-
Thông tin
-
Hỏi đáp
PLĐC tổng hợp - Một số kiến thức về môn Pháp luật đại cương và câu hỏi thường gặp trong đề thi.| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
PLĐC tổng hợp - Một số kiến thức về môn Pháp luật đại cương và câu hỏi thường gặp trong đề thi.| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Preview text:
Một số câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, giải thích :
Câu 1: có quan điểm cho rằng” cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính thì phải chịu hình phạt
”.Hãy cho biết quan điểm đó đúng hay sai? Vì sao
Sai. Vì: theo điều 1 luật số 15/ 2012/QH13 của quốc hội: luật xử lý vi phạm hành chính.Vi phạm hành
chính là hành vi do các chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện một cách cố ý hặc vô ý,
xâm phạm đến quy tắc quan lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp
luật phải xử phạt hành chính.
Do đó, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm luật hành chính thì phải bị xử phạt hành chính theo quy
định của pháp luật chứ không phải chịu hình phạt. Bởi vì hình phạt chỉ áp dụng cho các hành vi được cấu
thành tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999.
Câu2: Bất kì người nào có hành vi trái pháp luật thì đều phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý. Hãy cho biết
quan điểm này đúng hay sai . vì sao? Sai. Vì:
Trách nhiệm pháp lý là sự bắt buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh những hậu quả pháp lý bất
lợi, thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật, được pháp luật xác lập và
điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải bị áp dụng những biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định. Nhưng
có hành vi trái pháp luật trong các
không truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể trường hợp sau: -
Chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý (không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của minh) điều 11: những trường hợp không xư phạt vi phạm hành chính -
Do sự kiện bất ngờ (chủ thể không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra; -
Do hành vi phòng vệ chính đáng; -
Được thực hiện với tình thế cấp thiết. -
Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính, người thực
hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a
khoản 1 điều 5 của luật này
Như vậy, không phải bất kì người nào có hành vi trái pháp luật thì đều phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 3: “Mọi cá nhân đều có tư cách pháp nhân” Đúng, sai? Vì sao
SAI. Vì chỉ có tổ chức đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 84 BLDS năm 2005 mới là pháp nhân.
Điều 84. Pháp nhân
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:
1. Được thành lập hợp pháp;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4. Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Câu 4; “
”. Đúng ,sai? giải thích ?
Cá nhân phải đáp ứng điều kiện nhất định mới có tư cách pháp nhân SAI. Vì:
Chỉ có tổ chức đáp ứng các điều kiện theo quy định Điều 84 BLDS mới cóc tư cách pháp nhân.
Cá nhân không có tư cách pháp nhân trong mọi trường hợp. (như câu 3)
Câu 5. “Bộ công thương là cơ quan thuộc chính phủ“. Đúng, sai giải thích ? Đúng. Vì:
Theo Điều 2 Luật tổ chức chính phủ năm 2001 Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có: - Các bộ;
- Các cơ quan ngang bộ.
Quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện nay, cơ cấu của chính phủ gồm 22 bộ và cơ quan ngang bộ trong đó có Bọ công thương
Câu 6: “Mọi tổ chức khi tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách chủ thể được gọi là pháp nhân”
đúng, sai , giải thích Sai. Vì:
Tổ chức khi tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách là pháp nhân khi đủ các điều kiện quy
định tại Điều 84 BLDS năm 2005. (như câu 3)
Câu 7: “Trong bộ máy nhà nước ta hiện nay, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở trung ương có
quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nghị quyết”. Đúng, sai. Giải thích Sai. Vì:
Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 như sau:
“Điều 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
2. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
4. Nghị định của Chính phủ.
5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
10. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương
của tổ chức chính trị - xã hội.
11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân”.
Cơ quan hành chính trung ương bao gồm chính phủ, bộ và các cơ quan ngang bộ.
Trong đó, Chính phủ được ban hành nghị định; thủ tứng chính phủ ban hành quyết định và thông tư của
bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Nghị quyết là văn bản do Quốc hội, Hội đồng thẩm phán tòa án
Nhân dân tối cao và nghị quyết của tổng kiểm toán, nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội
hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
Câu 13: có quan điểm cho rằng:: trong bộ máy nhà nước ta hiện nay, cơ quan hành chính nhà nước
ở trung ương có quyền ban hành văn bản quy đinh luật Nghị quyết”
Hãy cho biết quan điểm đó đúng sai vì sao? SAI. VÌ:
Theo quy định tại Điều 94 Hiến pháp năm 2013: “Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, thự hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội...”.
Chính phủ goomg thủ tướng chính phủ, các phó thủ tướng chính phủ và các bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Trong đó, Điều 2 Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hệ thống các văn bản pháp luật như sau:
“Điều 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
2. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
4. Nghị định của Chính phủ.
5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
10. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương
của tổ chức chính trị - xã hội.
11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân”.
Như vậy, Chính phủ ban hành nghị định, thủ tướng chính phủ ban hành quyết định và bộ trưởng,
thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành thông tư. Còn nghị quyết do Quốc hội ban hành. Do đó, khẳng
định cơ quan hành chính ó quyền ban hành nghị quyết là sai
Câu hỏi lý thuyết:
Câu 1: : -mối quan hệ giữa quốc hội với tòa án nhân dân tối cao viện kiểm sát nhân dân tối cao
Quốc hội quyết định thành lập của tòa án nhân dân tối cao, VKSNDTC quy định về tổ chức hoạt động
của cơ quan này quy định nhiệm vụ quyền hạn cho cơ quan này , bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với chức
danh chánh án tòa án nhân dân tối cao, VKSNDTC. Giám sát hoạt động thông qua việc xét bảo cáo hoạt
động và thực hiện chất vấn đối với tòa án nhân dân tối cao,VKSNDTC. Giao cho UBTVQH thực hiện
việc giám sát hoạt động của TAND,VKSND tối cao. Khi phát hiện thấy văn bản của TAND,VKSND tối
cao trái văn bản của UBTV quốc hội thì có quyền bãi bỏ, nếu thấy trái văn bản của Quốc hội thì đình chỉ
và đề nghị QUốc hội bãi bỏ. TAND,VKSND tối cao phải chịu trách nhiệm trước QH về việc thực hiện
công việc được giao. QH có thể tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với chánh án tòa án nhân dân tối cao
nêu skhoong hoàn thành nhiệm vụ
Tòa án nhân dân tối cao,VKSNDTC có quyền trình dự án luật pháp lệnh trước quốc hội UBTVQH xét xử
các đại biểu quốc hội
Mối quan hệ giữa chính phủ với các cơ quan nhà nước khác trong bộ máy nhà nước: tòa án nhân
dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Kinh phí hoạt động của TANDTC,VKSNDTC do tòa án nhân dân tối cao lập dự toán và đề nghị chính
phủ trình quốc hội quyết định. Công tác thi hành án, đào tạo , bồi dưỡng hỗ trợ xét xử của cơ quan hành
pháp có tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động xét xử của tòa án nhân dân tối cao. Chính phủ ban
hàng nhiều nghị định, là các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng để làm cơ sở cho toàn án tiến hành xét xử
Tòa ánh nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao về nguyên tác có quyền xét xử hành vi vi phạm
của thành viên chính phỉ
Nội dung các loại văn bản quy phạm pháp luật do quốc hội ban hành
Điều 11. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội
1. Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.
Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến pháp do Quốc hội quy định.
2. Luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài
chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi
trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền
và nghĩa vụ của công dân.
3. Nghị quyết của Quốc hội được ban hành để quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; dự toán
ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; điều chỉnh ngân sách nhà nước; phê chuẩn quyết
toán ngân sách nhà nước; quy định chế độ làm việc của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng
dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; phê chuẩn điều ước quốc
tế và quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Nội dung các loại văn bản quy phạm pháp luật do chính phủ ban hành
Điều 14. Nghị định của Chính phủ
Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:
1. Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường
vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
2. Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài
chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi
trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề
khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ;
3. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
4. Quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để
đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc ban hành nghị định này phải
được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Câu 2: Điểm khác biệt cơ bản quy phạm pháp luật với điều luật -
Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và đảm bảo
thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hôi nhằm đạt được những mục đích nhất định.
+ Về nội dung, qppl thể hiện sự cho phép và sự bắt buộc, tức là chỉ rõ quyền và nghĩa vụ của các bên
tham gia những quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.
+Về hình thức: qppl rất xác định về hình thức, nó thường chỉ rõ điều kiện, hoàn cảnh mà nó tác động đến
tổ chức, cá nhân rơi vào điều kiện, hoàn cảnh tác động của nó, cách thức xử sự dành cho họ, biện pháp
tác động đối với họ khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng cách xử sự mà nó đưa ra.
+ QPPL thường tồn tại dưới dạng thành văn.
+ Cơ cấu: gồm 3 bộ phận: giả định, quy định và chế tài.
