Quan điểm của triết học Mác-Lênin về con người - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Từ xưa đến nay, chúng ta cứ luôn trăn trở về quan niệm con người và bản chất conngười. Qua quá trình mãi dũa của thời gian, từ những quan điểm mơ hồ, thần thánh hóa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TÊN TIỂU LUẬN: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC –
LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI. Ý NGHĨA
LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN. MỤC LỤC Lời nói
đầu………………………………………………………………trang 3
Phần 1. Quan điểm của triết học Mác-Lênin về con người
và bản chất của con
người…………………………………………………………………… trang 4
1. Quan niệm của triết học Mác-Lênin về con người
2. Quan niệm của triết học Mác-Lênin về bản chất con người
Phần 2. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của quan điểm
trên………………trang 6 1. Ý nghĩa lí luận
2.Thực tiễn và ứng dụng 23 Lời nói đầu
Từ xưa đến nay, chúng ta cứ luôn trăn trở về quan niệm con người và bản chất con
người. Qua quá trình mãi dũa của thời gian, từ những quan điểm mơ hồ, thần thánh hóa
nó dần được củng cố và chính xác hơn. Ta không còn coi con người là thực thể của thần
thánh, của tôn giáo, tín ngưỡng, bỏ lại chủ nghĩa duy tâm. Chúng ta dần tìm ra quan
niệm mới, khách quan hơn, tiến bộ hơn và khắc phục hạn chế, thiếu sót của những quan
điểm trước đó. Chúng ta không thể khẳng định quan điểm này là đúng đắn tuyệt đối, bởi
vạn vật luôn không ngừng vận động phát triển nhưng ta có thể khẳng định đây là quan
niệm chính xác nhất hiện tại. Phải hiểu hết về bản thân mới biết ta cần làm gì và làm gì
tốt nhất. Nghe qua sẽ có người đánh giá “ Hiểu về con người không cần thiết, cứ sống
theo ý mình là được”. Vậy thì người đó chưa hiểu hết về vai trò và ứng dụng thực tiễn
của quan niệm con người của triết học Mác-Lênin đối với nhân loại nói chung và bản
thân mỗi người nói riêng. Vì vậy, bằng kiến thức của bản thân, sau đây xin mời mọi
người cùng đến với bài tiểu luận của tôi “Phân tích quan điểm của triết học Mác
Lênin về con người và bản chất của con người. Ý nghĩa lí
luận và thực tiễn quan
điểm trên”. Mong rằng với vốn kiến thức tích lũy được trong quá trình học, bài tiểu
luận của tôi sẽ thành công.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Thanh Hà- giảng viên bộ môn triết
học đã tận tình chỉ dạy, cung cấp bài học hay, thiết thực trong quá trình giảng dạy. Những
kiến thức cô dạy đã giúp tôi có thêm nhiều nhận thức mới, khía cạnh rất thực tế, gần gũi
cuộc sống. Từ đó tôi có thể hoàn thiện bài tiểu luận của mình.
Xin gửi lời cảm ơn đến trường đại học UEH khoa lý luận chính trị đã biên soạn cuốn
sách “ Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học triết học Mác- Lênin “, cuốn sách giáo trình
Triết học Mác- Lênin dành cho bậc đại học – không chuyên nghành lý luận chính trị -
Bộ Gíao dục và Đào tạo, Hà Nội,2019 và cuốn sách Giáo trình Triết học Mác- Lênin,
Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc – Sự Thật, Hà Nội 2014; và một số
tài liệu tham khảo khác đã cung cấp thông tin kiến thức giúp tôi hoàn thành bài tiểu luận
của mình.CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT
HỌC MÁC – LÊNIN
VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI.
1. Quan niệm của triết học Mác-Lênin về con người
Ngay từ tên “ con người” đã thể hiện khái niệm con người gồm hai phần. Phần
con và phần người. Nhưng nếu không tìm hiểu, người ta chỉ đơn giản nghĩ rằng:
phần con là đại diện cho bản năng động vật, của sự ích kỉ, giản đơn. Còn phần
người là tư duy, ý thức xã hội, nhân tính… Những suy nghĩ, quan điểm đó không
hề sai. Nó đúng nhưng không đủ, không trọn vẹn. Có một câu nói “ Biết mình biết
ta trăm trận trăm thắng”. Khi mà ngay cả bản thân còn chưa hiểu kĩ thì làm sao mà
tận dụng hết đc khả năng của bản thân. Để mà sống một cuộc đời có nghĩa và trọn vẹn. Khái niệm con người
Con người là một thực thể tự nhiên – xã hội
+) Con người là một thực thể tự nhiên.
Hiểu một cách đơn giản vạn vật sinh ra từ tự nhiên và con người cũng vậy. Tự
nhiên chính là tiền đề cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của loài người .Nếu
không có tự nhiên sẽ không có con người, không có động vật, thực vật...như hiện
nay. Phương diện tự nhiên-phương diện cơ bản nhất của con người. Chỉ khi ta hoàn
toàn hiểu biết về chính bản thân mình một cách đúng đắn và khoa học, ta mới có
thể tận dụng hết ưu điểm, hạn chế khuyết điểm. Từ đó tiến đến làm chủ bản thân,
làm chủ hành động, tư duy, lời nói,… Ta mới có thể tồn tại và phát triển một cách tốt nhất.
Bản tính tự nhiên của con người thể hiện qua hai góc độ chính:
Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên.
Con người đã mất khoảng 5-7 triệu năm để tiến hóa từ tổ tiên chung với tinh tinh
thành con người như hiện tại. Chúng ta dần tiến hóa từ đi bằng 4 chi chuyển sang
đi 2 chân, từ ăn đồ sống sang nấu chín, biết săn bắt đến tự chăn nuôi… hay chúng
ta phát triển thế giới 4.0 như hiện nay. Đó là cả quá trình lâu dài và sẽ vẫn tiếp tục
tiến hóa và phát triển không ngừng.Đây chính là minh chứng cụ thể cho thấy con
người là kết quả của tiến hóa và phát triển lâu dài, không ngừng của giới tự nhiên.
Bên cạnh đó, cơ sở khoa học của kết luận này cũng được chứng minh bằng
toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên. Tiêu biểu là
Học thuyết tiến hóa của Darwin về sự tiến hóa của các loài.
Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và, đồng thời, tự nhiên
cũng là “thân thể vô cơ của con người”. Con người sống trong môi trường tự nhiên.
Dù cho loài người có phát triển như thế nào đi chăng nữa, có tiến hóa ra sao thì vẫn
không thể thay đổi sự thật chúng ta sống trong môi trường tự nhiên. Giới tự nhiên
luôn luôn tác động đến cuộc sống con người, dù nhiều hay ít, trực tiếp hay gián
tiếp, tích cực hay tiêu cực. Giới tự nhiên cũng là cơ sở cơ bản để 1 con người duy
trì sự sống, trao đổi vật chất của con người. Nó không chỉ là nước để uống, thực
phẩm để ăn , không khí để hít thở mà đó còn là thứ quy định sự tồn tại của con
người. Ngược lại con người cùng có tác động trở lại với môi trường tự nhiên. Những
4hành động và biến đổi củng con người cũng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, ít
hay nhiều, tiêu cực hay tích cực đến tự nhiên, làm biến đổi môi trường đó.Đây
chính là mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của con người và các tồn tại khác trong giới tự nhiên.
+) Con người là một thực thể xã hội.
Mặc dù cùng sinh ra từ tổ tiên chung, đều tiến hóa qua thời gian, nhưng
con người vượt trội hơn loài vật khác vì con người có đặc tính xã hội. Mỗi một con
người đều được đặt trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội- gia đình, giai cấp,
quốc gia, dân tộc , nhân loại. Kết luận trên được phân tích chủ yếu qua hai giác độ sau đây:
Thứ nhất, xét từ giác độ nguồn gốc hình thành con người, loài người được
hình thành dựa trên nhân tố lao động. Nếu chỉ có sự tiến hóa và phát triển của vật
chất tự nhiên, thì con người cũng chỉ là “ con”- động vật thông thường. Chính nhờ
lao động mà con người biết săn bắn, trồng trọt, chăn nuôi,… hình thành cộng đồng,
mối quan hệ phức tạp hơn… Có khả năng vượt trội, phát triển hơn các động vật
khác để thành “người”.
Thứ hai, xét từ giác độ tồn tại và phát triển của con người. Cuộc sống mỗi
người đều chịu sự chi phối, ảnh hưởng từ các nhân tố xã hội. Xã hội thay đổi thì
con người cũng thay đổi tương ứng. Và ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân
cũng chính là tiền đề cho sự phát triển của xã hội.
Hai phương diện tự nhiên và xã hội đều cùng tồn tại trong mỗi con người.
Chúng tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, quy định lẫn nhau,
tác động lẫn nhau,
làm biến đổi lẫn nhau tạo nên đặc trưng riêng, khả năng vượt trội của con người.
2. Quan niệm của triết học Mác-Lênin về bản chất con người
C.Mác đã từng khẳng định:”Bản chất của con người không phải một cái gì
đó trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất
con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.
Quan niệm trên không chỉ được chứng minh bằng chủ nghĩa duy vật biện
chứng mà còn được khẳng định qua thời gian, quan hệ lịch sử xã hội. Hơn nữa
chính nhờ phương diện là thực thể xã hội con người mới tạo ra sự tồn tại khác biệt
với động vật khác. Như vậy có thể nói, con người là nột phần của tự nhiên mang
đặc tính xã hội. Xét trong tính hiện thực thì bản chất con người là tổng hòa những
quan hệ xã hội- sự tổng hợp hài hòa những mối quan hệ cộng đồng, toàn bộ quan
hệ người với người trên các mặt kinh tế chính trị, văn hóa…
Cũng theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con người
khi xem xét con người cùng khả năng sáng tạo lịch sử ta phải tiếp cận từ giác độ
của những mối quan hệ lịch sử. Bởi lẽ phải từ những mối quan hệ lịch sử con người
mới giải phóng bản chất, hướng vào kinh tế chính trị, văn hóa xã hội và từ đó phát
huy khả năng sáng tạo lịch sử của con người. Từ đó khẳng định không tồn tại nhưng
nhân vật phi lịch sử mà con người luôn gắn với hoàn cảnh lịch sử. Với tư cách là
thực thể xã hội, con người thông qua hành động trong thực tiễn khiến tự nhiên biến
đổi theo nhu cầu sinh tồn và phát triển và đồng thời sáng tạo ra lịch sử của chính
nó, thực hiện sự phát triển của lịch sử đó.
5CHƯƠNG 2. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.Ý nghĩa lý luận
Quan niệm của triết học Mác- Lênin về con người và bản chất con người đã
cung cấp thông tin, kiên sthuwcs , là cơ sỏ phương pháp luận trong mọi hoạt động
của con người.Quan niệm có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống, nhận thức mội người
+ Trong nhận thức, đánh quá con người cần phải xem xét kĩ lưỡng từ hai góc
độ chính là tự nhiên và xã hội. Phải luôn xem xét hai mặt trên đồng thời song
song. Tuy nhiên có thể chú trọng hơn về mặt bản chất xã hội. Mặt khác trong
cuộc sống, mỗi người cũng cần phải sống cân hằng giữa hai mặt. Không nên quá
chú trọng vào mối quan hệ xã hội mà lơ là nhu cầu sinh học, tránh chạy theo lối
sống bản năng tầm thường.
+Trong cuộc sống, phải biết cách tổng hòa các mối quan hệ xã hội, cố gắng
xây dựng môi trường giao tiếp tốt, tích cực phát triển mối quan hệ người với
người đa dạng hơn. Từ đó pháp triển nhân loại ngày càng văn minh, hội nhập.
Bên cạnh đó, trong thực tiễn, con người nên hành động sao cho mối quan hệ cá
nhân – xã hội được giữ ở mức hợp lí. Tránh khuynh hướng đề cao quá mức cá nhân hay xã hội.
3. Thực tiễn
Lịch sử đã chứng minh
Tính đúng đắn của quan điểm triết học Mác-Lênin về con người và bản chất
con người còn được thể hiện qua lịch sử Đảng ta. Bác Hồ- chủ tịch Hồ Chí Minh
đã đưa quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về nước trong giai đoạn đất nước khó
khăn. Trong thời kì khánh chiến, đó là tinh thần giải phóng dân tộc, tư tưởng con
người là mục tiêu, động lực cách mạng, giải phóng nhân dân lao động là giải
phóng dân tộc. Chịu sự ảnh hưởng của xã hội bấy giờ, nhân dân đứng lên đấu
tranh. Nhân dân thành công xây dựng chủ nghĩa xã hội- xã hội phát triển. Hay
trong công cuộc đổi mới, Đảng ta khẳng định coi con người Việt Nam vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước
Mối quan hệ xã hội và tự nhiên gắn với con người hiện nay.
Xã hội thế kỉ XXI đang càng ngày càng phát triển theo công nghệ thông tin.
