Quy luật lượng chất - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Quy luật lượng chất là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứngduy vật trong triết học Mac – Lênin. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

PHẦN NỘI DUNG :
1.Cơ sở lý luận:
a) Quy luật lượng – chất :
-Quy luật lượng chất là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những
sự thay đổi về chất và ngược lại, đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng
duy vật trong triết học Mac – Lênin.
b) Chất :
-Chất là một phạm trù của triết học , dùng để xác định tính quy luật khách quan vốn có
của sự vật , hiện tượng ; là sự thống nhất hữu cơ những thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật,
hiện tượng làm cho sự vật , hiện tượng là nó mà không phải là sự vật, hiện tượng khác.
VD: Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083đvC,
nhiệt độ sôi là 2880đvC…những thuộc tính này đã nói lên những chất riêng của đồng để
phân biệt nó với các kim loại khác.
-Chất có tính khách quan , là cái vốn có của sự vật hiện tượng, do những thuộc tính,
những yếu tố cấu thành quy định.
VD: Nước biển mặn , cho dù có một người nào đó không muốn nước biển mặn thì nước
biển vẫn mặn.
-Mỗi sự vật , hiện tượng không phải có một chất mà có nhiều chất.
VD: Những mức độ trưởng thành của cá nhân một con người từ ấu thơ -> mầm non ->
nhi đồng -> thiếu niên -> thanh niên…mỗi giai đoạn đó là một chất .
-Chất có tính ổn định tương đối . Khi lượng thay đổi nhưng chưa làm đủ làm chất thay
đổi thì chất có tính ổn định . Còn khi lượng đủ thì có thể làm chất biến đổi .
VD: Trạng thái của nước rắn, lỏng, khí( chất ), sự thay đổi về lượng của nhiệt độ từ 30 C
đến 60 C chưa làm cho trạng thái lỏng của nước thay đổi.
-Chất của sự vật không những quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành nó mà còn
bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, có nghĩa là bởi kết cấu của sự vật.
Trong thực tế các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau nhưng chất của chúng lại
khác nhau.
VD: 2 dạng thù hình của C là kim cương và than chì . Chúng đều do C tạo nên nhưng ở
điều kiện khác nhau dẫn đến liên kết hóa học giữa các nguyên tử C khác nhau nên chất
của chúng cũng hoàn toàn khác nhau về tính chất hóa học ( kim cương chịu được nhiệt
rất cao so với than chì ), về tính chất vật lí ( kim cương cứng hơn rất nhiều so với than chì
) .
a) Lượng :
-Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số
lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính
của sự vật, biểu hiện bằng con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó.
VD: Vận tốc của ánh sáng là 300000 km/s thì lượng là 300000 km/s
-Bản thân lượng không nói lên sự vật đó là gì, các thông số về lượng không ổn định mà
thường xuyên biến đổi cùng với sự vận động biến đổi của sự vật.
VD: Cân một vật 300kg thì không thể kết luận vật này là bằng sắt , đồng , ….
Khi một cái cây, con người lớn lên thì khối lượng , chiều rộng chiều cao của nó sẽ
thay đổi nghĩa với sự vận động biến đổi của sự vật thì lượng của vật cũng thay đổi theo .
b) Phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối. Trong mối quan hệ này nó là
lượng nhưng trong mối quan hệ khác thì nó là chất.
VD: Số sinh viên học giỏi của một lớp là 80% thì được gọi là lớp giỏi. Như vậy số lượng
trên thể hiện chất lượng học tập của lớp đó, đồng thời cũng có nghĩa là dù số lượng cụ thể
quy định thuần túy về lượng, song số lượng ấy cũng có tính quy định về chất của sự vật.
c) Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng :
-Bất kỳ sự vật nào cũng có sự thống nhất giữa chất và lượng( diễn ra trong khoảng giới
hạn là ) . Sự thay đổi dần dần về lượng khi đạt tới sẽ dẫn đến sự thay đổi về độ điểm nút
chất của sự vật thông qua ; chất mới ra đời tác động trở lại tới lượng, làm xuấtbước nhảy
hiện sự thay đổi về lượng của sự vật. Quá trình tác động biện chứng này diễn ra liên tục
tạo thành cách thức cơ bản, phổ biến của sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng
trong thế giới.
