Tây Âu Trung Đại│Đại học Sư phạm Hà Nội

Tây Âu Trung Đại│Đại học Sư phạm Hà Nội được biên soạn theo phân phối chương trình học. Bao gồm các thông tin được sắp xếp theo trật tự logic nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng nhất định, sẽ làm tăng tính sinh động của môn học, từ đó giúp sinh viên có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và linh hoạt hơn.

Văn Minh Tây Âu Trung Đại (rút gọn)
(Note: Ấn vào phần Document Outline để thấy các mục dễ n)
Tây Âu bao gồm các nước: Cộng hòa Ireland, Vương quốc Anh, Bỉ,
Luxembourg, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Monaco, Đức, Áo, Lichtenstein,
Thụy Sĩ, Bồ Đào Nha.
I. Sự thành lập các quốc gia mới
1. Sự thành lập của Pháp, Đức
- Nửa đầu thế kỉ V: Các bộ lạc người German đã thành lập trên đất đai của
Tây La Mã các vương quốc Visigoth (Tây Goth - Tộc người Goth phía
Tây), Vandal, Burgundy
- Năm 476: sau khi đế quốc Tây La Mã diệt vong , người German tiếp tục
thành lập ba vương quốc mới là Ostrogoth (Đông Goth - Tộc người Goth
phía Đông), Lombard và Frank (nhưng chỉ có vương quốc Frank tồn tại
lâu dài nhất và đồng thời là quốc gia có vai trò quan trọng nhất ở Tây Âu
trong thời sơ kì trung đại).
+) Địa bàn đầu tiên của vương quốc Frank chỉ là miền Bắc nước Pháp
ngày nay. Nhưng các Vua vương quốc Phrăng đã không ngừng
gây chiến tranh để mở rộng đất đai.
+) Đặc biệt đến thời Charlemagne (bằng 50 cuộc chiến tranh) ông đã
biến vương quốc Frank thành một đế quốc có cương giới rộng lớn từ
bờ Đại Tây Dương ở phía Tây đến bờ sông Elbe và sông Danube ở
phía Đông và từ Nam Ý ở phía Nam đến Bắc Hải và bờ biển Baltic ở
phía Bắc.
=> Thế là, lãnh thổ của đế quốc Charlemagne tương đương với lãnh thổ của
đế quốc Tây La Mã trước kia. Chính vì vậy, vào ngày lễ Noel năm 800, tại
nhà thờ St. Pierre ở La Mã, Charlemagne được Giáo hoàng cử hành lễ tấn
phong làm Hoàng đế La Mã.
- Năm 814, Charlemagne băng hà, nội bộ vương quốc Frank bắt đầu lục đục.
- Năm 840, ngay sau khi con của Charlemagne là Louis Mộ đạo chết, ba
người cháu của Charlemagne là Lothair, Louis xứ German và Charles Hói
đã gây nội chiến để tranh giành ngôi hoàng đế.
=> Kết quả: ba anh em phải với nhau hòa ước Verdun (năm 843).
- Nội dung bản hòa ước: Theo hòa ước này, lãnh thổ của Frank được
chia thành ba phần:
+) Người anh cả - Lothair: được phần giữa bao gồm vùng tả ngạn sông
Ranh và miền Bắc bán đảo Ý.
+) Người con thứ hai là Louis xứ German được phần đất phía Đông
sông Rhine.
+) Người em út là Charles Hói được phần đất phía Tây của đế quốc
=> Như vậy, hòa ước Verdun sự kiện quan trọng đánh dấu đế
quốc Charlemagne hoàn toàn tan rã, đồng thời mốc lịch sử đánh
dấu sự thành lập ba nước lớn Tây Âu Pháp, Đức Ý.
2. Sự thành lập của nước Anh
- Từ thế kỉ V, đã thành lập nhiều tiểu quốc.
- Đến đầu thế kỉ IX, Egbert đã thống nhất được các nước nhỏ thành
lập vương quốc Anh.
3. Sự thành lập nước Tây Ban Nha
- Từ năm 419 đã thành lập vương quốc Visigoth (Tây Goth).
- Năm 711 Tây Goth bị diệt vong do sự tấn công của người Arab.
=> Người Tây Gốt phải lùi lên phía Bắc lập thành một số nước nhỏ.
- Đến thế kỉ XI, trong phong trào đấu tranh chống người Arab để khôi
phục đất đai, ở Tây Ban Nha đã xuất hiện bốn quốc gia là Castille, Aragon,
Navarre và Bồ Đào Nha, trong đó quan trọng nhất là Castille và Aragon.
- Năm 1469, hoàng tử Aragon là Ferdinand kết hôn với công chúa Castille
là Isabella.
- Năm 1474: Isabella lên làm vua Castille.
- Năm 1479: Ferdinand cũng lên ngôi ở Aragon
=> Hai nước chính thức hợp nhất thành nước Tây Ban Nha
- Năm 1512 Vương quốc Navarre cũng sáp nhập vào Tây Ban Nha, còn
Bồ Đào Nha vẫn là một nước độc lập.
II. Sự hình thành phát triển của chế độ phong kiến
1. Sự hình thành
- Năm 476, đế quốc Tây La Mã diệt vong => đánh dấu chế độ chiếm hữu nô
lệ kết thúc. Từ đó, các vương quốc mới thành lập trên đất đai của Tây La
Mã không tiếp tục duy trì chế độ chiếm hữu nô lệ mà đi vào con đường
phong kiến hóa.
*Vậy chế độ phong kiến là gì?
- Đó là một hình thái kinh tế xã hội trong đó có hai giai cấp cơ bản là giai
cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân.
+ Giai cấp địa chủ phong kiến chiếm hầu hết ruộng đất trong xã hội.
+ Giai cấp nông dân thì bị mất ruộng đất nên phải cày cấy ruộng đất của địa
chủ, do đó bị giai cấp địa chủ bóc lột bằng địa tô và các hình thức cưỡng bức
siêu kinh tế khác.
2. Sự phát triển
- Ở Tây Âu, quá trình phong kiến hóa ở vương quốc Frank diễn ra tương
đối tiêu biểu.
- Trong quá trình chinh phục, vua Frank đã đem những vùng đất rộng lớn
phong cho những người thân cận của mình lập thành những lãnh địa.
Đồng thời còn phong cho họ các tước hiệu quý tộc như Công, Hầu, Bá.
Các lãnh địa và các tước hiệu quý tộc đều được truyền cho con cháu.
- Giai cấp:
+) Chính sách phân phong ruộng đất của vương quốc Phrăng đã tạo nên
một giai cấp mới là giai cấp lãnh chúa phong kiến, đồng thời cũng là giai
cấp quý tộc:
Đây là giai cấp ít được học văn hóa nhưng lại có tinh thần thượng
võ cao.
Họ lấy việc chiến đấu làm nghề nghiệp, lấy săn bắn thú võ làm trò
tiêu khiển, lấy việc đấu kiếm làm biện pháp để giải quyết xích
mích và mâu thuẫn.
Là một giai cấp đóng kín. Họ yêu cầu phải mãi mãi giữ gìn sự
thuần khiết của dòng máu quý tộc, do đó những cuộc hôn nhân giữa
quý tộc và những người thuộc các giai cấp khác đều bị cấm.
+) Xuất hiện đồng thời với giai cấp lãnh chúa phong kiến là giai cấp
nông nô. Trừ một bộ phận nhỏ do nô lệ biến thành, phần lớn nông nô
vốn là nông dân tự do có ruộng đất riêng. Nhưng do việc chiếm đoạt
ruộng đất của chúa phong kiến, họ bị mất ruộng đất và bị lệ thuộc vào
các lãnh chúa và phải nộp địa tô cho lãnh chúa và phải chịu nhiều nghĩa
vụ khác.
- Ở Tây Âu, địa tô có ba hình thức: tô lao dịch, tô sản phẩm và tô tiền.
+) Trong thời kì đầu, hình thức địa tô được áp dụng phổ biến là tô lao
dịch. Với hình thức địa tô này, mỗi hộ nông nô được lãnh chúa giao cho
một mảnh đất để làm ăn sinh sống. Vì nhận mảnh đất đó, họ có nghĩa vụ
mỗi tuần phải đem theo súc vật và nông cụ đến làm việc trên ruộng đất
của chủ từ 3 đến 4 ngày. Như vậy, cái mà lãnh chúa bóc lột nông nô
chính là những ngày lao động không công trong tuần.
+) Về sau, do sự phát triển của kinh tế hàng hóa, tô lao dịch được thay
dần bằng tô sản phẩm và tô tiền.
=> Sau khi trở thành nông thì vĩnh viễn không được rời khỏi mảnh
đất lãnh chúa giao cho mình, do vậy thân phận nông cũng cha
truyền con nối cho đến khi chế độ nông tan mới chấm dứt.
- Sự hình thành quan hệ lãnh chúa nông nô diễn ra từ thế kỉ V đến thế kỉ X.
Vì vậy, thời kì này gọi là thời kì hình thành chế độ phong kiến. Trong thời
kì này, nền kinh tế ở phương Tây mang nặng tính tự cấp tự túc. Kinh tế
hàng hóa không tồn tại.
- Bắt đầu từ thế kỉ XI, thành thị công thương nghiệp ở Tây Âu ra đời =>
kinh tế hàng hóa phát triển nhanh chóng và trong xã hội xuất hiện một tầng
lớp cư dân mới, đó là tầng lớp thị dân, đó là những người dân thành thị thời
phong kiến, chuyên sống bằng nghề thủ công hoặc buôn bán
=> Sự ra đời của thành thị vào thế kỉ XI đánh dấu chế độ phong kiến
Tây Âu bước vào thời phát triển, nhưng trong đó đã tiềm ẩn những
nhân tố làm tan chế độ phong kiến. Do nền kinh tế hàng hóa phát
triển mạnh, một số thành thị Ý như Venice, Florence...
- Từ thế kỉ XIV, mầm mống của chủ nghĩa tư bản đã ra đời.
- Đến thế kỉ XVI, chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện phổ biến ở Tây Âu => chế
độ phong kiến bước vào thời kỳ tan rã.
III. Văn học
1. Phân loại
- Thời kì này văn học được chia thành 4 loại: văn học dân gian, văn
học Latinh, văn học thành thị và văn học kị sĩ.
* Văn học dân gian, Latin, thành th
- Nguồn gốc:
+) Sự trưởng thành,ảnh hưởng văn minh thành thị quý tộc Tây Âu
+) Dân ca, truyện dân gian
- Hình thức: thơ, kịch, truyện ngắn
- Nội dung:
+) Trào phúng, đả kích, vạch trần giai cấp phong kiến, tầng lớp,p giáo sĩ
+) Ca ngợi thông minh, tháo vát của nhân dân (Thầy lang vườn; Chuyện
con cáo)
* Văn học kị sĩ (có điều kiện phát triển)
- Nguồn gốc: câu chuyện lưu truyền, nhân vật chính hội tụ đầy đủ tính
cách giới kị sĩ
- Phân loại:
+) Anh hùng ca (Bài ca Xít, Bài ca Roland, bài ca Nilebughen...)
