt qua
những giới hạn. Đó là cá tính mạnh mẽ của người phụ nữ thế kỷ hai mươi bứt phá những
nhỏ hẹp đời thường để đến với tình yêu rộng lớn bao la. Hiện đại ở đây gắn liền với
quan niệm tình yêu tự do chứ không phải là thụ động như tình yêu truyền thống.
Trước hết, “Sóng” thể hiện một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời”:
Tình yêu ấy có nhiều trạng thái biểu hiện, khi lặng lẽ dịu êm, hiền hòa, êm dịu. Đó là
chất nữ tính - một phẩm chất di truyền từ ngàn đời ở phụ nữ. Khi lại ồn ào, dữ dội với
những ghen tuông, giận hờn vô cớ (cung bậc muôn đời khi yêu). Hai trạng thái cảm xúc
ấy “Dữ dội - dịu êm/Ồn ào - lặng lẽ” là đối cực của sóng nhưng cũng là những cảm xúc
nội tâm đầy phức tạp, mâu thuẫn nhưng cũng rất thống nhất hài hòa trong tâm hồn của người phụ nữ khi yêu:
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Hai trạng thái đối lập này cùng tồn tại trong một thể thống nhất là sóng, khiên sóng luôn
dạt dào, không bao giờ đứng yên. Phép nhân hóa “Sóng tìm ra tận bể” gợi liên tưởng
sóng như có ý thức, có khát vọng tìm đến cái rộng lớn, bao la. Những đặc điểm này của
sóng đã có “từ ngày xưa và ngày sau vẫn thế”, cách nói khẳng định, nhấn mạnh, đây là
bản chất muôn đời của sóng.
Cách miêu tả những trạng thái bất thường của sóng gợi lên những khát vọng tình yêu
trong tâm hồn đầy bí ẩn của người con gái. Khi bồng bộn, sôi nổi, khi kín đáo sâu sắc,
vừa đắm say vừa tỉnh táo, vừa nồng nàn, vừa âm thầm, vừa mãnh liệt vừa ngàn lần yếu
mềm. Điểm gặp gỡ đồng điệu và kì lạ giữa sóng và nhân vật trữ tình “em” cho thấy
sóng chính là ẩn dụ của “em”, của khát vọng tình yêu nhiều thao thức nhưng hạnh phúc
vô bờ. Sóng tự ngàn năm vẫn từ sông ra bể, từ giới hạn chật hẹp tới không gian rộng lớn.
Trái tim người con gái khi yêu cũng tự nhận thức được những biến động khác thường
của lòng mình, khao khát vượt ra giới hạn chật hẹp cô đơn của cái tôi cá nhân, tìm đến
sự rộng lớn bao la của tình yêu thương giống như hành trình của sóng từ sông ra bể.
Hình ảnh ẩn dụ này cũng gợi đến những khát khao, suy tư, trăn trở trong trái tim xôn
xao, rạo rực tình yêu của người con gái.
Tình yêu truyền thống không thể thiếu nỗi nhớ thương và sự thủy chung. Nếu thủy
chung là thước đo của tình yêu thì nỗi nhớ lại là sức sống của tình yêu:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Khổ thơ trùng điệp hình ảnh những con sóng, gợi nỗi nhớ nồng nàn với nhiều cung bậc.
Có khi, mặt biển lớn lao như biển cả, có lúc lại da diết, triền miên với thời gian, ngày
đêm không ngủ được, lại có lúc trải rộng thiết tha với không gian phương Bắc, phương
Nam và lại có lúc cũng không giấu nổi nỗi khắc khoải như con sóng nổi trên mặt nước.
Và đôi khi, nỗi nhớ cũng chìm sâu trong trăn trở, nhớ quay quắt trong lòng như con
sóng ngầm dưới biển sâu.
Không chỉ “nhớ anh, hướng về anh, nghĩ về anh” tình yêu đã lấp đầy con tim, khối óc,
trở thành lẽ sống, trở thành khát vọng của cả cuộc đời. Hình ảnh sóng được nhân hóa
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
mang “tình em” và “nỗi nhớ” của em thật thi vị. Từ cảm “ôi” xuất hiện giữa dòng thơ
như một tiếng lòng rung rung giữa niềm nhớ nhung da diết. Nỗi nhớ được diễn tả trực
tiếp qua ẩn dụ sóng đã da diết, sóng nhờ bờ đêm ngày, sóng ru, sóng vỗ, sóng vẫn thao
thức với thời gian. Nỗi nhớ ấy tự nhiên, hồn nhiên, say đắm nhưng dường như vẫn chưa
đủ mà còn được thể hiện trực tiếp qua nỗi nhớ của nhân vật trữ tình “em”:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Cấu trúc thơ thay đổi, cả bài là những khổ bốn dòng, nỗi nhớ lại được diễn tả bằng khổ
thơ sáu dòng, đã phơi lộ cái tôi riêng của người nữ sĩ - một nỗi nhớ tràn đầy lòng yêu.
Nó nồng nàn, đằm thắm hơn cả nỗi nhớ của sóng với bờ vì nó không chỉ tồn tại trong ý
thức, mà dường như còn len lỏi vào trong tiềm thức, xâm nhập cả vào trong giấc mơ
“cả trong mơ còn thức”.
Nỗi nhớ ấy tạo độ bền cho lòng chung thủy:
“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương”
Điệp từ “dẫu” như khẳng định bao nhiêu thử thách, khó khăn phải vượt qua dù không
gian mở rộng đa chiều “phương bắc phương nam” đầy cách xa trắc trở, dù thiên nhiên
trời đất đổi thay “xuôi bắc ngược nam” nhưng nơi nào có “anh”, với“em”“hướng về anh
một phương” bằng tình yêu thủy chung, duy nhất. Nỗi nhớ ở đây cồn cào, da diết, không
thể nào yên, không thể nào nguôi. Nó cuồn cuộn dạt dào như những con sóng triền miên
dai diết vô hồi vô hạn. Nhịp thơ trong suốt bài gợi đến nhịp của sóng. Nhưng rõ nhất,
sôi nổi nhất, mãnh liệt nhất chính là ở đoạn thơ này.
Trong tình yêu, người phụ nữ luôn giữ một trái tim tràn đầy niềm tin. Niềm tin ấy đặt
vào những con sóng biển. Sóng ở mãi tận giữa vô cùng, gặp muôn ngàn bão tố nhưng
cuối cùng “Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở” thì cuối cùng em tin tình yêu
của chúng ta sẽ đến được cùng nhau.
Không chỉ mang nét đẹp truyền thống, ta còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn đầy hiện
đại. Đó là sự mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung
động rạo rực trong lòng mình. Ở đây không còn sự thụ động, chờ đợi (như trong truyền
thống) nữa. Nếu “Sông không chịu hiểu mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó,
“tìm ra tận bể”, đến với cái cao rộng, bao dung:
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể"
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Tình yêu hiện đại chính là khao khát tự lý giải bản thân và khao khát được dâng hiến và hy sinh.
Trong tình yêu, để hiểu được mình thì thật khó khăn bởi tình yêu là một trạng thái tâm
lý khác thường, đầy bí ẩn và huyền diệu, nó có những lý lẽ riêng của con tim mà lý trí
thông thường không thể lý giải được:
“Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
Điệp ngữ “em nghĩ” diễn tả sự thao thức suy tư của người con gái trước câu hỏi cội
nguồn của sóng cũng như câu hỏi cội nguồn của tình yêu. Đó là câu hỏi của muôn đời
và muôn người nhưng chưa bao giờ có lời đáp trọn vẹn. Thi sĩ Xuân Diệu, ông hoàng
của thơ tình đã phải mượn cảm hứng lãng mạn để lý giải tình yêu đó sao:
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có khó gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng hương nhè nhẹ gió hiu hiu”
Hay Hàn Mặc Tử cũng thế, nhà thơ viết rằng:
“Xin hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu rung trong gió

Và để nghe trời giải nghĩa yêu”
Bởi tình yêu là một tình cảm đẹp rất thật nhưng khó nói nên lời, cảm thấy rất rõ nhưng
không dễ nắm bắt. Câu hỏi “Gió bắt đầu từ đâu?” không phải không giải thích được
nhưng “em cũng không biết nữa” lại là cái lắc đầu nhỏ nhẹ, dễ thương, đầy nữ tính trước
những cung bậc huyền bí của tình yêu. Xuân Quỳnh đã nắm bắt được một trạng thái
tâm hồn rất chân thật, có tính chung cho mọi lứa đôi và biểu hiện nó thật duyên dáng.
Tình yêu cũng như gió trời, sóng bể, cũng tự nhiên, hồn nhiên, bất ngờ và khó hiểu như
thiên nhiên. Có thể nói, đây là cách phát hiện tình yêu rất nữ tính, trực cảm, kiểu Xuân Quỳnh.
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Trước Xuân Quỳnh, có lẽ chưa người phụ nữ nào nói về tình yêu bằng những lời thiết
tha, nồng nàn cháy bóng như thế. Những khát vọng yêu đương của người con gái trong
thơ được bộc lộ mãnh liệt nhưng cũng thật giản dị: sóng chỉ khao khát tới bờ, cũng như
“em” mong gặp được “anh”. Tình yêu của người con gái ở đây trong sáng, mãnh liệt,
thiết tha, giản dị, thủy chung, một tình yêu hết mình và quên mình. Đó là điều rất mới
mẻ cả trong đời lẫn trong thơ thời ấy. Khát vọng tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh không
chỉ da diết khi còn trẻ, mà cả sau này, khi đã nếm trải nỗi đau, thất vọng trong tình yêu
thì khát vọng tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh vẫn thiết tha, giàu yêu thương. Trong bài
“Tự hát” (1984) chị viết:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”
“Sóng” với Xuân Quỳnh không chỉ là biểu tượng của khát vọng tình yêu mà còn là
phương tiện để bà bộc lộ những suy tư về cuộc sống, tình cảm:
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”
“Sóng vỗ bờ” là một chân lý tất yêu không gì thay đổi. Trên đại dương mênh mông có
biết bao nhiêu con sóng và biết bao nhiêu trắc trở nhưng trăm ngàn con sóng vẫn tới bờ. Thế mà:
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”
Cuộc đời tuy dài nhưng không phải vô cùng, như biển lớn mênh mông nhưng không
phải vô tận. Xuân Quỳnh rất nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian, ý thức về thời
gian gắn với nỗi âu lo, dù vậy, nhân vật trữ tình trong thơ đã có cách ứng xử tích cực:
âu lo nhưng không mấy thất vọng, mà chỉ khao khát nắm lấy hạnh phúc trong hiện tại,
sống hết mình, mãnh liệt với tình yêu để vượt qua và chiến thắng sự hữu hạn của thời gian và đời người:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Tan ra để hòa vào biển lớn của tình yêu, biển lớn của hạnh phúc vĩnh hằng. Bởi với
Xuân Quỳnh, cách để sống mãi là sống với tình yêu của mình. Ước muốn ấy của bà vừa
dịu dàng, đôn hậu, vừa nồng nàn thiết tha. Bài thơ khép lại nhưng hai cặp hình tượng
“sóng - bờ, em - anh” vẫn đan cài vào nhau, ngời sáng một vẻ đẹp vĩnh hằng của tình yêu.
Với thể thơ năm chữ linh hoạt, bài thơ có khả năng gợi âm điệu dạt dào, vừa là cái nhịp
nhàng của sóng biển, vừa là cái khắc khoải của sóng lòng với nhiều cung bậc cảm xúc.
Xuân Quỳnh đã rất tài hoa trong việc ngắt nhịp, phối âm bằng trắc như những nhịp sóng
khi dịu êm, khoan thai, khi dồn dập, dữ dội và nó cũng gợi đến những sự khắc khoải
của sóng lòng. Phương thức tổ chức ngôn từ, hình ảnh sáng tạo hòa trộn thanh âm, nhịp
điệu của sóng với những trăn trở, khát khao, nhớ thương, hờn giận đan xen nối tiếp
trong cõi lòng của người con gái khi yêu cũng tạo nên một yếu tố nhạc tính của thơ.
Hình tượng ẩn dụ “sóng” là một sáng tạo độc đáo của Xuân Quỳnh. “Sóng” ở đây là
những khát vọng tình yêu của “em” - của người con gái với những cảm xúc tình cảm phong phú, phức tạp.
Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 3
“Sóng” là bài thơ tình đặc sắc bậc nhất của Xuân Quỳnh được in trong tập “Hoa dọc
chiến hào”. Bài thơ là những trạng thái, cung bậc cảm xúc đầy sinh động của tâm hồn
người con gái khi yêu. Đặc sắc của bài thơ là sự kết hợp giữa nét đẹp hiện đại và nét
đẹp truyền thống để làm nên nội tâm, tình cảm đầy phong phú của người con gái.
Nhận xét về bài thơ “Sóng”, có ý kiến cho rằng “Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới
mẻ, hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”, cũng có ý kiến khác cho rằng “Bài thơ thể
hiện quan niệm tình yêu mang tính truyền thống”. Hai nhận định mang tính trái ngược
nhưng thực chất chúng hoàn toàn thống nhất để tạo nên nét đặc sắc nhất của bài thơ.
“Sóng” là tiếng nói của một cái tôi trong tình yêu đầy tính mới mẻ, hiện đại. Trong bài
thơ này, tác giả Xuân Quỳnh đã diễn tả đầy sinh động những trạng thái tình cảm mang
tính đối lập, mâu thuẫn trong tâm hồn người con gái:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ"
Mượn hình ảnh của sóng, nữ sĩ đã gợi ra những trạng thái đối cực trong tâm trạng người
con gái. Cũng giống như sóng ngoài đại dương có lúc ồn ào, dữ dội khi phong ba bão
táp nhưng cũng có lúc dịu êm, lặng lẽ khi trời yên biển lặng thì tâm trạng người con gái
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
khi yêu cũng vậy, sẽ có những lúc nồng nhiệt đắm say nhưng cũng có khi trầm lắng, dịu
dàng. Tình yêu có thể tạo ra bao cung bậc cảm xúc phức tạp, đúng như câu nói “Tình
yêu luôn có những quy luật mà lý trí không thể lý giải được”.
Cái mới mẻ, hiện đại trong hồn thơ Xuân Quỳnh được thể hiện trong bài thơ đó chính
là cái táo bạo, khát vọng hướng đến tình yêu, chủ động tìm kiếm tình yêu của cuộc đời mình:
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
“Em” trong sóng thể hiện một tâm hồn đầy sôi nổi, có sự chủ động và khát vọng sống
hết mình cho tình yêu, đó là khi người con gái ấy mong muốn được hòa nhập trọn vẹn
tình yêu nhỏ của bản thân để tạo nên tình yêu bất diệt, vĩnh cửu của cuộc đời:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Con nào chẳng tới bờ
Dẫu muôn vời cách trở”
Nữ sĩ đã có niềm tin bất diệt vào tình yêu, từ đó bày tỏ khát vọng thành thực của bản
thân là được dâng hiến, sống hết mình cho tình yêu. Khát vọng ấy lớn lao đến mức “em”
muốn tan ra thành trăm con sóng nhỏ để luôn rì rào vỗ sóng trong bể lớn tình yêu của muôn đời.
Bên cạnh một cái tôi đầy mới mẻ, hiện đại trong tình yêu thì “sóng” còn thể hiện được
tình yêu đầy truyền thống:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”
Cũng giống như bao người phụ nữ xưa, khi yêu “em” cũng mang trong mình nỗi nhớ
da diết, nỗi bồi hồi khắc khoải đối với người mình yêu. Ta có thể gặp quan niệm của
Xuân Quỳnh về nỗi nhớ có điểm gặp gỡ với nỗi nhớ trong những bài ca dao, dân ca xưa:
“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”
Nỗi nhớ trong thơ Xuân Quỳnh lại da diết, khắc khoải đến mức vượt qua mọi giới hạn
về không gian gian, thời gian, trong thế giới của ý thức và cả sự vô thức. Nỗi nhớ nhung
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
da diết của “em” hướng đến anh không chỉ thường trực khi còn thức mà còn khắc khoải
cả khi đã chìm vào trong giấc mơ.
Sự thủy chung, son sắc của người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh cũng được thể hiện
trong suy nghĩ luôn hướng về phía anh, nơi con tim của “em” được trao gửi:
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”
Tình yêu sẽ phải trải qua bao gian nan, thử thách mới có thể đi đến bến bờ cuối cùng
của hạnh phúc. Tuy nhiên những trắc trở, vô thường của cuộc đời cũng không thể ngăn
cản trái tim của người con gái hướng về người mình yêu. Sức mạnh của tình yêu đã
giúp em vượt qua tất cả để đến bên anh như một quy luật của tình cảm:
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dẫu muôn vời cách trở”
Như vậy, qua bài thơ “Sóng” người đọc vừa cảm nhận được những nét mới mẻ, hiện
đại vừa thấy được những quan niệm truyền thống về tình yêu. Chính sự kết hợp đặc sắc
này đã làm nên sức hấp dẫn đặc biệt cho bài thơ Sóng trong trái tim của những người đang yêu.
Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong Sóng - Mẫu 4
Nếu như Xuân Diệu được mệnh danh là "ông hoàng của thi ca tình yêu" thì Xuân Quỳnh
xứng đáng được đánh giá là "nữ hoàng thơ tình". Nữ tác giả đã để lại cho đời những tác
phẩm giàu nhân văn nói về tình yêu đôi lứa nồng thắm. Điểm đặc sắc trong thơ Xuân
Quỳnh cũng chính là yếu tố tạo nên danh xưng "nữ hoàng thơ tình" đó là: trong "dáng
thơ" của Xuân Quỳnh luôn tồn tại hai vẻ đẹp – vẻ đẹp truyền thống và vẻ đẹp hiện đại
– ẩn trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Điều này được thể hiện rõ qua "Sóng" - tác
phẩm tiêu biểu của đời thơ Xuân Quỳnh.
Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ
thời chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng người phụ nữ khi yêu, nhiều trắc ẩn- vừa
hồn nhiên, tươi tắn lại vừa đằm thắm, chân thành. Nhân vật trữ tình trong thơ Xuân
Quỳnh đều là những người phụ nữ mạnh mẽ, luôn da diết khát vọng hạnh phúc đời
thường. Bài thơ "Sóng" ra đời trong chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền (Thái Bình).
Đây là thi phẩm đặc sắc, đậm chất phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ được in trong
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
tập "Hoa dọc chiến hào". Có thể nói, "Sóng" là tác phẩm luôn để lại ấn tượng khó phai trong lòng độc giả.
Nhận xét về bài thơ "Sóng", có ý kiến cho rằng: "Sóng" đã thể hiện vẻ đẹp truyền thống
của tình yêu muôn đời. Nghĩa là, tác giả đề cập đến tình yêu truyền thống, gắn liền với
những xúc cảm của bất kì người phụ nữ nào khi yêu. Đó là nỗi nhớ, lòng thủy chung,
đợi chờ, niềm tin mãnh liệt cùng như sự phấp phỏm, lo âu. Mặt khác, ẩn sau chất truyền
thống ấy là "tính hiện đại của tình yêu hôm nay". Người phụ nữ thế kỉ mới có cá tính
mạnh mẽ, dám bứt phá truyền thống, vươn tới hạnh phúc tình yêu. Người ta quan niệm,
tình yêu hiện đại là tình yêu tự do chứ không phải là thứ tình yêu "chim trong lồng, cá
trong chậu" như thời xưa.
Trước hết, ta sẽ đi khám phá vẻ đẹp truyền thống qua bài thơ "Sóng". Tình yêu bắt đầu
khi chàng trai ngỏ lời yêu, khi cô gái biết đỏ mặt thẹn thùng, khi "Đêm đêm khêu ngọn
đèn loan/ Nhớ chàng quân tử mấy lời". Người phụ nữ đang yêu là thế, tâm trạng ngổn
ngang trăm mối và phải trải qua biết bao cung bậc cảm xúc. Nữ sĩ Xuân Quỳnh đã sử
dụng hình ảnh "sóng" để diễn tả trái tim yêu của phụ nữ: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ.
Tác giả chọn "sóng" với những đặc điểm vật lý của nó để tạo nên hình tượng ẩn dụ vừa
hóa thân, vừa hòa nhập với chủ thể trữ tình. Con sóng lúc "dữ dội, ồn ào", lúc "dịu êm,
lặng lẽ". Con gái khi yêu cũng vậy. Nàng dâu nhẹ nhàng và ngọt ngào đến mấy thì vẫn
có đôi lần ghen tuông, dỗi hờn vô cớ. Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
Ôi tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên? (Xuân Quỳnh)
Nhưng chất nữ tính ẩn bên trong sẽ là mầm non nuôi dưỡng tình yêu. Bởi lẽ, hơn ai hết,
người con gái hiểu rằng cần phải biết thu mình về lại với nét dịu dàng, lặng im, đúng
thời điểm, mới giữ cho tình yêu bền vững. Đinh Thu Hiền đã có lần đã nói hộ Xuân Quỳnh;
Có những tình yêu không thể nói bằng lời
Chỉ hiểu nhau qua từng ánh mắt
Nhưng đó là tình yêu bền vững nhất
Bởi thứ ào là thứ dễ lãng quên.
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Hai trạng thái chuyển động của sóng chính là trạng thái cảm xúc trong tâm hồn phức
tạp, mâu thuẫn nhưng lại thống nhất, hài hòa của phụ nữ đang yêu. Nếu để ý trong cách
dùng từ của nhà thơ, người đọc dễ dàng nhận ra, giữa hai thái cực đối lập được nối bằng
từ "và" thay vì từ "nhưng". Điều này khiến cho câu thơ có vẻ tương phản nhau mà thực
chất lại không phải. Vì, trong cái dữ dội có cái dịu êm, trong cái ồn ào có đôi phút yên
lặng. Sự cân bằng giữa hai trạng thái cảm xúc, làm cho tình yêu truyền thống càng thêm đẹp.
Tuổi trẻ với tim yêu mãnh liệt, từ xưa đến nay mãi không thay đổi. Tuổi trẻ khao khát
tình yêu - điều kì diệu luôn làm xốn xang bao trái tim của các chàng trai, cô gái. Nó
cũng giống như sóng, ngày đêm xô bờ không hoài nghi.
Ôi! Con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
"Ngày xưa", "ngày sau", vẫn thế - ba từ nói lên cái quy luật ngàn đời của sóng. Sóng
bất biến, sóng không bao giờ đổi thay. Nó luôn mang trong mình tính chất dữ dội, ồn
ào, lặng lẽ, dịu êm. Tình yêu của tuổi trẻ cũng cháy bỏng, cũng đong đầy cảm xúc như
thế. Người ta nói tuổi trẻ sinh ra là để yêu và tình yêu đóng vai trò đặc biệt đối với tuổi
thanh xuân của mỗi người. "Ông hoàng thơ tình" Xuân Diệu đã không ít lần khẳng định điều này:
Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào. Hay:
Hãy để trẻ nhỏ nói vị ngọt của viên kẹo
Hãy để tuổi trẻ nói hộ lời yêu.
Ai đã từng đi qua cái tuổi mười tám, đôi mươi, không thể nào không trải qua cảm giác
xuyến xao rung động. Tình yêu khiến con tim ta bổi hổi, bồi hồi. Tình yêu dấy lên trong
tâm hồn ta "khát vọng" hạnh phúc đến cồn cào. Tình yêu làm ta điên đảo vì nhớ nhung,
vì giận hờn. Tình ấy mới là tình đẹp, bởi yêu là phải cảm thấy "bồi hồi trong ngực trẻ",
phải biết "chết trong lòng một ít".
Người phụ nữ khi yêu tâm trạng rất rối bời, trong đầu xuất hiện rất nhiều câu hỏi:
Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Từ nơi nào sóng lên
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau?
Biển bao la, rộng lớn, vô cùng tận. Còn em, em chỉ là những con sóng nhỏ giữa mênh
mông muôn trùng. Bỗng nhiên, người con gái thấy mình thật nhỏ bé trước bể lớn tình
yêu. Để từ đó, nàng luôn phân vân, lo nghi. Điệp ngữ "Em nghĩ" ở hai câu ba và bốn
của khổ thứ ba, khiến cho độc giả cùng đồng cảm với sự trăn trở, suy tư của nhân vật
"em". Tình yêu vốn dĩ là vậy, rất khó hiểu, khó đoán.
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu ?
Câu hỏi về nguồn gốc của sóng gió được đặt ra cũng chính là những thắc mắc trong
lòng em về tình yêu muôn thuở. Nhưng các câu hỏi nào có câu trả lời, người con gái chỉ
biết lắc đầu nhè nhẹ và thốt lên: "Em cũng không biết nữa". Chao ôi! Sự ngúng nguẩy,
"giả nai" đáng yêu của người con gái, há chẳng phải nét bí ẩn, quyến rũ mà các chàng
trai vẫn mãi tìm kiếm đấy sao? Xuân Quỳnh còn gửi gắm vào trong thơ của mình thông
điệp: tình yêu muôn đời luôn là một ẩn số. Nó tựa hồ như là bản nhạc không có nút kết,
là bài toán chẳng có đáp số. Không ai định nghĩa chính xác được tình yêu, ngay cả "ông
hoàng thơ tình" cũng khó lòng cắt trọn nghĩa chữ "yêu":
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu. (Xuân Diệu)
Càng yêu say đắm, càng yêu nồng nàn, con người lại như bị cuốn vào mê cung, không
thể tìm được lối ra. Đó là biểu hiện của tình yêu chân thành, không toan tính, không
chút vụ lợi. Người con gái trong thơ Xuân Quỳnh đã yêu như thế. Quả thật, đáng trân trọng.
Cốt lõi của tình yêu truyền thống đó là nỗi nhớ và sự thủy chung. Nếu như thủy chung
là thước đo của tình yêu, thì nỗi nhớ được ví như men nồng thắp lửa tình yêu.
Con sóng dưới lòng sân
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đế anh
Cả trong mơ còn thức.
Đây là khổ thơ dài nhất trong toàn bài thơ. Có lẽ là vì Xuân Quỳnh nhận thấy được tầm
quan trọng của nỗi nhớ trong tình yêu. Người ta bảo rằng: "Một trái tim đang nhớ là
biểu hiện của một trái tim đang yêu, còn một trái tim đã ngừng nhớ là biểu hiện của một
tình yêu sắp sửa lụi tàn". Nỗi nhớ là gam màu chủ đạo trong tình yêu, nó có sức mạnh
vượt xa mọi nỗi nhớ khác. Và nếu như nỗi nhớ của Nguyễn Bính chỉ hiện trên bề nổi:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Nắng mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Thì nỗi nhớ của Xuân Quỳnh được nâng lên một tầm cao hơn, bao trùm cả tứ phương
tam diện. Sóng "trên mặt nước" – chiều rộng, sóng "dưới lòng sâu" - chiều sâu đều nhớ
bờ, khát khao chạm tới bờ đến "ngày đêm không ngủ". Sóng vốn là thế, có khi nào thôi
vỗ? có khi nào thôi cồn cào? Ví như bỗng một ngày sóng lặng im, thì lúc ấy, sóng đã
chẳng còn là sóng. Cũng như em, ồn ào là vậy nhưng dẫu ra sao vẫn thương vẫn nhớ về
anh. Niềm nhung nhớ của người phụ nữ là mãnh liệt hơn cả. Ở hai câu cuối khổ, tác giả
mở đầu bằng một từ rất đắt - "lòng". Lòng là nơi sâu thẳm, chôn giấu những cảm xúc,
suy nghĩ của em; lòng là kết tinh của tình cảm được chưng cất trong một thời gian dài
với biết bao thử thách. Người con gái dũng cảm, không ngần ngại bộc bạch tấm chân tình của mình
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
Hình ảnh nhớ "cả trong mơ còn thức" đã đẩy nỗi nhớ đến đỉnh điểm. Con người cần có
một ý thức để biết nhớ, biết thương. Vậy mà đối với nữ tác giả, ngay cả khi vô thức,
niềm nhớ vẫn không thôi da diết, cồn cào. Hình bóng của người tình cứ ám ảnh trong
tâm trí cô gái, khiến em mãi "ra ngẩn vào ngơ một mình". Người ta bảo nỗi nhớ của
Xuân Quỳnh là nỗi nhớ "nghiêng". Đó là bởi vì nhân vật trữ tình trong "Sóng" đã dốc
cạn lòng về hướng người mình yêu dấu.
Như đã nói, tình yêu truyền thống hẳn không thể thiếu sự thủy chung. Một người phụ
nữ khi đã yêu cả trái tim thì tình cảm thương yêu đối với họ là vô cùng quan trọng. Mất
hết yêu thương đồng nghĩa với trắng tay. Ấy vậy mà, dù ở đâu đi nữa, tấm lòng này vẫn luôn hướng về các anh
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương.
Theo lẽ tự nhiên thì phải là "xuôi Nam, ngược Bắc", nhưng ở đây tác giả lại sử dụng cú
pháp "xuôi Bắc, ngược Nam", đồng thòi kèm theo điệp từ "dẫu" ở hai câu đầu. Đây
giống như là một lời khẳng định chắc nịch: phương hướng địa lí có đảo lộn như thế nào
không quan trọng, quan trọng nhất là em vẫn yêu anh, nghĩ đến anh. "Hướng về anh" là
sự toàn tâm toàn ý lại chêm dấu gạch nối ở giữa và chữ "một phương" thêm một lần nữa
nhấn mạnh tình cảm chân thành, tấm lòng chung thủy không bao giờ đổi thay của người con gái.
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Dẫu ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi. (Xuân Quỳnh)
Người phụ nữ trong tình yêu truyền thống đã yêu là tin. Đơn giản là vì phải biết tin
tưởng lẫn nhau thì mới có thể vun đắp, gìn giữ tình yêu. Đức tin của cô gái được gửi gắm vào từng con sóng.
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa.
Đúng như quy luật của tạo hóa, sóng lớn sóng nhỏ hằng ngày đều đặn xô vào bờ. Đôi
khi sóng cũng gặp biết bao khó khăn, chẳng hạn như một cơn giông bão cũng kéo sóng
ra xa bờ rồi. Ấy thế mà có bao giờ sóng chịu ngưng, nó cứ kiên trì vỗ đập, vì bản thân
sóng "tin" rằng "dù muôn vời cách trở, con nào chẳng tới bờ". Em cũng như sóng, luôn
cố gắng để được gần anh, để được ấp ôm nỗi yêu thương. Cấu trúc của khổ thơ thứ bảy
vô cùng đặc biệt, ta đọc xuôi, đọc ngược, đọc đảo các câu thơ thì ý nghĩa của đoạn thơ
vẫn không thay đổi. Từ đó, độc giả cảm nhận được người phụ nữ với niềm tin và sự nỗ
lực mạnh mẽ của mình, vượt qua thử thách để đạt được hạnh phúc. Tuy vậy, trước viễn
cảnh đẹp của tình yêu, người phụ nữ, hẳn không tránh khỏi những dự cảm về tương lai
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
phía trước. Những từ ngữ "tuy dài thế" - "vẫn đi qua" - "dẫu rộng" chất chứa trong đó
ít nhiều âu lo. Biển xanh dù có mênh mông đến nhường nào cũng khó níu nổi áng mây
trôi. Bởi vì như Xuân Diệu đã nói:
Tình yêu đến, tình yêu đi ai biết
Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt.
Xuân Quỳnh yêu sâu đậm, yêu chân thành nhưng vẫn tỉnh táo, dùng lí trí để nhận thức
những chông gai, trắc trở trong tình yêu. Tuy nhiên, chị vẫn một mực tin tưởng vào sức
mạnh của tình yêu sẽ giúp người phụ nữ đến với bến bờ hạnh phúc. Trong hai đoạn thơ
trên, tác giả đã sử dụng chuỗi hình ảnh ẩn dụ, được sắp xếp tương phản, đối lập. Một
mặt là để nêu lên khó khăn, thách thức trong tình yêu; mặt khác lại đề cao niềm tin và
sự nỗ lực xây đắp và nuôi dưỡng tình yêu của người phụ nữ.
"Sóng" của Xuân Quỳnh còn mang trong mình vẻ đẹp của tình yêu hiện đại
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.
Hai câu thơ thể hiện rõ nét đẹp của người phụ nữ hiện đại khi yêu. Đã qua rồi cái thời
"cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", cái thời mà không biết bao "phận má hồng" phải rơi lệ vì cảnh
Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân. (Ca dao)
Bây giờ, những cô gái, có thể tự do đi tìm tình yêu đích thực cho bản thân. Họ không
chấp nhận thứ tình yêu vị kỷ, họ sẽ chẳng bao giờ gửi gắm tấm thân mình cho những
người đàn ông gia trưởng, vũ phu, không thương yêu họ thật lòng. Câu thơ tựa như lời
cảnh báo: em sẵn sàng ra đi tìm hạnh phúc mới nếu tình yêu của anh là thứ tình cảm
nhỏ nhen, tầm thường. Nữ thi sĩ đã sử dụng ba hình ảnh "sông, sóng, bể" nhằm minh
họa cho điều này. Sóng nào cam chịu sống trong lòng sông chật hẹp, tù túng. Vì thế
nên, "sóng tìm ra tận bể", để thỏa sức vẫy vùng, để "tận hưởng tình yêu tự do, phóng khoáng".
Tình yêu hiện đại còn là sự hiến dâng, hi sinh vì nhau
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Tình yêu của Xuân Quỳnh đến đây đã trở thành tình yêu lí tưởng. Cụm từ "tan ra" nghĩa
là hòa quyện vào biển lớn của tình yêu của nhân loại. Chỉ có như thws thì tình yêu cá
nhân mới mãi bất tử, trường tồn. Sức hấp dẫn của toàn bài thơ, chính là nét hiện đại độc
đáo của người phụ nữ mà từ xưa đến nay, không ai có thể khai thác được. Người con
gái trong thơ của Xuân Quỳnh luôn biết chủ động, đấu tranh cho tình yêu tuyệt đích của
bản thân, luôn yêu hết mình, nhưng vẫn biết lo âu cho những điều sắp xảy ra trước mắt.
Vậy, rõ ràng, "Sóng" của Xuân Quỳnh vừa mang tính truyền thống vừa đậm chất hiện
đại. Người con gái trong bài thơ đã yêu chân thành và trải qua những xúc cảm đời
thường của kẻ đang say trong men tình - ấy là chất truyền thống. Bên cạnh đó, tình yêu
của họ rất táo bạo, tựa hồ như làn gió mới len lỏi vào tâm hồn của các chàng trai - đó
chính là nét hiện đại.
Bài thơ "Sóng" đem đến cho độc giả thông điệp nhân văn: trong thời đại mới, tình yêu
đẹp là sự hòa quyện, kết hợp giữa những giá trị biểu cảm cao đẹp truyền thống và sự
bứt phá, mới mẻ hiện đại. Tình yêu ấy là mới thực sự là tình yêu đáng trân trọng.
Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 5
Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời
chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa
hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh
phúc đời thường. Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở
vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), lúc đó Xuân Quỳnh mới hai mươi lăm tuổi trẻ trung,
yêu đời. Đây là một bài thơ đặc sắc viết rất hay về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách
thơ Xuân Quỳnh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua
hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thuỷ, vượt
lên mọi giới hạn của đời người.
Quan niệm mới mẻ, hiện đại là quan niệm ngày nay, quan niệm của những người có đời
sống văn hóa, tinh thần không bị ràng buộc bởi ý thức hệ tư tưởng phong kiến. Về tình
yêu, sự mới mẻ, hiện đại thể hiện ở: chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh
liệt, khát vọng mạnh mẽ táo bạo về những rung động rạo rực cảm xúc trong lòng, tin
vào sức mạnh của tình yêu. Quan niệm truyền thống là quan niệm có từ xa xưa, được
bảo tồn trong đời sống hiện đại. Trong tình yêu, nó được thể hiện ở những nét đẹp truyền
thống: đằm thắm, dịu dàng, thủy chung…
Đó là một tình yêu với nhiều cung bậc phong phú, đa dạng: dữ dội, ồn ào, dịu êm, lặng lẽ:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Hay còn là sự mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung
động rạo rực trong lòng mình “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”. Hình
ảnh so sánh cho thấy, người con gái ở đây không còn sự thụ động, chờ đợi tình yêu mà
chủ động, khao khát kiếm tìm một tình yêu mãnh liệt. Người con gái dám sống hết mình
cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Dù vậy, thì tình yêu trong “Sóng” vẫn chứa đựng những nét đẹp truyền thống. Nỗi nhớ
thương trong tình yêu được thể hiện qua hình tượng sóng và em:
“Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Nỗi nhớ thường trực, da diết, mãnh liệt suốt đêm ngày. Tình yêu gắn liền với sự chung thủy:
“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương”
Với em không chỉ có phương Bắc, phương Nam mà còn có cả “phương anh”. Đó là
phương của tình yêu đôi lứa, là không gian của tương tư. Tình yêu gắn với khát vọng
về một mái ấm gia đình hạnh phúc: Cũng như sóng, dù muôn vàn cách trở rồi cuối cùng
cũng đến được bờ, người phụ nữ trên hành trình đi tìm hạnh phúc cho dù lắm chông gai
nhưng vẫn tin tưởng sẽ cập bến.
Tóm lại, “Sóng” chính là sự kết hợp giữa vẻ đẹp truyền thống và hiện đại trong tình yêu.
Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 6
Nhà thơ Xuân Quỳnh có một chùm thơ về biển: “Thuyền và biển”, “Sóng”, “Chỉ có
sóng và em”. “Sóng” được nhiều bạn đọc nhớ đến, đây là một trong những bài thơ tình
hay nhất của chị. Bài thơ là nơi tập trung nhiều đặc điểm của thơ Xuân Quỳnh: hồn hậu,
nữ tính, chân thành. Đặc biệt qua bài thơ “Sóng”, Xuân Quỳnh “đã thể hiện được một
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất
hiện đại như tình yêu hôm nay” (Hà Minh Đức).
Xuân Quỳnh được biết đến như là cây bút nữ hàng đầu của thi ca tình yêu thời chống
Mỹ và thời kỳ hậu chiến. Thơ của chị là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc
ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng
hạnh phúc bình dị đời thường. Bài thơ “Sóng” được viết năm 1967, in trong tập “Hoa
dọc chiến hào”. Đây được xem là một trong những sáng tác thành công nhất của Xuân
Quỳnh về đề tài tình yêu.
Giáo sư Hà Minh Đức qua tiếng lòng của người phụ nữ trong “Sóng” đã nhận ra “một
tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời”. Nghĩa là, tình yêu của người
phụ nữ trong bài thơ ấy đã mang những đặc điểm của một tình yêu truyền thống như
bao nhiêu tình yêu của người phụ nữ khác. Tình yêu ấy luôn giữ cho mình nét hồn hậu,
đằm thắm, nữ tính muôn đời. Nhưng ẩn đằng sau chất truyền thống ấy là “chất hiện đại
như tình yêu hôm nay”. Đó là cá tính mạnh mẽ của người phụ nữ thế kỷ hai mươi bứt
phá những nhỏ hẹp đời thường để đến với tình yêu rộng lớn bao la “Sông không hiểu
nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”. Hiện đại ở đây gắn liền với quan niệm tình yêu tự do chứ
không phải là thụ động như tình yêu truyền thống.