Đòi hỏi con người phải linh hoạt và thích ứng. Thông tin hôm nay có thể sẽ lỗi
thời vào ngay mai. Con người đã làm chủ cuộc sống rất lâu về trước. Và hiện nay,
con người ngày càng phát triển, yêu cầu một cuộc sống tiện ích hơn nữa với sự
thay thế máy móc và công nghệ. Nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó. Việc phát
triển công nghệ, chạy đua tiền tài, công nghiệp quá mức đã làm cạn kiệt tài
nguyên nhiên nhiên, ô nhiễm môi trường, đe dọa sự tồn tại các sinh vật khác. Phải
chăng chúng ta đã vô tâm, chủ quan với tự nhiên- ngôi nhà của chúng ta? Hiện
nay, hậu quả của việc ảnh hưởng đến tự nhiên do con người gây ra không khó để
bắt gặp. Nước ao, sông, hồ dần đục ngầu, bẩn, ô nhiễm nặng nề, không khí gia
6tăng chất bẩn, độc hại, thiên tai kéo đến ngày càng nhiều, giảm đa dạng thảm thực
vật, trái đất nóng lên, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên… Tất cả đều do con người
gây ra. Một tín hiệu đáng mừng là con người đã nhận ra hậu quả ấy và đã bắt tay
vào giải quyết. Các quốc gia, tổ chức thế giới đã hoạt động bảo vệ môi trường, đặt
ra quy định mới. Các đơn vị khác cũng bắt đầu chiến dịch, thông điệp bảo vệ tự
nhiên như dự án "UEH Zero Waste Campus - Đại học UEH không rác thải" do
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM phối hợp cùng Liên minh không rác Việt Nam
(VZWA), các đơn vị và các chuyên gia thực hiện, hay chiến dịch tình nguyện năm 2019: mùa hè xanh…
Sinh viên rút ra bài học gì cho bản thân?
Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, đa số các trường đại học đều thích
ứng, sử dụng phương pháp dạy học online thay vì offline như trước đây. Việc học
tập tại nhà và thông qua thiết bị như điện thoại hay laptop cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến sinh viên. Có rất nhiều bạn dần sinh “ lười”. Nguyên nhân có thể do dịch
bệnh không ra ngoài hay tâm lí thoải mái khi ở nhà hay cám dỗ của internet, thiết
bị giải trí… Dường như các bạn bỏ quên đi sức khỏe, nhu cầu sinh học cần thiết
để có một cơ thể khỏe mạnh. Hay vẫn có một số sinh viên bỏ bê mối quan hệ xã
hội. Họ cắm cúi học, chơi, nghỉ ngơi,.. mà quên, ngại giao tiếp với mọi người.
Ngày ngày đóng cửa phòng không ai biết. Họ đang dần hủy hoại chính mình. Con
người là thực thể tự nhiên – xã hội. Tức là dù là ai đi chăng nữa họ cũng đều cần
có phương diện tự nhiên và xã hội. Hãy lập cho mình một thói quen tập thể dục,
ăn uống đủ chất, dậy sớm, sống lành mạnh. Hãy nói chuyện, kết thêm bạn mới,
chia sẻ niềm vui, câu chuyện thường ngày với bạn bè, người thân,… Cuộc sống sẽ
tốt đẹp hơn những gì bạn nghĩ đó.
Bản thân là tân sinh viên, tôi cũng gặp nhiều bỡ ngỡ, băn khoăn trong môi
trường mới. Tôi sẽ ngại giao tiếp, ngại kết bạn mới. Vì tôi lo ngại họ không tốt, lo
ngại những thứ linh tinh hay đơn giản vì tôi ngại ngùng. Nhưng giống như quan
niệm triết học Mác-Lênin đã nói “bản chất con người là tổng hòa những quan hệ
xã hội”. Nếu tôi cứ mãi e ngại như thế, tôi sẽ không kết bạn, không giao tiếp,
không thể hỏi ai những vấn đề, thắc mắc. Rồi tôi sẽ chẳng có bạn bè ? Tôi tự cô
lập chính mình ? Tự tách mình ra khỏi tổng hòa những mối quan hệ xã hội? Nghĩ
tới đó thôi, cuộc sống cũng thật bế tắc và buồn chán. Và có lẽ cũng có không ít
bạn đã từng có vướng mắc giống tôi. Giờ đây, tôi đã có một người bạn thân trong
lớp, có một nhóm bạn chơi rất vui và nhiều bạn bè khác. Tôi nhận thấy, giao tiếp
và làm quen bạn mới, tạo mối quan hệ mới không quá khó đâu. Nếu bạn chân
thành, bạn sẽ tìm được người bạn có thể đồng cảm với bạn thôi.
Trên đây là toàn bộ phần trình bày của em về bài tiểu luận Quan điểm của
triết học Mác-Lênin về con người và bản chất của con người. Ý nghĩa lí luận và
thực tiễn của quan điểm trên. Trong quá trình hoàn thành có thể không tránh được
những sai sót, mong cô giơ cao đánh khẽ và góp ý giúp em khắc phục sai sót,
hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.