-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Pháp luật về phòng chống tham nhũng
Pháp luật về phòng chống tham nhũng
Ngôn ngữ Hàn Quốc (KR12) 1 tài liệu
Đại học Công nghiệp Việt Trì 20 tài liệu
Pháp luật về phòng chống tham nhũng
Pháp luật về phòng chống tham nhũng
Môn: Ngôn ngữ Hàn Quốc (KR12) 1 tài liệu
Trường: Đại học Công nghiệp Việt Trì 20 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Công nghiệp Việt Trì
Preview text:
lOMoAR cPSD| 30964149
Pháp luật về phòng chống tham nhũng
Ngôn ngữ Hàn Quốc (Đại học Công nghiệp Việt Trì) lOMoAR cPSD| 30964149
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội có nguồn gốc từ khi xã hội phân chia giai
cấp và hình thành nhà nước.
Tham nhũng ngày nay không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia mà đã trở
thành vấn đề toàn cầu. Tham nhũng và tham ô là một hệ quả tất yếu của nền
kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế - xã hội lỏng lẻo tạo ra nhiều sơ hở cho
các hành vi tiêu cực, hiện tượng tham nhũng và các tệ nạn có điều kiện phát
triển và tại đó một phần quyền lực chính trị được biến thành quyền lực kinh tế.
Tham nhũng cũng như pháp luật về phòng chống tham nhũng luôn nhận được
sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, tham nhũng
được nhận diện là một quốc nạn, một trong bốn nguy cơ làm suy giảm niềm tin
của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Công tác phòng
chống vấn nạn này luôn được xác định là cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn và
phức tạp. Đến với nội dung đầu tiên, chúng ta sẽ tim hiểu… NỘI DUNG 1 Khái niệm:
Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái
pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm
hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.
Đặc điểm tham nhũng:
Có nhiều định nghĩa khác nhau về tham nhũng, song đều thống nhất với 3 đặc
trưng: Tham nhũng là hành vi của người có chức, có quyền; có sự lợi dụng, lạm
dụng quyền hành được giao; nhằm vụ lợi. Nguyên nhân:
-Nguyên nhân cơ bản, trực tiếp của tham nhũng là do suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống; tiêu cực là môi trường làm nảy sinh tham nhũng;
nhũng tác động trở lại làm trầm trọng hơn tinh trạng tiêu cực. Nếu chỉ phòng,
chống tham nhũng về tiền bạc, tài sản thôi thì chưa đủ, mà nguy hại hơn là sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Đây mới là cái gốc của tham
nhũng; không suy thoái, hư hỏng thì làm gì dẫn đến tham nhũng? Tiền bạc, tài
sản có thể còn thu hồi được, nhưng nếu suy thoái về đạo đức, tư tưởng là mất
tất cả. Vì vậy, phòng, chống tiêu cực, mà trọng tâm là phòng, chống sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức, tức là trị tận gốc của tham nhũng.
Nguyên nhân dẫn đến tham nhũng ở Việt Nam:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Tổ chức, hoạt động, phân hóa chức năng của hệ thống chính trị nói chung còn nhiều khuyết điểm
+ Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện
+ Người đứng đầu các tổ chức chưa nhận thức đầy đủ về tham nhũng lOMoAR cPSD| 30964149
+ Chưa phân hóa rõ nhiệm vụ của hệ thống cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng
+ Pháp luật tham nhũng chưa đủ mạnh, hữu hiệu
+ Công tác tuyên truyền mang tinh phong trào - Nguyên nhân khách quan:
+ Mức sống thấp, trình độ quản lý nhà nước, pháp luật hạn chế, đang trải qua
quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế.
+ Mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường (cạnh tranh, phân hóa,..)
Hậu quả mà tham nhũng gây ra: Tệ tham nhũng, tiêu cực là hành vi gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của đất nước; làm cho kinh tế
chậm phát triển, thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước, của Nhân dân; gây rối
loạn nền kinh tế, nguy hại hơn làm xói mòn lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. NỘI DUNG 2
Các biện pháp để phòng ngừa tham nhũng:
1. Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Luật này quy định các nội dung cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai minh bạch
2. Xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
5. Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh
toán không dùng tiền mặt.
6. Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Các giải pháp phát hiện tham nhũng:
1. Phát hiện tham nhũng thông qua công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước
2. Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra,
kiểm sát, xét xử, giám sát
3. Qua các Tố cáo và giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng
4. Qua phát hiện vủa người dân, mặt trận tổ quốc Việt Nam và các cơ quan báo trí NỘI DUNG 3
Nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng:
Được quy định tại Điều 70 Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH hợp nhất Luật
Phòng, chống tham nhũng do Văn phòng Quốc hội ban hành, theo đó:
1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để thu
hồi, tịch thu tài sản tham nhũng. lOMoAR cPSD| 30964149
2. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý
hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật. Thiệt hại do hành vi tham
nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại
phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Người đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát hiện hành vi đưa hối
lộ thì được trả lại tài sản đã dùng để hối lộ.
4. Việc tịch thu tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng được thực hiện
bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
Pháp luật về xử lý chủ thể tham nhũng:
Người phạm tội tham ô tài sản có thể bị xử phạt với mức phạt cao nhất 20 năm
tù, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm
chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Việc xử lý người có hành vi tham nhũng được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 92 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 việc xử lý người có hành
vi tham những được quy định như sau:
a) Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị
xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.
b) Người có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật phòng, chống tham
nhũng năm 2018 thì tùy theo tinh chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử
phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu
hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.
d) Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tich
cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, tự giác nộp
lại tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng thì được xem
xét giảm hình thức kỷ luật, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc
miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
e) Người bị kết án về tội phạm tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức mà
bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên bị buộc
thôi việc đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên
mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Về xử lý kỷ luật, tùy vào từng hành vi và mức độ nghiêm trọng để áp dụng
hình thức kỷ luật phù hợp đối với công chức có hành vi tham nhũng. Theo Luật
cán bộ, công chức năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019), công chức bị Tòa
án kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày
bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì lOMoAR cPSD| 30964149
đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm; cán bộ, công chức bị kỷ luật cách chức
do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý. Nếu công
chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi tham nhũng thì dựa vào tinh
chất của hành vi mà bị kỷ luật như sau: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Buộc
thôi việc. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý sẽ bị xử lý kỷ luật như
sau: Khiển trách; Cảnh cáo; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc.
Đối với chủ thể tham nhũng đang còn làm việc, các biện pháp xử lý có thể bao gồm:
- Xử lý hình sự: Nếu hành vi tham nhũng của chủ thể đạt mức độ vi phạm pháp
luật, có thể bị truy tố và xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự. Theo đó, các
hành vi tham nhũng có thể bị xử lý như tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
thi hành công vụ" (Điều 281), "Tham ô tài sản" (Điều 355), "Lạm dụng tin nhiệm
chiếm đoạt tài sản" (Điều 356), "Tham nhũng" (Điều 354)...
- Xử lý hành chính: Nếu hành vi tham nhũng không đạt mức độ vi phạm pháp luật
để bị truy tố hình sự, chủ thể có thể bị xử lý hành chính. Các biện pháp xử lý hành
chính có thể bao gồm cảnh cáo, khiển trách, kỷ luật, giải thể đảng, đình chỉ công tác, sa thải...
Đối với chủ thể tham nhũng đã chuyển công việc, chuyển cơ quan khác, người
tham nhũng đã nghỉ việc, nghỉ hưu, các biện pháp xử lý có thể bao gồm:
- Xử lý hình sự: Nếu hành vi tham nhũng của chủ thể đạt mức độ vi phạm pháp
luật, có thể bị truy tố và xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.
- Xử lý hành chính: Nếu hành vi tham nhũng không đạt mức độ vi phạm pháp luật
để bị truy tố hình sự, chủ thể có thể bị xử lý hành chính. Tuy nhiên, việc xử lý
hành chính đối với chủ thể tham nhũng đã chuyển công việc, chuyển cơ quan
khác, người tham nhũng đã nghỉ việc, nghỉ hưu thường khó khăn hơn do không
còn quyền lực, chức vụ để áp dụng các biện pháp xử lý. NỘI DUNG 4
2 VỤ ÁN THAM NHŨNG ĐÃ ĐƯỢC TÒA XÉT XỬ GẦN ĐÂY
1. Vụ án công ty Việt Á
a) Nội dung sự việc
Tại phiên họp thường kỳ tháng 12, Uỷ ban kiểm tra Tỉnh ủy nhận thấy ông Phạm
Duy Tuyến với cương vị giám đốc CDC tỉnh Hải Dương, khi thực hiện việc ký hợp
đồng mua sắm thiết bị vật tư,sinh phẩm xét nghiệm phục vụ công tác phòng
chống dịch bệnh COVID-19 đã vi phạm các quy định của luật đấu thầu, gây hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng.
b) Các cán bộ và hành vi vi phạm
Phạm Xuân Thăng - bí thư tỉnh ủy, chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh : lợi dụng chức
vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ lOMoAR cPSD| 30964149
Nguyễn Dương Thái – cựu chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương : buông lỏng quản lý,
điều hành để cán bộ cấp dưới vi phạm khuyết điểm
Phạm Duy Tuyến – cựu giám đốc CDC Hải Dương : nhận hối lộ
Phạm Mạnh Cường – giám đốc sở y tế : lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ
Nguyễn Mạnh Cường – kế toán trưởng CDC Hải Dương : vi phạm quy định về đấu
thầu gây hậu quả nghiêm trọng
Và còn nhiều bị can khác
c) Điều luật vi phạm
Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ thuộc nhóm các tội phạm về
chức vụ được quy định tại điều 356 bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi và bổ sung năm 2017 )
Buông lỏng quản lý được quy định trong khoản 7 điều 6 của Ban chấp hành Trung
ương về quy định xử lý đảng viên vi phạm
Tội nhận hối lộ được quy định trong khoản 1 điều 354 bộ luật hình sự 2015
Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại điều
222 bộ luật hình sự 2017
d) Bản án dành cho người vi phạm
Theo tiến sĩ luật Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp) trong số
này, 6 người bị đề nghị truy tố về tội "Nhận hối lộ" theo khoản 4, Điều 354 Bộ luật
Hình sự, mức hình phạt cao nhất là tử hình.
Những bị can đối diện khung hình phạt cao nhất gồm: Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn
Thanh Long; Nguyễn Huỳnh, cựu thư ký của Nguyễn Thanh Long; Phạm Duy
Tuyến, cựu Giám đốc CDC Hải Dương; Trịnh Thanh Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Vụ
KH7CN, Bộ KH&CN; Nguyễn Minh Tuấn, cựu Vụ trưởng Trang thiết bị và Công
trình Y tế, Bộ Y tế; Nguyễn Nam Liên, cựu Vụ trưởng Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế.
2. Vụ thao túng giá chứng khoán: a) Nội dung sự việc
Theo thông báo của C01, kết quả điều tra đến nay xác định từ ngày 1/9/2016 đến
ngày 10/1/2022, bị can Trịnh Văn Quyết (nguyên Chủ tịch FLC) đã chỉ đạo người
thân lập 450 tài khoản tại 41 công ty để mua bán nhằm tạo ra cung cầu giả tạo,
thao túng giá 6 mã chứng khoán. Bị can Trịnh Văn Quyết bị xác định có mục đích
thu lợi bất chính hàng trăm tỉ đồng và gây thiệt hại cho nhà đầu tư.
b) Các cán bộ và hành vi vi phạm
5 bị can gồm: Trịnh Văn Quyết, nguyên Chủ tịch HĐQT; Trịnh Thị Minh Huế,
nguyên nhân viên Kế toán tổng hợp Công ty CP Tập đoàn FLC; Hương Trần Kiều
Dung, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán BOS kiêm Phó Chủ tịch lOMoAR cPSD| 30964149
Thường trực Công ty CP Tập đoàn FLC; Trịnh Thị Thúy Nga, nguyên Thành viên
HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc, Nguyễn Quỳnh Anh, nguyên Tổng Giám đốc Công
ty CP Chứng khoán BOS và đang tiếp tục củng cổ và làm rõ các đối tượng đồng phạm khác.
c) Điều luật vi phạm
Sau khi ban hành Kết luận điều tra vụ án hình sự này, Bộ Công an đã chuyển toàn
bộ hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5), đề nghị truy tố Trịnh
Văn Quyết và đồng phạm tội "Thao túng thị trường chứng khoán" theo quy định
tại khoản 2 Điều 211 và khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.
d) Bản án dành cho người vi phạm
Như vậy, với hai tội danh bị đề nghị truy tố là "Thao túng thị trường chứng khoán"
quy định tại khoản 2 Điều 211 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017) và bổ
sung tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ Luật hình
sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 ông Trịnh Văn Quyết phải đối mặt mức án có
thể lên đến 27 năm tù hoặc tù chung thân. Trường hợp bị kết án phạt tù có thời
hạn thì Tòa án sẽ tổng hợp hình phạt theo nguyên tắc hình phạt chung, là tổng
cộng của các tội danh nhưng không quá 30 năm tù. Nếu mức hình phạt cao nhất
là tù chung thân thì hình phạt chung của nhiều tội danh sẽ là tù chung thân.
Kết thúc: Trên đây là phần trình bày của….
Câu 1. Thế nào là tham nhũng?
A) Tham nhũng là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đó vì vụ lợi.
B) Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi.
C) Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đó vì vụ lợi.
D) Tham nhũng là hành vi cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà
của người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ
Đáp án C Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018
Câu 2. Chọn đáp án đúng:
a. Cá nhân, tổ chức có quyền phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng.
b. Cá nhân, tổ chức có quyền phản ánh về hành vi tham nhũng, cá nhân có
quyền tố cáo về hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật
c. Tổ chức có quyền phản ánh về hành vi tham nhũng, cá nhân có quyền tố cáo
về hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật d. Tất cả đáp án trên
Đáp án B Căn cứ Khoản 1 Điều 65 Luật PCTN lOMoAR cPSD| 30964149
Câu 3. Những hành vi nào dưới đây là hành vi tham nhũng? a) Tham ô tài sản. b) Nhận hối lộ.
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
d) Tất cả các phương án trên Đáp án D
Câu 4. Trong số những hành vi sau đây, hành vi nào không phải hành vi tham nhũng?
A. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi
B. Công chức lừa đảo chiếm đoạt tải sản
C. Công chức nhũng nhiễu vì vụ lợi
D. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi. Đáp án B
Câu 5. Tài sản tham nhũng là tài sản nào sau đây?
A. Tài sản do tham ô mà có
B. Tải sản có được từ hành vi tham nhũng, có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng
C. Tài sản do nhận hối lộ mà có
D. Cả ba trường hợp trên. Đáp án D