Phòng trào đông kinh nghĩa thục | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Phòng trào đông kinh nghĩa thục | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40387276
CHỦ ĐỀ 5: PHONG TRÀO ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC ĐẦU TK XX
I. Bối cảnh, nguyên nhân ra đời của phong trào Đông Kinh nghĩa thục 1. Bối cảnh quốc tế
• Đầu TK XX, ở phương Tây chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền.
• Ở châu Á, xuất hiện một trào lưu tư tưởng mới:
• Trung Quốc đã dấy lên một phong trào duy tân trong đó có phái Hưng trung
hội và Cường học hội là đại diện.
• Nhật Bản nhờ mở cửa mà trở nên hùng cường. Đông đảo các chí sĩ của nhiều
nước châu Á cũng đến đây để học tập bài học duy tân của Nhật Bản. Nhiều
nước như Philippin, Ấn Độ….đã mở các trường học kiểu phương Tây như
Khánh Ứng nghĩa thục của Nhật Bản.
2. Bối cảnh trong nước
• Pháp đã bình định Việt Nam và thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp ngày càng trở nên gay gắt.
• Phong trào yêu nước cuối TK XIX thất bại, ngọn cờ phong kiến không còn
cứu vãn được nền độc lập dân tộc.
Thúc đẩy các sĩ phu yêu nước thức thời đi tìm một con đường cứu nước mới.
• Hòa nhập cao trào phương Đông thức tỉnh, những tin tức ở Trung Quốc, Nhật
Bản đã tác động sâu sắc đến Việt Nam. Đầu thế kỉ XX, đối với các sĩ phu yêu
nước tiến bộ của Việt Nam, Nhật Bản là một thế giới mới lạ, đầy sức hấp dẫn:
• 1905, Phan Bội Châu tổ chức và lãnh đạo phong trào Đông Du sôi nổi.
• 1906, Phan Châu Trinh sang Nhật chứng kiến tận mắt những đổi mới quan
trọng của bài học Âu hóa. 3. Động lực
• Cuối XIX - đầu XX, tân thư, tân văn, tân báo xuất hiện khá nhiều ở Việt
Nam bao gồm sách về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, chứa đựng
những kiến thức mới (tân học), khác với các kiến thức từng biết trong các kinh điển Nho giáo:
• “Khế ước xã hội” của Jacques Rousseau lOMoAR cPSD| 40387276
• “Vạn pháp tinh hoa” của Montesquieu
• “Nhật Bản tam thập niên sử”
• “Mậu Tuất biến pháp” • “Trung Quốc hồn”
• Tư tưởng dân chủ tư sản du nhập vào Việt Nam qua các hoạt động ở
nhà trường Pháp - Việt: trường Pháp - Việt Đông Ba, trường Quốc học Huế….. 4. Nguyên nhân
• Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX do các phong trào yêu nước thất bại.
• Pháp hầu như đã hoàn thành quá trình đô hộ Việt Nam, dẹp yên các cuộc khởi
nghĩa yêu nước của nhân dân Việt Nam.
• Dân tộc Việt Nam đã phải chịu cảnh khổ sở, chết chóc.
• Một số bộ phận đã bắt tay phục tùng Pháp. Nhưng một bộ phận khác vẫnluôn
hăng hái, đem sức mình để sẵn sàng chiến đấu, họ khao khát tìm đến con
đường cứu nước mới.
• Mâu thuẫn giữa Việt Nam và thực dân Pháp ngày càng trở nên gay gắt, nhất
là các chính sách của Pháp đã đẩy Việt Nam vào tình trạng trì trệ.
Thúc đẩy những nhà yêu nước đẩy mạnh các phong trào chống quân xâm lược.
• Các nhà nho yêu nước với những tư tưởng tiến bộ nhận thức được sự yếu kém
của quốc dân. Rút ra được những kinh nghiệm của các cuộc kháng chiến thất
bại trước như Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi. II. Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục 2.1. Sự thành lập
• 1906, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh tham quan trường Khánh Ứng
nghĩa thục tại Đông Kinh (Tokyo).
• Tiếp thu trào lưu duy tân từ Nhật Bản, Trung Quốc và tư tưởng tiên tiến của
hai nhà đại cách mạng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
“Nước Nhật Bản chỉ có 43 huyện mà có đến 26.824 trường tiểu học. Nước ta
hơn 30 tỉnh, hơn 500 huyện mà chưa nghe ai nói tới mở trường. Than ôi!
Chẳng phải là đáng giận lắm sao?”
Trích “Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục” ( Nhà XB Văn hóa, Hà nội 1997) lOMoAR cPSD| 40387276
Các sĩ phu yêu nước cùng chí hướng và nhận thức đã tự tìm đến với nhau họp
bàn và nhất trí chủ trương noi gương Nhật Bản, trước hết mở trường dạy cho
đông đảo đồng bào các kiến thức cần thiết nhất để làm cho “quốc phú binh
cường” (dân giàu nước mạnh), cuối cùng tiến tới mưu đồ sự nghiệp giải phóng đất nước.
• Cuối 1906, trong một cuộc họp trù bị tại làng Nội Duệ (Bắc Ninh) đã quyết
định sẽ thành lập tại Hà Nội Đông Kinh nghĩa thục Ý nghĩa của Tên gọi:
• Nghĩa thục là trường tư thục (do tư nhân mở) vì nghĩa, tức vì lợi ích chung,
không vì tư lợi, không thu tiền của người học.
• Đông Kinh là tên thành Thăng Long thời nhà Hồ tức Hà Nội hiện nay.
• Mô hình của trường được học hỏi từ kinh nghiệm Khánh Ứng Nghĩa Thục ở
xứ sở Phù Tang và Public School của nước Anh.
• Tháng 3/1907, nhóm sĩ phu yêu nước Bắc Hà cùng chí hướng với Phan Bội
Châu như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Hoàng Tăng Bí, Vũ
Hoành,... bắt đầu mở trường Đông Kinh nghĩa thục tại số 4 Hàng Đào, Hà Nội.
• Tháng 5/1907, giấy phép hoạt động đã được phủ Thống sứ Bắc kỳ cấp cho
Đông Kinh nghĩa thục. Trên nền tảng hợp pháp này, trường bắt đầu mở rộng
cả về cơ sở vật chất lẫn hoạt động trong công chúng. Số học sinh lúc này đã
lên đến khoảng 400 - 500 người (số liệu này không thống nhất ở nhiều nguồn).