-Độ: là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất
lượng; là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa
dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật,
hiện tượng khác.
VD: Sự tăng hoặc giảm nhiệt độ ( lượng ) của nước nguyên chất trong giới hạn từ 0 tới
100 , nước vẫn ở trạng thái lỏng. Giới hạn từ 0 đến 100 gọi là độ. Khi lượng nhiệt
độ được tích lũy vượt quá giới hạn, nhỏ hơn 0 hoặc trên 100 , thì nước sẽ biến thành
thể rắn hoặc hơi. ( chất cũ sẽ mất đi, chất mới sinh ra thay thế chất cũ).
-Điểm nút: là điểm giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm
cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm mà tại đó bắt
đầu xảy ra bước nhảy.
VD: Như đã nêu ở VD về độ. Thì 0 và 100 được gọi là điểm nút. Khi mà vượt qua
điểm nút thì nước sẽ chuyển trạng thái ( chất ).
-Bước nhảy: là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của vật, hiện tượng
do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về
lượng.
VD: Cuộc cách mạng xã hội với mục đích làm thay đổi xã hội cũ, đưa xã hội mới tiến bộ,
phát triển hơn ra đời và thay thế cho xã hội cũ.
-Tùy vào sự vật, hiện tượng; tùy vào mâu thuẫn vốn có của chúng và vào điều kiện, trong
đó sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng mà có nhiều hình thức bước nhảy. Các hình
thức cơ bản của bước nhảy:
*Căn cứ vào thời gian thực hiện bước nhảy của bản thân sự vật có thể chia thành:
+Bước nhảy đột biến: là bước nhảy được thực hiện trong một thời gian rất ngắn
làm thay đổi chất của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật.
VD: Thả cục Natri xuống nước sẽ gây ra vụ cháy nổ lớn, vụ nổ hạt nhân.
+Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước bằng cách tích luỹ dần
dần những nhân tố của chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi.
VD: Quá trình cách mạng đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu quá độ lên chủ
nghĩa xã hội là một thời kỳ lâu dài qua nhiều bước nhảy dần dần.Vì là một quá trình phức
tạp, trong đó có cả sự tuần tự lẫn những bước nhảy diễn ra ở từng bộ phận của sự vật ấy.
*Căn cứ vào quy mô thực hiện bước nhảy của sự vật có thể chia thành:
+ Bước nhảy toàn bộ: bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các yếu tố cấu
thành sự vật.
VD: Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa theo nghĩa rộng, quá trình phát triển từ nòng nọc
thành con ếch ,..
+ Bước nhảy cục bộ: bước nhảy làm thay đổi chất của từng mặt, những yếu tố riêng l
của sự vật.
VD: Những bước nhảy cục bộ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, Những
kỳ thi học phần,..
Ý nghĩa phương pháp luận:
-Cần coi trọng cả hai chỉ tiêu về lượng và chất, tạo nên nhận thức toàn diện
-Cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất của sự vật, đồng thời
phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật.
-Cần khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh( không chịu tích lũy về mặt lượng mà lại
muốn biến đổi về chất) và tư tưởng bảo thủ hữu khuynh(lượng đã tích lũy đến điểm nút
nhưng không thực hiện bước nhảy) trong công tác thực tiễn.
VD: Một người thực hiện kinh doanh nhưng chưa tích lũy đủ kiến thức về lượng thì khả
năng thất bại sẽ rất cao. ( Tả khuynh )
Khi cách vận hành công ty đã lỗi thời , công ty có đầy đủ điều kiện để thay đổi cách
vận hành nhưng người chủ không muốn thay đổi. ( Hữu khuynh )
-Cần phải vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều
kiện, lĩnh vực cụ thể.
-Phải biết chọn lựa vận dụng linh hoạt theo từng trường hợp.
2.Vận dụng thực tiễn:
| 1/4

Preview text:

PHẦN NỘI DUNG : 1.Cơ sở lý luận:
a) Quy luật lượng – chất :
-Quy luật lượng chất là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những
sự thay đổi về chất và ngược lại, đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng
duy vật trong triết học Mac – Lênin. b) Chất :
-Chất là một phạm trù của triết học , dùng để xác định tính quy luật khách quan vốn có
của sự vật , hiện tượng ; là sự thống nhất hữu cơ những thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật,
hiện tượng làm cho sự vật , hiện tượng là nó mà không phải là sự vật, hiện tượng khác.
VD: Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083đvC,
nhiệt độ sôi là 2880đvC…những thuộc tính này đã nói lên những chất riêng của đồng để
phân biệt nó với các kim loại khác.
-Chất có tính khách quan , là cái vốn có của sự vật hiện tượng, do những thuộc tính,
những yếu tố cấu thành quy định.
VD: Nước biển mặn , cho dù có một người nào đó không muốn nước biển mặn thì nước biển vẫn mặn.
-Mỗi sự vật , hiện tượng không phải có một chất mà có nhiều chất.
VD: Những mức độ trưởng thành của cá nhân một con người từ ấu thơ -> mầm non ->
nhi đồng -> thiếu niên -> thanh niên…mỗi giai đoạn đó là một chất .
-Chất có tính ổn định tương đối . Khi lượng thay đổi nhưng chưa làm đủ làm chất thay
đổi thì chất có tính ổn định . Còn khi lượng đủ thì có thể làm chất biến đổi .
VD: Trạng thái của nước rắn, lỏng, khí( chất ), sự thay đổi về lượng của nhiệt độ từ 30C
đến 60C chưa làm cho trạng thái lỏng của nước thay đổi.
-Chất của sự vật không những quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành nó mà còn
bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, có nghĩa là bởi kết cấu của sự vật.
Trong thực tế các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau nhưng chất của chúng lại khác nhau.
VD: 2 dạng thù hình của C là kim cương và than chì . Chúng đều do C tạo nên nhưng ở
điều kiện khác nhau dẫn đến liên kết hóa học giữa các nguyên tử C khác nhau nên chất
của chúng cũng hoàn toàn khác nhau về tính chất hóa học ( kim cương chịu được nhiệt
rất cao so với than chì ), về tính chất vật lí ( kim cương cứng hơn rất nhiều so với than chì ) . a) Lượng :
-Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số
lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính
của sự vật, biểu hiện bằng con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó.
VD: Vận tốc của ánh sáng là 300000 km/s thì lượng là 300000 km/s
-Bản thân lượng không nói lên sự vật đó là gì, các thông số về lượng không ổn định mà
thường xuyên biến đổi cùng với sự vận động biến đổi của sự vật.
VD: Cân một vật 300kg thì không thể kết luận vật này là bằng sắt , đồng , ….
Khi một cái cây, con người lớn lên thì khối lượng , chiều rộng chiều cao của nó sẽ
thay đổi nghĩa với sự vận động biến đổi của sự vật thì lượng của vật cũng thay đổi theo .
b) Phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối. Trong mối quan hệ này nó là
lượng nhưng trong mối quan hệ khác thì nó là chất.
VD: Số sinh viên học giỏi của một lớp là 80% thì được gọi là lớp giỏi. Như vậy số lượng
trên thể hiện chất lượng học tập của lớp đó, đồng thời cũng có nghĩa là dù số lượng cụ thể
quy định thuần túy về lượng, song số lượng ấy cũng có tính quy định về chất của sự vật.
c) Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng :
-Bất kỳ sự vật nào cũng có sự thống nhất giữa chất và lượng( diễn ra trong khoảng giới
hạn là độ) . Sự thay đổi dần dần về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về
chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại tới lượng, làm xuất
hiện sự thay đổi về lượng của sự vật. Quá trình tác động biện chứng này diễn ra liên tục
tạo thành cách thức cơ bản, phổ biến của sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng trong thế giới.