+) Thơ trữ tình (Tristan và Isolde)
- Nội dung: Tình yêu lãng mạn, say đắm, mạo hiểm.
2. Thành tựu
* Thơ
- Dante Alighieri (1265-1321): Thần Khúc; Cuộc đời mới
- Francesco Petrarca (1304-1375): Quyển sách những bài ca; Tình yêu
lên ngôi; Bí mật của tôi)
* Tiểu thuyết
- Giovanni Boccaccio (1313-1375) với tác phẩm 10 ngày
- Francois Rabelais (1313-1375) với tác phẩm Gargantua và Pantagruel
- Miguel de Cervantes (1547-1616) với tác phẩm Don Quichotte (Đôn
kihôtê)
* Kịch
- William Shakespeare (1564-1616)
+) Hài kịch (Đêm 13, Theo đuổi tình yêu vô hiệu,...)
+) Bi kịch (Hamlet, Vua Lear,...)
+) Kịch lịch sử (Richard II, Richard III, Henry IV)
IV.Ngh thuật
1. Kiến trúc
- Nghệ thuật kiến trúc Tây Âu thời kì này bị suy thoái. Kiến trúc Roma chịu
ảnh hưởng từ kiến trúc La Mã cổ đại. Nổi bật với những nhà thờ xây bằng
đá, tường dày, cửa sổ nhỏ, mái tròn, cột to & thấp, nơi của ra vào có tháp
chuông nhọn và đồ sộ.
- Nửa sau thế kỉ XII, kiến trúc Gothic xuất hiện ở miền Bắc nước Pháp:
vòm cửa nhọn, nóc nhà nhọn, bên ngoài có tháp cao vút, tường mỏng, cửa sổ
lớn, được trang trí bằng nhiều kính màu làm cho trong nhà có đầy đủ ánh
sáng.
- Lối kiến trúc này rất phù hợp với yêu cầu làm tăng thêm vẻ uy nghiêm của
tôn giáo, nên trước hết được áp dụng để xây dựng các giáo đường , ngoài ra
còn được dùng để xây các công sở và dinh thự . Sự thay đổi ấy đã làm thay
đổi rõ rệt giúp Tây Âu mang một màu sắc mới , màu sắc của sự phát triển,
hưng thịnh về cả kinh tế, văn hoá, nghệ thuật
- Các công trình tiêu biểu:
- Nhà thờ Cologne ở Đức
- Nhà thờ St.Vitus ở Cộng hòa Séc
- Nhà thờ Burgos ở Tây Ban Nha
2. Điêu khắc
- Về điêu khắc, các bức tượng David, Moses, Bình minh và hoàng hôn, Ngày
và đêm v.v... là những tác phẩm tương đối tiêu biểu, đặc biệt, tượng David
tạc bằng đá cẩm thạch, cao 5,30m. Năm 1504, tượng này được dựng tại một
quảng trường ở Florence để thể hiện tinh thần của kẻ thống trị phải anh dũng
bảo vệ thành phố.
3. Hội họa
- Đặc điểm chung của nghệ thuật hội họa thời kì này là tuy đề tài vẫn
khai thác trong kinh thánh hoặc thần thoại, nhưng nội dung thì hoàn toàn
hiện thực.
- Sang đầu thế kỉ XVI, nền nghệ thuật thời Phục Hưng đạt đến đỉnh cao
của nó. Những thành tựu tuyệt vời về hội họa và điêu khắc gắn liền với tên
tuổi của nhiều nhà danh họa mà trong đó nổi tiếng nhất là Leonardo da
Vinci, Michelangelo và Raphael.
- Đặc điểm nghệ thuật hội họa của Leonardo da Vinci là thiên về mô tả
tính cách và hoạt động nội tâm của nhân vật. Những tác phẩm tiêu biểu
của ông là: Bữa tiệc cuối cùng, Đức mẹ đồng trinh trong hang đá, Nàng
Giocondo (Mona Lisa).
- Michelangelo (1475-1564) sinh Tuscany (Ý), một họa sĩ, một nhà
điêu khắc nổi tiếng, đồng thời một kiến trúc một thi sĩ. Về hội
họa, tác phẩm tiêu biểu của ông là Sáng tạo thế giới Cuộc phán xét cuối
cùng.
V.Khoa học tự nhiên
Thời Phục Hưng, các ngành khoa học tự nhiên có những thành tựu lớn lao,
đặc biệt là thiên văn học.
Nicolaus Copernic (Ba Lan), nhà bác học đầu tiên nêu ra học thuyết rằng:
mặt trời là trung tâm của vũ trụ, trái đất tự quay quanh mình và quay quanh
mặt trời.
Hay là nhà triết học người Ý Giordano Bruno, ông đã kế tục và phát triển
học thuyết của Copernicus. Ông cho rằng vũ trụ là vô tận, mặt trời không
phải là trung tâm của vũ trụ; chứng minh vật chất luôn vận động biến đổi và
tồn tại vĩnh viễn.