• Sáng lập Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội là các sĩ phu yêu nước như: Lương
Văn Can (Thục trưởng), Nguyễn Quyền (Giám học), Tăng Bạt Hổ, Hoàng
Tăng Bí, Lê Đại, Vũ Hoành….. và có cả các trí thức tân học như Nguyễn Văn
Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học.
• Quy mô hoạt động: trường có trụ sở chính làm nơi thường trực đặt số 4 Hàng
Đào, Hà Nội (nhà của cụ Lương Văn Can). Sau phong trào được lan rộng đến
các tỉnh Bắc Bộ, nhiều tỉnh miền Trung và đóng vai trò trụ cột tại các trường
Đông Kinh nghĩa thục ở các tỉnh là những nhà nho thức thời, yêu nước, có khả
năng trước thuật và sáng tác thơ văn. Trong hệ thống các trường Đông Kinh
nghĩa thục thì ngôi trường ở Hà Nội có vai trò là trung tâm, hạt nhân.
• Kinh phí hoạt động: dựa vào sự đóng góp tùy tâm của dân, (mạnh thường quân
và sáng lập viên); giáo viên thời gian đầu dạy giúp không nhận lương,
về sau quỹ nhà trường dồi dào hơn thì trả lương mỗi tháng 4 đồng (1 tạ gạo thời ấy bằng = 2,50 đ) lOMoAR cPSD| 40387276
• Học sinh của trường có lúc lên tới 2000 người (số liệu còn nhiều ý kiến khác
nhau, cụ Nguyễn Quyền nói với Đào Trinh Nhất là bốn chục lớp và trên ngàn
học sinh, mà chỉ được độ già nửa số đó). Chia làm 8 lớp, có lớp ban ngày, có
lớp ban đêm. Học sinh được cấp giấy bút, sách vở. Những người quá nghèo
thì được nhà trường sắp xếp cho ăn ở ngay trong “ kí túc xá” của nghĩa thục. a. Lương Văn Can
• Người thục trưởng đầu tiên của Đông Kinh nghĩa thục ,sinh năm 1854, là một
trong những bậc trưởng thượng lúc bấy giờ, cả về tuổi tác lẫn nhân cách. Một
nhà trí thức yêu nước, một nhà giáo tâm huyết, đồng thời là một nhà kinh
doanh có tư tưởng tiến bộ). Cụ Lương Văn Can hiệu là Ôn Như (1854 - 1927),
sinh ra trong một gia đình nghèo ở xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội).
• Năm 21 tuổi (1874), cụ thi Hương đậu cử nhân. Đến kỳ thi Hội năm 1875, cụ vào đến nhị trường.
• Sau kỳ thi, cụ Lương Văn Can được triều đình bổ nhiệm làm Giáo thụ phủ
Hoài Đức nhưng cụ đã khước từ. Sau đó, cụ còn từ chối lời đề nghị giữ chức
Ủy viên Hội đồng Thị chính thành phố Hà Nội của chính quyền Pháp. Từ đó,
cụ cũng giã từ luôn khoa cử và công danh dưới chế độ phong kiến, thực dân.
• Đến năm 25 tuổi (1879), cụ cùng vợ là bà Lê Thị Lễ mở trường dạy học tại
nơi ở số 4, phố Hàng Đào, Hà Nội.
• Tháng 3/1907, cụ liên kết với một số người cùng chí hướng như Nguyễn
Quyền, Lê Đại, Hoàng Tăng Bí, Vũ Hoành… lập ra trường Đông Kinh Nghĩa
Thục tại số 4 và số 10 phố Hàng Đào.
• Trước khi mất, cụ vẫn để lại lời dặn cho các con cháu: ‘Bảo quốc túy, tuyết
quốc sỉ’ (Giữ tinh hoa của nước, rửa nhục nước)
b. Nguyễn Quyền
• Nguyễn Quyền (1869–1941) hiệu là Đông Đường, sinh năm 1869, quê
tại làng Thượng Trì (tục gọi là làng Đìa), Thượng Mão, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. lOMoAR cPSD| 40387276
Năm 1907, ông từ quan rồi cùng với Lương Văn Can lập trường Đông Kinh
nghĩa thục . ông làm Giám học của trường này.
• Năm 1908 nhân xảy ra vụ Hà Thành đầu độc thực dân Pháp lấy cớ đó bắt đóng
cửa trường Đông Kinh và ông bị bắt giam ở Hỏa Lò (Hà Nội), kết án khổ sai
chung thân rồi đem đày ra Côn Đảo.
• Năm 1910 sau hai năm, ông được tha về, nhưng bị "an trí" tại Bến Tre cùng
với một số chí sĩ khác như Dương Bá Trạc, Võ Hoành...
• Năm 1920 ông đến Rạch Giá, Sa Đéc rồi về sống tại Bến Tre với gia đình.
Ông làm nghề bốc thuốc và mất năm 1941 tại Bến Tre hưởng thọ 72 tuổi.
2.2. Mục đích của Đông Kinh nghĩa thục
• Mục đích cụ thể: được thể hiện qua các tài liệu tuyên truyền cổ động và
qua những hoạt động cụ thể của trường là dùng hình thức trường học,
diễn thuyết, bình văn, báo chí để :
• Nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc và chí tiến thủ cho quần chúng
• Truyền bá một nền tư tưởng học thuật mới và một nếp sống văn minh tiến bộ.
• Phối hợp hành động với các sĩ phu đã xuất dương và hỗ trợ cho phong
trào Đông Du của Phan Bội Châu và phong trào Duy Tân đang phát triển trong cả nước
• Mục đích sâu xa: Trên thực tế, các kết quả nghiên cứu gần đây cho rằng:
Mục đích của ĐKNT nhằm duy tân nền VH - GD, tư tưởng để chấn
hưng dân khí, mở mang dân trí, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng phát triển
nền kinh tế - xã hội, đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho dân tộc
2.3. Bộ máy tổ chức của Đông Kinh nghĩa thục
Đông Kinh nghĩa thục được tổ chức thành 4 ban công tác có quan hệ mật thiết
với nhau để duy trì sự hoạt động đều đặn và hiệu quả tốt :
a. Ban Giáo dục
• Nhiệm vụ: Chuyên lo việc giảng dạy, học tập và chiêu sinh.
• Các ông Nguyễn Quyền, Vũ Trác, Hoàng Tích Phụng dạy chữ Hán. Trần Hữu
Đức, Phan Huy Thịnh và hai nữ GV dạy chữ Quốc ngữ (trong đó có em gái
Downloaded by kim kim (ngothingocmaivtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40387276
của cụ Lương Trúc Đàm) và chữ Pháp. Ngoài ra còn một số người không trực
tiếp giảng dạy hoặc tham gia công việc ở trường.
Các môn học chính: Sử kí, Văn học, Địa dư, Cách trí, Vệ sinh, Toán pháp,
Luân lí, Thể thao…..Các môn KHTN: trường dùng SGK của các trưởng tiểu
học Pháp. Các môn KHXH thì nhà trường tự soạn để dạy viết bằng chữ Hán
như Nam quốc vĩ nhân, Nam quốc giai sự, Nam quốc lịch sử, Luân lí giáo
khoa thư, Quốc dân độc bản…. ; chữ Nôm, chữ Quốc ngữ theo thể lục bát để
HS dễ nhớ như Bài ca địa dư, Lịch sử nước nhà,… Nội dung các sách rất chú
trọng đề cao truyền thống dựng nước và giữ nước oanh liệt của dân tộc.
• Ngoài các sách giáo khoa, trường còn có một thư viện có nhiều sách Tân thư
nhập từ Trung quốc, Nhật Bản để học viên và độc giả ở ngoài mượn về đọc.
• Ngòa ra trường còn có một điểm tiến bộ là hòm thư treo ở cửa “Hội quán” hay
còn gọi là “Đầu thư hàm” nhằm thu thập những ý kiến xây dựng cho nhà trường.
b. Ban Cổ động
• Nhiệm vụ: Tuyên truyền ảnh hưởng của trường ra ngoài quần chúng.
• Hình thức hoạt động: Các buổi diễn thuyết và bình văn được tổ chức nhiều
lần trong tháng, thường là tối mồng một và ngày rằm. Một bài văn thời đó đã
viết về các buổi diễn thuyết và bình văn của Đông Kinh nghĩa thục:
“ Buổi diễn thuyết, người đông như hội
Kì bình văn, khách đến như mưa”
• Thành phần đến dự các hoạt động bình văn thơ, diễn thuyết gồm có học sinh,
thanh niên, quan lại, binh lính, viên chức và một số nông dân ở ngoại thành Hà Nội.
• Trong các buổi diễn thuyết, diễn giả đọc hoặc bình luận các bài in trên “Đăng
Cổ Tùng Báo” và “Đại Việt tân báo” hoặc nói chuyện về một số đề tài lịch
sử, gợi lại quá khứ oanh liệt của dân tộc, ca ngợi các nhân vật lịch sử có công
với nước như Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi. Nói về cách mạng tư
sản Pháp 1789, cuộc đấu tranh giành độc lập của Mỹ, sự nghiệp của
Washington. Khi nói về cách mạng Pháp các diễn thuyết thường liên hệ so
sánh tình hình xã hội Việt Nam lúc bây giờ với xã hội Pháp trước cách mạng.
Ngoài ra các diễn giả còn nói về đề tài xây dựng nếp sống văn minh, bài trừ Downloaded by kim kim
(ngothingocmaivtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40387276
hủ tục (mê tín dị đoan, rượu chè, ma chay…) dùng hàng nội hóa, cắt tóc ngắn, quần áo ngắn…
• Diễn giả nổi tiếng: Hoàng Tăng Bí, Dương Bá Trạc, Lương Trúc Đàm, Trần
Tán Bình,… Phan Châu Trinh thỉnh thoảng cũng đến diễn thuyết ở Đông Kinh Nghĩa Thục.
Trong các buổi bình văn: Các cổ động viên giới thiệu với người nghe những
bài thơ ái quốc và hô hào duy tân do nhà trường sáng tác hoặc của Phan Bội Châu từ Nhật
Bản gửi về. Nhiều bài thơ được nhân dân yêu thích và truyền bá rộng rãi trong đó có Hải
Ngoại huyết thư ( bức thư bằng máu từ nước ngoài gửi về) của Phan Bội Châu (1906) do
chí sĩ Lê Đại dịch,... c. Ban Trước tác
• Nhiệm vụ: Chuyên lo việc biên soạn và dịch thuật tài liệu học tập cho học
sinh và các tài liệu tuyên truyền, giảng dạy.
• Tham gia ban có các ông: Lê Đại, Lương Văn Can, Nguyễn Hữu Cầu, Phan
Châu Trinh, Ngô Đức Kế,...
• Nhiều tài liệu được biên soạn như Quốc văn tập đọc, Nam quốc vĩ nhân, Nam
quốc giai sự…Hình thức trình bày của các sách được biên soạn bằng màu sắc
dân tộc. Các sách chữ Hán in trên giấy tốt, đóng bìa, phết nhựa cây.
• Tân đính Quốc dân độc bản: được in tới hàng vạn bản mà vẫn không thỏa mãn
nhu cầu của người tìm đọc. Sách giới thiệu về những kiến thức cơ bản về xã
hội, quốc gia, quốc dân..; những định nghĩa về chính thể, quan chế, trường
học, thuế quan, pháp luật, giao thông cảnh sát….
• Tập sách tựa đề Quốc văn tập đọc, gồm 18 bài thơ (văn vần) như: Khuyên học
chữ Quốc Ngữ, Bài ca Yêu nước, Khuyên người tuổi trẻ, Răn người nghiện
rượu…Đó là tài liệu giáo khoa cơ bản, một cuốn sách “ vỡ lòng” cho học sinh tập đọc.
• Logo trên các sách của Đông Kinh nghĩa thục có hình ảnh người trẻ gánh vác
quả địa cầu: với thông điệp và kỳ vọng trách nhiệm của người trẻ.