-Độ: là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất và
lượng; là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa
dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác.
VD: Sự tăng hoặc giảm nhiệt độ ( lượng ) của nước nguyên chất trong giới hạn từ 0 tới
100 , nước vẫn ở trạng thái lỏng. Giới hạn từ 0 đến 100 gọi là độ. Khi lượng nhiệt
độ được tích lũy vượt quá giới hạn, nhỏ hơn 0 hoặc trên 100 , thì nước sẽ biến thành
thể rắn hoặc hơi. ( chất cũ sẽ mất đi, chất mới sinh ra thay thế chất cũ).
-Điểm nút: là điểm giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm
cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm mà tại đó bắt
đầu xảy ra bước nhảy.
VD: Như đã nêu ở VD về độ. Thì 0 và 100 được gọi là điểm nút. Khi mà vượt qua
điểm nút thì nước sẽ chuyển trạng thái ( chất ).
-Bước nhảy: là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của vật, hiện tượng
do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng.
VD: Cuộc cách mạng xã hội với mục đích làm thay đổi xã hội cũ, đưa xã hội mới tiến bộ,
phát triển hơn ra đời và thay thế cho xã hội cũ.
-Tùy vào sự vật, hiện tượng; tùy vào mâu thuẫn vốn có của chúng và vào điều kiện, trong
đó sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng mà có nhiều hình thức bước nhảy. Các hình
thức cơ bản của bước nhảy:
*Căn cứ vào thời gian thực hiện bước nhảy của bản thân sự vật có thể chia thành:
+Bước nhảy đột biến: là bước nhảy được thực hiện trong một thời gian rất ngắn
làm thay đổi chất của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật.
VD: Thả cục Natri xuống nước sẽ gây ra vụ cháy nổ lớn, vụ nổ hạt nhân.
+Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước bằng cách tích luỹ dần
dần những nhân tố của chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi.
VD: Quá trình cách mạng đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu quá độ lên chủ
nghĩa xã hội là một thời kỳ lâu dài qua nhiều bước nhảy dần dần.Vì là một quá trình phức
tạp, trong đó có cả sự tuần tự lẫn những bước nhảy diễn ra ở từng bộ phận của sự vật ấy.
*Căn cứ vào quy mô thực hiện bước nhảy của sự vật có thể chia thành:
+ Bước nhảy toàn bộ: bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các yếu tố cấu thành sự vật.
VD: Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa theo nghĩa rộng, quá trình phát triển từ nòng nọc thành con ếch ,..
+ Bước nhảy cục bộ: bước nhảy làm thay đổi chất của từng mặt, những yếu tố riêng lẻ của sự vật.
VD: Những bước nhảy cục bộ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, Những kỳ thi học phần,..
Ý nghĩa phương pháp luận:
-Cần coi trọng cả hai chỉ tiêu về lượng và chất, tạo nên nhận thức toàn diện
-Cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất của sự vật, đồng thời
phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật.
-Cần khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh( không chịu tích lũy về mặt lượng mà lại
muốn biến đổi về chất) và tư tưởng bảo thủ hữu khuynh(lượng đã tích lũy đến điểm nút
nhưng không thực hiện bước nhảy) trong công tác thực tiễn.
VD: Một người thực hiện kinh doanh nhưng chưa tích lũy đủ kiến thức về lượng thì khả
năng thất bại sẽ rất cao. ( Tả khuynh )
Khi cách vận hành công ty đã lỗi thời , công ty có đầy đủ điều kiện để thay đổi cách
vận hành nhưng người chủ không muốn thay đổi. ( Hữu khuynh )
-Cần phải vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều
kiện, lĩnh vực cụ thể.
-Phải biết chọn lựa vận dụng linh hoạt theo từng trường hợp.
2.Vận dụng thực tiễn: