Quyền làm chủ của nhân dân - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dânchủ nói chung và về quyền làm chủ của nhân dân nói riêng là kết quả của sự nhận thứcsâu sắc về vai trò của nhân dân trong lịch sử. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
6 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Quyền làm chủ của nhân dân - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dânchủ nói chung và về quyền làm chủ của nhân dân nói riêng là kết quả của sự nhận thứcsâu sắc về vai trò của nhân dân trong lịch sử. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

35 18 lượt tải Tải xuống
tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của nhân dân. tưởng Hồ Chí Minh về dân
chủ nói chung về quyền làm chủ của nhân dân nói riêng kết quả của sự nhận thức
sâu sắc về vai trò của nhân dân trong lịch sử, là kết quả của sự kết hợp giữa tư tưởng thân
dân truyền thống phương Đông quan điểm cách mạng sự nghiệp của quần chúng
trong học thuyết Mác Lênin. Kết hợp giữa truyền thống hiện đại, giữa luận
thực tiễn Hồ Chí Minh đã nâng tư tưởng dân chủ lên một tầm cao mới vừa mang tính
khoa học , vừa mang tính nhân văn sâu sắc.
Về quyền làm chủ của nhân dân, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ trên ba phương diện:
- Thứ nhất: Về quyền làm chủ của nhân dân lao động – Người khẳng định: “Nước
ta nước dân chủ. Bao nhiêu lợi đều dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của n…
chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra… Nói tóm lại, quyền hành và
lực lượng đều ở nơi dân”.
3
Theo tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân là người giữ vai trò quyết định trên tất cả các lĩnh
vực: Từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, hội, từ những chuyện nhỏ liên quan đến lợi
ích nhân đến những chuyện lớn như lựa chọn thể chế, lựa chọn người đứng đầu Nhà
nước. Người dân quyền làm chủ bản thân, nghĩa quyền được bảo vệ về thân thể,
được tự do đi lại, tự do hành nghề, tự do ngôn luận, tự do học tập… trong khuôn khổ luật
pháp cho phép. Người dân có quyền làm chủ các tập thể, làm chủ địa phương, làm chủ cơ
quan nơi mình sống làm việc. Người dân quyền làm chủ các đoàn thể, các tổ chức
chính trị hội thông qua bầu cử bãi miễn. Đúng như Hồ Chí Minh nói: “Mọi quyền
hạn đều của dân”. Cán bộ từ Trung ương đến cán bộ các cấp các nghành đều “đầy
tớ” của dân, do dân cử ra và do dân bãi miễn.
- Thhai: sao dân quyền hạn to lớn như vậy? Người giải thích: dân gốc
của nước. Dân là người đã không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nước
không có dân thì không thành nước. Nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương máu
ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước.
Nhân dân đã cung cấp cho Đảng những người con ưu tú nhất. Lực lượng của Đảng
lớn mạnh được hay không do dân. Nhân dân người xây dựng, đồng thời cũng
người bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ của Đảng. Dân như nước, cán bộ như cá. Nhân dân
lực lượng biến chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực. Do vậy, nếu không
dân, sự tồn tại của Đảng cũng chẳng ý nghĩa gì. Đối với Chính phủ các tổ chức
quần chúng cũng vậy.
Nhân dân lực lượng xây dựng đất nước, lực lượng hợp thành, nuôi dưỡng,
bảo vệ các tổ chức chính trị, do vậy nhân dân quyền làm chủ đất nước, làm chủ chế
độ, làm chủ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Thứ ba: Làm thế nào để dân thực hiện được quyền làm chủ của mình? Theo Hồ
Chí Minh, từ xưa đến nay, nhân dân bao giờ cũng lực lượng chính trong tất cả các
hội, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Nhưng trước Cách mạng Tháng Mười
Nga, trước học thuyết Mac Lênin, chưa cuộc cách mạng nào giải phóng triệt để
nhân dân, chưa có học thuyết nào đánh giá đúng đắn về nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, người dân chỉ thực sự trở thành người làm chủ khi họ được
giáo dục, khi họ nhận thức được rõ ràng đâu là quyền lợi được hưởng, đâu là nghĩa vụ họ
phải thực hiện. Để thực hiện được điều này, một mặt, bản thân người dân phải ý chí
vươn lên, mặt khác, các tổ chức đoàn thể phải giúp đỡ họ, động viên khuyến khích họ.
“Một dân tộc dốt một dân tộc yếu” nếu nhân dân không được giáo dục để thoát
khỏi nạn dốt thì mãi mãi họ không thể thực hiện được vai trò làm chủ.
Người dân chỉ thể thực hiện được quyền làm chủ khi một chế bảo
đảm quyền làm chủ của họ. Đảng phải lãnh đạo xây dựng được một Nhà nước của dân,
do dân, dân; với hệ thống luật pháp, lấy việc bảo vệ quyền lợi của dân làm mục tiêu
hàng đầu, xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên xứng đáng người lãnh đạo,
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Những luận điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước một hệ thống các luận điểm về xây dựng
Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, dân nhằm tập trung mọi quyền lực vào tay
nhân dân, xây dựng một xã hội do nhân dân làm chủ.
Qua khảo sát thực tiễn các hình Nhà nước trên thế giới, trên sở luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin và đặc điểm xã hội Việt đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh chủ trương
xây dựng Nhà nước với các đặc trưng sau:
- Thứ nhất, về tính chất Nhà nước. Đó là Nhà nước do nhân dân xây dựng nên nhằm thực
hiện các quyền dân chủ cho nhân n. Hay nói cách khác-đó Nhà nước do nhân dân
lao động làm chủ. Nhân dân là người có quyền lực cao nhất. Nhân dân vừa người xây
dựng Nhà nước, vừa là người kiểm soát Nhà nước.
Hiện nay, Đảng ta đang tiến hành xây dựng Nhà nước của dân, do dân, dân với
phương châm lấy dân m gốc, thực hiện “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
chính là sự tiếp tục thực hiện tư tưởng về xây dựng Nhà nước do dân làm chủ của Hồ Chí
Minh.
- Thứ hai, về bản chất giai cấp của Nhà nước, Hồ Chí Minh khẳng định: Nhà nước ta
mang bản chất giai cấp công nhân.
Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta được thể hiện qua các khía cạnh sau:
+ Nhà nước ta chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đội tiên phong của giai cấp
công nhân. Đây một nguyên tắc được Hồ Chí Minh nhấn mạnh. Đảng giữ vai trò cầm
quyền. Nhà nước phải tuân thủ theo đường lối do Đảng đề ra. Do vậy, trong quá trình
lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn khẳng định và bảo đảm quyền lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước nhằm giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước.
+ Nhà nước ta mang tính nhân dân, đại diện cho ý chí của nhân dân, dựa trên khối
đại đoàn kết toàn dân nhưng nòng cốt là khối liên minh công, nông và trí thức do giai cấp
công nhân lãnh đạo.
+ Nhà nước ta tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
+ Nhà nước thực hiện sự thống nhất quyền lực nhưng có sự phân công và phân cấp
rõ ràng để tất cả mọi quyền lực thuộc về nhân dân.
- Thứ ba, nội dung tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, xây dựng Nhà nước
pháp quyền. Đó Nhà nước thực hiện quản hội bằng hiến pháp pháp luật. Hồ
Chí Minh xem pháp luật như một phương tiện để cũng cố Nhà nước, duy trì trật tự xã hội.
Giữa pháp luật và Nhà nước phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Để tạo nên sự ổn định
của Nhà nước, làm cho bộ máy Nhà nước vận hành đúng quỹ đạo, phát huy được hiệu lực
quản điều hành thì phải xây dựng được hệ thống pháp luật đúng đắn. Pháp luật của ta
pháp luật thật sự dân chủ, bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
Mọi người dân đều quyền tham gia xây dựng luật đều công bằng trước pháp luật.
Ai cũng phải nghĩa vụ tuân thủ luật pháp. Các quan Nhà nước, các cán bộ Chính
phủ phải làm gương trong việc thi hành pháp luật. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng lưu ý,
không nên lạm dụng hình phạt. Người từng nói: “Không xử phạt không đúng” song
“chút gì cũng dùng đến xử phạt là không nên”. Phải kết hợp hài hoà giữa thưởng và phạt,
giữa giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế…
Tóm lại, tưởng Hồ CMinh về Nhà nước kiểu mới chứa đựng toàn bộ những
tinh hoa của các hình Nhà nước đương đại các giá trị của Nhà nước truyền thống.
Nó vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nhân văn sâu sắc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân
- Nhà nước của dân:
Nhà nước của nhân dân là Nhà nước tập trung mọi quyền lực vào tay nhân dân.
Điều 1, Hiến pháp năm 1946 do Hồ Chí Minh làm trưởng ban soạn thảo khẳng định: “Tất
cả quyền bính trong nướccủa toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống,
gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Điều 32 của Hiến pháp 1946 cũng quy định:
“Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phán quyết”. Dân
quyền tham gia bầu cử ứng cử vào Quốc hội, đồng thời thông qua Quốc hội để bầu ra
Chính phủ. Dân cũng quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội đại biểu Hội đồng nhân
dân nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng.
“Nhà nước của dân Nhà nước do dân làm chủ. Người dân được hưởng
mọi quyền dân chủ, nghĩa là người dân có quyền tự do sống và làm việc theo khả năng và
sở thích của mình trong phạm vi pháp luật cho phép. Nhà nước của dân phải bằng mọi nổ
lực, hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của nhân dân. Trong
nhà nước dân chủ, dân là chủ còn cán bộ nhà nước, từ chức Chủ tịch nước trở xuống đều
“công bộc” của dân. Hồ Chí Minh luôn căn dặnn bộ không được thế lộng quyền:
Cậy thế mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao được vậy, coi
khinh luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra để làm việc cho dân,
chứ không phải để cậy thế với dân”.
- Nhà nước do dân:
Đó là Nhà nước do dân dựng xây nên. Cán bộ trong các ban, nghành của Chính
phủ do dân lựa chọn, bầu ra. Tài chính của Chính phủ do dân đóng góp. Đường lối lãnh
đạo, cấu tổ chức của Nhà nước do dân góp ý xây dựng. Các hoạt động của Nhà nước
do dân kiểm soát, Hồ Chí Minh thường khẳng định: Tất cả các cơ quan Nhà nước là phải
dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến chịu sự kiểm soát
của nhân dân. “Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”.
- Nhà nước vì dân:
Nhà nước dân Nhà nước phục vụ lợi ích nguyện vọng của nhân dân.
Ngoài mục đích phục vụ nhân dân, Nhà nước ta không có mục đích nào khác. Sinh thời
Hồ Chí Minh từng nói: Cả đời tôi chỉ một mục đích, phấn đấu cho quyền lợi Tổ
Quốc, hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào
chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo – là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết,
tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn
nhục cố gắng – cũng vì mục đích đó”.
Trong Nhà nước dân, cán bộ từ Chủ tịch nước trở xuống đều công bộc của
dân. Bác thường căn dặn cán bộ: Tất cả những thứ chúng ta đang dùng hàng ngày đều do
dân cung cấp. Do vậy phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. “Việc gìlợi cho dân, ta
phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”.
Tóm lại, Nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là Nhà nước
dân chủ. Trong đó,“bao nhiêu lợi ích đều dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân…
chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra… Nói tóm lại, quyền hành
lực lượng đều ở nơi dân”.
- sao chúng ta lại xây dựng Nhà nước của dân, do dân, dân? Xây dựng Nhà
nước của dân, do dân, dân tưởng bao trùm, nội dung cốt lõi của tưởng Hồ
chí Minh về Nhà nước, mục tiêu xuyên suốt cuộc đời lãnh đạo cách mạng của Hồ
Chí Minh. Ngay từ 1927 – trong cuốn Đường Cách mệnh, Người đã chỉ rõ: “Chúng ta đã
hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho tới nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền
giao cho dân chúng s nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh
nhiều lần, thế dân chúng mới hạnh phúc”.
- Làm thế nào để xây dựng được một Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân?
Trước hết, phải giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước. Nhàớc
phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng đội tiên phong của giai cấp công nhân. Hồ Chí
Minh đã nhiều lần khẳng định: Chỉ có liên minh với giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động mới thể tự giải phóng mình xây dựng
được một xã hội thực sự bình đẳng và tiến bộ.
Thứ hai, phải đảm bảo quyền tự do dân chủ của nhân dân trong việc lựa chọn
bầu ra Chính phủ thông qua Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Mọi công
dân đều có quyền bầu cử để lựa chọn các đại biểu đại diện cho nguyện vọng và quyền lợi
của mình. Mọi công dân đều hội tham gia vào các công việc của Nhà nước thông
qua quyền ứng cử và các cuộc trưng cầu dân ý.
Thứ ba, phải đảm bảo cho dân quyền kiểm soát Chính phủ. Hồ Chí Minh chỉ
rõ: Dân quyền góp ý với Chính phủ, dân quyền bãi miễn các đại biểu quốc hội
đại biểu Hội đồng nhân dân nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, để thực hiện
được điều này, đòi hỏi người dân phải một trình độ nhất định. vậy, cùng với việc
trao quyền cho dân, cần phải có chính sách giáo dục nâng cao nhận thức cho dân.
Thứ tư, phải xây dựng một hệ thống luật pháp chặt chẽ khoa học dựa
trên nguyện vọng quyền lợi của nhân dân, đồng thời làm cho pháp luật hiệu quả
trong thực tế. Sự công bằng trật tự hội chỉ thể được thiết lập khi được bảo
đảm bằng một hệ thống luật pháp nghiêm minh. Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Trăm
đều phải có thần linh pháp quyền”.
Thứ năm, phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, từ Trung ương đến địa phương thực
sự trong sạch, vững mạnh, đủ sức, đủ tài, vừa bảo đảm tốt vai trò người lãnh đạo, quản lý
vừa thực sự là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
| 1/6

Preview text:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân
chủ nói chung và về quyền làm chủ của nhân dân nói riêng là kết quả của sự nhận thức
sâu sắc về vai trò của nhân dân trong lịch sử, là kết quả của sự kết hợp giữa tư tưởng thân
dân truyền thống ở phương Đông và quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng
trong học thuyết Mác – Lênin. Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa lý luận và
thực tiễn – Hồ Chí Minh đã nâng tư tưởng dân chủ lên một tầm cao mới vừa mang tính
khoa học , vừa mang tính nhân văn sâu sắc.
Về quyền làm chủ của nhân dân, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ trên ba phương diện:
- Thứ nhất: Về quyền làm chủ của nhân dân lao động – Người khẳng định: “Nước
ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân…
chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra… Nói tóm lại, quyền hành và
lực lượng đều ở nơi dân”. 3
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân là người giữ vai trò quyết định trên tất cả các lĩnh
vực: Từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, xã hội, từ những chuyện nhỏ có liên quan đến lợi
ích cá nhân đến những chuyện lớn như lựa chọn thể chế, lựa chọn người đứng đầu Nhà
nước. Người dân có quyền làm chủ bản thân, nghĩa là có quyền được bảo vệ về thân thể,
được tự do đi lại, tự do hành nghề, tự do ngôn luận, tự do học tập… trong khuôn khổ luật
pháp cho phép. Người dân có quyền làm chủ các tập thể, làm chủ địa phương, làm chủ cơ
quan nơi mình sống và làm việc. Người dân có quyền làm chủ các đoàn thể, các tổ chức
chính trị xã hội thông qua bầu cử và bãi miễn. Đúng như Hồ Chí Minh nói: “Mọi quyền
hạn đều của dân”. Cán bộ từ Trung ương đến cán bộ ở các cấp các nghành đều là “đầy
tớ” của dân, do dân cử ra và do dân bãi miễn.
- Thứ hai: Vì sao dân có quyền hạn to lớn như vậy? Người giải thích: dân là gốc
của nước. Dân là người đã không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nước
không có dân thì không thành nước. Nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương máu
ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước.
Nhân dân đã cung cấp cho Đảng những người con ưu tú nhất. Lực lượng của Đảng
có lớn mạnh được hay không là do dân. Nhân dân là người xây dựng, đồng thời cũng là
người bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ của Đảng. Dân như nước, cán bộ như cá. Nhân dân là
lực lượng biến chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực. Do vậy, nếu không có
dân, sự tồn tại của Đảng cũng chẳng có ý nghĩa gì. Đối với Chính phủ và các tổ chức quần chúng cũng vậy.
Nhân dân là lực lượng xây dựng đất nước, là lực lượng hợp thành, nuôi dưỡng,
bảo vệ các tổ chức chính trị, do vậy nhân dân có quyền làm chủ đất nước, làm chủ chế
độ, làm chủ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Thứ ba: Làm thế nào để dân thực hiện được quyền làm chủ của mình? Theo Hồ
Chí Minh, từ xưa đến nay, nhân dân bao giờ cũng là lực lượng chính trong tất cả các xã
hội, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Nhưng trước Cách mạng Tháng Mười
Nga, trước học thuyết Mac – Lênin, chưa có cuộc cách mạng nào giải phóng triệt để
nhân dân, chưa có học thuyết nào đánh giá đúng đắn về nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, người dân chỉ thực sự trở thành người làm chủ khi họ được
giáo dục, khi họ nhận thức được rõ ràng đâu là quyền lợi được hưởng, đâu là nghĩa vụ họ
phải thực hiện. Để thực hiện được điều này, một mặt, bản thân người dân phải có ý chí
vươn lên, mặt khác, các tổ chức đoàn thể phải giúp đỡ họ, động viên khuyến khích họ.
“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và nếu nhân dân không được giáo dục để thoát
khỏi nạn dốt thì mãi mãi họ không thể thực hiện được vai trò làm chủ.
Người dân chỉ có thể thực hiện được quyền làm chủ khi có một cơ chế bảo
đảm quyền làm chủ của họ. Đảng phải lãnh đạo xây dựng được một Nhà nước của dân,
do dân, vì dân; với hệ thống luật pháp, lấy việc bảo vệ quyền lợi của dân làm mục tiêu
hàng đầu, xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên xứng đáng là người lãnh đạo, là
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Những luận điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước là một hệ thống các luận điểm về xây dựng
Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân nhằm tập trung mọi quyền lực vào tay
nhân dân, xây dựng một xã hội do nhân dân làm chủ.
Qua khảo sát thực tiễn các mô hình Nhà nước trên thế giới, trên cơ sở lý luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin và đặc điểm xã hội Việt đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh chủ trương
xây dựng Nhà nước với các đặc trưng sau:
- Thứ nhất, về tính chất Nhà nước. Đó là Nhà nước do nhân dân xây dựng nên nhằm thực
hiện các quyền dân chủ cho nhân dân. Hay nói cách khác-đó là Nhà nước do nhân dân
lao động làm chủ. Nhân dân là người có quyền lực cao nhất. Nhân dân vừa là người xây
dựng Nhà nước, vừa là người kiểm soát Nhà nước.
Hiện nay, Đảng ta đang tiến hành xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân với
phương châm lấy dân làm gốc, thực hiện “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
chính là sự tiếp tục thực hiện tư tưởng về xây dựng Nhà nước do dân làm chủ của Hồ Chí Minh.
- Thứ hai, về bản chất giai cấp của Nhà nước, Hồ Chí Minh khẳng định: Nhà nước ta
mang bản chất giai cấp công nhân.
Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta được thể hiện qua các khía cạnh sau:
+ Nhà nước ta chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đội tiên phong của giai cấp
công nhân. Đây là một nguyên tắc được Hồ Chí Minh nhấn mạnh. Đảng giữ vai trò cầm
quyền. Nhà nước phải tuân thủ theo đường lối do Đảng đề ra. Do vậy, trong quá trình
lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn khẳng định và bảo đảm quyền lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước nhằm giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước.
+ Nhà nước ta mang tính nhân dân, đại diện cho ý chí của nhân dân, dựa trên khối
đại đoàn kết toàn dân nhưng nòng cốt là khối liên minh công, nông và trí thức do giai cấp công nhân lãnh đạo.
+ Nhà nước ta tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
+ Nhà nước thực hiện sự thống nhất quyền lực nhưng có sự phân công và phân cấp
rõ ràng để tất cả mọi quyền lực thuộc về nhân dân.
- Thứ ba, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, là xây dựng Nhà nước
pháp quyền. Đó là Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng hiến pháp và pháp luật. Hồ
Chí Minh xem pháp luật như một phương tiện để cũng cố Nhà nước, duy trì trật tự xã hội.
Giữa pháp luật và Nhà nước phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Để tạo nên sự ổn định
của Nhà nước, làm cho bộ máy Nhà nước vận hành đúng quỹ đạo, phát huy được hiệu lực
quản lý điều hành thì phải xây dựng được hệ thống pháp luật đúng đắn. Pháp luật của ta
là pháp luật thật sự dân chủ, bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
Mọi người dân đều có quyền tham gia xây dựng luật và đều công bằng trước pháp luật.
Ai cũng phải có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp. Các cơ quan Nhà nước, các cán bộ Chính
phủ phải làm gương trong việc thi hành pháp luật. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng lưu ý,
không nên lạm dụng hình phạt. Người từng nói: “Không xử phạt là không đúng” song
“chút gì cũng dùng đến xử phạt là không nên”. Phải kết hợp hài hoà giữa thưởng và phạt,
giữa giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế…
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới chứa đựng toàn bộ những
tinh hoa của các mô hình Nhà nước đương đại và các giá trị của Nhà nước truyền thống.
Nó vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nhân văn sâu sắc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân - Nhà nước của dân:
Nhà nước của nhân dân là Nhà nước tập trung mọi quyền lực vào tay nhân dân.
Điều 1, Hiến pháp năm 1946 do Hồ Chí Minh làm trưởng ban soạn thảo khẳng định: “Tất
cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống,
gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Điều 32 của Hiến pháp 1946 cũng quy định:
“Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phán quyết”. Dân có
quyền tham gia bầu cử và ứng cử vào Quốc hội, đồng thời thông qua Quốc hội để bầu ra
Chính phủ. Dân cũng có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng.
“Nhà nước của dân là Nhà nước do dân làm chủ. Người dân được hưởng
mọi quyền dân chủ, nghĩa là người dân có quyền tự do sống và làm việc theo khả năng và
sở thích của mình trong phạm vi pháp luật cho phép. Nhà nước của dân phải bằng mọi nổ
lực, hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của nhân dân. Trong
nhà nước dân chủ, dân là chủ còn cán bộ nhà nước, từ chức Chủ tịch nước trở xuống đều
là “công bộc” của dân. Hồ Chí Minh luôn căn dặn cán bộ không được ỷ thế lộng quyền:
Cậy thế mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao được vậy, coi
khinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân,
chứ không phải để cậy thế với dân”. - Nhà nước do dân:
Đó là Nhà nước do dân dựng xây nên. Cán bộ trong các ban, nghành của Chính
phủ do dân lựa chọn, bầu ra. Tài chính của Chính phủ do dân đóng góp. Đường lối lãnh
đạo, cơ cấu tổ chức của Nhà nước do dân góp ý xây dựng. Các hoạt động của Nhà nước
do dân kiểm soát, Hồ Chí Minh thường khẳng định: Tất cả các cơ quan Nhà nước là phải
dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát
của nhân dân. “Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”. - Nhà nước vì dân:
Nhà nước vì dân là Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.
Ngoài mục đích phục vụ nhân dân, Nhà nước ta không có mục đích nào khác. Sinh thời
Hồ Chí Minh từng nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ
Quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào
chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo – là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết,
tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn
nhục cố gắng – cũng vì mục đích đó”.
Trong Nhà nước vì dân, cán bộ từ Chủ tịch nước trở xuống đều là công bộc của
dân. Bác thường căn dặn cán bộ: Tất cả những thứ chúng ta đang dùng hàng ngày đều do
dân cung cấp. Do vậy phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. “Việc gì có lợi cho dân, ta
phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”.
Tóm lại, Nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là Nhà nước
dân chủ. Trong đó,“bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân…
chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra… Nói tóm lại, quyền hành và
lực lượng đều ở nơi dân”.
- Vì sao chúng ta lại xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân? Xây dựng Nhà
nước của dân, do dân, vì dân là tư tưởng bao trùm, là nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ
chí Minh về Nhà nước, là mục tiêu xuyên suốt cuộc đời và lãnh đạo cách mạng của Hồ
Chí Minh. Ngay từ 1927 – trong cuốn Đường Cách mệnh, Người đã chỉ rõ: “Chúng ta đã
hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho tới nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền
giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh
nhiều lần, thế dân chúng mới hạnh phúc”.
- Làm thế nào để xây dựng được một Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân?
Trước hết, phải giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước. Nhà nước
phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng – đội tiên phong của giai cấp công nhân. Hồ Chí
Minh đã nhiều lần khẳng định: Chỉ có liên minh với giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động mới có thể tự giải phóng mình và xây dựng
được một xã hội thực sự bình đẳng và tiến bộ.
Thứ hai, phải đảm bảo quyền tự do dân chủ của nhân dân trong việc lựa chọn và
bầu ra Chính phủ thông qua Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Mọi công
dân đều có quyền bầu cử để lựa chọn các đại biểu đại diện cho nguyện vọng và quyền lợi
của mình. Mọi công dân đều có cơ hội tham gia vào các công việc của Nhà nước thông
qua quyền ứng cử và các cuộc trưng cầu dân ý.
Thứ ba, phải đảm bảo cho dân có quyền kiểm soát Chính phủ. Hồ Chí Minh chỉ
rõ: Dân có quyền góp ý với Chính phủ, dân có quyền bãi miễn các đại biểu quốc hội và
đại biểu Hội đồng nhân dân nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, để thực hiện
được điều này, đòi hỏi người dân phải có một trình độ nhất định. Vì vậy, cùng với việc
trao quyền cho dân, cần phải có chính sách giáo dục nâng cao nhận thức cho dân.
Thứ tư, phải xây dựng một hệ thống luật pháp chặt chẽ và khoa học dựa
trên nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân, đồng thời làm cho pháp luật có hiệu quả
trong thực tế. Sự công bằng và trật tự xã hội chỉ có thể được thiết lập khi nó được bảo
đảm bằng một hệ thống luật pháp nghiêm minh. Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Trăm
đều phải có thần linh pháp quyền”.
Thứ năm, phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, từ Trung ương đến địa phương thực
sự trong sạch, vững mạnh, đủ sức, đủ tài, vừa bảo đảm tốt vai trò người lãnh đạo, quản lý
vừa thực sự là người đầy tớ trung thành của nhân dân.