• Ban tước tác còn thông qua ban Giám học, nhờ các nơi mua về các tác phẩm
đã xuất bản ở Trung Quốc và Nhật Bản như Trung Quốc hồn, Vạn quốc sử ký,
Nhật Bản tam niên duy tân sử,... để làm tài liệu tham khảo, biên soạn, nghiên cứu, giảng dạy.
d. Ban Tài chính
• Nhiệm vụ: Lo kinh phí và các khoản thu chi của nhà trường
Downloaded by kim kim (ngothingocmaivtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40387276
• Ban đầu lúc mới lập quỹ số tiền hầu như là không có, sau có sự giúp đỡ của
những người hảo tâm, có thiện cảm với Đong king nghĩa thục, nhờ tài tổ chức
và tuyên truyền cổ động của các sáng lập viên, khiến cho tài chính của nhà
trường thêm dồi dào. Ngoài ra còn các khoản tài trợ của những người có tinh
thần yêu nước ủng hộ theo khả năng. Những người ủng hộ đều được ghi tên
lên một tấm bảng treo ở Hội quán, tên người có lúc được ghi kín tấm bảng lớn.
Số tiền trích ra một phần để trả lương cho giáo viên, số còn lại mua giấy bút -
in ấn tài liệu để phát miễn phí cho học sinh và dùng để chi tiêu cho các công
việc khác của trường. Việc cấp phát chi tiêu là do Lương Văn Can phụ trách,
còn về sổ sách, ghi chép thu nhập do Nguyễn Quyền cất giữ.
2.4. Nội dung hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục
a. Về văn hóa – giáo dục
• Chương trình hoạt động của nhà trường tập trung chống tư tưởng phong kiến
thối nát, thực hiện cuộc cải cách tư tưởng văn hóa, xã hội. Trước hết là chống cựu học và hủ nho.
• Chống nền giáo dục cũ với những tín điều của hán nho, tống nho mà thựcdân
Pháp muốn lợi dụng để tiếp tục ngu dân, làm cho dân dốt nát để dễ bề đàn áp
,thống trị. Một thầy giáo trường Đông Kinh đã viết trên Đăng cổ tùng báo:
“Bao nhiêu cái khổ sở, nhọc nhằn ở nước Nam cũng vì cái dốt mà ra cả” Vì
vậy phải mở trường học khai hóa cho dân, mở chiến dịch chống nền cựu học.
• Chống chữ Hán và khoa cử:
• Trong bài “Phi lộ” báo Đăng cổ tùng báo viết : “Chữ Hán quả là một hàng rào
hiểm, chắn ngang đường văn minh, làm cho kẻ đi học mỏi lưng, tốn kém biết
bao cơm gạo mới dùng được chữ. Khi dùng được chữ thì trán đã nhăn, lưng
đã còng, vì nỗi dùi mài một đời học các điều cao xa quá”.
Chữ Hán bị lên án kịch liệt và sâu sắc.
• Nền giáo dục phong kiến bị lên án đã tạo ra những nho sĩ thoát li mọi hoạt
động xã hội, không còn góp phần biến cải xã hội, để từng bước phát triển xã
hội theo hướng tiến bộ nữa.
• Đề cao chữ quốc ngữ và học những điều mới, thay đổi phương pháp sư phạm theo "Tây học"
• Bài ca cổ động của Đông Kinh Nghĩa Thục đã khẳng định: Downloaded by kim kim
(ngothingocmaivtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40387276
“Chữ Quốc Ngữ là hồn trong nước
Phải đem ra tính trước dân ta
Sách các nước, sách China
Chữ nào nghĩa ấy, dịch ra cho tường”.
• Các môn học mới được giảng dạy như địa lí, sử kí, toán pháp, kinh tế.
Downloaded by kim kim (ngothingocmaivtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40387276
• Văn minh tân học sách ghi: “Lại hạ lệnh khắp nước, hễ ai học được kiểu
mới thì cũng theo lối châu Âu cấp cho bằng khen làm lưu chiếu, thưởng
cho phẩm hàm để ngợi khen họ, cấp lương bổng để khen thưởng họ, cho
giữ quyền sáng tạo để hậu đãi họ.” Phương pháp giảng dạy tiến bộ:
• Nhà trường chủ trương thầy trò phục sức theo tân thời, bỏ búi tó, cắt tóc
ngắn. Thầy không giảng lối bình văn như xưa “thầy đọc, trò chép” mà
nêu vấn đề thời sự để cả lớp cùng thảo luận, phát biểu chính kiến. Nếu
như dưới thời khoa cử cũ chỉ con trai mới được đi học thì trường Đông
Kinh Nghĩa Thục chủ trương nam nữ đều bình đẳng trong học tập, cả nam
và nữ có thể cùng ngồi nghe thầy giảng, bình đẳng trong tranh luận. Rất
nhiều các phương pháp học tập mới đã được áp dụng như: giảng sách,
diễn thuyết, đọc báo, bình văn, thảo luận nhóm nhỏ và nhóm lớn, tọa đàm…
• Giáo dục đề cao tính nhân bản và sáng tạo, thầy trở thành người bạn, là
người dẫn dắt học trò chứ không phải là quan tòa để phán xét. Nhà trường
đề cao phẩm cách người thầy phải là những tấm gương trong sáng về đạo
đức, tôn trọng học trò, truyền giảng những điều hay, lẽ phải, đặc biệt là
tinh thần đổi mới, sáng tạo và yêu nước, thương nòi.
• Khuyến khích “phải ra sức học cái hữu dụng, chớ để cái học khoa cử phá
hỏng chí hướng của mình”. Đông Kinh Nghĩa Thục cho rằng học không
chỉ nhằm đỗ đạt, làm quan mà mục đích chính là để làm người hữu dụng.
Ngoài ra còn phân định rõ khoa học phổ thông và khoa học chuyên môn
- chuyên ngành và cho rằng khoa học phổ thông là khoa học chung mà tất
cả mọi người đều cần đến; khoa học chuyên môn chỉ dành cho các chuyên
gia, muốn đi sâu nghiên cứu chuyên môn phải học phổ thông trước.
• Truyền thống lịch sử và lòng yêu nước được đặc biệt chú trọng
• Cuốn Nam quốc địa dư ghi rõ: “Xin có lời kính cáo đồng bào: người nước
ta không thể không yêu nước mình. Muốn yêu nước không thể không biết
cương vực, hình thể, phân khu,phong tục tập quán, chính trị của nước mình.”
Thông qua các môn học lịch sử và địa lý, đề cao tinh thần yêu nước, lòng tự
hào dân tộc qua đó kín đáo kêu gọi người Việt ủng hộ, tham gia các hoạt động
yêu nước, chống thực dân Pháp xâm lược giành độc lập cho đất nước. Các bài
giảng, giáo trình giảng dạy của nhà trường xoay quanh các chủ đề về nguồn
cội tự hào của dân tộc, tự hào về lịch sử giữ nước, dựng nước của cha ông, tố
cáo tội ác của thực dân, phong kiến, lên án đầu óc hủ bại của quan trường, kêu Downloaded by kim kim
(ngothingocmaivtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40387276
gọi mọi người thay đổi tân tiến từ cách vệ sinh, ăn uống, phục sức, thi cử và
luôn đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết.
b. Về giáo dục chuyên môn
Đề cao việc học nghề cho giỏi
“Hỡi những người chí cả hương
quê mau mau đi học lấy nghề học
rồi ta sẽ đem về dạy mau”
c. Về mặt tư tưởng xã hội •
Đã phá thuyết "thiên mệnh" của nho giáo •
Sách quốc dân độc bản viết: “Cái tâm lý hiện nay đã cản trở quốc dân ta cạnh
tranh chính là do thuyết thiên mệnh. Không có cái gì mà các bậc tú giả không
gọi là mệnh. Người quân tử biết mệnh là cái hại không thể tránh, cái lợi không
thể theo, rốt cuộc chỉ còn cái phải làm mà thôi vậy.Cho nên người biết mệnh
chỉ biết là khuyến khích sự lập chí, còn biết đâu đến bọn người không có chí.
Làm một việc gì cũng chờ theo cái may của trời cho.Việc không thành thì lại
ghen với trời.Bàn về sự nước yếu thì không quy tội cho chính sự . •
Lên án những phong tục tập quán, nếp suy nghĩ lạc hậu: tóc dài, mê tín, rượu chè, đánh bạc…
“Ông khoa mục đến thầy tổng lý máu
tham ăn vô số lạ đời sao không mở
mắt trông người năm châu rộng rãi,
sáu loài đua tranh còn giữ thói ham
ăn giành uống chỉ châu đầu trong chốn hương thôn”.
d. Về mặt kinh tế • Lập các hội buôn
• Đỗ Châu Thiết có một hiệu kim hoàn ở phố Hàng Bạc
• Hoàng Tăng Bí và Nguyễn Quyền mở công ty Đông Thành Xương vừa
buôn hàng tạp hóa, vừa làm công nghệ.
• Nhiều công ty được thành lập:
• Quảng Hưng Long buôn bán nội hóa
Downloaded by kim kim (ngothingocmaivtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40387276
• Hồng Tân Hưng buôn bán và sản xuất đồ sơn Nghiêm Xuân Quảng
buôn bán the lụa Thái Bình. Khuyến khích làm nông nghiệp
• Các cụ tính đến việc lập đồn điền , trồng lương thực ở châu Yên Lập ,
Mỹ Đức, nhưng bị thua lỗ nên không tiến hành được.
• Ở Hưng Yên, song song với việc mở các nghĩa thục còn mở thêm hiệu
buôn hàng nội hóa lấy tên là Hưng Lợi Tế..
• Chấn hưng công thương nghiệp của đông kinh nghĩa thục ảnh hưởng lớn
đến các tỉnh trung du và miền núi như Vĩnh Phúc, phú thọ, yên bái.
• Đông Kinh nghĩa thục có gì khác với nhà trường đương thời ?
Đông Kinh nghĩa thục hoạt động như một tổ chức cách mạng chứ không chỉ
đơn thân làm nhiệm vụ dạy học. Đông Kinh nghĩa thục có sự phân công, phân
nhiệm, mục đích rõ ràng.
2. 5. Phong trào “Nghĩa thục” ở các địa phương
2.5.1. Phong trào “Nghĩa thục” phát triển ở các địa phương miền Bắc
• Nhà trường đã cử nhiều hội viên của mình đi diễn thuyết ở nhiều địa điểm khác
nhau ở ngoại thành Hà Nội về nhiều đề tài có tính chất thời sự chính trị, nhiều
chủ trương nhằm cải cách Văn hóa – Giáo dục, Kinh tế - Xã hội , Tư tưởng - Chính trị…
• Ở Hà Đông, Vũ Trác, Hoàng Tăng Bí đã nhiều lần về diễn thuyết, bình văn ở
đây. Phan Châu Trinh cũng có lần về đây diễn thuyết. Trong năm 1907, ở Hà
Đông đã thành lập được 3 phân hiệu nghĩa thục.
• Ở Bắc Ninh, tại huyện Gia Lâm, cũng có mấy lớp học mở kiểu Đông Kinh Nghĩa Thục.
• Ở Hưng Yên, song song với việc mở các nghĩa thục ở các huyện Văn Giang,
Yên Mỹ, còn mở thêm một hiệu buôn hàng nội hóa tên là Hưng Lợi Tế.
• Ở Hải Dương, nhiều nhà nho yêu nước đã tuyên truyền cổ động cho chủ trương canh tân đất nước.
• Ở Thái Bình, các huyện Đông Hưng, Kiến Xương đều có nghĩa thục hoạt
động.Các nhà nho yêu nước vận động nhiều nhóm thân sĩ đứng ra mở trường
dạy chữ quốc ngữ .Ở nhiều địa phương khác còn tổ chức ra nhiều hội ái hữu,
tương tế như hội dệt vải, hội hiếu, hội hỉ. Downloaded by kim kim
(ngothingocmaivtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40387276
• Ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, như Vĩnh Phúc, Phúc Yên, Phú Thọ,
Yên Bái ảnh hưởng của Đông Kinh Nghĩa Thục nặng về chấn hưng công
thương nghiệp, khai thác sản xuất hàng nội địa.
2.5.2. Phong trào “Nghĩa thục” lan ra cả nước
• Phong trào Nghĩa Thục lan rộng ra cả các tỉnh ở Trung Kì và Nam Kì .
• Ở huyện Thanh Chương (Nghệ An), trường Võ Liệt thu hút nhiều thanh niên
ưu tú ở các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên đến học.
• Huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) , trường Phong Phú cũng được tổ chức , thu hút
thêm một số con em các xã ở huyện Can Lộc, Cẩm Xuyên đến học.
• Ở Phan Thiết, trường Dục Thanh là một trung tâm giáo dục theo kiểu Đông
Kinh nghĩa thục.Các môn học và chương trình học của học sinh gần giống như
các trường tiểu học trong Nam Kì.
