Quy luật phủ định của phủ định - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Là một trong những phương pháp luật quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được những khái niệm, nộidung của quy luật trên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Quy luật phủ định của phủ định là gì?
Là một trong những phương pháp luật quan trọng. Tuy
nhiên, không phải ai cũng hiểu được những khái niệm, nội
dung của quy luật trên. Chính vì thế, trong bài viết lần này
chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý bạn đọc những nội dung
liên quan tới quy luật phủ định của phủ định. là quy luật
nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định và cái
phủ định; do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không
phải là sự phủ định sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển
trước đó, mà là điều kiện cho sự phát triển, nó duy trì và
gìn giữ nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại
một số đặc điểm cơ bản của cái xuất phát nhưng trên cơ
sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên
không phải theo đường thẳng mà theo đường xoáy ốc.
Đặc điểm của phủ định biện chứng: + Tính khách quan:
Phủ định biện chứng mang tính khách quan do nguyên
nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật.
Nguyên nhân đó chính là kết quả giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật.
Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật luôn phát
triển. Vì thế, phủ định biện chứng là một tất yếu khách
quan trong quá trình vận động, phát triển của sự vật.
Đương nhiên, mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng
tùy thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng.
Phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí
chủ quan ủa con người. Con người chỉ có thể tác động mà
cho quá trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ
sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật. + Tính kế thừa:
Phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân
của sự vật nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá hủy hoàn toàn cái cũ.
Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng cái cũ, chúng
không thê từ hư vô. Cái mới ra đời là sự phát triển tiếp tục
của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời,
lạc hậu của cái cũ và chọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt
còn thích hợp, những mặt tích cực, bổ sung những mặt
mới phù hợp với hiện thực.
Trong quá trình phủ định biện chứng, sự vật khẳng định
những mặt tốt, tích cực và chỉ phủ định những cái lạc hậu, cái tiêu cực.
Có thể nói, sự phát triển chẳng qua chỉ là sự biến đổi
trong đó những giai đoạn sau bảo tồn tất cả những mặt
tích cực được tạo ra ở giai đoạn trước và bổ sung thêm
những mặt mới phù hợp với hiện thực.
Phủ định biện chứng không chỉ là sự khắc phục cái cũ, sự
vật cũ, mà còn là sự liên kết giữa cái cũ và cái mới, sự vật
cũ với sự vật mới, quá khứ và hiện tại. Phủ định biện
chứng là một khâu tất yếu của mối liên hệ và sự phát triển.
Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định cho ta cơ sở để hiểu sự ra
đời cái mới, mối liên hệ giữa cái cũ và cái mới
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần chống thái độ
phủ định sạch trơn. Đồng thời phải biết sàng lọc những gì tích cực của cái cũ.
Chống thái độ hư vô chủ nghĩa, đồng thời chống thái độ
bảo thủ, khư khư ômlấy những gì đã lạc hậu, lỗi thời
không còn phù hợp, không chịu đổi mới.
Phải hiểu phát triển không phải là đường thẳng mà theo
đường xoắn ốc đi lên. Nghĩa là, có nhiều khó khăn, phức
tạp trong quá trình vận động, phát triển. Phát triển không phải là đường thẳng. Vd:
Ví dụ 1: Một hạt thóc là sự khẳng định ban đầu (được gieo
trồng) => Phủ định lần 1 tạo ra cây lúa => Phủ định lần 2,
cây lúa sinh ra nhiều hạt thóc.
Có thể hiểu ví dụ này thông qua giải thích của
Engles:“Hãy lấy ví dụ một hạt thóc. Có hàng nghìn triệu
hạt giống nhau được xay ra, nấu chín và đem làm rượu
rồi tiêu dùng đi. Nhưng nếu một hạt thóc như thế gặp
những điều kiện bình thường đối với nó nếu nó rơi vào
một miến đất thích hợp, thì nhờ ảnh hưởng của sức nóng
và độ ẩm trong mình nó sẽ xảy ra một sự biến hóa riêng.
Nó nẩy mầm, hạt thóc biến đi, không còn là hạt thóc nữa,
bị thay thế bởi một cây do nó đẻ ra, đó là sự phủ định hạt
thóc. Nhưng cuộc sống thường ngày của cây này thế
nào? Nó lớn lên, ra hoa, thụ phấn và cuối cùng sinh ra
những hạt thóc mới, và khi hạt thóc đó chín thì cây chết
đi, nó bị phủ định. Kết quả của sự phủ định này là chúng
ta lại có hạt thóc ban đầu, nhưng không phải chỉ là một
hạt thóc mà là nhiều gấp mười, hai mươi, ba mươi lần”.
Ví dụ 2: Một quả trứng là sự khẳng định ban đầu (trong
điều kiện được ấp) => Phủ định lần 1 tạo ra gà mái con =>
Phủ định lần 2 (gà mái con lớn lên) sinh ra nhiều quả trứng.
Ở 2 ví dụ trên ta có một chu kỳ phát triển: Từ một quả
trứng ban đầu đến nhiều quả trứng mới. Từ một hạt thóc
ban đầu đến nhiều hạt thóc mới. Từ một đến nhiều tức là
có sự phát triển lên nấc thang cao hơn. Đó là kết quả phủ định của phủ định.