Người ta trình bày các qppl thành văn trong các điều luật của 1 văn bản QPPL
- 1 điều luật có thể trình bày 1 QPPL
- 1 điều luật có thể trình bày nhiều QPPL
Câu 3: vị trí chức năng của bộ Điều 2 chương I nghị định số 36/2012/ NĐCP
Điều 2: Bộ là cơ quan thuộc chính phủ, thực hiện quản lý nhà nước đối với ngành lĩnh vực -
Cơ cấu tổi chức và hoạt động của bộ ( điều 15 chương III: cơ cấu tổ chức của bộ
Sự khác biệt giữa cơ quan giữa bộ với cơ quan thuộc chính phủ: -
Bộ là cơ quan của chính phủ, còn cơ quan thuộc chính phủ là cơ quan do chính phủ thành lập,
có chức năng thực hiện một số thẩm quyền quản lý nhà nước về ngành lĩnh vực, quản lý nhà
nước các dịch vụ công thuộc ngành lĩnh vực và thực hiện một sô thẩm quyền cụ thể đại diện
chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật
Câu 4: so sanh quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức
Giong nhau: Đều là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người; đều điều chỉnh các mối quan hệ xã
hội mà quy phạm đó hướng tới - Khác nhau:
+ Quy phạm đạo đức được đảm bảo thực hiện trên cơ sở cộng đồng và dư luận xã hội (lên án, phỉ
nhổ, khinh bỉ....); còn quy phạm pháp luật được điều chỉnh bằng sự cưỡng chế của nhà nước (phạt, tù đầy...)
+ Quy phạm pháp luật tồn tại ở dạng văn bản; còn quy phạm đạo đức thường tồn tại ở dạng tập
quán, thói quyen (một số ít ở văn bản như hương ước làng xã, hương ước dòng họ....)
+ Quy phạm đạo đức được hình thành từ phong tục tập quán, thói quyen, truyền thống, dân tộc,
vùng miền..; còn QP pháp luật hình thành do sự định hướng, ý trí của nhà nước
+ Phạm vi điều chỉnh của QP pháp luật thường rộng hơn (cả nước, cả tỉnh, cả vùng...) nhưng Qp
đạo đức có thế chỉ có giá trị ở một vùng nào đó (ở nơi này là phù hợp, nơi khác không phù hợp...)
Mấy ý kiến cá nhân để bạn tham khảo
Bài tập tình huống:
Câu 1: Anh Bình là nhân viên lái xe hang taxi sao việt. Trong một ngày làm việc anh Bình đã uống rượi
say điều khiển xe quá tốc độ quy định và gây tai nạn; hậu quả làm chị Hoa đi xe máy ngược chiều bị
thương nhẹ, xe máy của chị Hoa bị hỏng, xe ô too của hãng taxi sao việt bị xây xước. trong tình huống này hãy cho biết:
A, Anh Bình có các hành vi vi phạm pháp luật nào?
B, anh Bình có phải gánh chịu các loại trách nhiệm pháp lý nào?
Trình bày rõ lập luận của bạn đối với câu hỏi nêu trên Trả lời:
a, Anh Bình đã vi phạm pháp luật giao thông đường bộ. Cụ thể:
Anh Bình đã lái xe trong tình trạng say rượu và điều khiển xe với tốc độ cao gây tai nạn. Hành vi của
anh Bình thuộc hành vi cấm được quy định tại khoản 8 Điều 8 và khoản 11 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008:
“8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu
hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở”
“11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.”
Tùy vào trường hợp cụ thể mà anh Bình bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính theo
nghị định 171/ 2013/NĐ – CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
b, Anh Bình phải gánh chịu các trách nhiệm pháp lý sau:
Thứ nhất, anh Bình phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi vi phạm phạm luật giao thông
đương bộ năm 2008 như đã phân tích trên. Đó là lái xe mà trong máu hoặc hơi thở có nòng độ cồn và
vượt quá tốc độ cho phép.
Trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các
chủ thể vi phạm hành chính. Với hành vi vi phạm điều cấm của Luật giao thông thì anh Bình phải chịu
trách nhiệm hành chính theo nghị định 171/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trng lĩnh vực giao thng
đường bộ và đường sắt: -
Với hành vi điều khiển xe ô tô khi say rượu anh Bình có thể bị xử phạt theo điểm b khoản 5
Điều 5 hoặc điểm b khoản 7 Điều 5 hoặc điểm a khoản 8 Điều 5 của nghị định 71/2013/ NĐ – CP tùy theo mức độ vi phạm. -
Với hành vi điều khiển xe quá tốc độ cho phép, anh Bình có thể bị xử phạt hành chính theo:
+ Điểm a khoản 3 Điều 5 nghị định 171: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều
khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
+ Điểm a khản 5 Điều 5 phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực
hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
+ Điểm a khoản 6 Điều 5 phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;
+ Điểm a Khoản 7 Điều 5 NĐ 171 phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều
khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h;
Tùy vào trường hợp cụ thể mà anh Bình phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi của mình căn
cưa vào một trông các điều luật trên.
Thứ hai, anh Bình phải chịu trách nhiệm dân sự do hành vi gây tai nạn cho chị
Hoa và gây thiệt hại ch công ty. Cụ thể:
Anh Bình phải bồi thường cho chị Hoa chi phí về khôi phục sức khỏe và chi phí sửa chữa hoặc khôi
phục chiếc xe máy của chị Hoa theo quy định tại khoản 2 Điều 623 của BLDS năm 2005 về bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Anh Bình phải bồi thường chi phí sửa chữa chiếc xe ô tô của công ty bị xây xước nếu trong hợp đồng
lao động không có thỏa thuận khác.
Thứ ba, anh Bình có thể phải chịu trách nhiệm kỉ luật do hành vi vi phạm nội quy của công ty và hợp
đồng lao động mà anh đã kí kết với công ty Sao Việt gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
Câu 2: ( tương tự câu 2)
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận H Thành phố Hà Nội ra quyết định buộc Công ty PK đóng trên địa bàn
quận phải tháo dỡ một công trình xây dựng nhà làm việc vì đã vi phạm các quy tắc xây dựng hiện hành.
Công ty PK phản đối quyết định này và đã gửi đơn để yêu cầu xem xét lại.
a. Trong trờng hợp này, đơn khiếu nại của công ty PK phải gửi đến cơ quan nhà nớc nào để đề nghị xem xét
giải quyết? Vì sao? b.
Nếu cơ quan mà bạn cho là có thẩm quyền ở Mục a đã giải quyết mà Công ty PK vẫn
phản đối thì Công ty PK có thể tiếp tục gửi đơn đến các cơ quan Nhà nớc nào, theo thủ tục gì? Vì sao? Trả lời:
1. Trong trường hợp này công ty PK phải gửi đơn khiếu nại lên chủ tịch UBND quận H thành phố Hà Nội
người đã ra quyết định buộc Công ty PK đóng trên địa bàn quận phải tháo dỡ một công trình xây dựng
nhà làm việc vì đã vi phạm các quy tắc xây dựng hiện hành. Căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại năm
2012: “1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm
trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra
quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại
Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định
mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy
định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn
quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy
định của Luật tố tụng hành chính”.
2. Theo căn cứ tại đoạn 2 khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại năm 2012 thì nếu trong trường hợp này chủ tịch
UBND quận H giải quyết mà công ty PK không đồng ý thì công ty PK có thể tiếp tục gửi đơn khiếu nại
lần 2 lên thủ trưởng cấp trên trực tiếp là chủ tịch UBND thành phố Hà Nội hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
Trường hợp công ty PK không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của chủ tịch UBND
thành phó Hà Nội hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện
vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính theo đoạn 3 Khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại năm 2012.
Câu 4: công ty cổ phần hoa đào trong quý trình sản xuất kinh doanh đã vi phạm quy định của Nhà
nước về bảo vệ môi trường nên gây ô nhiểm nguồn nước gây hại cho các hộ gia định nuôi trồng thủy
sản khu vực xung quanh. Trong trường hợp này hãy cho biết:
A, công ty cổ phần Hoa Đào có các hành vi vi phạm pháp luật nào? -
Công ty cổ phần Hoa Đào đã có hành vi vi phạm hành chính các yêu cầu của Luật bảo vệ
môi trường năm 2005 về quy định bảo vệ môi trường trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đó là: Có
hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường (Trường hợp nước thải
được chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải tuân thủ các quy định của tổ chức quản lý hệ
thống xử lý nước thải tập trung); Có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn và phải thực
hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn; Có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước
khi thải ra môi trường; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường; … -
Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất
nguy hại khác vào đất, nguồn nước gây ô nhiểm nguồn nướ và gây thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản.
B, công ty phải chịu các trách nhiệm pháp lý: -
Trách nhiệm hành chính trong việc có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường; -
Trách nhiệm dân sự về vấn đề bồi thường thiệt hại cho các hộ nuôi trồng hủy sản xung quoanh; Câu 2
Chiến sĩ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ đã phát hiện một hành vi vi phạm luật an toàn giao thông
trên đường phố. Chiến sĩ cảnh sát này sẽ phải làm các thủ tục pháp lý như thế nào nếu cho rằng: a.
Hành vi vi phạm thuộc trờng hợp phạt tiền 100.000 đồng? b.
Hành vi vi phạm thuộc trờng hợp phạt tiền 500.000 đồng? Giải thích rõ vì sao? Trả lời:
1. Hành vi vi phạm thuộc trường hợp phạt tiền 100k
Theo Điều 70 nghị định 71/2013/NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ, đường sắt quy định về thẩm quyền của cảnh sát nhân dân:
“1.Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 500.000
đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền: a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và
1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.”
Trong trường hợp mức xử phạt chỉ 100.000 đồng thì thủ tục tiến hành xử phạt bao gồm lập biên bản và ra
quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 74 nghị định 171: .
“1. Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền
xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính theo các
điểm, khoản tương ứng của Điều 30 Nghị định này.
2. Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm
quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện
và tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện phải ký vào biên bản vi
phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến và được chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ
phương tiện. Trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành quyết định xử phạt thay cho
chủ phương tiện thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành tạm giữ phương tiện để bảo đảm cho việc xử
phạt đối với chủ phương tiện”
2. Trường hợp mức phạt là 500k:
- Nếu chiến sĩ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ không phải là đội trưởng trạm trưởng thì chỉ được
lập biên bản mà không có quyền ra quyết định xử phạt.
- Nếu chiến sĩ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ là đội trưởng, trạm trưởng thì có quyền lập biên
bản và ra quyết định xử phạt theo khoản 2 Điều 70 NĐ 171/2013. Câu 3
CQNN nhận đợc đơn phản ánh của một số ngời tiêu dùng về việc sau khi sử dụng hoa quả mua tại
cửa hàng H (có đăng ký kinh doanh do Phòng Đăng ký kinh doanh Quận K, thành phố Hà Nội cấp)
đã bị ngộ độc sau khi sử dụng làm 10 ngời phải đi cấp cứu tại bệnh viện. Những ngời này đã đợc xuất
viện sau 24 giờ điều trị. Chủ cửa hàng cũng thừa nhận đã bán hàng cho những ngời này. Qua điều
tra và xét nghiệm tại chỗ, các cơ quan chuyên môn kết luận: Nguyên nhân của vụ ngộ độc là do số
hoa quả trên đã đợc chủ cửa hàng tẩm chất bảo quản thực phẩm có chứa một hàm lợng độc tố đã bị cấm sử dụng.
- Hành vi của chủ cửa hàng H có phải vi phạm pháp luật không? Loại gì? Vì sao?
Hành vi của chủ của hàng đã vi phạm Luật an toàn thực phẩm năm 2010 thuộc hành vi cấm
trong sản xuất, kinh doanh thực thẩm tại điểm d khoản 5 Điều 5: “Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc
nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép”.
Hành vi của chủ cửa hàng H thuộc hành vi vi phạm hành chính vê an toàn thực phẩm quy định tại
điểm b Khoản 3 Điều 1 nghị định 91/2012/NĐ – CP quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm,
đó là hành vi: Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Nếu hành vi trên là VPPL thì Cơ quan nhà nớc nào có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật này? Vì sao?
Những chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm đối với hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm:
- Chủ tịch UBND các cấp quy định tại Điều 33 nghị định 91/ 2012
- Thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên
ngành: Chánh thanh tra Sở Y
tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Thủ trưởng
cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở
Công Thương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Trưởng đoàn thanh tra chuyên
ngành cấp sở thuộc các sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; Trưởng đoàn thanh
tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
thuộc các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương…(Điều 34 nghị định 91)
- Cơ quan quản lý thị trường: kiểm soát viên thị trường, đội trưởng đội quản lý thị trường,chi cục
trưởng chi cục quản lý thị trường, cục trưởng cục quản lý thị trường (Điều 35 nghị định 91)
- Các cơ quan khác: Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan; cơ quan Thuế và
những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc các cơ quan khác theo quy định của Pháp
lệnh Xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi
phạm hành chính về an toàn thực phẩm. (Điều 36 nghị định 91)
- Theo quy định của PL xử lý vi phạm hành chính thì chủ cửa hàng hoa quả có thể bị áp dụng những
hình thức xử lý nh thế nào? Vì sao? Các hình thức xử phạt:
+ Phạt tiền theo khoản 2 khoản 3 Điều 7 1 nghị định 91/2012/NĐ – CP quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm:
“2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng
trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
3. Phạt tiền bằng 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này nếu mức
tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại Khoản 2 Điều này thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi
phạm tại thời Điểm vi phạm nhưng số tiền phạt không quá 100.000.000 đồng”.
+ Phạt bổ sung nếu tái phạm theo điểm b khoản 4 Điều 7 nghị định 91/2012: tước quyền sử dụng giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo Khoản 5 Điều 7: Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm
là hóa chất không rõ nguồn gốc, bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm; thực phẩm có chứa hóa chất.
a. Hãy cho biết: Trong trường hợp này theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính do Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 02 tháng 07 năm 2002, chủ cửa hàng hoa quả có thể bị xử lý như thế nào?
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 được thay bằng luật xử phạt vi phạm hành chính 2012
rồi nên xử phạt theo nghị định 91/2012/NĐ – CP quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm (như trên).
b. Có gì khác nếu trong trường hợp này có hai người chết do bị ngộ độc quá nặng và đây là vụ
ngộ độc thứ 2 xảy ra tại cửa hàng này chỉ trong 3 tháng gần đây?
Trong trường hợp này, chủ của hàng sẽ bị xử lý theo pháp luật hình sự chứ không phải xử lý theo
pháp luật hành chính nữa.
Câu 4:Trong khi thi hành nhiệm vụ chiến sĩ cảnh sỏt đó phỏt hiện Nguyễn Văn H điều khiển phương tiện
giao thông vô ý đi vào đường cấm. a.
Hãy xác định các trường hợp H không phải chịu trách nhiệm hành chính, nêu căn cứ pháp lý?