• Ở Nam Kì, phong trào mở các Nghĩa Thục không sâu rộng lắm, những người
đề xướng phong trào Duy Tân là các nhà yêu nước Nguyễn An Khương, Trần
Chánh Chiểu hưởng ứng phong trào bằng một số bài báo đăng trên các tờ Lục
tỉnh tân văn, Nông cổ mín đàm. Các khách sạn, hiệu buôn thời kì đó đều có thể
coi là những cơ sở, những hòm thư liên lạc của các nhân sĩ trí thức yêu nước
Nam Kì, để hưởng ứng phong trào Đông du và phong trào Đông Kinh Nghĩa
Thục ngoài Bắc và Trung Kì.
III.Nghĩa Thục bị đóng cửa
“Cách hoạt động người mình còn dại Sức cường
quyền ép lại càng mau” Vì sao Đông Kinh Nghĩa Thục thất bại ?
• Đông kinh Nghĩa Thục tuy hoạt động khá sôi nổi trên nhiều lĩnh vực như
văn hóa- xã hội, nhưng không nhằm giải phóng dân tộc về mặt văn hóa- xã
hội, mà trước hết và bao trùm là yêu cầu giải phóng về mặt chính trị và tư
tưởng dân chủ, làm cho dân ta tiến bộ về mặt trí thức, nâng cao dân trí. Quá
trình hoạt động của Đông kinh Nghĩa Thục đã nói lên mặt bản chất của nó.
• Chỉ hô hào cổ động ít quan tâm đến vận động quần chúng, không chủ động
xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
• Thực dân Pháp đã thấy ngay các hoạt động của Đông kinh Nghĩa Thục đe
dọa lật đổ ách thống trị của chúng. Nên đã nhanh chóng tìm cách đàn áp và dập tắt.
Downloaded by kim kim (ngothingocmaivtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40387276
• Tháng 12/1907, Pháp chính thức thu hồi giấy phép, đóng cửa trường. Như
vậy, Đông kinh Nghĩa Thục chỉ hoạt động được 9 tháng đã bị chính quyền
Pháp ra lệnh đóng cửa và tàn bạo đàn áp.
• Phong trào này quá phụ thuộc vào người lãnh đạo. Sau khi người lãnh đạo
bị bắt hoặc hi sinh thì phong trào bị thất bại.
• Chúng bắt giam nhiều yếu nhân, kết án họ từ 5 năm tù đến chung thân, tử
hình và đày ra Côn Đảo nhằm cách ly với đồng bào. Các tài liệu của Đông
Kinh nghĩa thục đều bị tiêu hủy, ai tàng trữ sẽ bị tù; vì thế cho nên hiện còn
rất ít tài liệu để tham khảo.
• Ba biến cố quan trọng:
• Trước hết là vụ kháng thuế ở Quảng Nam (vụ này có ảnh hưởng rất lớn,
mở đầu cho những cuộc biểu tình vĩ đại về sau Hàng vạn quần chúng kéo
nhau đến vây Toà sứ ở Quảng Nam, đưa yêu sách đòi giảm thuế. Phong
trào nhanh chóng lan ra khắp các tỉnh Trung kỳ. Chính phủ Pháp đổ tội cho
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Trần Quí Cáp, Huỳnh Thúc Kháng xúi
giục. Trần Quí Cáp bị bắt đem ra chém tại Nha Trang, Huỳnh Thúc Kháng
bị giam ở Hội An, Phan Châu Trinh lúc đó đang ở Hà Nội bị còng tay giải
về Huế, chỉ có Phan Bội Châu đang ở Nhật, chúng không làm gì được).
• Thứ hai là âm mưu bạo động của Đề Thám. (Tháng 6.1908 Pháp dò la biết
Đề Thám vẫn liên lạc với Phan Bội Châu, thu dụng thêm nghĩa binh ở miền
Thanh Nghệ, lập thêm đồn, mua thêm vũ khí, nên ra tay trước: bắt và xử
tử 12 người hoạt động cho Đề Thám, sau đó tấn công nghĩa quân).
• Cuối cùng vụ đầu độc lính Pháp tại Hà Nội ngày 26.6.1908. (Nhiều nhà
yêu nước của Đông Kinh Nghĩa Thục bị bắt và đem ra xét xử. Người đứng
đầu Đông Kinh Nghĩa Thục là Lương Văn Can cũng bị bắt, vì không đủ
chứng cứ buộc tội nên được thả ra sau đó. Nhưng đến sau vụ ném tạc đạn
ở Hà Nội ngày 23.4.1913 cụ lại bị buộc tội và đày lưu xứ qua Nam Vang
10 năm. Một số nhà chí sĩ có cảm tình với Nghĩa Thục cũng bị vạ lây: Ngô
Đức Kế bị đày ra Côn Đảo 14 năm,
Nguyễn Thượng Hiền phải trốn qua Trung Quốc…)
IV.Đặc điểm, tính chất, ý nghĩa của phong trào Đông Kinh nghĩa thục 4.1. Về mục tiêu
Nhằm vào mục tiêu canh tân phục vụ đất nước bởi cái ý thức sâu sắc có canh
tân mới cứu được nước. Downloaded by kim kim
(ngothingocmaivtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40387276 2. Về lực lượng
Tập hợp lực lượng trí thức rộng rãi đông đảo nhất trong lịch sử kể cả các nhà Tân học thân Pháp.
3. Về phạm vi hoạt động
• Khi mới thành lập Đông kinh Nghĩa Thục, vị Giám học Nguyễn Quyền đã nói:
“Chúng tôi lập Đông kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội cốt là để thử nghiệm.
Nếu thấy thành hiệu thì trong ít lâu, ở mỗi kỳ: Trung, Nam, Bắc sẽ có một Đại học dường như thế”
• Tuy nhiên, ngay trong thời gian thử nghiệm, Đông kinh Nghĩa Thục đã phát
triển rộng khắp các địa phương, trước hết là các vùng lân cận Hà Nội: Hà Đông,
Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình… Nhà trường đã cử người người
đi diễn thuyết tại nhiều địa điểm khác nhau ở ngoại thành Hà Nội 4. Về tính chất
• Đông kinh Nghĩa Thục là trường dân lập tư thục đầu tiên ở Việt Nam trong TK
XX. Tuy hoạt động bên ngoài là sự nghiệp giáo dục và chấn hưng kinh tế
nhưng chứa đựng bên trong là một trung tâm hoạt động cách mạng lúc bấy giờ.
• Đông kinh Nghĩa Thục không chỉ dừng lại chỉ là một trường học thuần túy.