Trước hết, “Sóng” thể hiện một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn
đời”. Tình yêu muôn đời có tự thuở xa xưa, khi trai gái biết nhớ thương, tình yêu bắt
đầu bén rễ, hẹn hò bắt đầu làm tim nhau xốn xang để “nghìn năm hồ dễ mấy ai quên”
thì tình yêu đến. Nam giới thường tự do hơn trong tình yêu, tự do đến, tự do đi, tự do
nói lời yêu, tự do bộc bạch. Còn phụ nữ, do đặc điểm về giới tính, về định kiến nên
chuyện tình cảm đối với họ là điều khó bộc bạch. Vậy nên, trong tình yêu của người
phụ nữ Việt Nam, cái truyền thống ngàn đời bó buộc họ trong một cái “khuôn” có sẵn.
Xuân Diệu khi yêu đã mượn sóng để nói lên điều mãnh liệt của tình yêu giới mình, cái
vồ vập, ham muốn của đàn ông khiến cho ai đó đỏ mặt:
“Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi hôn lại
Cho đến nát cả trời
Anh mới thôi dào dạt”
Thì Xuân Quỳnh lại mượn sóng để nói lên nét nữ tính đáng yêu ngàn đời của người phụ nữ:
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Sóng là một hình tượng ẩn dụ vừa hóa thân vừa hòa nhập với cái tôi trữ tình. Và ở đây,
sóng góp phần nói lên tình cảm, tình yêu của Xuân Quỳnh. Tình yêu ấy có nhiều trạng
thái biểu hiện, khi lặng lẽ dịu êm, hiền hòa, êm dịu. Đó là chất nữ tính - một phẩm chất
di truyền từ ngàn đời ở phụ nữ. Khi lại ồn ào, dữ dội với những ghen tuông, giận hờn
vô cớ (cung bậc muôn đời khi yêu). Hai trạng thái cảm xúc ấy “Dữ dội - dịu êm/Ồn ào
- lặng lẽ” là đối cực của sóng nhưng cũng là những cảm xúc nội tâm đầy phức tạp, mâu
thuẫn nhưng cũng rất thống nhất hài hòa trong tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. Xuân
Quỳnh dùng quan hệ từ “và” ở giữa hai sự tương phản ấy chứ không phải là từ “nhưng”.
Nếu là “nhưng” thì sự tương phản đối lập là hoàn toàn. Còn “và” thì trong cái dịu êm
có cái dữ dội, trong ồn ào có cái lặng lẽ. Sự quân bình giữa hai trạng thái tâm hồn ấy
tạo nên tình yêu muôn đời ở người phụ nữ thật đáng yêu làm sao.
Con sóng là sự vĩnh hằng của biển khơi (xưa cũng vậy và nay cũng vậy), và tình yêu
luôn là sự khát khao bồi hồi của tuổi trẻ:
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Quy luật muôn đời của tự nhiên là sóng “ngày xưa” hay “ngày sau” thì “vẫn thế”. Nghĩa
là nó bất biến, không thay đổi. Nó vẫn chứa đựng trong nó những cung bậc dữ dội, ồn
ào, dịu êm, lặng lẽ muôn thuở ấy. Từ quy luật muôn đời ấy của tự nhiên, Xuân Quỳnh
cũng rất tự nhiên khi chạm vào lòng ta quy luật của tình yêu muôn đời:
“Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Dường như tuổi trẻ sinh ra là để yêu, và tình yêu có vị trí đặc biệt cho riêng tuổi trẻ vì
“Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một kẻ nào” (Xuân
Diệu). Tình yêu là “cái buổi ban đầu lưu luyến ấy” đến bên ta như những con sóng nhỏ
vỗ vào hồn để tim ta bồi hồi trong lồng ngực, để tâm hồn ta trào dâng bao “khát vọng”
cồn cào. Vâng! Ông hoàng thi ca tình yêu Xuân Diệu đã đúng khi nói “Hãy để trẻ nhỏ
nói vị ngọt của viên kẹo/ Hãy để tuổi trẻ nói hộ lời yêu”. Ai đang ở vào độ tuổi mười
tám đôi mươi, ai đã đi qua thời tuổi trẻ, chắc chắn sẽ hiểu điều này.
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Tình yêu là một tình cảm lớn lao, thiêng liêng được phát triển theo quy luật chung của
đời sống xã hội và quy luật riêng của mỗi tình yêu. Không dễ cắt nghĩa, luôn là những
thắc mắc “Khi nào ta yêu nhau” và rất khó xác định, không theo một quy luật chung nhất.
“Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau?"
Biển cả là thiên nhiên thuộc về bao la, vô tận, vô cùng là ẩn dụ cho tình yêu vĩnh cửu
vĩnh hằng. Trước biển, người con gái là em cảm thấy bé nhỏ quá. Nhìn những con sóng
bất tận xô bờ mà lòng bỗng phân vân. Điệp ngữ “em nghĩ” ấy cứ láy đi láy lại hai lần
để rồi trong tâm hồn người con gái nhiều ưu tư ấy bật lên nhiều trăn trở:
“Từ nơi nào sóng lên?
Gió bắt đầu từ đâu?
Khi nào ta yêu nhau?”
Ba câu hỏi ấy là hỏi về nguồn gốc của sóng gió và cũng là nguồn gốc bí ẩn muôn đời
của tình yêu. Ba câu hỏi ấy có cùng chung một câu trả lời thật nữ tính, đáng yêu, rất ư là con gái:
“Em cũng không biết nữa”
Ta bắt gặp cái lắc đầu nhè nhẹ, cái bất lực đáng yêu. Và bởi vì em như thế nên tình yêu
càng trở nên bí ẩn để anh mãi mãi đi tìm.
Nét nghĩa nữa trong ý thơ về nguồn gốc tình yêu trên là: tình yêu muôn đời vẫn là một
ẩn số. Nó tựa như một giai điệu không có nốt nhạc kết, một bài thơ không có kết thúc,
một bài toán không có đáp số… Tình yêu là sự khám phá hai thế giới, khám phá hai vũ
trụ mà sự ngăn cách là “giới hạn không thể vượt qua”. Vì thế nên không một định nghĩa
nào thật hoàn chỉnh về tình yêu, hay nói đúng hơn là mọi định nghĩa về tình yêu đều trở
nên gượng ép. Nói chung, càng yêu say đắm bao nhiêu, chân thành bao nhiêu thì người
ta càng không thể lý giải được ngọn nguồn của nó. Hiểu như thế, ta càng yêu, càng quý
người con gái trong bài thơ này vì tình yêu ấy chắc chắn không hề vụ lợi, toan tính mà
rất tự nhiên, rất chân thành, đằm thắm.
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Tình yêu truyền thống không thể thiếu nỗi nhớ thương và sự thủy chung. Nếu thủy
chung là thước đo của tình yêu thì nỗi nhớ là nồng độ để đo độ thủy chung ấy:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Có ai đó đã từng nói rằng: “Một trái tim đang nhớ là biểu hiện của một trái tim đang
yêu còn một trái tim đã ngừng nhớ là biểu hiện của một tình yêu sắp sửa lụi tàn”. Từ
xưa tới nay, tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ, nỗi nhớ gắn với hai đầu “ở hai đầu nỗi
nhớ”. Nỗi nhớ là giai điệu chính của tình yêu lứa đôi. Tố Hữu từng có so sánh rất độc
đáo trong bài Việt Bắc: “Nhớ gì như nhớ người yêu”. Thế mới biết, nỗi nhớ người yêu
là trên hết và có sức mạnh vượt qua mọi nỗi nhớ khác để trở thành nỗi ám ảnh của những người yêu nhau:
“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai” Hay:
“Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Cứ mong trời sáng ra đường gặp anh”
Trong bài thơ “Sóng” nhà thơ mượn sóng để nói lên nỗi nhớ mãnh liệt của mình. Sóng
nhớ bờ mà nỗi nhớ trùm lên mọi không gian “lòng sâu”, “mặt nước”, trùm lên mọi thời
gian “ngày đêm không ngủ được” để khao khát hướng vào bờ. Nỗi nhớ ấy vừa hiện diện
trong chiều rộng “trên mặt nước” vừa có chiều sâu “dưới lòng sâu”. Sóng không ngủ
được cũng như em nhớ anh đến nỗi “cả trong mơ còn thức”. Xuân Quỳnh quả rất sâu
sắc khi dùng đến sáu dòng thơ để bộc bạch nỗi nhớ. Trong đó hai câu cuối khổ năm quả rất tài tình:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Chữ “lòng” thật gợi cảm, nó là nhãn tự của cả câu thơ. Ý thơ giàu sức gợi có lẽ cũng là
ở đây. Lòng là nơi sâu thẳm của tâm hồn con người, nhất là tâm hồn người phụ nữ. Nơi
ẩn giấu những tình cảm chân thành đằm thắm. Nơi để yêu thương, sầu khổ, dịu dàng…
Và khi Xuân Quỳnh nói “Lòng em nhớ đến anh” thì hãy hiểu rằng, người con gái ấy đã
nghiêng hết cả tình yêu, dốc cạn cả tim mình để hướng về phương anh rồi. Câu thơ “Cả
trong mơ còn thức” diễn tả nỗi nhớ thường trực. Nghĩa là cả trong tiềm thức, ý thức lẫn
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
vô thức, hình bóng của người yêu vẫn cứ ám ảnh đến ngọt ngào khiến em “ra ngẩn vào ngơ một mình”.
Tình yêu truyền thống của người phụ nữ Việt là gắn liền với thủy chung. Vì yêu thương
của người phụ nữ Việt là canh bạc mà yêu thương là sự “đặt cược” cuối cùng. Mất hết
yêu thương coi như là sự trắng tay. Nhưng dù sao đi nữa thì em vẫn:
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương”
Hai câu thơ đầu như một mệnh đề với cặp từ “dẫu” đứng ở đầu câu cùng phép điệp cấu
trúc “Dẫu xuôi - Dẫu ngược”. Các động từ “xuôi”, “ngược” và không gian địa lý Bắc -
Nam đã góp phần làm nhấn mạnh sự xa xôi cách trở, sự vất vả, gian nan. Để mệnh đề
hai Xuân Quỳnh khẳng định: Dẫu xa xôi cách trở, dẫu vất vả gian nan thì:
“Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương”
“Nơi nào” - “cũng nghĩ” là cách diễn tả một cảm xúc thường trực, ám ảnh. Còn “hướng
về anh” là sự toàn tâm toàn ý. Lại thêm dấu gạch nối ở giữa và chữ “một phương” ở
cuối câu thơ. Càng chắc chắn thêm cho sự khẳng định hướng về anh là cả “toàn hồn”
của em. Bởi như Xuân Quỳnh từng nói:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Dẫu ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi” (Tự hát)
Đã yêu là tin và người phụ nữ trong tình yêu ngàn đời luôn tin điều đó. Niềm tin ấy đặt
vào những con sóng biển. Sóng ở mãi tận giữa vô cùng, gặp muôn ngàn bão tố nhưng
cuối cùng “Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở”.
Thì tình yêu cũng thế, muốn có tình yêu bền vững, phải biết vượt qua những thử thách
mới có được hạnh phúc. Vì:
“Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa bão tố
Tình ta như dòng sông
Đã yên mùa thác lũ”
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
(Thư tình cuối mùa thu, Xuân Quỳnh)
Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh không dừng ở mức độ tình yêu buổi đầu giản đơn hò
hẹn, non nớt, ngọt ngào mà là tình yêu – hạnh phúc, tình yêu gắn với cuộc sống chung,
với nhiều đòi hỏi ở chiều sâu của tình cảm, với nhiều minh chứng của thử thách, mang
đậm dấu ấn trách nhiệm. Đặc biệt nó có “tính hiện đại như tình yêu hôm nay”.
Qua hình tượng sóng và toàn bộ bài thơ, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người
phụ nữ trong tình yêu. Đó là sự mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương
mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng mình. Nếu như những cô gái trong ca dao
xưa khi yêu chỉ biết thụ động “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” để rồi không thể quyết định
lấy được hạnh phúc của mình. Mãi mãi họ sống trong khổ đau:
“Em như con hạc đầu đình
Muốn bay chẳng nhấc nổi mình mà bay”
Thì ở đây không còn sự thụ động, chờ đợi (như trong truyền thống) nữa. Nếu “Sông
không chịu hiểu mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó, “tìm ra tận bể”, đến
với cái cao rộng, bao dung. Vì sóng chỉ thực sự là sóng khi nó tìm về với đại dương.
Đại dương thực sự là nơi vĩnh hằng của sóng. Còn lòng sông chật hẹp kia muôn đời sao
có thể làm con sóng yên lòng được. Cũng như vậy, tình yêu hiện đại là tình yêu không
cam chịu một tình cảm nhỏ nhen, ích kỷ, tầm thường. Vì vậy, nếu anh hẹp hòi và thiếu
sự bao dung thì em sẵn sàng từ bỏ anh để ra đi tìm tình yêu rộng lớn hơn.
Tình yêu hiện đại đó còn là một tình yêu với nhiều cung bậc (dữ dội, dịu êm, ồn ào,
lặng lẽ, cả trong mơ còn thức…). Có lúc chị còn muốn hiến dâng:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Cụm từ “tan ra” không phải mất đi mà trường tồn đến ngàn năm vì Xuân Quỳnh biết
chọn biển lớn tình yêu mà vỗ sóng. Biển lớn là hình ảnh cường tráng của điểm tựa tình
yêu, tình người khiến bài thơ ấm và chắc. Sức hút của bài thơ là sức hút của người con
gái biết yêu chủ động, mãnh liệt, biết dành hết mình cho tình yêu. Tình yêu của cá nhân
con người chỉ có thể trở thành vĩnh cửu và bất tử khi tình yêu đó hóa thân vào biển lớn
của tình yêu nhân loại. Xuân Quỳnh đã dám yêu và dám thổ lộ tất cả, đó là nét mới mẻ
hiện đại trong tình yêu.
Có thể nói “Sóng” là khát vọng tình yêu, tồn tại mãi trong trái tim giàu yêu thương của
Xuân Quỳnh và của chúng ta. “Sóng” vừa mang tính chất truyền thống muôn đời vừa
mang tính chất hiện đại của tình yêu hôm nay. Con sóng của Xuân Quỳnh vừa dịu dàng
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
neo đậu vào bờ bến thuỷ chung vừa mới mẻ, hiện đại và táo bạo vô cùng. Đó là cái gốc
của truyền thống dân tộc bền chắc khiến con sóng của Xuân Quỳnh gần gũi với sóng
của ca dao: “Chừng nào con sóng bỏ ghềnh/ Cù lao bỏ biển anh mới đành bỏ em”. Đến
đây có thể khẳng định ý kiến của giáo sư Hà Minh Đức là hoàn toàn chính xác: Qua bài
thơ Sóng, Xuân Quỳnh “đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như
tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay”.
Bài thơ “Sóng” của nữ hoàng thi ca tình yêu Xuân Quỳnh giống như câu chuyện cổ tích
về tình yêu. Nó đánh thức ta, khơi dậy trong ta về nguồn gốc, về đạo lý, ân tình của tình
yêu khiến mỗi câu thơ như sợi chỉ đan vào tâm hồn ta bao sợi nhớ sợi thương. Từ đó
soi chiếu vào tình yêu của mình chúng ta biết trân trọng những gì có trong cuộc sống hôm nay.
Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 7
Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Xuân Quỳnh phải kể đến bài thơ “Sóng”. Qua
hình tượng trung tâm đó là “sóng”, Xuân Quỳnh diễn tả cụ thể, sinh động khát vọng
tình yêu với những cung bậc tình cảm phong phú và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ
trong tình yêu. Tình yêu đó vừa mang những nét truyền thống, lại vừa mang nét hiện đại.
Trước hết, cần hiểu được tình yêu truyền thống và tình yêu hiện đại khác nhau như thế
nào? “Tình yêu mang tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời” là tình yêu gắn
liền với những đặc điểm cảm xúc, tình cảm có tính quy luật. Đó là quy luật tình cảm
thường gặp trong tình yêu của lứa đôi như nhớ nhung, giận hờn, khao khát Tình yêu
“hiện đại” là tình yêu đề cao cái tôi cá nhân, đề cao những cảm xúc, khao khát mãnh
liệt vượt qua những giới hạn.
Trong tình yêu có nhiều trạng thái biểu hiện, khi lặng lẽ dịu êm, hiền hòa, êm dịu. Khi
lại ồn ào, dữ dội với những ghen tuông, giận hờn vô cớ (cung bậc muôn đời khi yêu).
Hai trạng thái cảm xúc ấy “Dữ dội – dịu êm/Ồn ào – lặng lẽ” là đối cực của sóng nhưng
cũng là những cảm xúc nội tâm đầy phức tạp, mâu thuẫn nhưng cũng rất thống nhất hài
hòa trong tâm hồn của người phụ nữ khi yêu:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Hai trạng thái đối lập này cùng tồn tại trong một thể thống nhất là “sóng”. Cách miêu
tả những trạng thái bất thường của sóng gợi lên những khát vọng tình yêu trong tâm hồn
đầy bí ẩn của người con gái, khi bồng bộn, sôi nổi, khi kín đáo sâu sắc, vừa đắm say
vừa tỉnh táo, vừa nồng nàn, vừa âm thầm, vừa mãnh liệt vừa ngàn lần yếu mềm. Điểm
gặp gỡ đồng điệu và kì lạ giữa sóng và nhân vật trữ tình “em” cho thấy sóng chính là
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
ẩn dụ của “em”, của khát vọng tình yêu nhiều thao thức nhưng hạnh phúc vô bờ. Sóng
tự ngàn năm vẫn từ sông ra bể, từ giới hạn chật hẹp tới không gian rộng lớn.
Tình yêu truyền thống không thể thiếu nỗi nhớ thương và sự thủy chung. Nếu thủy
chung là thước đo của tình yêu thì nỗi nhớ lại là sức sống của tình yêu:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Khổ thơ trùng điệp hình ảnh những con sóng, gợi nỗi nhớ nồng nàn với nhiều cung bậc.
Có khi, mặt biển lớn lao như biển cả, có lúc lại da diết, triền miên với thời gian, ngày
đêm không ngủ được. Lại có lúc trải rộng thiết tha với không gian phương Bắc, phương
Nam và lại có lúc cũng không giấu nổi nỗi khắc khoải như con sóng nổi trên mặt nước.
Và đôi khi, nỗi nhớ cũng chìm sâu trong trăn trở, nhớ quay quắt trong lòng như con
sóng ngầm dưới biển sâu.
Không chỉ “nhớ anh, hướng về anh, nghĩ về anh” tình yêu đã lấp đầy con tim, khối óc,
trở thành lẽ sống, trở thành khát vọng của cả cuộc đời. Hình ảnh sóng được nhân hóa
mang “tình em” và“nỗi nhớ” của em thật thi vị. Từ cảm “ôi” xuất hiện giữa dòng thơ
như một tiếng lòng rung rung giữa niềm nhớ nhung da diết. Nỗi nhớ được diễn tả trực
tiếp qua ẩn dụ sóng đã da diết, sóng nhờ bờ đêm ngày, sóng ru, sóng vỗ, sóng vẫn thao
thức với thời gian. Nỗi nhớ ấy tự nhiên, hồn nhiên, say đắm nhưng dường như vẫn chưa
đủ mà còn được thể hiện trực tiếp qua nỗi nhớ của nhân vật trữ tình “em”:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Cấu trúc thơ thay đổi, cả bài là những khổ bốn dòng, nỗi nhớ lại được diễn tả bằng khổ
thơ sâu dòng, đã phơi lộ cái tôi riêng của người nữ sĩ - một nỗi nhớ tràn đầy lòng yêu.
Nó nồng nàn, đằm thắm hơn cả nỗi nhớ của sóng với bờ vì nó không chỉ tồn tại trong ý
thức, mà dường như còn len lỏi vào trong tiềm thức, xâm nhập cả vào trong giấc mơ
“cả trong mơ còn thức”.
Chính nỗi nhớ ấy đã tạo nên lòng thủy chung son sắc:
“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương”.
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Điệp từ “dẫu” như khẳng định bao nhiêu thử thách, khó khăn phải vượt qua dù không
gian mở rộng đa chiều “phương bắc phương nam” đầy cách xa trắc trở, dù thiên nhiên
trời đất đổi thay “xuôi bắc ngược nam” nhưng nơi nào có “anh”, với“em”“hướng về anh
một phương” bằng tình yêu thủy chung, duy nhất. Nỗi nhớ ở đây cồn cào, da diết, không
thể nào yên, không thể nào nguôi. Nó cuồn cuộn dạt dào như những con sóng triền miên
dai diết vô hồi vô hạn. Nhịp thơ trong suốt bài gợi đến nhịp của sóng. Nhưng rõ nhất,
sôi nổi nhất, mãnh liệt nhất chính là ở đoạn thơ này. ngược cũng là xuôi. Trái tim tình yêu của em luôn
Đã yêu là tin và người phụ nữ trong tình yêu ngàn đời luôn tin điều đó. Niềm tin ấy đặt
vào những con sóng biển. Sóng ở mãi tận giữa vô cùng, gặp muôn ngàn bão tố nhưng
cuối cùng “Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở” thì cuối cùng em tin tình yêu
của chúng ta sẽ đến được cùng nhau.
Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, tình yêu ở đây còn mang nét đẹp hiện đại. Nếu như
“Sông không chịu hiểu mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó, “tìm ra tận bể”,
đến với cái cao rộng, bao dung:
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
“Sóng” đã biết chủ động tìm đến với tình yêu, chứ không còn thụ động nữa. Đặc biệt
hơn, “sóng” với Xuân Quỳnh còn là biểu tượng của khát vọng tình yêu. Nhân vật trữ
tình trong thơ đã có cách ứng xử tích cực: âu lo nhưng không mấy thất vọng, mà chỉ
khao khát nắm lấy hạnh phúc trong hiện tại, sống hết mình, mãnh liệt với tình yêu để
vượt qua và chiến thắng sự hữu hạn của thời gian và đời người:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Tan ra để hòa vào biển lớn của tình yêu, biển lớn của hạnh phúc vĩnh hằng. Bởi với
Xuân Quỳnh, cách để sống mãi là sống với tình yêu của mình. Ước muốn ấy của bà vừa
dịu dàng, đôn hậu, vừa nồng nàn thiết tha. Bài thơ khép lại nhưng hai cặp hình tượng
“sóng - bờ, em - anh” vẫn đan cài vào nhau, ngời sáng một vẻ đẹp vĩnh hằng của tình yêu.
Tóm lại, hình tượng “sóng” là một sáng tạo độc đáo của Xuân Quỳnh, đã thể hiện nét
đẹp truyền thống và hiện đại trong tình yêu.
Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 8
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Xuân Quỳnh được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của nền văn học Việt Nam hiện
đại. Các sáng tác của chị là một tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn vừa
hồn nhiên, vừa đằm thắm lại nhiều khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. Đến với
bài thơ “Sóng”, người đọc sẽ thấy được sự kết hợp giữa nét đẹp truyền thống và hiện
đại làm nên vẻ đẹp của người con gái khi yêu.
Đầu tiên, “Sóng” là tiếng nói của một cái tôi trong tình yêu với những quan niệm mới
mẻ. Xuân Quỳnh đã diễn tả đầy đủ những cung bậc trong tình yêu với những điểm đối lập:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Cũng giống như con sóng ngoài đại dương, người con gái trong tình yêu cũng có những
cung bậc cảm xúc thật đa dạng. Khi thì dữ dội, ồn ào đấy mà cũng có lúc lại thật êm
đềm, lặng lẽ. Tình yêu dường như luôn có quy luật mà lý trí chẳng thể giải thích được.
Để rồi, người con gái khi yêu đã có suy nghĩ:
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Cái mở mẻ của Xuân Quỳnh ở đây chính là sự chủ động của người con gái trong tình
yêu. Nếu như “sông” không thể hiểu nổi mình, “sóng” sẵn sàng tìm ra biển lớn - tìm
đến với tình yêu đích thực của đời mình.
Không chỉ vậy, người con gái trong “Sóng” còn sẵn sàng dâng hiến, hy sinh cho tình yêu:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàm năm còn vỗ”

Câu hỏi tu từ “Làm sao” mở đầu khổ thơ như một lời tự vấn. Làm thế nào để có thể
sống trọn vẹn với tình yêu? Người phụ nữ khi yêu cũng vô cùng mãnh liệt, họ ước mong
được sống trọn vẹn với từng khoảnh khắc trong tình yêu. Ở đây, Xuân Quỳnh sử dụng
từ “tan ra” thể hiện nét dịu dàng của người phụ nữ, khác hẳn với cái mạnh mẽ của Xuân Diệu:
“Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt…
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng Cũng có khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em
Là lúc triều yêu mến
Ngập bến của ngày đêm” (Biển)
Dẫu hiện đại là vậy, nhưng trong tình yêu, “em” vẫn giữ được những nét đẹp truyền
thống. Tình yêu nào mà không được đong đếm bởi nỗi nhớ, và người con gái trong “Sóng cũng vậy”:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
“Con sóng” được khắc họa ở hai chiều - không gian và thời gian. Dù “ở dưới lòng sâu”
hay “trên mặt nước” - chiều không gian, dù là “ngày” hay “đêm” - chiều thời gian, thì
con sóng “vẫn nhớ đến bờ” đến nỗi không ngủ được. Và nếu “sóng” nhớ “bờ” thì “em”
lại nhớ đến “anh”. Nhưng con sóng kia còn có thể bị ngăn cách bởi không gian, thời
gian. Còn nỗi nhớ của em thì phá vỡ mọi khoảng cách địa lý. Em nhớ anh mà ngay cả
“trong mơ vẫn còn thức”. Hình ảnh của anh đã đi vào tâm trí của em. Đó chẳng phải là
điều gì xa lạ trong thơ ca. Ca dao đã từng có những câu thơ diễn tả nỗi nhớ của những người yêu nhau:
“Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai Khăn vắt trên vai
Đèn thương nhớ ai Mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề”
Còn Nguyễn Bính lại thật khéo léo mượn hình ảnh sau để diễn tả nỗi nhớ:
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng” (Tương tư)
Đặc biệt nhất đó chính là tấm lòng thủy chung của người con gái trong tình yêu:
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu xuôi về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”
Hình ảnh thơ đối lập “xuôi” - “ngược”, “phương Bắc”’ và “phương Nam” được nhà thơ
sử dụng trái với quy luật thông thường (ngược về phương Bắc, xuôi về phương Nam)
với dụng ý nghệ thuật sâu sắc. Dù cuộc đời có luôn biến chuyển không ngừng, đôi ta
phải trả qua nhiều sóng gió, vạn vật có luôn đổi thay. Thì em vẫn luôn hướng về
“phương anh”. Trái tim của em vẫn giữ được tình yêu nguyên vẹn dành cho anh dù có
trải qua biết bao nhiêu khó khăn, sóng gió trong cuộc đời. Em vẫn hướng về “phương
anh” - một phương duy nhất, không hề thay đổi. Tấm lòng thủy chung, son sắc của em thật đáng trân trọng.