TL: Theo Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về trường hợp không bị xử phạt hành chính:
“Điều 11. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực
hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 5 của Luật này”.
Như vậy, H không phải chịu trách nhiệm hành chính khi: -
Chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hành chính theo điểm a khoản 1 Điều 5 Luật xử phạt vi phạm
hành chính tức là dưới 14 tuổi hoặc trường hợp từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành vi vi phạm hành chính do cố ý. -
Thực hiện hành vi trong tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, do sự kiện bất ngờ, do trường hợp bất khả kháng,... b.
Giả sử H đó 17 tuổi, điều khiển xe Dream thỡ H phải chịu trỏch nhiệm hành chớnh với
những hỡnh thức xử lý như thế nào? Giải thớch vỡ sao?
H có thể bị xử phạt: Phạt tiền. Cụ thể: -
Xử phạt về hành vi đi vào đường cấm theo điểm b khản 4 Điều 5 nghị định 171/2013 quy định
xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Với mức phạt từ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. -
Xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy dung tích trên 50cm3 nhưng chưa đủ tuổi theo điểm
a khoản 4 Điều 21 nghị định 171/2013 phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các
hành vi vi phạm sau đây: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm trở lên. 3 Câu 5
Ông Nguyễn Văn Nam là chủ sở hữu hợp pháp một ngôi nhà 120 m2 đang thơng lợng vay
70 triệu đồng với thời hạn 3 năm của Ngân hàng thương mại AC để chi phí cho con đi xuất khẩu lao
động ở Hàn Quốc. Ngân hàng AC đồng ý nhưng yêu cầu Ông Nam phải thực hiện biện pháp bảo đảm
nghĩa vụ bằng tài sản.
Những biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nào quy định trong Bộ luật dân sự 2005 có thể đợc áp
dụng trong trờng hợp này và hãy giải thích khái quát quyền và nghĩa vụ của Ông Nam trong mỗi biện
pháp để giúp Ông có thể lựa chọn sử dụng. Trả lời:
Những biện pháp bảo đảm có thể được áp dụng:
Trong trường hợp này, phải thực hiện biện pháp đảm bảo là biện pháp thế chấp theo quy định tại Điều 342 BLDS năm 2005.
Ông Nam có quyền và nghỉa vụ sau:
Quyền của ông Nam là người thế chấp tài sản qquy định tại Điều 349 BLDS năm 2005 như sau: -
Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc
tài sản thế chấp theo thoả thuận; -
Ðược đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp; -
Ðược bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì
quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở
thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán. -
Ðược bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản
xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý. -
Ðược cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc
tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết; -
Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt
hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
Ông Nam có nghĩa vụ quy định tại Điều 348 BLDS năm 2005: 1.
Ðược khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức
cũng thuộc tài sản thế chấp theo thoả thuận; 2.
Ðược đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp; 3.
Ðược bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì
quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở
thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán. 4.
Ðược bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá
trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý. 5.
Ðược cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết
về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết; 6.
Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm
dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
Câu 6: Anh Nguyễn Văn T là công nhân làm việc tại phân xởng hàn của Công ty trách nhiệm hữu
hạn PK. Trong khi làm việc do không thực hiện đúng quy trình an toàn lao động mà Công ty đã quy định
nên anh T đã để xảy ra một vụ cháy tại xởng sản xuất. Đám cháy đã lan sang cả 2 nhà dân xung quanh,
tuy không có thiệt hại về ngời nhng thiệt hại về tài sản cho 2 nhà dân là 140 triệu đồng và cho công ty là 18 triệu đồng .
a. Trong trờng hợp này ai là ngời phải chịu trách nhiệm bồi thờng đối với những thiệt hại xảy
ra cho các nhà dân xung quanh xưởng và cho công ty PK. Vì sao?
Trong trường hợp này công ty TNHH PK phải có trách nhiệm bồi thường cho nhà dân do cháy theo
quy định tại Điều 618 về bòi thường thiệt hại do pháp nhân gây ra:
“Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp
nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt
hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.
Do: anh T là công nhân của công ty PK tức là do người của pháp nhân gây ra nên trước hết cong ty PK
phải bồi thường cho 2 nhà dân. Sau đó, có quyền yêu cầu anh T hoàn trả số tiền theoo quy định của PL
đồng thời anh T cũng phải bồi thường thiệt hại cho công ty do làm cháy xưởng.
b. Trách nhiệm bồi thường trong trờng hợp này thuộc những loại trách nhiệm pháp lý nào? Vì sao?
Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
do hành vi của con người gây ra. Vì trong trường hợp này không phải thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
trong hợp đồng gây ra. Trách nhiệm bồi thường phát sinh trong trường hợp này là do vô ý xâm phạm đến
tài sản của pháp nhân và các chủ thể khác. Câu 7
Điều 142 Khoản 1 Bộ luật Hình sự 1999 quy định về tội sử dụng trái phép tài sản nh sau:
“Ngời nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của ngời khác có giá trị từ năm mơi triệu đồng trở lên
gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, cha
đợc xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mơi triệu đồng, cải tạo
không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
a. Hãy xác định độ tuổi tối thiểu của một ngời phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện một hành
vi quy định tại Khoản 1 Điều 142 này. Vì sao?
Độ tuổi tối thiểu trong trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 142 là 16 tuổi. Căn cứ:
Căn cứ khoản 3 Điều 8 BLHS năm 1999 sửa đổi năm 2009 thì tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 142
là tồi phạm ít nghiêm trọng vì mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm ít nghiêm trọng là đến 3 năm tù.
Căn cứ Điều 12 BLHS về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và
tội đặc biệt nghiêm trọng và người đử 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu TNHS về mọi tội phạm. Mà tội phạm
quy định tại khoản 1 điều 142 là tội ít nghiêm trọng. Do đó, độ tuổi tối thiểu phải chịu TNHS là 16 tuổi.
b. Trong trờng hợp Nguyễn Văn A đã 20 tuổi, vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của ngời khác có
giá trị là 40 triệu đồng gây thiệt hại vật chất 120.000 đồng và Nguyễn Văn A cha bị xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi này, cũng cha bị kết án về tội này thì Nguyễn Văn A sẽ phải chịu những loại
trách nhiệm pháp lý nào? Vì sao?
A sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự. -
Trách nhiệm hành chính: vì hành vi của A chưa cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 điều
142 BLHS vì giá trị tài sản ở đây là 40 triệu, A chưa bị xử phạt hành chính cũng chưa bị kết án. -
Trách nhiệm dân sự: hành vi của A gây thiệt hại cho người có tài sản do đó, A phải bồi thường số tiền 120 000 đồng. Câu 8
Nguyễn Văn T sinh ngày 14- 4-1991 bị bắt ngày 15- 4-2005 trên một chuyến xe khách khi trong hành lý
mang theo có hai bánh Hêrôin (mỗi bánh 375 gam).
- Hãy xác định tính chất tội phạm của Nguyễn Văn T trong trờng hợp này theo phân loại tội phạm
trong Bộ Luật hình sự 1999 và hình phạt có thể áp dụng đối với T trong trờng hợp này. Vì sao?
Hành vi của T cấu thành tội phạm quy định tại Điều 194: “tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma túy”. Với khung hình phạt quy định tại điểm b khoản 4 Điều 194 BLHS: hêrôin
hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên. Mức hình phạt đối với khoản 4 Điều 194 là hai
mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Như vậy, mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là tử hình.
Căn cứ khoản 3 Điều 8 BLHS: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã
hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội
phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm
tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung
hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy
hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù,
tù chung thân hoặc tử hình”.
Xác định hành vi của T thuộc tội phạm của A là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với khung hình phạt tù
trên hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Tuy nhiên, T sinh ngày 14- 4-1991 đến thời điểm bị bắt ngày 15- 4-2005 đã đủ `4 tuổi 1 ngày. Theo
quy định tại Điều 12 BLHS thì T đã độ tuổi chịu TNHS. T phạm toioi theo điểm b khoản 4 Điều 14
BLHS với khung hình phạt tù trên hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng do T là người chưa
thành niên nên không áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình theo khoản 5 Điều 69 BLHS.
- Có gì khác nếu trong trờng hợp này khám trong hành lý của T có 4 gam Hêrôin? Vì sao?
Trường hợp này hành vi của T thuộc tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 194 BLHS: người nào tàng
trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Căn cứ khoản 3 Điều 8 BLHS hành vi của T thuộc tội phạm nghiêm trọng với mức cao nhất của khung hình phạt là 7 năm tù.
Căn cứ Điều 12 BLHS và độ tuổi của T lầ 14 tuổi 1 ngày thì trường hợp này T không phải chịu trách nhiệm hình sự Câu 9
Đang chạy trên đờng quốc lộ dọc theo đờng sắt, Phạm Văn T là lái xe của công ty cổ phần Minh Đức
nhìn thấy có hai đứa trẻ đang mải mê thả diều và chạy giữa hai đờng ray tàu hỏa, dờng nh không nghe
thấy những tiếng quát gọi của rất nhiều ngời. Trong khi đó, đoàn tàu S2 đang đến rất gần và một vụ tai
nạn tởng nh chắc chắn sẽ xảy ra. Phạm Văn T vội lao vào và kịp đẩy mạnh hai đứa trẻ bật ra khỏi đờng
ray, đúng lúc đoàn tàu vùn vụt lao qua. Thoát chết, nhng một cháu bị gẫy tay phải, còn cháu kia bị gẫy chân trái.
Trong trờng hợp gây ra thơng tích cho ngời khác nh vậy, hành động của lái xe Phạm Văn T có đợc
coi là tình thế cấp thiết để đợc loại trừ trách nhiệm hình sự hay không? Vì sao? Trả lời:
Hành động của T được coi là tình thế cấp thiết, bởi vì:
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của
Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào
khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Trong trường hợp này hành động của anh
T là ngăn ngừa thiệt hại lớn hơn là thiệt hại về tính mạng cho 2 cháu bé. Thiệt hại xảy ra cho 2 cháu là
gãy tay, gãy chân là thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cẩn ngăn ngừa.
Do đó, hành vi của T không phải là tội phạm căn cứ khoản 1 Điều 16 BLHS veeff tình thế cấp thiết. Câu 10
A (17 tuổi), B (20 tuổi) biết C 18 tuổi) không biết uống rượu nên rủ C đi nhậu. Do C không uống rượu
nên bị A và B trói lại và đổ rượu vào mồm, sau đó cả 3 đều bị say không thể làm chủ được hành vi của
mình. Thấy anh M (trước đó có hiềm khích với B) đi qua A, B cởi trói cho C và cả ba đã xông vào đánh
tập thể anh M gây thường tích 19%. Hỏi A,B,C có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao? Trả lời:
Hành vi của A, B, C thuộc là hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe ch
người khác quy định tại Khoản 1 Điều 104.
Tuy nhiên, do điều kiện phạm tội không giống nhau nên A, B, C phải gánh chịu TNHS khác nhau:
1. Đối với A (17 tuổi) và B (20 tuổi)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì A phải chịu TNHS về mọi tội
phạm, trong đó có hành vi phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS. 2. Đối với C:
Tuy căn cứ Điều 12 BLHS thì C đã đủ tuổi chịu TNHS nhưng C sẽ không phải chịu TNHS vì trong
trường hợp này không thỏa mãn yếu tố lỗi. Tuy cả 3 đều ở trong tình trạng say rượu nhưng tình trạng say
rượu của C không phải tự C đưa mình vào tình trạng say rượu như A và B mà do bị A và B ép buộc. Do
trong say không làm chủ được hành vi của mình nên C đã thực hiện hành vi phạm tội.
Mà các dấu hiệu cấu thành tội phạm bao gồm: tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật, tính phải
chịu hình phạt. Nhưng trường hợp này C không thõa mãn dấu hiệu lỗi.
(Đây là quan điểm của bạn còn có quan điểm khác là cả 3 đều phải chịu TNHS căn cứ Điều 14:
người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác thì vẫn phải chịu
TNHS và căn cứ Điều 12 các chue thể đã đủ độ tuổi chịu TNHS) Câu 11 (2d):
a) Ông trần Văn K cho Nguyễn văn A (17 tuổi), A phóng nhanh, vượt ẩu gây ra tai nạn, người bị hại có
mức độ thương tật 10%.
b) Nguyễn Văn B (14 tuổi) ăn cắp máy tính xách tai trị giái 15 triệu đông, trong lúc tiêu thụ, thì bị bắt
Hỏi, chế tài sử phạt ở đây là gì? Đối tượng nào bị xử phạt, vì sao? Trả lời
a) Xử phạt hành chính: đối tượng bị xử phạt là A và A trực tiếp có hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ
K và A phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn.............
b) Xử phạt vi phạm hành chính đối với A vì:
B phạm tôi trộm cắp tài sản theo quy định tại khoản 1 điều 138 BLHS với mức cao nhất của khung hình phạt là ba năm tù.
Đối chiếu với khoản 3 Điều 8 BLHS thì B phạm tội ít nghiêm trọng.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 12 thì: 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Do đó, B không phải chịu TNHS trong trường hợp này.
Căn cứ Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính thì B đã đủ tuổi chịu TN hành chính do hành vi của B là
cố ý: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố
ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính...”
Câu 12: Công ty cổ phần B đã làm trái quy định của pháp luật Nhà nước về bảo vệ môi trường, xả nước
thải ra sông làm ô nhiễm nguồn nước và làm chết tôm, cá đang vào mùa thu hoạch của các hộ nuôi trồng
thủy sản xung quanh. Công ty cổ phần B phải chịu trách nhiệm pháp lý nào? Trả lời:
Công ty Cổ phần B phải chịu trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự -
Trách nhiệm hành chính : theo điểm k khoản 1 Điều24 của luật xử phạt vi phạm hành chính
năm 2012 và nghị định 179/2013quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với mức
phạt tối đa đến 1 000 000 000 đồng. -
Trách nhiệm dân sự: bồi thường thiệt hại đối với người dân xung quanh theo quy định tại điều
13 Luật xử lý vi phạm hành chính và điều 624 BLDS năm 2005.
Điều 13 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:
“Điều 13. Bồi thường thiệt hại
1. Người vi phạm hành chính nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử
lý vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”
“Điều 624: bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo
quy định của pháp luật, kể cả trường hợp gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”