Thực chất, đây là cuộc vận động chính trị tư tưởng, chuẩn bị cho cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc và dân chủ trong thời đại mới. Đông kinh Nghĩa
Thục là một cuộc vận động tư tưởng văn hóa tiến hành bằng phương tiện giáo
dục, xóa bỏ cái cũ, thay thế cái mới.
• ĐKNT cùng với phong trào Đông Du, Duy Tân từ sau 1905 là một chuẩn bị
âm thầm và quyết liệt của cả một thế hệ nhà Nho nhờ sự tiếp xúc với tư tưởng
dân chủ và văn minh phương Tây đến từ Tân thư.
• Được đánh giá là cuộc cách mạng giáo dục đầu tiên ở Việt Nam với quy mô
lớn và tính chất tiên tiến chưa từng thấy trong lịch sử nước ta. Chủ trương cải
cách giáo dục nhằm nâng cao dân trí, chấn dân khí, tạo nên sinh khí mới cho
dân tộc, đưa đất nước phát triển phồn vinh cùng năm châu bốn biển.
• Đông kinh Nghĩa Thục thể hiện một ý chí tự lực tự cường, một tinh thần kiên
quyết chống lại cường quyền nô dịch nên đã lôi kéo được sự ủng hộ của rất nhiều người
• Nghiên cứu về Đông kinh Nghĩa Thục, có ý kiến tách rời Đông kinh Nghĩa
Thục, có ý kiến cho rằng Đông kinh Nghĩa Thục là một bộ phận của phong
trào Duy tân đầu TK XX mang tính chất dân chủ tư sản nhưng chưa triệt để.
Downloaded by kim kim (ngothingocmaivtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40387276
Đánh giá: Thực chất của các hoạt động này là sự chuẩn bị chống Pháp, trước hết
là thông qua việc dạy chữ dạy người, tuyên truyền tư tưởng dân chủ tư sản, đả phá
nền giáo dục lỗi thời, cổ vũ cái mới. 5. Ý nghĩa
• Đông kinh Nghĩa Thục chỉ tồn tại từ tháng 3 - 11 năm 1907. Thời gian tồn tại
9 tháng nhưng đã có ý nghĩa lớn đối với phong trào cách mạng Việt
Nam, cho thấy rõ tính chất phong phú, đa dạng của cuộc vận động chính trị
của buổi giao thời, chuyển tiếp từ hai phạm trù cách mạng cũ và mới: Phong kiến - Tư sản.
• Phát triển văn hoá và ngôn ngữ dân tộc với thành tựu nổi bật là đề cao chữ Quốc ngữ.
• Đông kinh Nghĩa Thục tố cáo tội ác của giặc, thức tỉnh đồng bào, thức tỉnh
lòng yêu nước, bước đầu tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến.
• Mở đường cho sự phát triển hệ tư tưởng tư sản ở Việt Nam. Cho thấy tác dụng
của hệ tư tưởng tư sản, những tư tưởng tiến bộ với việc hình thành và phát
triển của phong trào cách mạng đầu TK XX. Tuy chưa là 1 tư tưởng hoàn
chỉnh nhưng cũng đáp ứng được phần nào tâm tư, nguyện vọng của quần
chúng bị áp bức bóc lột, sống dưới ách thống trị của đế quốc và phong kiến.
• Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống, các nhà lãnh đạo Đông kinh Nghĩa Thục
đã tiếp cận tư tưởng tư sản, và đưa phong trào theo hướng tư tưởng dân tộc - dân chủ tư sản. 6. Điểm tiến bộ
• Đông kinh Nghĩa Thục là một tổ chức cách mạng, có phân công, phân nhiệm,
mục đích rõ ràng, có cơ sở địa phương.
• Chống nền giáo dục cũ mà thực dân Pháp muốn lợi dụng để thi hành chính sách ngu dân.
• Đề xuất và tuyên truyền ý tưởng đổi mới đất nước.
• Các yếu nhân Đông kinh Nghĩa Thục nhận rõ nguyên nhân tại sao nước ta
hèn yếu thua giặc Pháp xâm lược – đó là do chế độ phong kiến không cải
cách đổi mới, làm cho Việt Nam tụt sau thế giới văn minh cả trăm năm; dân
trí quá thấp, dân không biết gì về quyền lợi nghĩa vụ của mình, không chút
kiến thức chính trị, khoa học kỹ thuật.
• Sách giáo khoa cơ bản của Đông kinh Nghĩa Thục là “Quốc dân độc bản”
có 79 bài. Lời tựa và phần mở đầu sách viết có đoạn: “Nước văn minh thì
dân xem việc nước như việc nhà. Nước mạnh thì dân mừng, Downloaded by kim kim
(ngothingocmaivtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40387276
yếu thì dân lo. Dân ta không biết nước là gì, nghe ai bàn việc nước thì
bịt tai bỏ chạy… Than ôi, lo không gì lo hơn mất nước … Hãy làm cho
nước ta ngày càng văn minh, kế ấy là của nước, cũng là của bản thân
ta.” “Dân nước ta không có quyền chính trị.” “Người châu Âu xâm
chiếm nước ta, tham vọng của họ rất lớn … cho nên họ ngấm ngầm tiêu
diệt tận gốc lòng yêu nước của dân ta, làm cho dân ta khốn đốn tuyệt
đường mưu sinh.” (bài 13-15)”.
• Cổ vũ cái mới (học chữ Quốc ngữ, theo lối sống Phương Tây ) và lên án
phong tục tập quán lạc hậu.
• Ví dụ các bài ca mà Đông kinh Nghĩa Thục sáng tác để tuyên truyền như:
Mẹ khuyên con, Vợ khuyên chồng, răn người hút thuốc, uống rượu, đánh
bạc,.... Các học viên Đông kinh Nghĩa Thục bắt chước giám học Nguyễn
Quyền cắt tóc ngắn, bắt chước Phan Châu Chinh mặc âu phục.
• Đổi mới phương pháp dạy và học:
• Lối dạy cốt đào tạo những người có sáng kiến, có óc thực tế ngược hẳn với lối huấn hỗ.