Ví dụ 3: Vòng đời của con tằm: trứng là sự khẳng định
ban đầu – tằm (phủ định lần 1) – nhộng (phủ định lần 2) –
ngài (phủ định lần 3) – trứng (phủ định lần 4). Ở đây vòng
đời của tằm trải qua bốn lần phủ định.
Ví dụ 4: Con gà (1) => Quả trứng (1) => Con gà (2) => Quả trứng(2)
Quả trứng (1) phủ định con gà (1)
Con gà (2) phủ định quả trứng (1)
=> Con gà (2) là phủ định của phủ định với con gà (1). Kết cấu của ý thức
-Ý thức có kết cấu rất phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố có
quan hệ mật thiết với nhau; trong đó cơ bản nhất là tri
thức, tình cảm và ý chí.
Ví dụ như: Khi con người tham gia vào quá trình lao động
sản xuất thì thay như giai đoạn trước con người sử dụng
cày cuốc để cày ruộng, đào mương, xây cầu, làm đường,
… thì ngày nay, con người đã ý thức được việc tăng năng
suất lao động bằng việt đưa máy móc vào hoạt động để
tạo ra năng suất công việc như mình mong muốn.
-Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con ngưừi, là kết
quả của quá trình nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của
đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngoại ngữ.
Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển.
+Căn cứ vào lĩnh vực phản ánh, tri thức có thể chia
thành nhiều loại như: tri thức về tự nhiên, tri thức về con người và xã hội.
+Căn cứ vào trình độ phát triển của nhận thức, tri thức
có thể chia thành: tri thức đời thường và tri thức khoa
học, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức cảm
tính và tri thức lý tính, V.V..
Ví dụ về tri thức: sách giáo khoa, giáo trình đại học, nhạc lý…
-Tình cảm là những: rung động biểu hiện thái độ của con
người trong các quan hệ. Tình cảm là một hình thái đặc
biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từ sự
khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận
sự tác động của ngoại cảnh. Tình cảm biểu hiện và phát
triển trong mọi lĩnh vực đời sống con người; là một yếu tố
phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động
nhận thức và thực tiễn.
Tùy vào đối tượng nhận thức và sự rung động của con
người về đối tượng đó mà tình cảm được biểu hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau, như: tình cảm đạo đức, tình
cảm thẩm mỹ, tình cảm tôn giáo, V.V..
Ví dụ: tình cảmgia đình, tình cảm bạn bt, tình cảm thầy
cô, tình yêu. Môut người m攃⌀ có thể làm tất cả những gì có
thể để chăm sóc con, nuôi con khôn lớn, sắn sàng hi sinh
tính mạng của mình để bảo vêu con của mình.
-Ý chí là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con
người nhằm vượt qua những cản trở trong quá trình thực
hiện mục đích. Ý chí được coi là mặt năng động của ý
thức, một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó
con người tự ý thức được mục đích của hành động nên tự
đấu tranh với mình và ngoại cảnh để thực hiện đến cùng
mục đích đã lựa chọn. Có thể coi ý chí là quyền lực của
con người đối với mình; nó điều khiến, điều chỉnh hành vi
để con người hướng đến mục đích một cách tự giác; nó
cho phép con người tự kiềm chế, tự làm chủ bản thân và
quyết đoán trong hành động theo quan điểm và niềm tin
của mình. Giá trị chân chính của ý chí không chỉ thể hiện
ở cường độ của nó mạnh hay yếu mà chủ yếu thể hiện ở
nội dung, ý nghĩa của mục đích mà ý chí hướng đến.
V.I.Lênin cho rằng: ý chí là một trong những yếu tố tạo
nên sự nghiệp cách mạng của hàng triệu người trong
cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm giải phóng mình, giải phóng nhân loại.
Ví dụ: Helen bị mù, câm điếc nhưng vẫn tự học được 5
ngọai ngữ và xuất bản được hia cuốn sách và đei diễn thuyết khắp nơi.
Tất cả các yếu tố tạo thành ý thức có mối quan hệ biện
chứng với nhau, song tri thức là yếu tố quan trọng nhất; là
phương thức tồn tại của ý thức, đồng thời là nhân tố định
hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu
hiện của các yếu tố khác.
Theo chiều sâu của nội tâm
Tiếp cận theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, ý
thức bao gồm tự ý thức, tiềm thức, vô thức. – Tự ý thức:
Trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh, con người
đồng thời cũng tự nhận thức bản thân mình. Đó chính
là tự ý thức. Như vậy, tự ý thức cũng là ý thức, là một
thành tố quan trọng của ý thức, nhưng đây là ý thức về
bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới
bên ngoài. Nhờ vậy con người tự nhận thức về bản thân
mình như một thực thể hoạt động có cảm giác có tư duy,
có các hành vi đạo đức và có vị trí trong xã hội. Những
cảm giác của con người về bản thân mình trên mọi
phương diện giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành
tự ý thức. Con người chỉ tự ý thức được bản thân mình
trong quan hệ với những người khác, trong quá trình hoạt
động cải tạo thế giới. Chính trong quan hệ xã hội, trong
hoạt động thực tiễn xã hội và qua những giá trị văn hóa
vật chất và tinh thần do chính con người tạo ra, con người
phải tự ý thức về mình để nhận rõ bản thân mình, tự điều
chỉnh bản thân theo các quy tắc, các tiêu chuẩn mà xã hội đề ra.
Tự ý thức không chỉ là tự ý thức của cá nhân mà còn là tự
ý thức của cả xã hội, của một giai cấp hay của một tầng
lớp xã hội về địa vị của mình trong hệ thống những quan
hệ sản xuất xác định, về lý tưởng và lợi ích chung của xã
hội mình, của giai cấp mình, hay của tầng lớp mình. – Tiềm thức:
Là những hoạt động tâm lý tự động diễn ra bên ngoài sự
kiểm soát của chủ thể, song lại có liên quan trực tiếp đến
các hoạt động tâm lý đang diễn ra dưới sự kiểm soát của
chủ thể ấy. Về thực chất, tiềm thức là những tri thức mà
chủ thể đã có được từ trước nhưng đã gần như trở thành
bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu của ý thức
chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng. Do đó, tiềm thức
có thể chủ động gây ra các hoạt động tâm lý và nhận thức
mà chủ thể không cần kiểm soát chúng một cách trực tiếp.
Tiềm thức có vai trò quan trọng cả trong hoạt động tâm lý
hàng ngày của con người, cả trong tư duy khoa học.
Trong tư duy khoa học, tiềm thức chủ yếu gắn với các loại
hình tư duy chính xác, với các hoạt động tư duy thường
được lặp đi lặp lại nhiều lần. ở đây tiềm thức góp phần
giảm sự quá tải của đầu óc trong việc xử lý khối lượng lớn
các tài liệu, dữ kiện, tin tức diễn ra một cách lặp đi lặp lại
mà vẫn đảm bảo được độ chính xác và chặt chẽ cần thiết của tư duy khoa học.
Vd: Bạn có nhớ lần đầu tiên mình đã tập đi xe đạp là khi
nào không? Nó diễn ra như thế nào nhỉ? Hay bạn có thể
đếm chính xác số chuyển động lặp lại cần thiết để có thể
thực hiện hoàn hảo một điệu nhảy không?
Khi lần đầu làm theo những hành vi mới, ai trong chúng ta
cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn để làm quen. Nhưng một
khi bạn đã thành thạo hơn thì quá trình này sẽ bắt đầu đòi
hỏi ít nhận thức hơn cho đến cuối cùng, bạn đã có thể làm
mọi thứ một cách “mượt mà”, “nhuần nhuyễn” và hoàn toàn tự nhiên.
Tất cả những hành vi tự nhiên như thế này sẽ được
hướng dẫn bởi một trong những nguồn nội lực mạnh mẽ
nhất thúc đẩy các hành vi của con người – đó còn được
gọi là sức mạnh tiềm thức (hay cũng là tâm trí phi ý thức). – Vô thức:
Vô thức là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh
sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người mà
chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự truyền tin
bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lý trí.
Vô thức biểu hiện thành nhiều hiện tượng khác nhau như
bản năng ham muốn, giấc mơ, bị thôi miên, mặc cảm, sự
lỡ lời, nói nhịu, trực giác… Mỗi hiện tượng ấy có vùng
hoạt động riêng, có vai trò, chức năng riêng, song tất cả
đều có một chức năng chung là giải tỏa những ức chế
trong hoạt động thần kinh vượt ngưỡng nhất là những
ham muốn bản năng không được phép bộc lộ ra và thực
hiện trong quy tắc của đời sống cộng đồng. Nó góp phần
lập lại thế cân bằng trong hoạt động tinh thần của con
người mà không dẫn tới trạng thái ức chế quá mức như ấm ức, “libiđo”…
Như vậy, vô thức có vai trò tác dụng nhất định trong đời
sống và hoạt động của con người. Nhờ vô thức mà con
người tránh được tình trạng căng thẳng không cần thiết
khi làm việc “quá tải”. Nhờ vô thức mà chuẩn mực con
người đặt ra được thực hiện một cách tự nhiên… Vì vậy,
không thể phủ nhận vai trò cái vô thức trong cuộc sống,
nếu phủ nhận vô thức sẽ không thể hiểu đầy đủ và đúng đắn về con người.
Tuy nhiên không nên cường điệu, tuyệt đối hóa và thần bí
vô thức. Không nên coi vô thức là hiện tượng tâm lý cô
lập, hoàn toàn tách khỏi hoàn cảnh xã hội xung quanh
không liên quan gì đến ý thức. Thực ra, vô thức là vô thức
nằm trong con người có ý thức. Giữ vai trò chủ đạo trong
con người là ý thức chứ không phải vô thức. Nhờ có ý
thức mới điều khiển được các hiện tượng vô thức hướng
tới chân, thiện, mỹ. Vô thức chỉ là một mắt khâu trong
cuộc sống có ý thức của con người.
Ví dụ: quên kiến thức đã học của 1 năm trước, quên 1 ai đó….