Phép biện chứng duy vật - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Phép biện chứng duy vật là phương pháp triết học duy vật biện chứng, Ph.Ăngghencho rằng: “Phép biện chứng… là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sựvận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

BÀI LÀM
Phép biện chứng duy vật là phương pháp triết học duy vật biện chứng, Ph.Ăngghen
cho rằng: “Phép biện chứng…môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự
vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”. Là cơ sở
của nhận thức luận tự giác, phép biện chứng duy vật phương pháp dùng để
nghiên cứu toàn diện sâu sắc những quá trình phát triển diễn ra trong thế giới,
giải thích những mối quan hệ chung, những bước quá độ từ lĩnh vực nghiên cứu
này sang lĩnh vực nghiên cứu khác.
Cơ sở luận của quan điểm toàn diện chính nguyên về mối liên hệ phổ biến
– một trong hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật dùng để biểu thị mối quan
hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau, chứ
không hề tách biệt nhau của các sự vật, hiện tượng. Triết học Mác khẳng định
sở tồn tại đa dạng các mối liên hệ đó là tính thống nhất vật chất của thế giới; theo
đó, các sự vật, hiện tượng phong phú trong thế giới chỉ là những dạng tồn tại khác
nhau của một thế giới vật chất duy nhất.
Theo triết học Mác, mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng không chỉ mang tính
khách quan vốn có còn mang tính phổ biến. Tính phổ biến của các mối liên hệ
được thể hiện chỗ, bất kỳ nơi đâu, trong tự nhiên, trong hội trong duy
đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ vai trò, vị trí khác nhau trong sự
vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ qua lại, quy định,
chuyển hóa lẫn nhau không những diễn ra trong mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã
hội, duy, còn diễn ra giữa các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật,
hiện tượng.
Xét về mặt không gian, mỗi sự vật hiện tượng một chỉnh thể riêng biệt, nhưng
chúng tồn tại không phải trong trạng riêng biệt, tách rời với các sự vật hiện tượng
khác. ngược lại, trong quá trình tồn tại thì chúng tác động tới các sự vật hiện
tượng khác được các sự vật hiện tượng khác tác động. Chúng vừa phụ thuộc
nhau, chế ước nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại và phát triển. Đó chính là các mặt
của quá trình tồn tại cũng như phát triển của sự vật, hiện tượng. Ănghen đã khẳng
định: "Tất cả thế giới mà chúng ta có thể nghiên cứu được là một hệ thống, một tập
hợp gồm các vật thể liên hệ khăng khít với nhau và việc các vật thể ấy mối liên
hệ qua lại với nhau đã nghĩa các vật thể này tác động qua lại lẫn nhau sự
tác động qua lại ấy chính sự vận động". Trên thế giới ngày nay, đã xuất hiện
đang tiếp tục đẩy mạnh xu hướng hội nhập, khu vực hóa, toàn cầu hóa trong mọi
mặt của đời sống xã hội, tạo nên sự liên kết về mọi mặt giữa các quốc gia để cùng
1
nhau tự phát triển. Xét về mặt cấu tạo bên trong của từng sự vật, hiện tượng thì mỗi
sự vật, hiện tượng đều được cấu thành từ nhiều bộ phận, nhân tố khác nhau. Và các
bộ phận, nhân tố đó không tồn tại riêng lẻ mà phụ thuộc, hỗ trợ, tác động lẫn nhau.
Nếu có sự thay đổi của một nhân tố hay một bộ phận thì sẽ dẫn đến sự thay đổi của
nhân tố, bộ phận khác, cao hơn nữa là sự thay đổi của chỉnh thể sự vật, hiện tượng
đó.
Xét về mặt thời gian, mỗi một sự vật hiện tượng nói riêng thế giới nói chung
trong sự tồn tại, phát triển của mình đều phải trải qua các giai đoạn, các thời kỳ
khác nhau các giai đoạn đó không tồn tại độc lập, riêng lẻ, liên hệ làm
tiền đề cho nhau, sự kết thúc của giai đoạn này làm nền móng khởi đầu cho giai
đoạn khác tiếp theo. Điều này thể hiện trong mối liên hệ giữa quá khứ - hiện tại
- tương lai (hiện tại là bước tiếp theo của quá khứ và là tiền đề cho tương lai).