Văn minh tân học sách (một bài nghị luận viết bằng chữ Hán năm 1904,
không rõ của ai), có nói: "Muốn đào tạo hạng người như vậy, lối thi cử
tất phải khác trước: "...cho phép học trò bàn bạc tha hồ, đối đáp tự do,
không phải nề hà. Không cần thể cách gì hết. Rồi thêm vào đó, mấy bài
về toán pháp, về chữ quốc ngữ, để cho cái mà học sinh học và thi không
trái với công việc thực tế họ phải làm, như thế thì cũng đã là tàm tạm đúng vậy."
• Chương trình thì bỏ lối học từ chương khoa cử mà chú trọng vàothưởng thức và thực nghiệp.
• Tinh thần bài xích quan niệm trọng nam khinh nữ, nhất là về mặt học vấn.
• Trong 2 lớp học đầu tiên, đã có một lớp dành cho nữ sinh. Em gái cụ Lương
Trúc Đàm (một thành viên trong ban sáng lập nghĩa thục), biết chữ quốc
ngữ, đã tình nguyện phụ trách giảng dạy cho lớp nữ. Thời đó mở lớp cho
nữ sinh là một cải cách lớn: các cụ chẳng những muốn bài trừ tư tưởng nam
tôn nữ ti của cổ nhân, mà còn muốn cho phụ nữ phải đóng một vai trò trong
xã hội, tạo cho họ một nhân sinh quan mới, một lối sống mới. 7. Liên hệ
Đông kinh Nghĩa Thục oanh liệt và có ảnh hưởng không kém gì cuộc duy tân
của nhóm Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu thời cuối triều Mãn Thanh
Downloaded by kim kim (ngothingocmaivtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40387276
Bách nhật duy tân (cuối Đông kinh nghĩa thục triều Mãn Thanh) Thời 1898 1907 gian
Người Phái Duy tân - Khang Hữu Lương Văn Can, Nguyễn Hữu Cầu lãnh
Vi, Lương Khải Siêu đạo
Nội Chính trị: - Đông Kinh Nghĩa Thục được tổ chức dung "Hán Mãn bất
phân, quân thành 4 ban công tác có quan hệ mật thiết dân cộng trị" với nhau để
duy trì hoạt động đều đặn.
- Cho phép mọi người góp ý + Ban giáo dục: Lo việc giảng dạy, học với
triều đình về các vấn đề tập và chiêu sinh. kinh tế, xã hội,...
+ Ban cổ động: tuyên truyền ảnh hưởng
- Tổ chức, thanh lọc lại bộ của trường ra ngoài quần chúng. Hình máy
cai trị. thức hoạt động chủ yếu là các buổi diễn
thuyết và bình văn được tổ chức nhiều • Kinh tế: lần trong tháng.
Khuyến khích mở mang + Ban trước tác: lo việc biên soạn tài liệu công
- nông - thương nghiệp học tập cho học sinh và các tài liệu tuyên - Mua
máy móc, du nhập kỹ truyền.
thuật phương Tây, khuyến khích phát minh khoa học - + Ban tài chính:
Lo các khoản thu chi của kỹ thuật trường.
- Thương nhân được tự do - Nội dung hoạt động rất phong phú.
lập xưởng chú trọng chế tạo + Về văn hóa- giáo dục. chế tạo
- Xây dựng đường sắt, khai + Về mặt tư tưởng xã hội mỏ, mở ngân hàng + Về mặt kinh tế. • Quân sự:
- Xây dựng, luyện tập theo Downloaded by kim kim
(ngothingocmaivtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40387276 kiểu phương Tây
- Kiểm soát chặt chẽ các lực lượng vũ trang
Văn hóa, giáo dục: - Lập trường theo kiểu
phương Tây, cử người du học nước ngoài
- Cải cách chế độ thi cử, lấy
môn luận về thời vụ thay
cho lối hành văn bát cổ
- Du nhập sách báo phương
Tây, mở nhà in in sách báo
V.Tác động của phong trào ĐKNT
Phong trào Đông kinh Nghĩa Thục diễn ra trong thời gian ngắn nhưng là phong
trào đi đầu và có những tác động sâu sắc đến Pháp và phong trào đấu tranh
của quần chúng Việt Nam trong giai đoạn sau. Cụ thể: 1. Đối với Pháp:
• Trong phiên họp Hội đồng quân sự Đông Dương, bọn thống trị Pháp nhận định:
“Không còn là một câu chuyện hoang đường khi khẳng định Đông kinh Nghĩa
Thục đã là một cái lò phiến loạn ở Bắc Kì”
• Đông kinh Nghĩa Thục trở thành nguy cơ lớn, một trong những rào cản trong
bước tiến đối với thực dân Pháp.
2. Đối với Việt Nam:
• Ảnh hưởng của Đông kinh Nghĩa Thục vẫn tiếp tục lan ra khắp nơi, khêu gợi
lòng yêu nước trong toàn dân, chuẩn bị lực lượng cho các phong trào đấu tranh
chống Pháp về sau. Tinh thần canh tân đất nước của Đông kinh Nghĩa Thục
vẫn có sự tiếp nối của các thế hệ mà Nguyễn Ái Quốc là thế hệ số một.
Downloaded by kim kim (ngothingocmaivtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40387276
• Chứng tỏ Việt Nam là nước châu Á đầu tiên đi theo con đường Duy tân của
Nhật, tiếp thu văn minh phương Tây, dùng biện pháp giáo dục quốc dân để
nâng cao dân trí, cải cách xã hội, tiến tới thực hiện dân giàu nước mạnh. Cuộc
cách mạng giáo dục do Đông Kinh nghĩa thục tiến hành đã viết nên một trang
sáng ngời trong lịch sử giáo dục nước ta.
• Đông kinh Nghĩa Thục đã có đóng góp cho việc xây dựng một nền giáo dục
yêu nước, một nền giáo dục hiện đại với nội dung và phương pháp mới.
• Đông kinh Nghĩa Thục đã góp phần phổ biến rộng rãi tri thức lịch sử đối với
quần chúng nhân dân, góp phần thức tỉnh tinh thần yêu nước ở mỗi người dân.
Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục thực sự là tấm gương sáng về giáo dục
lịch sử cho chúng ta ngày nay học tập.
• Mô hình của Đông kinh Nghĩa Thục là bài học mang tính thời đại sâu sắc về
tư duy cải cách GD (nội dung, phương pháp,....) để thực hiện tốt mục tiêu,
nhiệm vụ GD trong tình hình mới: Chương trình GDPT 2018. Downloaded by kim kim
(ngothingocmaivtath5@gmail.com)