Quy luật cung cầu | Kinh tế chính trị Mac-Lenin | Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Quy luật cung cầu | Kinh tế chính trị Mac-Lenin | Trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lenin (BK)
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Quy luật cung cầu 1.Khái niệm
- Cung: là khối lượng hàng hóa dịch vụ mà các chủ thể kinh tế đem bán trên
thị trường trong một thời kỳ nhất định tương ứng với mức giá cả, khả năng
sản xuất chi phí sản xuất xác định.
- Cầu: là khối lượng hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng mua trong một thời
kỳ tương ứng với giá cả, thu nhập và các biến số kinh tế khác.
- Quy luật cung cầu là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung (bên bán)
và cầu (bên mua) hàng hóa trên thị trường. Quy luật này đòi hỏi cung – cầu
phải có sự thống nhất.
2.Mối quan hệ cung cầu
Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người
mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị
trường để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ. Ngoài ra quan hệ cung –
cầu tác động khá phức tạp theo những chiều hướng và mức độ khác nhau.
- Trên thị trường, cung cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường xuyên tác
động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả.
Cung = cầu: khi mà hàng hóa sản xuất đưa ra thị trường bằng với nhu cầu
của người tiêu dùng thì hoạt động cung và cầu sẽ bằng nhau. Theo đó thì giá
cả hàng hóa ở mức ổn định, thuận mua vừa bán giữa bên bán và bên mua với
nhau. Thị trường ở trạng thái cân bằng và ổn định. Giá cả bằng giá trị.
Cung > cầu: khi mà hoạt động sản xuất hàng hóa lớn, một cách tràn lan ra thị
trường dẫn đến số lượng hàng hóa vượt mức so với nhu cầu của người tiêu
dùng thì dẫn đến là nhiều nhà sản xuất đã chấp nhận bán với mức giá thấp
hơn giá trị hàng hóa sản phẩm để có thể đưa sản phẩm ra cạnh tranh trên thị
trường. Bởi vậy mà khi cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa sẽ giảm. Giá cả thấp hơn giá trị.
Cung < cầu: giá cả hàng hóa sẽ tăng. Nói cách khác là hoạt động sản xuất
kinh doanh cung ứng hàng hóa đang không đủ để đáp ứng được nhu cầu của
những người tiêu dùng, thì việc mà những nhà sản xuất họ thực hiện tăng giá
là một điều dễ hiểu. Khi đó thì người tiêu dùng họ sẽ phải chấp nhận chi một
mức giá cao hơn so với bình thường để mua sản phẩm hàng hóa dịch vụ đó.
Giá cả cao hơn giá trị.
3. Vai trò của quy luật cung – cầu
- Điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa; làm thay đổi cơ cấu và
quy mô thị trường, ảnh hưởng tới giá của hàng hóa.
- Căn cứ quan hệ cung cầu, có thể dự đoán xu thế biến động của giá cả.
- Ở đâu có thị trường thì ở đó quy luật cung cầu tồn tại và hoạt động một cách khách quan.
- Nhận thức được quy luật cung cầu thì có thể vận dụng để tác động đến hoạt động
sản xuất, kinh doanh theo hướng có lợi cho quá trình sản xuất
- Nhà nước có thể vận dụng quy luật cung cầu thông qua các chính sách, các biện
pháp kinh tế: giá cả, lợi nhuận, tín dụng, hợp đồng kinh tế, thuế, thay đổi cơ cấu
tiêu dùng….để tác động vào các hoạt động kinh tế, duy trì những tỷ lệ cân đối cung
cầu một cách lành mạnh và hợp lý.
VD: Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; lĩnh vực du lịch, hàng không, khách
sạn…. bị ảnh hưởng nghiêm trọng, người chủ đầu tư buộc phải hạ giá sản phẩm
hoặc đóng cửa, chuyển đổi sang hình thức kinh doanh khác để đảm bảo hiệu quả hơn.
4.Vận dụng quy luật cung - cầu a. Đối với Nhà nước
- Cung < cầu do khách quan: sử dụng lực lượng giảm giá để tăng cung
- Cung < cầu do tự phát: đầu cơ tích trữ, xử lí vi phạm kỷ luật, sử dụng lực lượng
dự trữ quốc gia để tăng cung.
- Cung > cầu quá nhiều: cần có biện pháp để kích cầu.
b. Đối với doanh nghiệp
Cung > cầu: thu hẹp kinh doanh
Cung < cầu: mở rộng kinh doanh
c. Đối với người tiêu dùng
- Nắm vững quy luật cung cầu để đưa ra quyết định mua hay không mua Nguồn:
Cung cầu là gì? Ví dụ và Tác dụng của quy luật cung cầu (luatminhkhue.vn)
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin