Quan điểm về Triết học về bản chất con người - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Một trong những nghiên cứu trung tâm của triết học Mác - Lênin là vấn đề về con người. Các nhà triết học trước Mác có rất nhiều lời giải thích cho câu hỏi con người là gì, bản chất con người như thế nào. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CON NGƯỜI
VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN. MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................... 1
Mục 1: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CON NGƯỜI - KHÁI
NIỆM CON NGƯỜI......................................................................................................1
1.1. KHÁI NIỆM CON NGƯỜI: CON NGƯỜI LÀ MỘT THỰC THỂ TỰ NHIÊN
- XÃ HỘI................................................................................................................... 1
1.1.1 Con người là một thực thể tự nhiên..............................................................1
1.1.2 Con người là một thực thể xã hội.................................................................2
1.1.3 Sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.............3
1.2. BẢN CHẤT CON NGƯỜI LÀ TỔNG HÒA CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI...........3
Mục 2: Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................................4
2.1. Ý NGHĨA LÝ LUẬN.........................................................................................4
2.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN......................................................................................5 LỜI NÓI ĐẦU
Một trong những nghiên cứu trung tâm của triết học Mác - Lênin là vấn đề về con
người. Các nhà triết học trước Mác có rất nhiều lời giải thích cho câu hỏi con người là
gì, bản chất con người như thế nào,... Song chỉ những quan điểm của triết học Mác -
Lênin về con người, bản chất của con người là toàn diện và đầy đủ nhất trên quan điểm
biện chứng duy vật, mang lại ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn và quan trọng.
Đối với triết học Mác - Lênin, con người là một thực thể tự nhiên - xã hội và bản
chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Quan niệm này đóng một vai trò quan
trọng, là cơ sở phương pháp luận cho mọi hoạt động của con người. Nhờ đó, Đảng ta
đã quán triệt và vận dụng hiệu quả giữa triết học Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về con người và bản chất con người để lãnh đạo đất nước trong bối cảnh, thời kỳ đổi
mới. Đồng thời, mỗi cá nhân khi hiểu rõ những quan niệm này có thể áp dụng vào thực
tiễn những lý luận đó để hoàn thiện bản thân, xây dựng và phát triển xã hội.
Mục 1: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CON NGƯỜI -
KHÁI NIỆM CON NGƯỜI
1.1. KHÁI NIỆM CON NGƯỜI: CON NGƯỜI LÀ MỘT THỰC THỂ TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
1.1.1 Con người là một thực thể tự nhiên
Có thể thấy, “tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển
của con người chính là giới tự nhiên. Vì vậy, bản tính tự nhiên phải là một trong những
phương diện cơ bản của con người, loài người” . Cho nên, việc nghiên cứu, khám phá 1
những nguồn gốc tự nhiên, cấu tạo tự nhiên là một trong những cơ sở khoa học quan
trọng giúp con người nắm bắt được cốt lõi của mình, từ đó “tiến đến làm chủ bản thân
trong mọi hành vi và hoạt động sáng tạo lịch sử nhân loại” . 2
Đầu tiên, con người là kết quả của tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên.
1 Tài liệu hướng dẫn môn học triết học Mác – Lênin, trường đại học kinh tế TP.HCM, TP.HCM, 2020, tr.203
2 Tài liệu hướng dẫn môn học triết học Mác – Lênin, trường đại học kinh tế TP.HCM, TP.HCM, 2020, tr.203 1
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và khoa học tự nhiên đã chứng mình điều này. Cụ thể,
học thuyết Darwin cho rằng mọi loài sinh vật xuất hiện và phát triển nhờ quá trình
chọn lọc tự nhiên. Con người cũng không ngoại lệ, con người phát triển qua quá trình
dài của chọn lọc tự nhiên và qua tiến hóa từ loài khỉ lớn (tinh tinh). Nói cách khác, con
người phải phục tùng các quy luật của giới tự nhiên, các quy luật sinh học như di
truyền, tiến hóa và các quá trình sinh học,… Ngắn gọn, con người là một thực thể sinh
học và bị chi phối bởi các quy luật sinh học (đói phải ăn, khát phải uống,…)
Thứ hai, không chỉ là một thực thể tự nhiên, con người là một bộ phận của giới tự
nhiên và giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người…đời sống thể xác và tinh thần
của con người gắn liền với giới tự nhiên”3. Những biến chuyển của giới tự nhiên tác
động trực tiếp lên con người bởi con người sống bằng những sản phẩm của nó (thực
phẩm, nguyên liệu, quần áo, nhà ở,...). Mặt khác, con người tác động và làm thay đổi
giới tự nhiên qua những hoạt động thực tiễn của mình. Vì tác động qua lại lẫn nhau,
việc dựa vào và gắn bó hòa hợp với nhau rất quan trọng để con người tồn tại và phát
triển. “Quan điểm này là nền tảng lý luận và phương pháp luận quan trọng, có tính thời
sự trong bối cảnh khủng hoảng sinh thái và yêu cầu phát triển bền vững hiện nay” .4
1.1.2 Con người là một thực thể xã hội
Một cách tổng quát, con người không sống đơn độc một mình nhưng họ là những
mắt xích liên kết nhau tạo thành cộng đồng xã hội, trong các mối tương quan với gia
đình, giai cấp, quốc gia, dân tộc, nhân loại.
Một điểm khiến con người khác với con vật ở chỗ con người có đặc tính xã hội.
Hoạt động xã hội quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất. “Người là giống
vật duy nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi trạng thái thuần tuý là loài vật” . Có 5
lao động, con người mới tạo ra của cải vật chất để thoả mãn nhu cầu của mình, làm
chủ cuộc sống và các mối quan hệ xã hội. Nhờ khả năng cải tạo tự nhiên và sử dụng
công cụ tác động thế giới tự nhiên để tạo ra các vật phẩm, con người không chỉ là sản
phẩm của lịch sử mà còn là chủ thể của “lịch sử có tính tự nhiên”, có lý tính và có “bản
năng xã hội” , bởi lao động và sáng tạo l 6
à thuộc tính xã hội tối cao của con người.
3 C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, t.42, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. tr. 135
4 Giáo trình triết học Mác - Lênin, Hà Nội, 2019, tr.248
5 C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, t.20, Sđd tr.673
6 Giáo trình triết học Mác - Lênin, Hà Nội, 2019, tr.249 2
Chính lao động khiến con người khác biệt và cải tạo bản năng sinh học của mình. Lao
động đóng một vai trò quan trọng, cần thiết, là cơ sở chủ yếu trong việc quyết định sự
hình thành, tồn tại và phát triển của con người.
Ngoài ra, sự tồn tại và phát triển của con người còn bị chi phối bởi quy luật xã hội
và các nhân tố xã hội. Con người không thể tách rời khỏi xã hội bởi bản tính vốn có
của mình, họ phải tác động qua lại lẫn nhau trong sản xuất và trong các quan hệ xã hội
khác nhằm phục vụ không chỉ riêng mình mà còn cho xã hội. Từ những hoạt động
tương tác với nhau, ý thức con người phát triển, xuất hiện ngôn ngữ, xác lập các quan
hệ xã hội. Tư duy và ngôn ngữ được hình thành và bắt nguồn từ những thay đổi trong
xã hội, làm cho con người khác biệt với con vật và làm nổi bật lên tính xã hội của con
người. Xã hội tác động làm con người thay đổi và ngược lại, mỗi cá thể sẽ góp phần
cho những sự phát triển, biến đổi ở mức cao hơn của xã hội qua hoạt động thực tiễn.
1.1.3 Sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội
Tóm lại, triết học Mác - Lênin chỉ ra được con người là sự thống nhất giữa hai mặt
tự nhiên và xã hội, giữa nhu cầu sinh học (ăn, mặc, ở,…) và nhu cầu xã hội (tái sản
xuất, tình cảm, hưởng thụ giá trị tinh thần,…). Trong đó, mặt sinh học là cơ sở tất yếu,
mặt tự nhiên là đặc trưng làm con người khác biệt con vật. Chúng tồn tại song hành
với nhau, “quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên
khả năng hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của nó” .7
1.2. BẢN CHẤT CON NGƯỜI LÀ TỔNG HÒA CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI
Cụ thể, C.Mác đã khẳng định trong tác phẩm Luận cương về Phoi-ơ-bắc rằng: “Bản
chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong
tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.
Việc xem xét sự hình thành và phát triển của con người với những khả năng sáng
tạo lịch sử không được thoát ly khỏi hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể và phải được
nhìn nhận trong những quan hệ xã hội. Qua tất cả các quan hệ xã hội (như quan hệ quá
khứ, hiện tại; quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế, đạo đức,
tôn giáo; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội…trong đó quan hệ sản xuất có vai trò chi
7 Tài liệu hướng dẫn môn học Triết học Mác – Lênin, trường Đại học kinh tế TP.HCM, TP.HCM, 2020, tr.204 3
phối và quyết định) bản chất của con người được hình thành, bộc lộ và phát triển. Bản
chất con người không bất biến và sẽ thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của các quan
hệ xã hội. Các mối quan hệ chi phối và quyết định nhiều phương diện trong đời sống
con người vì con người có bản chất cộng đồng.
Cần lưu ý rằng, Mác không hề phủ nhận mặt tự nhiên sinh học trong bản chất con
người nhưng muốn nhấn mạnh sự khác biệt với loài vật ở tính xã hội. Vì thế, không
thể tách rời mặt sinh học ra khỏi bản chất con người, cần thấy bản chất đặc thù của cá
nhân trong cộng đồng xã hội đó.
Có thể thấy, con người không thể sống riêng lẻ, đơn độc vì bản chất cốt lõi của con
người là “tổng hòa những quan hệ xã hội”, là thực thể xã hội hoạt động trong thực tiễn,
tác động và cải biến giới tự nhiên để cùng nhau sáng tạo lịch sử, phát triển lịch sử.
Mục 2: Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Ý NGHĨA LÝ LUẬN
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người và bản chất con người có ý
nghĩa phương pháp luận quan trọng và là cơ sở cho mọi hoạt động con người.
Đầu tiên, phải luôn xét đến cả hai phương diện bản tính tự nhiên và xã hội trong sự
đánh giá, nhận thức về con người. Trong đó, cần ưu tiên coi trọng việc cân nhắc yếu tố
bản tính xã hội vì đây là yếu tố quyết định. Mặt khác, con người sống ngoài những nhu
cầu sinh học (là bản tính tự nhiên) còn cần phải rèn luyện, tu dưỡng những phẩm chất
xã hội để không chạy theo bản năng tự nhiên, tầm thường của mình. Cần phát huy
năng lực sáng tạo của bản thân vì đây là động lực cơ bản của sự tiến bộ xã hội.
Ngoài ra, con người không thể tách rời xã hội và nằm trong vòng tròn của tổng hòa
các quan hệ xã hội, nên việc chung tay xây dựng xã hội tốt đẹp là rất quan trọng nhằm
đưa con người hoàn thiện, phát triển. Cùng với đó là hoạt động nhận thức, thực tiễn
đúng đắn về mối quan hệ xã hội - cá nhân để dung hòa và không đề cao hay hạ thấp
phương diện nào. Đồng thời cần chú trọng giải phóng những quan hệ kinh tế - xã hội
trong sự nghiệp giải phóng con người.
2.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN 4
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo, hợp lý những lý luận về con người vào
điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam một cách phù hợp để giải phóng nhân dân lao động,
giai cấp, dân tộc. Con người chính là mục tiêu và động lực của cách mạng, đích đến
cuối cùng luôn hướng đến việc mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tự do, độc lập
cho nhân dân. Đảng ta trong bối cảnh đổi mới, phát triển đất nước cũng luôn đề cao
việc phát triển con người toàn diện, định hướng xã hội chủ nghĩa hướng đến con người
và xem con người là nhân tố hàng đầu để đầu tư và phát huy năng lực cá nhân. Trong
công cuộc đổi mới này với trọng tâm phát triển kinh tế (phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa), mục tiêu hướng đến vẫn là con người với
phương châm dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh.
Ngoài ra, vận dụng quan điểm này, mỗi cá nhân có thể hiểu và đề cao tính xã hội
(nhưng không phải hoàn toàn bỏ qua bản tính tự nhiên, sinh học của mình) và biết rằng
chúng ta không tách rời khỏi các quan hệ xã hội. Nghĩa là phải chăm chỉ lao động sản
xuất, sống hoà hợp, thuận theo quy luật tự nhiên, tôn trọng các quy tắc khách quan để
sống trọn vẹn phần người. Luôn không ngừng học hỏi, đổi mới bản thân, tìm tòi sáng
tạo, tư duy đột phá vì đây được xem là “đặc quyền” duy nhất, là đặc tính xã hội đặc
trưng mà con người có và khác biệt với các loài khác. Nhờ đó, con người đã đạt đến
những thành tựu khoa học công nghệ, hàng không vũ trụ,… tất cả đều do sự miệt mài
lao động và sáng tạo của con người. Không những thế, cần nhìn nhận từ những sự kiện
và kinh nghiệm trong quá khứ để trên nền tảng sẵn có đó, mỗi cá thể tiến hành hoạt
động cải biên cái cũ, tạo ra cái mới và tạo ra lịch sử của chính mình, làm cho cuộc
sống của bản thân và toàn xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
Tóm lại, những quan niệm về con người và bản chất con người của triết học Mác –
Lênin có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, to lớn. Đây là kim chỉ nam cho mọi
hoạt động từ vĩ mô đến thường ngày của con người, giúp con người nhận ra nguồn
gốc, cốt lõi của bản thân mà sống và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với bản
chất sinh học, tự nhiên của mình, hiểu rằng mỗi cá thể nằm trong vòng tròn của các
quan hệ xã hội liên kết và tác động lẫn nhau,… Tất cả là cơ sở cho sự giải phóng và
phát triển con người cũng như toàn xã hội. 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, t.42, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, t.20, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật
3. Phạm Văn Đức (2019). Giáo trình triết học Mác - Lênin, Hà Nội
4. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Triết học Mác – Lênin (2020), trường Đại học kinh tế TP.HCM, TP.HCM
5. Ths. Trần Thị Hồng Nhung (2019), Lý luận của triết học Mác - Lênin về con
người và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay, từ:
http://gdcttc.saodo.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/ly-luan-cua-triet-hoc-mac-lenin-
ve-con-nguoi-va-su-van-dung-cua-dang-ta-trong-giai-doan-hien-nay-246.html