Mối liên hệ phổ biến không chỉ tính khách quan, phổ biến vốn của sự vật,
hiện tượng còn tính đa dạng, phong phú. Khi nghiên cứu hiện thực khách
quan có thể phân chia mối liên hệ thành từng loại khác nhau tuỳ tính chất phức tạp
hay đơn giản, phạm vi rộng hay hẹp, trình độ nông hay sâu, vai trò trực tiếp hay
gián tiếp… khái quát lại có những mối liên hệ sau đây: mối liên hệ bên trong - bên
ngoài, chủ yếu - thứ yếu, chung - riêng, trực tiếp - gián tiếp, bản chất - không bản
chất, ngẫu nhiên- tất nhiên. …Chúng giữ vai trò khác nhau quy định sự vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng. Triết học Mác xít đồng thời cũng thừa nhận rằng
các mối liên hệ khác nhau khả năng chuyển hoá cho nhau, thay đổi vị trí của
nhau vàđiều đó diễn ra thể sự thay đổi phạm vi bao quát sự vật, hiện tượng
hoặc có thể do kết quả vận động khách quan của sự vật hiện tượng đó.
Như vậy, nguyên về mối liên hệ phổ biến khái quát toàn cảnh thế giới trong
những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó. Tính hạn của
thế giới, cũng như tính lượng các sự vật, hiện tượng đó chỉ thể giải thích
được trong mối liên hệ phổ biến, được quy định bằng các mối liên hệ vai trò,
hình thức khác nhau.
Từ nội dung của nguyên về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái quát
thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận thức
và thực tiễn như sau:
Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt trong chỉnh thể
thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên
hệ của chỉnh thể đó; “cần phải nhìn bào quát nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả
2
các mối liên hệ “quan hệ giao tiếp” của sự vật đó”, tức trong chỉnh thể thống
nhất của “tổng hòa những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với sự vật khác”.
Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó
nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu nội tại, bởi chỉ như vậy, nhận
thức mới có thể phản ánh được đày đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính,
nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng.
Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác môi,
trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp: trong
không gian, thời gian nhất định, tức cần nghiên cứu cả các mối liên hệ của đối
tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó.
Thứ tư, quan điểm toàn diện đôi lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy
mặt này mà không thấy mặt mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét
dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy biện
(đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa
chiết trung (lắp ghép nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối
liên hệ phổ biến).
Từ đó, ta rút ra được bài học vận dụng trong hoạt động nhận thức hoạt động
thực tiễn của mỗi cá nhân:
Chúng ta phải biết nhận thức sự vật, hiện tượng một cách khách quan, toàn diện
trong mối liên hệ qua lại trực tiếp gián tiếp giữa sự vật, hiện tượng đó với sự
vật, hiện tượng khác. dụ như muốn nhận thức, hiểu được bản chất của một con
người, chúng ta không thể chỉ phiến diện, một chiều nhận xét qua lời nói của người
khác phải biết quan sát khách quan, toàn diện về những hành động, việc làm,
cử chỉ, lời nói, đồng thời xem xét họ trong mối quan hệ với những nguoừi xung
quanh như gia đình, bạn bè,…từ đó đưa ra kết luận. Hoặc muốn nhận thức được
một môn khoa học, ta phải biết đặt môn khoa học đó trong mối tương quan với các
môn khoa học khác cũng như trong hoạt động thực tiễn trong đời sống.
Đồng thời, quan điểm toàn diện cũng đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối
liên hệ, chú ý đến mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất,…để hiểu cách
thức một sự việc hay hiện tượng tác động đến các sự vật hay hiện tượng xung
quanh. Chúng ta cũng phải lưu ý đến sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ
nhất định. Điều này được chúng ta áp dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày, ví
dụ như trong giao tiếp xã hội, tùy từng đối tượng, hoàn cảnh và mục đích giao tiếp,
chúng ta sẽ có những cách giao tiếp hoàn toàn khác nhau.
3
Đặc biệt, quan điểm toàn diện còn đòi hỏi chúng ta trong hoạt động thực tiễn phải
biết kết hợp giữa xem xét, giải quyết sự việc một cách bao quát, toàn diện tập
trung vào trọng tâm, trọng điểm để đạt được hiệu quả công việc cao nhất.
4
| 1/4

Preview text:

BÀI LÀM
Phép biện chứng duy vật là phương pháp triết học duy vật biện chứng, Ph.Ăngghen
cho rằng: “Phép biện chứng… là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự
vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”. Là cơ sở
của nhận thức lý luận tự giác, phép biện chứng duy vật là phương pháp dùng để
nghiên cứu toàn diện và sâu sắc những quá trình phát triển diễn ra trong thế giới,
giải thích những mối quan hệ chung, những bước quá độ từ lĩnh vực nghiên cứu
này sang lĩnh vực nghiên cứu khác.
Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện chính là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
– một trong hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật dùng để biểu thị mối quan
hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau, chứ
không hề tách biệt nhau của các sự vật, hiện tượng. Triết học Mác khẳng định cơ
sở tồn tại đa dạng các mối liên hệ đó là tính thống nhất vật chất của thế giới; theo
đó, các sự vật, hiện tượng phong phú trong thế giới chỉ là những dạng tồn tại khác
nhau của một thế giới vật chất duy nhất.
Theo triết học Mác, mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng không chỉ mang tính
khách quan vốn có mà còn mang tính phổ biến. Tính phổ biến của các mối liên hệ
được thể hiện ở chỗ, bất kỳ nơi đâu, trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy
đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ vai trò, vị trí khác nhau trong sự
vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ qua lại, quy định,
chuyển hóa lẫn nhau không những diễn ra trong mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã
hội, tư duy, mà còn diễn ra giữa các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng.
Xét về mặt không gian, mỗi sự vật hiện tượng là một chỉnh thể riêng biệt, nhưng
chúng tồn tại không phải trong trạng riêng biệt, tách rời với các sự vật hiện tượng
khác. Mà ngược lại, trong quá trình tồn tại thì chúng tác động tới các sự vật hiện
tượng khác và được các sự vật hiện tượng khác tác động. Chúng vừa phụ thuộc
nhau, chế ước nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại và phát triển. Đó chính là các mặt
của quá trình tồn tại cũng như phát triển của sự vật, hiện tượng. Ănghen đã khẳng
định: "Tất cả thế giới mà chúng ta có thể nghiên cứu được là một hệ thống, một tập
hợp gồm các vật thể liên hệ khăng khít với nhau và việc các vật thể ấy có mối liên
hệ qua lại với nhau đã có nghĩa là các vật thể này tác động qua lại lẫn nhau và sự
tác động qua lại ấy chính là sự vận động". Trên thế giới ngày nay, đã xuất hiện và
đang tiếp tục đẩy mạnh xu hướng hội nhập, khu vực hóa, toàn cầu hóa trong mọi
mặt của đời sống xã hội, tạo nên sự liên kết về mọi mặt giữa các quốc gia để cùng 1
nhau tự phát triển. Xét về mặt cấu tạo bên trong của từng sự vật, hiện tượng thì mỗi
sự vật, hiện tượng đều được cấu thành từ nhiều bộ phận, nhân tố khác nhau. Và các
bộ phận, nhân tố đó không tồn tại riêng lẻ mà phụ thuộc, hỗ trợ, tác động lẫn nhau.
Nếu có sự thay đổi của một nhân tố hay một bộ phận thì sẽ dẫn đến sự thay đổi của
nhân tố, bộ phận khác, cao hơn nữa là sự thay đổi của chỉnh thể sự vật, hiện tượng đó.
Xét về mặt thời gian, mỗi một sự vật hiện tượng nói riêng và thế giới nói chung
trong sự tồn tại, phát triển của mình đều phải trải qua các giai đoạn, các thời kỳ
khác nhau và các giai đoạn đó không tồn tại độc lập, riêng lẻ, mà có liên hệ làm
tiền đề cho nhau, sự kết thúc của giai đoạn này làm nền móng khởi đầu cho giai
đoạn khác tiếp theo. Điều này thể hiện rõ trong mối liên hệ giữa quá khứ - hiện tại
- tương lai (hiện tại là bước tiếp theo của quá khứ và là tiền đề cho tương lai).