Có tấm lòng thủy chung, “em” sẽ mãi tin vào tình yêu của mình:
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”
Con sóng nào rồi cũng sẽ tới bờ, cũng như em rồi sẽ gặp lại anh. Khi ấy, tình yêu của
chúng ta sẽ tồn tại vĩnh viễn dẫu năm tháng có thay đổi.
Như vậy, người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh tuy đầy mãnh liệt, sôi nổi nhưng vẫn
đằm thắm, thủy chung - nét đẹp cổ điển.
Qua phân tích trên, “Sóng” đã thể hiện vẻ đẹp truyền thống cũng như hiện đại của người
con gái trong tình yêu. Thơ của Xuân Quỳnh quả là tiếng lòng chân thật của người phụ nữ.
Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 9
Sóng không chỉ là tên một thi phẩm đã gây xốn xang cho nhiều thế hệ. Sóng không chỉ
là biểu trưng cho một hồn yêu chưa từng nguôi yên. Sóng còn là một nguồn sống, nguồn
năng lượng mà nữ thi sĩ ấy đã truyền lại cho mai hậu qua mỗi tiếng thơ mình. Tình yêu
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
trong từng câu thơ là tình yêu của một người, mà cũng là của mọi người, là tình yêu của
một thời mà cũng là của mọi thời. Vì thế có ý kiến cho rằng:
“Sóng đã thể hiện tình yêu truyền thống như tình yêu muôn đời".
Ý kiến khác lại khẳng định:
"Sóng đã thể hiện tình yêu hiện đại như tình yêu hôm nay".
Về ý kiến thứ nhất, “tình yêu truyền thống như tình yêu muôn đời” là tình yêu gắn với
những cung bậc cảm xúc quen thuộc, phổ biến, những trạng thái đã trở thành quy luật
muôn đời. Còn “tình yêu hiện đại như tình yêu hôm nay” trong ý kiến thứ hai chính là
khẳng định cái nhìn mang tính mới mẻ, phát hiện về tình yêu của Xuân Quỳnh. Hai ý
kiến là những cách nhìn riêng về những khía cạnh khác nhau về nội dung của tác phẩm.
Không còn phân biệt được sóng tạo nên Xuân Quỳnh, hay Xuân Quỳnh đã tạo nên sóng.
Chỉ biết rằng người con gái ấy sinh ra là để dành cho thơ. Thơ ca, với Xuân Quỳnh, gắn
liền với sự sống, tình yêu; làm thơ là nữ sĩ được sống với chính mình, sống đủ đầy trọn
vẹn là mình. Mỗi bài thơ đều là tiếng nói chân thành nhất của một tâm hồn phụ nữ giàu
trắc ẩn, vừa âu lo vừa da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường. Bài thơ “Sóng”
được viết năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền (Thái Bình), là tiếng thơ
của những ngọt ngào, đắng cay từng trải trong tình yêu, khi đã vun đắp và trải nghiệm
sự tan vỡ trong tình yêu mà vẫn thật tha thiết, tràn đầy khát vọng. Bài thơ có sự song
hành hình tượng giữa “sóng” và “em”: “Sóng” và “em” có lúc tách ra để soi chiếu vào
nhau, có lúc lại hòa hợp thống nhất. Sóng biển và sóng lòng, sóng nước và sóng tình ẩn
hiện, đan nguyên vào nhau tạo ra những cảm xúc mới mẻ. Bởi thế, sóng có thể nói là
một ẩn dụ không hoàn toàn cho em, cho vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu và trong cuộc sống.
Trước hết, sóng đã thể hiện “tình yêu truyền thống như tình yêu muôn đời”.
Đó là những cung bậc vừa thống nhất lại vừa đối lập:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Trong người phụ nữ, luôn tồn tại những trạng thái đối cực. Hai câu thơ có thể đúng với
bao người nhưng nó không phải là lời của một nhà nghiên cứu trong tình yêu đứng ngoài
nhìn vào. Nó được viết ra trước hết là một lời tự thú chân thành và tự nhiên đến độ khiến
ta phải ngỡ ngàng: thì ra, trái tim của người phụ nữ luôn có những đối cực như thế: “dữ
dội” – “dịu êm”, “ồn ào” – “lặng lẽ”. Nhà thơ đặt liên từ “và” – không phải bức tường
ngăn cách mà là sự kết hợp, chuyển hóa. Người phụ nữ có thể ồn ào, dữ dội nhưng cuối
cùng cũng là sự trở về của thiên tính nữ: dịu êm, lặng lẽ. Đó chính là sự hiện diện của
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
cái “tôi” Xuân Quỳnh. Như vậy, tình yêu không bao giờ là trạng thái tâm lí tuần nhất
mà là sự hòa kết của những trạng thái khác nhau, thậm chí là đối lập như những nốt
thăng, trầm làm nên bản tình ca đôi lứa.
Đó là những khát vọng tình yêu, sự trẻ trung của con người trong tình yêu và sự trẻ
trung không thể cắt nghĩa, lí giải được:
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
- Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
Đối với người phụ nữ, tình yêu không có tuổi: “ngày xưa”, “ngày sau” vẫn thế, “nỗi
khát vọng tình yêu/ bồi hồi trong ngực trẻ”. Tuy vậy, họ vẫn luôn khao khát muốn được
kiếm tìm về nguồn cội của tình yêu. Câu hỏi tu từ “Từ nơi nào sóng lên?” với lời đáp
thật dễ dàng, chóng vánh: “Sóng bắt đầu từ gió”. Câu hỏi thứ hai ráo riết hơn, lí trí muốn
đẩy những băn khoăn đến tột cùng: “Gió bắt đầu từ đâu?”. Những câu hỏi tu từ lúc ẩn
duối chân sóng, lúc lại trào lên đầu ngọn sóng như những trăn trở. Nhân vật trữ tình
không cảm nhận về sóng mà nghĩ về sóng. Nương theo những con sóng, nhà thơ bắt
đầu hành trình tìm kiếm nơi khởi nguồn tình yêu và phân tích, lí giải bản chất của tình
yêu. Đó cũng là mong muốn muôn đời của biết bao đôi lứa. Câu trả lời vừa là sự thú
nhận, vừa là sự thức nhận: “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”. Đó là cái
lắc đầu biểu thị một tâm lí rất phụ nữ: không ham rạch ròi dẫu trong lòng còn bao nhiêu
bức xúc “đòi tìm ra tận bể” để hiểu, để nghĩ. Nó là bức xúc của tình cảm hơn là bức xúc
của trí tuệ. Phải chăng ở trong đời, “phái yếu” không mong gì hơn một mái ấm yên vui,
một gia đình hạnh phúc? Ít nhất, với Xuân Quỳnh là như vậy.
Đó là những sắc thái muôn thuở của tình yêu:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Ngày đêm không ngủ được (…)
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương”
Điệp từ “sóng” liên tiếp làm cho những con sóng nhớ thương như đang trào dâng dào
dạt khỏi bề mặt con chữ, vừa gợi cái sôi trào mà miên man, sâu lắng của nỗi nhớ. Nỗi
nhớ đầy ắp không gian: “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, tràn ngập thời gian “ngày
đêm”. Từ nỗi nhớ “bồi hổi bồi hồi” trong ca dao đến nỗi nhớ thiết tha của Xuân Diệu:
“Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh”, nỗi nhớ đến ngẩn ngơ của Hàn Mặc Tử:
“Người đi một nửa hồn tôi mất/ Một nửa hồn tôi hóa dại khờ”,… Và cả tấm lòng son
sắt thủy chung không đổi trong khổ dưới. Trong khổ thơ, ta đã thấy sự khác biệt so với
cách diễn đạt thông thường, không phải là ngược Bắc xuôi Nam mà là “xuôi Bắc ngược
Nam”. Sự khác biệt hé lộ một tình yêu trắc trở, gian nan. Nhưng đối với Xuân Quỳnh,
dù có xáo trộn xuôi – ngược thì điều đó cũng chẳng có gì quan trọng. Quang trọng nhất
chỉ là “phương anh”. Nếu khổ thơ trên, nữ sĩ soi vào sóng để nhận ra mình thì ở đây,
nhà thơ nhìn sâu vào mình để nhìn vào quy luật sóng: sóng hướng về bờ thì cuộc đời
em duy nhất chỉ hướng về anh. Tất cả những trạng thái ấy là những cung bậc nổi bật trong tình yêu.
Nhưng sóng còn là hình ảnh của “tình yêu hiện đại như tình yêu hôm nay”.
Đó là vẻ đẹp của sự vận chủ động táo bạo trong hành trình dấn thân tìm kiếm tình yêu:
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Người phụ nữ luôn hướng tìm tới tự do. Khám phá những không gian tồn tại của sóng,
Xuân Quỳnh phát hiện ra: hành trình của sóng từ sông ra biển cũng là hành trình con
người đến với tình yêu: phải biết vượt qua những giới hạn bản thân chật hẹp để hòa
nhập vào biển đời rộng lớn, kiếm tìm hạnh phúc. Đó là hành trình dấn thân tự nguyên,
say mê để tìm đến hạnh phúc và sống trọn vẹn.
Đó còn là sự mãnh liệt trong nỗi nhớ, trong sự bày tỏ tâm hồn, tình cảm trong tình yêu:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Nỗi nhớ của người con gái ấy cồn cào, da diết đến nỗi những con sóng kia cũng chẳng
thể diễn tả hết mà tự em phải giãi bày. Hai câu thơ cuối như con sóng xuyên qua cả cõi
thực, cõi mộng. Không chỉ ở ý thức mà còn lắng sâu vào tiềm thức để hiện ra trong giấc
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
mơ. Cái dào dạt nhớ nhung khiến cảm xúc tràn bờ mà kéo dung lượng ra 6 câu để biểu
đạt. Cảm xúc ấy có gì giống khi Xuân Quỳnh viết “Tự hát”:
“Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”
Nỗi nhớ “cả trong mơ còn thức” hay “biết yêu anh cả khi chết đi rồi” rất đậm chất Xuân
Quỳnh: mãnh liệt mà đằm thắm, táo bạo, giàu nữ tính. Xuân Quỳnh là thế: bao giờ cũng
dám sống thật với mình, thật với cảm xúc của chính mình.
Đó còn là một trái tim đa cảm, giàu trắc ẩn, vừa âu lo vừa tràn đầy niềm tin, khát vọng:
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời đi dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Ðể ngàn năm còn vỗ.”
Với trái tim đa cảm và tâm hồn giàu trắc ẩn, nhạy cảm trước sự chảy trôi của thời gian
và lòng người, người phụ nữ thường có những lo âu về những điều bất chắc: “Em đâu
dám nghĩ là vĩnh viễn”. Nỗi khắc khoải ấy hiện hiện hình khi nhận ra quy luật cuộc
sống: “Cuộc đời tuy dài thế/ Năm tháng vẫn đi qua”, “Mây vẫn bay về xa”. Cuộc đời
dài rộng vẫn có điểm kết vậy tình yêu kia có thể bất biến giữa thời gian? Nhưng cuối
cùng, người con gái vẫn chọn trao niềm tin trọn vẹn. Cặp quan hệ từ “tuy – vẫn” mang
sắc thái khẳng định khiến nỗi lo kia chỉ như thoáng qua rồi lại tan biến vào trong những
đợt sóng, chỉ còn niềm tin ở lại làm điểm tựa cho tâm hồn. “Con nào chẳng tới bờ/ Dù
muôn vời cách trở”. Niềm tin ấy không phải sự ảo tưởng, bồng bột mà là sự thức tỉnh
chân lí đời sống nên nó trọn vẹn và tha thiết. Cuối cùng, sóng là hình ảnh của những
khát vọng người phụ nữ. “Tan ra”- đó là khát vọng được hóa thân vào sóng để được tồn
tại trong không gian rộng lớn của biển cả và cái vĩnh hằng của thời gian. Đó là khát
vọng vĩnh viễn hóa tình yêu, dùng tình yêu để nối dài cuộc đời ngắn ngủi của con người.
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Khát vọng ấy lại làm ta nhớ tới câu chuyện nàng tiên cá hóa thân làm bọt biển để người
mình yêu được hạnh phúc trọn vẹn. Phải chăng đó là bản tính hi sinh và dâng hiến của
người phụ nữ? Mở đầu bài thơ là khát vọng được làm rõ mình, kết thúc lại bằng khát
vọng được hòa mình của người phụ nữ.
Như vậy, hai ý kiến vẫn chưa thật toàn diện, chúng bổ sung cho nhau để đánh giá về
nội dung bài thơ: vẻ đẹp hình tượng “sóng” và các cung bậc, trạng thái trong “Sóng”.
Điều đó được thể hiện thành công qua những câu thơ mang đậm dấu ấn hồn thơ Xuân
Quỳnh. Sóng không được vẽ ra bằng hình ảnh, đường nét mà bằng âm điệu độc đáo, thể
thơ 5 chữ, lối gieo vần gián cách, ngắt nhịp linh hoạt gợi ra hình ảnh những con sóng
cao thấp liên tiếp. Cách tổ chức ngôn từ theo nguyên tắc: hô ứng tương xứng, trùng
điệp, gợi cái dào dạt, sôi trào mà miên man sâu lắng.
Xin mượn lời khẳng định của nhà phê bình Chu Văn Sơn thay cho lời kết: “Giờ đây,
đặt chân dung nữ thi sĩ Xuân Quỳnh vào dòng thời gian, thì không chỉ đặt chị vào vị trí
đầu của top thi sĩ cùng thời Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn, Nhã Ca.
Mà theo trục dọc, phải đặt chị trong cái mạch thưa thớt những nữ sĩ xuất chúng của thơ
Việt như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan… Xuân Quỳnh thực
là một trong những gương mặt nữ sáng giá nhất của thơ Việt. Có lẽ vị trí ấy mới là điều
công chúng nghệ thuật Việt hôm qua và hôm nay muốn dành cho nữ thi sĩ này.”
Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 10
Xuân Quỳnh là bà hoàng thơ tình trong lòng độc giả thi ca Việt. Xuân Quỳnh luôn đem
đến cho độc giả những cái nhìn sâu sắc về tình yêu, nhà thơ thổn thức những lời thơ
chân thành, có chút hồn nhiên, da diết của một trái tim khao khát yêu đương. Bài thơ
Sóng không chỉ thành công trong cách truyền đạt ngôn ngữ mà còn ở việc nhà thơ tạo
nên nhịp điệu riêng để thơ đi vào lòng người đọc một cách thú vị. Một người phụ nữ
luôn da diết yêu và được yêu được nhà thơ mượn hình tượng sóng cùng nhịp điệu của
sóng để nói về tiếng lòng mình:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.”
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là nhà thơ nữ hiện đại hiếm hoi xuất hiện nổi bật trên thi
đàn văn học thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. Xuân Quỳnh được xem là nữ thi sĩ nổi tiếng
với nhiều bài thơ tình được nhiều người biết đến như Thuyền và Biển, Sóng, Thơ tình
cuối mùa thu, Tiếng gà trưa... Thơ chị luôn ăm ắp những cảm xúc, những cung bậc tình
cảm, nhiều lo âu và luôn da diết cho những khát vọng đời thường như chính tính cách
con người chị vậy. Và Sóng, có lẽ cũng được viết ra trong những ăm ắp của cung bậc
cảm xúc như thế. Thi phẩm được sáng tác tại cửa biển Diêm Điền, khi nhà thơ đã từng
trải qua những đau đớn, đổ vỡ trong tình yêu. Bài thơ là một trong những thi phẩm tiêu
biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của nữ sĩ, được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào.
Ngay lời thơ mở đầu, là một sự phát hiện, khám phá về bản chất, trạng thái của sóng,
về sự muôn dạng của sóng:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Với phép liệt kê, tương phản, có thể thấy, những đặc điểm tưởng như đối lập lại thống
nhất với nhau và luôn tồn tại trong một chỉnh thể là sóng. Sóng phức tạp, đa dạng về
hình thức, khó hiểu về bản chất. Sự phức tạp của sóng cũng chính là đặc tính đa dạng
khó giải thích của người con gái khi yêu. Người con gái trong tình yêu cũng luôn chứa
đựng nhiều những đối cực, những mâu thuẫn và khó đoán. Có khi yêu mãnh liệt, rào
rạt, khi lại sâu lắng, diết da; lúc sôi nổi cuồng nhiệt, khi lại dửng dưng, lạnh lùng...
Sông và bể là không gian của sóng. Nếu sông chật hẹp, sông đem đến sự tù túng, bó
buộc vào những giới hạn của khoảng cách, bù lại sông an toàn và yên bình; thì bể lại là
không gian mênh mông, cao rộng, bể đại diện cho cái tự do, nhưng ở bể luôn đầy bão
tố, luôn chứa đựng cái hiểm nguy khó lường. Vậy sự lựa chọn của sóng là gì? Sóng bỏ
sông ra bể. Bỏ nơi chật hẹp, kìm kẹp những bản tính của sóng để tìm đến nơi sóng được
vẫy vùng, được “dữ dội”, được “ồn ào”. Ở sông tuy an toàn, nhưng sóng chẳng thể khám
phá hết mình, chẳng thể hiểu nổi mình. Sóng chỉ như dòng chảy lặng lẽ “dịu êm”, “lặng
lẽ”. Cho nên, sóng quyết từ bỏ nơi an toàn, chấp nhận thử thách gian lao, chấp nhận
những bão tố ngoài bể, để tìm được bản ngã.
Hành trình của sóng tìm đến bể là hành trình từ bỏ cái chật hẹp để đến với cái lớn lao,
cao rộng. Trái tim người con gái đang yêu cũng như sóng, không chấp nhận sự tầm
thường nhỏ hẹp, luôn vươn tới cái lớn lao có thể đồng cảm, đồng điệu với mình. Cụm
từ “ra tận” cho ta thấy quyết tâm mạnh mẽ của sóng, dù vượt trùng dương xa xôi, sóng
vẫn quyết không bỏ cuộc, quyết tìm đến đích của cuộc hành trình. Và đó cũng là quyết
tâm và sự mạnh mẽ của em, sự chủ động của em trong tình yêu, chủ động làm kiếm tìm
và làm chủ số phận cuộc đời mình.
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.”
Khổ 2 mở đầu bằng thán từ “ôi”, vừa như thể hiện sự xúc động, vừa thể hiện những
phát hiện của thi sĩ về sóng qua lăng kính thời gian. Qua chiều dài của dòng chảy thời
gian bất tận, từ quá khứ ngàn xưa, buổi khai thiên lập địa, cho đến tận bây giờ hay là
ngàn năm sau nữa, con sóng vẫn thế. Nghệ thuật đối lập “ngày xưa” – “ngày sau” đã
khẳng định sự trường tồn của con sóng. Dù thời gian có nghiệt ngã, có làm hoán đổi,
xoay vần rất nhiều điều, thì “con sóng vẫn thế”. Lời thơ như khẳng định vào sự vĩnh
hằng của bản tính sóng: lúc ồn ào, khi lặng lẽ, nhưng chẳng bao giờ đứng yên. Sự trường
tồn muôn đời của sóng, bản tính sóng, một thực thể tự nhiên, cũng là sự trường tồn
muôn đời của tình yêu, của bản tính của người phụ nữ khi yêu. Dù là ngày xưa (quá
khứ), ngày sau (tương lai) thì con người vẫn luôn khát vọng tình yêu. Soi chiếu bằng
điểm nhìn thời gian, Xuân Quỳnh đã nói lên quy luật của cảm xúc mà nhân loại ai cũng
sẽ trải, ai cũng luôn khao khát.
Có lần, thi sĩ Xuân Diệu cũng từng viết: “Làm sao sống được mà không yêu/ Không
nhớ, không thương một kẻ nào”. Khi còn con người tồn tại trên cõi trần, khi đó tình yêu
vẫn còn được nhắc đến, còn được ngợi ca. Ý thơ: “Nổi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong
ngực trẻ ” khiến ta cảm nhận được sức mạnh, sự mãnh liệt tình yêu mang đến cho trái
tim mỗi người, dù là thanh xuân hay tóc bạc, tình yêu vẫn khiến trái tim thật trẻ trung
và thổn thức, bởi tình yêu đâu phân biệt lứa tuổi.
Thông qua khổ 1 và 2, Xuân Quỳnh đồng thời cũng gửi gắm vào đó những quan niệm
về tình yêu mang cả nét truyền thống và hiện đại. Vẻ đẹp hiện đại đó là cuộc hành trình
kỳ công đi tìm tình yêu đích thực. Người con gái không còn cam chịu, chấp nhận mà
đầy chủ động đi tìm tình yêu của cuộc đời mình, luôn mãnh liệt chủ động, sống hết
mình, vượt qua tất cả để có được tình yêu cho mình, vẻ đẹp truyền thống được biểu hiện
ở những trạng thái cảm xúc đối lập mà thống nhất trong trái tim người con gái đang yêu.
Trong tình yêu, tâm hồn người phụ nữ không hề bình lặng mà đầy biến động: có khi sôi
nổi cuồng nhiệt, cũng có khi e lệ, kín đáo, có lúc đằm thắm, lúc hờn ghen, điều đó làm
nên sức hấp dẫn, sự quyến rũ đầy nữ tính của người phụ nữ.
“Chỉ riêng điều được sống cùng nhau
Niềm sung sướng với em là lớn nhất
Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực
Giây phút nào tim đập chẳng vì anh.”
(Chỉ có sóng và em – Xuân Quỳnh)
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Bằng hình tượng sóng đầy đặc sắc, Xuân Quỳnh đã mang đến hơi thở đầy mới mẻ cho
thơ tình Việt Nam, tình cảm nhẹ nhàng đầy nữ tính trong sóng cũng như bông hoa dọc
chiến hào có thể làm dịu đi cái khốc liệt của chiến tranh, làm đắm say độc giả bao thế hệ.
Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 11
Xuân Quỳnh là người phụ nữ có một cuộc đời nhiều đa đoan lo âu vất vả. Đó là người
đàn bà có trái tim đa cảm gắn bó hết mình với cuộc sống hằng ngày trân trọng nâng niu
và chi chút cho hạnh phúc bình dị, đời thường. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một
tâm hồn phụ nữ giàu trắc ẩn, hồn hậu, thuỷ chung luôn da diết khao khát tình yêu, hạnh
phúc đời thường bình dị. Đọc thơ Xuân Quỳnh, người đọc bị chinh phục không phải vì
nghệ thuật cao cường của nhà thơ mà chính vì những "thông tin nhân văn " mới mẻ, kỳ
lạ mà sâu sắc thuộc về một "mẫu người ưu tú và độc đáo"
Bài thơ "Sóng" với chủ đề là lời tự bạch chân thành của trái tim người phụ nữ đang yêu
thể hiện tâm hồn phong phú, khát khao hạnh phúc và tự nhận thức về tình yêu hạnh phúc.
Vẻ đẹp hiện đại ở trong bài thơ sóng là sự chủ động táo bạo của người con gái đang yêu
với khát khao được sống, được yêu một cách tha thiết. Đó là những rung động rạo rực
cùng một trái tim yêu luôn luôn có niềm tin vào sức mạnh của tình yêu
Vẻ đẹp truyền thống là về đẹp mang tính kế thừa gắn liền với người phụ nữ Việt Nam
từ ngàn xưa. Đó là sự giãi bày kín đáo ý nhị cùng với lòng thuỷ chung, son sắt nhưng
cũng không dấu nổi những lo âu trăn trở về tình yêu và đời người.
Người con gái chủ động đến táo bạo, cương quyết rời bỏ không gian tù túng chật hẹp
để đến với biển lớn bao la rộng lớn minh mông để nhận thức về mình hiểu mình và được là mình
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Sông trong tương quan với biển là một không gian nhỏ hẹp, chật chội, đầy tù túng.
Người con gái Xuân Quỳnh đã khéo léo mượn hình ảnh sóng từ bỏ lòng sông chật hẹp
để đến với đại dương mênh mông để nói lên cái khát vọng được hướng tới tình yêu tuyệt
đích vô biên. Đó là thứ tình yêu chân chính đầy sự bao dung, vị tha thấu hiểu sẻ chia.
Người con gái quyết không chấp nhận một thứ tình yêu tầm thường vị kỷ không hiểu
nổi mình. Biện pháp nhân hóa sóng tìm ra tận bể đã thể hiện sâu sắc quyết tâm sắt đá
khao khát cháy bỏng, một sự ráo riết đến tận cùng của người phụ nữ trong hành trình
kiếm tìm hạnh phúc và nhu cầu tự nhận thức về mình. Ta thấy ẩn hiện đằng sau những
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
câu thơ ấy là một quan điểm tiến bộ sâu sắc về tình yêu và cuộc đời. Bản chất của tình
yêu vốn là sự rộng lớn thoáng đạt và bao dung.
Vẻ đẹp ấy còn được thể hiện ở khát vọng tình yêu mãnh liệt luôn âm ỉ, bùng cháy trong trái tim người con gái.
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Người con gái Xuân Quỳnh đứng trước biển - khoảnh khắc mà người con gái tách mình
ra khỏi để cảm nhận rõ hơn những rung động bồi hồi trong trái tim. Trạng từ chỉ thời
gian "ngày xưa" - "ngày sau" kết hợp với phó từ "vẫn" gợi lên cảm nhận của thi sĩ về
nét vĩnh hằng của những con sóng. Hàng ngàn hàng vạn năm qua những con sóng ngoài
khơi vẫn cất lên bài ca bất tử. Nó vẫn là nó, vẫn vỗ mãi ngàn năm như bản tình ca của biển.