Bên cạnh đó thì cũng có một người con nước Ý vô cùng xuất chúng là nhà
thiên văn học Galileo Galilei, người tiếp tục phát triển quan điểm của
Copernicus và Bruno lên tầm cao mới. Ông là người đầu tiên dùng kính viễn
vọng để quan sát bầu trời, mở đầu cho ngành khoa học thực nghiệm, phát
hiện ra các định luật rơi thẳng đứng và dao động của các vật thể.
Johannes Kepler (Đức), người phát minh ra ba quy luật quan trọng về sự vận
hành của các hành tinh xung quanh mặt trời.
- Roger Bacon – giáo sư người Anh của Trường đại học Oxford đã có nhiều
cống hiến về mặt quang học :
+) Trong hoàn cảnh khoa học bị kìm kẹp trong tư tưởng phong kiến của
giáo hội, ông đã đề cao toán học,Là người đầu tiên giải thích hiện
tượng cầu vồng, chú ý đến từ tính của nam châm,
Đồng thời ông còn có nhiều dự kiến thiên tài n:
+) Chế tạo những loại kính quan sát được những vật rất nh.
+) Chế tạo những chiếc thuyền chỉ cần một người điều khiển
không cần mái chèo.
+) Ông cũng đã nghĩ đến chiếc xe bốn bánh, máy bay, cần trục, cầu
không cột...
=> Bởi vậy, người đời gọi ông "nhà bác học đáng khâm phục", tuy
nhiên sau đó bị giáo hội kết tội những đề xuất quá mức táo bạo
ông đưa ra. Mặc 14 năm sau ông được tha tội, nhưng đã khá
già yếu, nên hai năm sau ông qua đời.
Ngoài ra, các lĩnh vực khác như vật lí học, toán học, y học v.v... cũng có
nhiều thành tựu quan trọng gắn liền với tên tuổi nhiều nhà bác học nổi tiếng:
- Hình học giải tích của nhà toán học René Descartes (Pháp)
- Áp lực chất lỏng của nhà vật lý học Evangelista Torricelli),
- Thuật giải phẫu của nhà y học Andreas Vesalius (Netherland)
- Sự tuần hoàn máu của nhà y học William Harvey (Anh) v.v...
=> thể nói rằng, sau gần 1000 năm, đến thời Phục hưng, nền văn học
Tây Âu đã một bước tiến lớn để lại những thành tựu khoa học lỗi
lạc.
VI. Triết học
1. Triết học kinh viện
- Là một thuật ngữ dịch từ chữ Scholasticus trong tiếng Latinh, nghĩa là
triết học nhà trường và là môn được chú trọng trong trường đại học.
- Hình thành vào khoảng thế kỉ XI - XII và phát triển mạnh mẽ sau khi
các tác phẩm từ thời Hy Lạp và Ai Cập cổ đại được phiên dịch.
- Các nhà triết học kinh viện khai thác kiến thức chủ yếu để phục vụ cho
thần học bảo vệ quyền lợi của nhà nước giai cấp. Vì vậy học thuyết Hy lạp
và Ai Cập cổ đại đã bị xuyên tạc rất nhiều.
=>Nổi bật trong đó Anbe đã chứng minh rằng giáo của đạo Kito
không hề trái ngược với triết học khoa học tự nhiên.
-Những nhà triết học nổi tiếng khác: An xen mơ (1033-1109), Rốt xơ lanh,
Abêla (1079-1142),…
-Rất chú trọng logic hình thức, chỉ cần dùng phương pháp tư duy trừu tượng
cũng có thể đạt đến chân lý
- Gồm hai trường phái là: Duy Danh và Duy Thc
+) Chủ nghĩa duy danh là một quan điểm siêu hình trong triết học theo
đó những thuật ngữ phổ quát, trừu tượng và các tiên đề tồn tại, trong
khi cái phổ quát hay những vật trừu tượng, thì không.
+) Chủ nghĩa duy thực là niềm tin rằng hiện thực của chúng ta, hoặc vài
khía cạnh của nó, là độc lập về mặt bản thể với nhận thức, đức tin, hệ
hình, ngôn từ,... Chủ nghĩa hiện thức có thể nói tới khi xét tới tâm thức
tha nhân, quá khứ, tương lai, tính phổ quát, các thực thể toán học (như
số tự nhiên), các lĩnh vực đạo đức, thế giới vật chất và tư tưởng
- Trong số các nhà triết học kinh viện có một trường hợp ngoại lệ đặc biệt,
đó là Roger Bacon
- Sang thế kỷ 14, triết học kinh viện bắt đầu suy thoái. Các nhà triết học chủ
yếu đã chuyển sang làm công việc biện hộ cho giáo lý của đạo Thiên chúa,
đồng thời họ đấu tranh mạnh mẽ với những nhà khoa học của giai cấp tư
sản mới ra đời tức là những người theo chủ nghĩa nhân văn.
2. Thành tựu tiêu biểu
- Francis Bacon (1561-1626) nhà triết học người Anh người mở đầu cho nền
triết học. Ông rất đề cao nhà triết học duy vật Hy Lạp cổ đại Democritus,
trái
lại kịch liệt phê phán chủ nghĩa duy tâm của Socrates và Plato, công kích triết
học kinh viện chỉ thích sùng bái quyền uy và tín ngưỡng ngẫu tượng
- Lorenzo Valla (1407-1457) người Ý, đã chứng minh được rằng "Bức thư
trao tặng của hoàng đế Constantine" là một văn kiện giả do tòa thánh La
Mã ngụy tạo ra từ thế kỉ 9.
=>Kết luận: Bởi vậy, sau 1000 năm chìm lặng, đến thời phục hưng triết
học mới bước tiến mới với sự xuất hiện của nhiều tác phẩm, thành
tựu lỗi lạc.
3. Nội dung tưởng
- Những phát hiện của các nhà thiên văn học như Copernicus, Bruno,
Galilei... đã đánh đổ hoàn toàn quan niệm sai lầm của giáo hội về vũ trụ
đã ngự trị lâu đời ở châu Âu.
-Phát biểu của Copernicus: "Nếu có những người không biết gì về toán học,
chỉ dựa vào kinh thánh để giải thích quanh co mà kịch liệt công kích tác
phẩm của tôi thì tôi cũng không cần để ý tới. Tôi cho rằng chủ trương của họ
không những nhảm nhí mà còn đáng xấu hổ".
- Với việc Galilei phát hiện ra dải ngân hà không phải do chúa tạo ra cùng
với những thành tựu trên những phát minh khoa học tự nhiên đã giáng đòn
quyết định vào thần học và triết học kinh viện
=> Niềm tin vào thiên chúa giáo bị giảm mạnh.
VII. thuật:
1. thuật sản xuất
- Từ thế kỉ 14 đến 16, Tây Âu đã đạt được một số tiến bộ về kĩ thuật, nhất
là về năng lượng, dệt, khai mỏ, luyện kim, chế tạo vũ khí, hàng hải...
- Ở thời này thì lao động thủ công vẫn là cơ sở của sản xuất, nên sức nước là
nguồn năng lượng rất quan trọng. Chính vì thế, việc cải tiến guồng nước là vô
cùng cần thiết để cải thiện quá trình lao động của nhiều ngành sản xuất.
+) Nếu như loại guồng nước trước kia chỉ tạo ra được một năng lượng
nhỏ, bắt buộc phải đặt gần bờ sông.
Thì loại guồng nước mới được hoàn thiện vào cuối thế kỉ 14
+) Đã có thể đặt ở bất cứ đâu, thuận tiện cho việc lập các cơ sở sản
xuất. Chỉ cần một kênh nhỏ dẫn nước từ trên cao đổ vào máng đã cho
ra ra1 guồng quay với tốc độ nhanh
=> khắc phục được 2 nhược điểm quan trọng so với phiên bản cũ
=> Năng lượng nước được sử dụng vào nhiều ngành sản xuất đã
dần dần cho phép thay thế sức người sức súc vật trong một
sở sản xuất.
- Cải tiến kỹ thuật ngành dệt (biểu hiện ở các khâu kéo sợi, dệt, nhuộm,
ép v.v...):
+) Từ thế kỉ 13, chiếc xe kéo sợi bằng tay đã được phát minh nhằm
mục đích thay thế cho hòn chì xe chỉ tsơ. Đến cuối thế kỉ 15,
con người đã phát minh ra xa quay sợi tự động có bàn đạp.
=> Sự tiến bộ về thuật trong nghề dệt làm cho năng suất lao động tăng
lên nhanh chóng tạo ra được nhiều loại sản phẩm với chất lượng cao.
- Khai m
+) Thế kỉ 13, về kĩ thuật khai mỏ người châu Âu sử dụng phương
pháp được truyền lại từ thời La Mã => chỉ có thể khai thác những
hầm mỏ rất nông. (do chưa biết cách hút nước, khi nước nhiều
chuyển mỏ khai thác)
+) Cuối thế kỉ 13, ở Séc (Tiệp) bắt đầu dùng bơm nước chuyển động
bằng sức ngựa hoặc bằng guồng nước để hút nước => có thể khai thác
những hầm tương đối sâu.
+) Thế kỷ 14, 15 kĩ thuật khai mỏ đã được truyền sang Đức, dần trở
nên phổ biến ở các nước khác. Đã có thể đào những giếng thẳng đứng
hoặc nằm nghiêng tạo thành những lối vào những hầm khai thác nằm
sâu dưới lòng đất
=> thuật thông gió được áp dụng làm cho việc khai thác thêm hoàn
thiện. Công việc rửa quặng, nghiền quặng cũng được giới hoá bằng
nước.
- Luyện kim
+) Trong nhiều thế kỷ, Châu Âu chỉ biết rèn sắt, sau biết nấu quặng
trong những lò thấp và hở, do đó đã tạo ra được một loại sản phẩm
mà muốn loại bỏ tạp chất thì phải dùng búa để đập.
+) Đến thế kỉ 14, ở Áo bắt đầu xuất hiện những lò nung cao đến 3m,
đường kính lm5 xây bằng gạch hoặc đá. Tuy lò đã được cải tiến
nhưng lúc đầu cũng chỉ mới luyện được gang rất giòn. Sau, nhờ sử
dụng quạt gió chạy làm cho nhiệt độ trong lò tăng lên, đã luyện được
một loại gang tốt hơn. Loại gang này đem nấu lại một lần nữa thì
được sắt có chất lượng tốt. Kĩ thuật rèn sắt cũng được nâng cao nhờ
có những búa tạ chuyển động bằng sức nước. Trên cơ sở đó, một số
máy móc như máy khoan, máy mài... cũng đã ra đời vào thế kỉ 15.
2. thuật quân sự
- Từ thế kỉ 13-14, thuốc súng do người Trung Quốc phát minh qua người
Ả Rập đã truyền sang Tây Âu.
- Đến nửa sau thế kỉ 14 ở Pháp và Ý đã chế được đại bác. Đại bác lúc
đầu chế bằng sắt, đạn làm bằng đá.
- Đến cuối thế kỉ 14, đại bác được đúc bằng đồng, đạn được thay bằng đạn
ria bằng sắt.
+) Năm 1543, nước Anh bắt đầu dùng sắt được bào gọt để chế tạo đại
bác.
+)Súng bộ binh lúc đầu muốn bắn thì phải có dây dẫn lửa
- Đến thế kỉ 16 mới được cải tiến bằng súng có quy lát .
=> Việc phát minh ra các loại súng ống kiểu mới ý nghĩa rất quan
trọng, các loại khí này đã làm thay đổi phương thức chiến tranh. Như
vậy, đây phương tiện quan trọng bảo đảm cho sự thắng lợi của chủ
nghĩa bản đối với chế độ phong kiến, về sau cũng đảm bảo cho sự
thắng lợi của các nước Tây Âu trong việc chinh phục thuộc địa.
VIII. Tôn giáo
1. Vai trò thế lực của giáo hội La Mã
- Đạo Kito ra đời vào thế kỉ I CN ở vùng Jerusalem thuộc đế quốc La Mã.
+) Lúc đầu, đạo Kito là tôn giáo của quần chúng nghèo khổ, do đó tôn
giáo này đã công khai lên án sự giàu có, lên án đế quốc La Mã, do đó
bị chính quyền La Mã đàn áp khốc liệt.
+) Nhưng dần dần đạo Kito trở thành một tôn giáo có lợi cho giai cấp
chủ nô nên đến cuối thế kỷ 4 được công nhận là quốc giáo của La Mã.
+) Để quản lí việc đạo trong toàn đế quốc, đạo Kito đã thành lập 5
trung tâm giáo hội là Constantinople, Antioch, Jerusalem, Alexandria
và La Mã. Ở mỗi trung tâm đều do một Tổng giám mục đứng đầu.
+) Tuy vậy, ở 4 trung tâm giáo hội phương Đông, Tổng giám mục ở
Constantinople được giữ quyền lãnh đạo. Đồng thời, do Đông La Mã
là một đế quốc thống nhất, ở đó chính quyền của hoàng đế rất vững
mạnh nên giáo hội phải phục tùng hoàng đế.
- Còn ở phương Tây, từ thế kỉ V đã thành lập nhiều vương quốc của
người German. Vua và quý tộc các vương quốc này đã nhanh chóng tiếp
thu đạo Kito làm cho thế lực của giáo hội La Mã càng thêm mạnh. Trong
khi đó, Tổng giám mục La Mã tự xưng là Giáo hoàng và có mưu đồ
muốn chiếm quyền lãnh đạo toàn bộ giáo hội Kitô.
+) Để thần thánh hóa địa vị của mình, Giáo hoàng lan truyền rằng ngôi
Tổng giám mục La Mã vốn do Thánh Pierre, người cầm đầu các môn
đồ của chúa Jesus sáng lập. Do vậy, Giáo hoàng gọi lãnh địa của mình
là "Lãnh địa kế thừa của thánh tông đồ Pierre".
+) Do mưu đồ của Giáo hoàng muốn ngự trị trên toàn bộ giáo hội, đồng
thời do sự bất đồng về cách giải thích thuyết "Tam vị nhất thể" và việc
tranh giành khu vực truyền giáo nên mâu thuẫn giữa Giáo hoàng La Mã
và Tổng giám mục Constantinople ngày càng sâu sắc.
- Sau vài lần tuyên bố khai trừ giáo tịch của nhau, năm 1054 giáo hội
Kitô chính thức phân biệt thành hai giáo hội:
+) Giáo hội phương Tây, gọi là Giáo hội La Mã hoặc Giáo hội Thiên
chúa.
+) Giáo hội phương Đông gọi là Giáo hội Hy Lạp hoặc Giáo hội chính
thống.
=> Hai giáo hội hoàn toàn độc lập với nhau, thậm chí coi nhau như thù
địch.
=>Như vậy, đến thời Trung đại, giáo hội La trung tâm của đạo
Kito phương Tây. Dựa vào uy quyền tôn giáo, giáo hội La cũng
thế lực rất lớn về kinh tế, chính trị văn hoá tưởng.
2. Giáo hội thiên chúa trước cải cách
- Thời trung đại, giáo hội Thiên chúa là một thế lực phong kiến lớn ở Tây
Âu có hệ thống tổ chức rất chặt chẽ.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của giáo hội là Tòa thánh La Mã do Giáo
hoàng đứng đầu. (Ở các nước đều có giáo hội quốc gia trực thuộc Tòa thánh
La Mã).
- Giáo hội có thế lực kinh tế rất hùng hậu, nguồn tài chính dồi dào.
- Giáo hội còn là một thế lực lũng đoạn về tư tưởng, ngăn cản sự phát
triển của văn hóa, nhất là của khoa học tự nhiên.
=> Đầu thế kỉ XVI, giáo hội Thiên chúa vẫn chỗ dựa vững chắc của
chế độ phong kiến lực lượng cản trở sự phát triển của chủ nghĩa
bản.
3. Phong trào cải cách tôn giáo sự ra đời của đạo tin lành
* Nguyên nhân
- Giáo hội phong kiến áp lực, bóc lột .
+) Ở Đức 1/3 đất đai nằm trong tay giáo hội.
+) Tăng lữ sống cuộc sống xa hoa.
- Giáo hội La Mã là 1 thế lực phong kiến gây nhiều bất mãn cho các tầng lớp xã hội:
+ Vương công quý tộc bất mãn, thị dân bất bình với quá nhiều nghi lễ
phiền phức và tốn kém.
+ Đặc biệt giáo hội kìm hãm sự làm giàu của giai cấp tư sản.
=> Chính vì vậy, cuộc cải cách tôn giáo diễn ra.
* Cải cách tôn giáo ở Đức
- Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo ở Đức là Martin Luther
(1483 - 1546), ông là con một thợ mỏ nghèo ở Thirighen được học trở
thành luật sư.
- Năm 1517, ông đã viết “Luận văn 95 điều” dán trước cửa nhà thờ của
trường đại học Vi ten bec tố cáo việc mua bán thẻ miễn tội hồi đó. Trong
“Luận văn 95 điều” ông cho rằng việc mua bán thẻ miễn tội là giả dối, chỉ
làm lợi cho những người lợi dụng nó. Ông cho rằng chỉ cần lòng tin vào
Đức Chúa là sẽ được cứu vớt, ngay cả những nghi lễ phức tạp, tốn kém cũng
không cần thiết.
- Phong trào diễn ra quyết liệt rất nhiều người nông dân đã ủng hộ những tư
tưởng của Martin Lu-thơ và xảy ra xung đột với giáo hội. Đến năm 1555,
những tư tưởng của Lu-thơ đã được công nhận. Tôn giáo cải cách của
Luther từ Đức đã lan sang nhiều nước Châu Âu khác.
- Tuy nhiên cải cách tôn giáo còn nhiều hạn chế như: vẫn sử dụng thần học
và tôn giáo; chưa đề ra đường lối giải quyết các yêu cầu xã hội rõ ràng.
* Cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ
- Cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ đầu tiên do Ulrich Zwingli (1484-1531),
một giáo sĩ ở châu Zürich lãnh đạo từ năm 1518.
- Nhưng đại biểu cho phong trào cải cách tôn giáo ở Thuỵ Sĩ là Jean Calvin.
Năm 1536 Calvin cho xuất bản cuốn “Thiết chế Cơ Đốc”. Trong tác phẩm
đó, ông thừa nhận thượng đế và thuyết tam vị nhất thể nhưng chỉ chấp nhận
kinh Phúc âm. Ông phê phán việc tu hành khổ hạnh cho rằng cái
quan trọng nhất lòng tin. Ông cũng chủ trương khuyến khích việc làm
giàu, giảm bớt những nghi lễ phiền phức, tốn kém.
- Điểm quan trọng của thuyết Calvin là thuyết định mệnh dựa theo quan
điểm của giai cấp tư sản. Ông cho rằng số phận con người do Chúa Trời đã
định trước, việc bỏ ra một ít tiền mua thẻ miễn tội không giải quyết được gì.
Như vậy là ông chống lại việc bán thẻ miễn tội, cho đó chỉ là một trò lừa bịp.
=> Cải cách tôn giáo Thuỵ đã được đông đảo mọi người ủng hộ.
Genève trở thành trung tâm phong trào cải cách tôn giáo Tây Âu.
* Cải cách tôn giáo ở Anh
- Đầu thế kỉ XVI, chủ nghĩa tư bản Anh đã phát triển khá mạnh nhưng lại
bị giáo hội Cơ Đốc giáo cản trở sự phát triển đó.
- Năm 1534, nhờ các tầng lớp có thế lực vua Henry VIII ra sắc luật về
“quyền tối cao” để có quyền li hôn không cần chấp nhận của Giáo hoàng.
Sau đó ông cắt đứt quan hệ tôn giáo với Roma, thành lập giáo hội riêng do
chính mình đứng đầu là Anh giáo.
- Trái với các biện pháp nửa vời của vua Henry VIII, tính chất triệt để hơn
của tôn giáo Calvin đã được giai cấp tư sản Anh tiếp thu và gọi là Thanh
giáo. Các tín đồ của Thanh giáo xóa bỏ hết tàn dư của đạo Cơ Đốc, đơn giản
hóa các nghi lễ và cắt đứt quan hệ với Anh giáo.
=> Như vậy thế kỉ XVI Tây Âu xuất hiện nhiều loại tôn giáo mới tuy
vậy các tôn giáo này lại những điểm chung giống nhau: Chỉ tin vào
kinh thánh, chủ yếu kinh Phúc Âm. Đơn giản hóa các nghi lễ. Cắt đứt
quan hệ với Giáo hoàng tòa thành Roma.
=> Do chủ yếu tin vào kinh Phúc Âm (Phúc Âm: tin mừng, tin lành) nên
người ta gọi chung đạo Tin Lành.
IX .Văn hóa thời Phục ng
- Từ thế kỉ XIV ở Ý bắt đầu xuất hiện một phong trào mới là phong trào văn
hóa Phục Hưng (Renaissance). Đến nửa sau thế kỉ XV, phong trào ấy lan
sang các nước Tây Âu khác như Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Đức,...
1. Điều kiện lịch sử
- Điều kiện chủ yếu dẫn đến sự ra đời của phong trào văn hóa phục hưng
là do sự xuất hiện của quan hệ tư bản chủ nghĩa.
=> Để hình thành nên hệ tưởng nền văn hoá riêng phục vụ đời
sống tinh thần đã xuất hiện sự đấu tranh giữa giai cấp sản với giáo hội
quý tộc phong kiến.
- Ý trở thành quê hương đầu tiên của phong trào Văn hóa phục hưng là vì:
+) Quan hệ tư bản chủ nghĩa ở đây ra đời sớm nhất cùng với các thành
phố phồn thịnh, những nước cộng hòa thành thị làm cho quan hệ sản
xuất tư bản chiếm địa vị chi phối đời sống văn hoá.
+) Ý vốn là quê hương của nền văn minh La Mã cổ đại, trung tâm của
đế quốc Rôma cổ đại nên ở đây giữ lại được nhiều di sản văn hóa về
các mặt kiến trúc, điêu khắc, văn học... Chính vì vậy các nhà văn nghệ
sĩ Ý đã kế thừa được những truyền thống văn hóa rực rỡ.
+) Nhiều lâu đài tráng lệ được trang trí bằng những tác phẩm nghệ
thuật có giá trị => tạo sự khuyến khích rất lớn đối với sự sáng tạo nghệ
thuật của các nghệ sĩ.
+) Với sự bảo trợ của những người đứng đầu các nhà nước => Các
nghệ điều kiện tập trung trí tuệ tài năng của mình o
công việc lao động sáng tạo.
=> Đến thế kỉ XV nhất thế kỉ XVI chủ nghĩa bản cũng ra đời
Anh tiếp đó các nước Tây Âu khác như Pháp, Tây Ban Nha,
Đức... => phong trào Văn hoá phục hưng điều kiện phát triển sang
các nước Tây Âu khác.
2. Những thành tựu chính
Phong trào Văn hóa phục hưng đã đạt được những thành tựu rực rỡ về mọi
mặt, đặc biệt là về văn học nghệ thuật:
- Về văn học:
+) Thơ: người mở đầu cho phong trào Văn hóa phục hưng là Dante với
bộ sử thi " La Divina Commedia" ( được dịch sang tiếng Việt với tựa
đề Thần khúc) ; nhà thơ trữ tình Petrarch với tập thơ Canzoniere viết về
tình yêu của thi sĩ dành cho nàng Laura…
+) Tiểu thuyết : tập truyện ngắn Mười ngày (Decameron) của Giovanni
Boccaccio, Don Quichotte của Cervantes
+) Kịch: William Shakespeare –36 vở kịch gồm hài kịch ( các vở Đêm
thứ mười hai, Theo đuổi tình yêu vô hiệu,...); bi kịch (các vở Romeo
và Juliet, Hamlet, Othello ...); kịch lịch sử như Richard II, Richard III,
Henry IV,…
- Về nghệ thuật: vô vàn các bức tranh và tác phẩm nổi tiếng của nhiều nghệ
sĩ khác nhau
- Khoa học tự nhiên và triết học: Nicolaus Copernicus (1473-1543) với tác
phẩm Bàn về sự vận hành của các thiên thể, Galilei (1564-164) với tác
phẩm “Hai khoa học mới”
3. Nội dung tưởng
- Phong trào Văn hóa phục hưng là cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng của
giai cấp tư sản mới ra đời nhằm chống lại những quan niệm lỗi thời ràng
buộc tư tưởng tình cảm của con người và kìm hãm sự phát triển xã hội của
phong kiến và giáo hội Thiên chúa.
- tưởng chủ đạo của phong trào Văn hóa phục hưng là chủ nghĩa nhân
văn (Humanisme). Đây là hệ tư tưởng chú trọng đến con người và cuộc sống
hiện tại, chủ trương cho con người được quyền hưởng mọi lạc thú trên đời và
nó hoàn toàn đối lập với quan niệm của giáo hội Thiên chúa chỉ sùng bái
Chúa và quan tâm đến cuộc sống của linh hồn sau khi chết.
- Dưới sự chỉ đạo của hệ tư tưởng mới, tính chất cách mạng của phong
trào Văn hóa phục hưng thể hiện ở các mặt sau:
+) Lên án, đả kích, châm biếm sự tàn bạo dốt nát, giả nhân giả nghĩa
của các giáo sĩ từ giáo hoàng đến các tu sĩ và của giai cấp quý tộc phong
kiến.
+) Chống lại quan niệm của giáo hội về con người và cuộc sống trần
gian.
+) Chống những quan điểm phản khoa học và chủ nghĩa duy tâm.
+) Đề cao tinh thần dân tộc, tình yêu đối với Tổ quốc.
Ngoài những nội dung trên, một số nhà nhân văn chủ nghĩa thế kỉ XVI như
Cervantes, Shakespeare đã bắt đầu thấy được xã hội quá đề cao vai trò của
đồng tiền.
=> Phong trào Văn hóa phục hưng đã gặp sự đả kích mạnh mẽ của giáo
hội; không ít nhà văn, nhà khoa học, nhà triết học đã bị hãm hại bằng
những hình thức khác nhau. vậy Ăngghen đã viết: "Sát cánh với các
nhân người Ý, thủy tổ của triết học cận đại, khoa học tự nhiên cũng
đã phải cung cấp những người của cho cái thiêu ngục tối của tòa
án Tôn giáo"
4. Ý nghĩa
Phong trào Văn hóa phục hưng có những ý nghĩa rất quan trọng:
+) Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá tư
tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến.
+) Lên án giáo hội Kito, tấn công vào trật tự phong kiến, đánh bại tư
tưởng lỗi thời.
+) Đề cao tinh thần tự do, xây dựng thế giới quan tiến bộ.
+) Đặt cơ sở và mở đường cho sự phát triển của văn hoá Tây Âu trong
những thế kỷ tới.
+) Bằng những tác phẩm và công trình bất hủ, các nhà văn, nhà khoa
học, triết học... đã làm phong phú thêm kho tàng văn hoá của nhân
loại.
| 1/21