Mối liên hệ phổ biến không chỉ có tính khách quan, phổ biến vốn có của sự vật,
hiện tượng mà còn có tính đa dạng, phong phú. Khi nghiên cứu hiện thực khách
quan có thể phân chia mối liên hệ thành từng loại khác nhau tuỳ tính chất phức tạp
hay đơn giản, phạm vi rộng hay hẹp, trình độ nông hay sâu, vai trò trực tiếp hay
gián tiếp… khái quát lại có những mối liên hệ sau đây: mối liên hệ bên trong - bên
ngoài, chủ yếu - thứ yếu, chung - riêng, trực tiếp - gián tiếp, bản chất - không bản
chất, ngẫu nhiên- tất nhiên. …Chúng giữ vai trò khác nhau quy định sự vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng. Triết học Mác xít đồng thời cũng thừa nhận rằng
các mối liên hệ khác nhau có khả năng chuyển hoá cho nhau, thay đổi vị trí của
nhau vàđiều đó diễn ra có thể là sự thay đổi phạm vi bao quát sự vật, hiện tượng
hoặc có thể do kết quả vận động khách quan của sự vật hiện tượng đó.
Như vậy, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát toàn cảnh thế giới trong
những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó. Tính vô hạn của
thế giới, cũng như tính vô lượng các sự vật, hiện tượng đó chỉ có thể giải thích
được trong mối liên hệ phổ biến, được quy định bằng các mối liên hệ có vai trò, hình thức khác nhau.
Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái quát
thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận thức và thực tiễn như sau:
Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể
thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên
hệ của chỉnh thể đó; “cần phải nhìn bào quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả 2
các mối liên hệ và “quan hệ giao tiếp” của sự vật đó”, tức trong chỉnh thể thống
nhất của “tổng hòa những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với sự vật khác”.
Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó
và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy, nhận
thức mới có thể phản ánh được đày đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính,
nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng.
Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và môi,
trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp: trong
không gian, thời gian nhất định, tức cần nghiên cứu cả các mối liên hệ của đối
tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó.
Thứ tư, quan điểm toàn diện đôi lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy
mặt này mà không thấy mặt mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét
dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy biện
(đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa
chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến).
Từ đó, ta rút ra được bài học vận dụng trong hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn của mỗi cá nhân:
Chúng ta phải biết nhận thức sự vật, hiện tượng một cách khách quan, toàn diện
trong mối liên hệ qua lại trực tiếp và gián tiếp giữa sự vật, hiện tượng đó với sự
vật, hiện tượng khác. Ví dụ như muốn nhận thức, hiểu được bản chất của một con
người, chúng ta không thể chỉ phiến diện, một chiều nhận xét qua lời nói của người
khác mà phải biết quan sát khách quan, toàn diện về những hành động, việc làm,
cử chỉ, lời nói, đồng thời xem xét họ trong mối quan hệ với những nguoừi xung
quanh như gia đình, bạn bè,…từ đó đưa ra kết luận. Hoặc muốn nhận thức được
một môn khoa học, ta phải biết đặt môn khoa học đó trong mối tương quan với các
môn khoa học khác cũng như trong hoạt động thực tiễn trong đời sống.
Đồng thời, quan điểm toàn diện cũng đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối
liên hệ, chú ý đến mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất,…để hiểu rõ cách
thức mà một sự việc hay hiện tượng tác động đến các sự vật hay hiện tượng xung
quanh. Chúng ta cũng phải lưu ý đến sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ
nhất định. Điều này được chúng ta áp dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày, ví
dụ như trong giao tiếp xã hội, tùy từng đối tượng, hoàn cảnh và mục đích giao tiếp,
chúng ta sẽ có những cách giao tiếp hoàn toàn khác nhau. 3
Đặc biệt, quan điểm toàn diện còn đòi hỏi chúng ta trong hoạt động thực tiễn phải
biết kết hợp giữa xem xét, giải quyết sự việc một cách bao quát, toàn diện và tập
trung vào trọng tâm, trọng điểm để đạt được hiệu quả công việc cao nhất. 4