Cũng như sóng khát vọng tình yêu mãi mãi là một khao khát cháy bỏng phải sợ gì bồi
hồi trong trái tim con người nhất là tuổi trẻ. Ở đây "ngực trẻ" không chỉ hướng đến tình
yêu của những người trẻ mà làm bất cứ ai mà trong trái tim đều đang rung lên nhịp đập
thổn thức của tình yêu bởi khao khát yêu và được yêu là không của riêng ai mà là của
tất cả chúng ta. Chính vì lẽ đó tình yêu quả thật là suối nguồn tươi trẻ luôn chảy mãi
trong tâm hồn con người.
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Của máu thịt dời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập khi đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.
Tự Hát - Xuân Quỳnh
Vẻ đẹp hiện đại được thể hiện qua khao khát khám phá và nhận thức đầy chủ động của một cảm xúc mãnh liệt
Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau
Giọng thơ chuyển sang giọng điệu suy tư trăn trở băn khoăn về tình yêu, hàng loạt câu
hỏi tu từ "từ nơi nào sóng lên?", "gió bắt đầu từ đâu?" kết hợp với điệp ngữ "em nghĩ
về" đã thể hiện rõ phần nào những băn khoăn về cội nguồn của tình yêu hay cũng chính
là nhu cầu tự nhận thức của trái tim người con gái đang yêu
Người con gái đứng trước muôn trùng sóng biển tự trách mình ra khỏi sóng để nhận
thức để soi mình vào lòng sóng, để nhận thức rõ hơn được những tình cảm chất chứa
nơi đây trái tim mình. Những câu hỏi cứ liên tiếp, dồn dập trong tâm trí nhưng liệu có
tồn tại câu trả lời cuối cùng hay không. Có lẽ câu trả lời là không bởi nhà thơ Xuân
Quỳnh đã bất lực thốt lên:
Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau
Câu thơ như một cái lắc đầu vô cùng đáng yêu của người con gái. Pascal đã từng nói
"Trái tim có những quy luật riêng mà lý trí không thể hiểu nổi". Nhưng cũng chính bởi
cái bí ẩn đây huyền diệu của tình yêu đã khiến nó luôn luôn hấp dẫn và trở thành nguồn
thi cảm vô tận cho bao thi nhân.
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu
Bởi thế một thoáng bối rối, 1 chút ngập ngừng, băn khoăn trong nỗ lực thì lý giải về cội
nguồn của sóng và khởi thủy của tình yêu mới chính là tiếng lòng của một trái tim yêu
đích thực. Dẫu nỗ lực lý giải, cắt nghĩa tường tận, cặn kẽ nơi khởi điểm của tình yêu là
điều không thể nhưng qua đó Xuân Quỳnh đã bộc lộ được những tình cảm vô cùng mãnh liệt của mình.
Vẻ đẹp của người con gái mang đậm dấu ấn hiện đại khi chủ động bày tỏ nỗi nhớ của
mình, chủ động trên con đường kiếm tìm hạnh phúc
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Có thể nói nỗi nhớ luôn gắn liền với tình yêu, nỗi nhớ là biểu hiện đầy đủ và sâu sắc
nhất cho một tình yêu chân thành mãnh liệt. đặc biệt là khi hai người phải xa nhau. Đến
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
với thơ Xuân Quỳnh người đọc đã được khám phá một nỗi nhớ cồn cào mãnh liệt da
diết bồi hồi không dứt, không nguôi. Nó dâng trào và mãnh liệt như những đợt sóng
biển triền miên vô hồi, vô hạn. Một nỗi nhớ bao trùm cả không gian, xâm chiếm cả dòng
chảy thời gian bất tận và choán ngợp cả tâm trí người con gái.
Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi
hay như người thiếu phụ trong thơ Đường đã từng khắc khoải :
Nhớ chàng như mảnh trăng đầy
Đêm đêm vàng sáng, hao gầy đêm đêm
Tác giả sử dụng những từ ngữ tương phản trái nghĩa "dưới lòng sâu" - "trên mặt nước",
"ngày" - "đêm" diễn tả được nhiều chiều kích của nỗi nhớ. Điệp từ "sóng" được lặp lại
ba lần gợi hình ảnh những con sóng cứ vỗ rập rìu như một điệp khúc của bản tình ca
với những giai điệu da diết. Cả ba câu thơ gắn liền với hình sóng giống như những đợt
sóng đang gối lên nhau hối hả vươn tới bờ hay đó cũng là một ẩn dụ nghệ thuật về
những đợt sóng lòng đang trào dâng trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu : Những
ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng
thuyền đau rạn vỡ. Phải chăng những rung cảm quá đỗi mãnh liệt của trái tim yêu đã
buộc lời thơ phải dài ra để diễn tả cho thỏa cái ngút ngàn của nỗi nhớ.
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Con người luôn sống với hai trạng thái mơ và thức thì nỗi nhớ anh dường như đã xóa
nhòa mọi khoảng cách giữa miền ý thức và miền vô thức. Nỗi nhớ đã trở thành một nhịp
đập trọn vẹn trong trái tim người con gái đang yêu. Nó cứ bồi hồi, triền miên da diết
như hơi thở của sóng. Nỗi nhớ đã không còn được chuyển tải qua hình ảnh dụng sóng
mà đến đây Xuân Quỳnh đã bộc lộ một cách chân thành trực tiếp đầy mãnh liệt nỗi nhớ
luôn thấp thỏm âm ỉ trong trái tim mình
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
Hình tượng sóng và em quyện hòa, đắp đổi nhưng cũng có những lúc em tự tách mình
ra khỏi xong để nhận thức được rõ hơn về những cảm xúc riêng tư thầm kín của chính mình.
Vẻ đẹp hiện đại được thể hiện ở khát vọng được dâng hiến hết mình cho tình yêu cho
cuộc đời để tình yêu trở nên bất tử
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Người con gái Xuân Quỳnh đã có những ý thức vô cùng sâu sắc vê tình yêu của mình.
Bà khát khao được tan ra để hòa vào biển lớn tình yêu. Đó chính là khao khát được dâng
hiến cho tình yêu - vẻ đẹp thánh thiện của người con gái khi yêu. Khát vọng đó bắt
nguồn từ một thái độ sống thái độ yêu gắn liền với sự dâng hiến.
Chỉ riêng điều được sống cùng nhau
Niềm vui sướng với em là lớn nhất
Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực
Giây phút nào tim chẳng đập vì anh
Tự Hát - Xuân Quỳnh
Bằng một cách Ý nhị và kín đáo nhất, Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh sóng để diễn tả
những cung bậc cảm xúc, Những quy luật tình cảm muôn đời của người con gái khi yêu.
Vẻ đẹp truyền thống được biểu hiện ở những trạng thái cảm xúc đối lập mà thống nhất
trong trái tim người con gái đáng yêu. Dữ dội và dịu em Ồn ào và lặng lẽ
Hình ảnh sóng hiện ra với nhiều đối cực khác nhau "dữ dội" - "dịu êm", "ồn ào" - "lặng
lẽ". Đây là những biểu hiện thường thấy ở những con sóng gợi lên những nét tương
đồng với người con gái khi yêu lúc thì dịu dàng đằm thắm, lúc thì mạnh mẽ dữ dội. Dù
cho người phụ nữ có mang bao nhiêu nét đẹp hiện đại thì Dường như cũng có những
nét trạng thái không bao giờ đổi thay trong trái tim yêu.
Tuy nhiên với việc sử dụng biện pháp điệp cấu trúc câu kết hợp với liên từ "và" nối kết
các từ trái nghĩa đã thể hiện được những sự thống nhất trong tâm trạng của người con
gái. Tính khí của người con gái khi yêu là vậy, nó vốn mang trong mình nhiều đối cực
mẫu thuẫn nhưng đó lại là những mâu thuẫn trong thống nhất bởi tất cả đều là biểu hiện
của một trái tim chân thành mãnh liệt.
Trái tim luôn thuỷ chung son sắt Hương đến người mình yêu của người phụ nữ là biểu
hiện của một về đẹp mang đậm tính truyền thống của người con gái Việt Nam.
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng
Hướng về anh một phương
Tác giả sử dụng lối nói đối lập, tương phản kết hợp với các từ ngữ chỉ hướng ngược
nhau "xuôi" - "ngược, "Bắc" - "Nam" để diễn tả, khuyếch đại được không gian nhằm
bộc lộ, khẳng định nỗi nhớ của mình đồng thời gửi gắm trong đó còn là nỗi âu lo trăn
trở suy tư về lòng người.
Mặc cho dòng đời có tấp lập, giữa bốn bề cuộc sống muôn phương cách trở của không
gian , thời gian thì em vẫn luôn hướng về một phương - đó là phương anh. Dấu gạch
ngang được sử dụng ở giữa dòng nhằm nhấn mạnh tình yêu thủy chung son sắt vẹn toàn
trong trái tim em đối với anh. Khoảng cách muôn trùng có thể ngăn bước chúng ta đến
bên nhau nhưng không thể ngăn nổi trái tim yêu cồn cào mãnh liệt này hướng về anh.
Về đẹp truyền thống biểu hiện ở niềm tin mãnh liệt vào tình yêu mặc cho muôn vàn trở
về trước của người con gái
Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Xuân Quỳnh mượn quy luật của tự nhiên, của những con sóng để nói đến quy luật của
lòng người . Sóng luôn khao khát vươn tới bờ như em luôn khao khát có anh. Cũng như
những con sóng vượt qua mọi cách trở luôn vươn tới được bờ, em với trái tim yêu chân
thành này cũng sẽ bước qua mọi thử thách khó khăn đi cập bến bờ hạnh phúc. Tác phẩm
được Xuân Quỳnh viết sau khi trải qua những đổ vỡ, đắng cay của tình yêu vậy mà
trong trái tim bà vẫn vẹn toàn một niềm tin son sắt đối với tình yêu, với cuộc đời, với
con người. Niềm tin yêu của người con gái thật mãnh liệt nhưng ta cũng thấy được
những trăn trở lo âu không hề dấu diếm của người con gái
Cuộc đời tuy dài thế năm tháng vẫn đi qua như biển kia dẫu rộng mây vẫn bay về xa
Không biết do trái tim của người phụ nữ hay sự tinh tế giàu cảm xúc của người nghệ sĩ
mà Xuân Quỳnh là người nhạy cảm với sự chảy trôi của thời gian. Bà có ý thức sâu sắc
về sự ngắn ngủi hữu hạn của đời người giữa tương quan với cái vô hạn mênh mông của
vũ trụ, sóng biển cũng như sự mong manh sương khói của tình yêu
Lời yêu mỏng manh như màu khói
Ai biết lòng anh có đổi thay
Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
Cấu trúc câu nhượng bộ, tăng tiến "tuy" - "vẫn" - "dẫu", giọng điệu khẳng định mạnh
mẽ thể hiện niềm tin mãnh liệt son vào sức mạnh của tình yêu hạnh phúc cuộc đời. Hình
ảnh cuộc đời dài rộng, đại dương mênh mông cũng có thể được tượng cho những thử
thách lớn lao, tuy nhiên thử thách chắc chắn sẽ vượt qua khoảng cách không gian sẽ được xóa bỏ.
Như vậy dù táo bạo và hiện đại dù khát khao mãnh liệt bao nhiêu thì người phụ nữ trong
tình yêu vẫn trở về với những vẻ đẹp nữ tính truyền thống muôn đời của người phụ nữ.
Đó là những giá trị đặc trưng củacon người Việt Nam, đó là biểu hiện của cái mà Xuân
Quỳnh gọi là giá trị người :
Đó là tình yêu em muốn nói cùng anh
Nguồn gốc của muôn vàn khát vọng
Lòng tắt để duy trì sự sống
Cho con người thực sự người hơn
Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ không có dấu câu, nhịp ngắn 2/3 nhịp nhàng đều đặn
góp phần tạo nên âm hưởng của những con sóng vào bờ không nguôi không dứt. Bên
cạnh đó Xuân Quỳnh còn tập trung xây dựng hai hình ảnh song hành song đôi "sóng -
em". Sóng là ẩn dụ của em với tâm hồn giàu khát vọng và những biến động phong phú
phức tạp. Đôi khi em trách mình ra khỏi sóng soi mình vào lòng sống để nhận thức rõ
hơn về tâm hồn mình. Bài thơ được viết bằng thứ ngôn ngữ dung dị mộc mạc nhưng
cũng rất trẻ trung giàu nữ tính giàu sức gợi hình, có tính nhạc và biểu cảm cao. Nhà thơ
sử dụng rộng rãi những biện pháp tu từ như nhân hóa, điệp cấu trúc kết hợp với giọng
điệu linh hoạt lúc sôi nổi nồng nàn trong khát vọng hạnh phúc, lúc lắng xuống với những
trăn trở suy tư về hạnh phúc của cuộc đời. Bài thơ mang âm hưởng của những con sóng
nhịp nhàng vỗ vào bờ cát lúc mạnh mẽ lúc dịu êm
Người phụ nữ nhân vật trữ tình trong bài thơ mang về đẹp hài hòa giữa những nét đẹp
truyền thống đặc trưng cùng với đó là về đẹp vô cùng hiện đại táo bạo mà vẫn thật chân
thành và tha thiết. Tuy nhiên dù là vẻ đẹp nào thì đó tất cả đều là tập trung thể hiện cho
khát vọng yêu và được yêu một người phụ nữ. Đó là khát khao và là giá trị muôn đời
của bất cứ người con gái nào trong tình yêu.