Rủi ro trực tuyến và thực hành an toàn mạng của người dùng số: Khái quát về các nghiên cứu | Tiểu luận Văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa

Internet trở thành “bạn đồng hành” của tất cả mọi người chỉ với một chiếc điện  thoại, máy tính cá nhân, tivi,… để có thể truy cập mọi thông tin đáp ứng nhu cầu.  Rõ ràng, không thể bàn cãi về những ưu thế của internet mang lại, tuy vậy, việc  trực tuyến trên không gian mạng luôn tiềm ẩn vô vàn rủi ro, trở thành mối đe dọa  và ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng số. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
13 trang 1 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Rủi ro trực tuyến và thực hành an toàn mạng của người dùng số: Khái quát về các nghiên cứu | Tiểu luận Văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa

Internet trở thành “bạn đồng hành” của tất cả mọi người chỉ với một chiếc điện  thoại, máy tính cá nhân, tivi,… để có thể truy cập mọi thông tin đáp ứng nhu cầu.  Rõ ràng, không thể bàn cãi về những ưu thế của internet mang lại, tuy vậy, việc  trực tuyến trên không gian mạng luôn tiềm ẩn vô vàn rủi ro, trở thành mối đe dọa  và ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng số. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

83 42 lượt tải Tải xuống
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
RỦI RO TRỰC TUYẾN VÀ THỰC HÀNH AN TOÀN MẠNG
CỦA NGƯỜI DÙNG SỐ: KHÁI QUÁT TỪ CÁC NGHIÊN CỨU
TIỂU LUẬN MÔN
VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
(Chương trình Cao học)
Học viên thực hiện : ĐẶNG VÂN TRANG
Lớp : XÃ HỘI HỌC K28.2
Mã học viên : 2888060005
GVHD : PGS.TS. BÙI THU HƯƠNG
Hà Nội, năm 2023
Rủi ro trực tuyến và thực hành
an toàn mạng của người dùng số:
Khái quát từ các nghiên cứu
ĐẶNG VÂN TRANG
Khoa Xã hội học và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền;
Email: dangvantrang317@gmail.com
Tóm tắt: Dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài nước, bài viết tổng hợp những
rủi ro trực tuyến thực hành an toàn mạng của người dùng số những năm qua
và rút ra một số phát hiện sau: thứ nhất, rủi ro người dùng số phải đối mặt nhiều
nhất là rủi ro về nội dung không phù hợp, kém lành mạnh rủi ro về sở hạ
tầng như bị nhiễm vi-rút; thứ hai, thực hành an toàn mạng không được đánh giá
cao về hiểu biết và khả năng ứng dụng, trong đó hành vi bảo mật quyền riêng tư
còn lỏng lẻo sự khác biệt giữa các yếu tố hội của người dùng số trong
bối cảnh rủi ro trên không gian mạng luôn thường trực. Từ đó, cần tập trung các
giải pháp về giáo dục và truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực số.
Từ khóa: an toàn mạng, rủi ro trực tuyến, thực hành an toàn mạng, người dùng
số
Abstract:
Keywords: cypher safety, online risks, cypher safety behaviors, online users
Quyết định 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình
chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” nêu rõ ba trụ
cột chính trong định hướng phát triển Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định
thịnh vượng, gồm: Chính phủ số, kinh tế số hội số. Trong đó, một
trong những mục tiêu tiến tới hội số, đó nước ta thuộc nhóm 40 nước dẫn
đầu về an toàn, an ninh mạng đến năm 2025 trong nhóm 30 nước đi đầu đến
năm 2030 (1). Cho thấy, hội số nhiệm vụ then chốt song hành cùng nền
1
kinh tế Chính phủ số. Khi ấy, thực hành tốt an toàn số nói chung an toàn
mạng nói riêng sẽ là nền tảng để “nuôi dưỡng” mộthội số lành mạnh bền
vững, trong đó người dân làm trung tâm, được tiếp cận bình đẳng được các
chính sách đảm bảo quyền lợi an toàn số, an toàn mạng với cá nhân, cộng đồng.
Trong báo cáo tọa đàm “Hướng tới một quốc gia an toàn số: Từ an mạng
đến an toàn số các khuyến nghị về cách tiếp cận chính sách cho Việt Nam”
của Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) năm 2021, có
nêu dẫn chứng về cuộc khảo sát nhằm chứng minh tính “dễ tổn thương” của
người dùng internet Việt Nam với các rủi ro số khi đến 97,5% người tham
gia khảo sát đã bắt gặp ít nhất một biểu mẫu báo động vi phạm dữ liệunhân;
thông qua các thực hành thiếu an toàn như chỉ 16,6% người dùng trả lời đã đọc
kỹ các thông báo về quyền riêng trên ứng dụng/ trang mạng, hay tới hơn
1/3 số người trả lời không đọc thông tin nhận diện cá nhân, dữ liệu liên quan tới
sức khỏe người dùng, thay vào đó nhấn đồng ý ngay lập tức để được truy cập
nền tảng mong muốn (2). Cho thấy những thách thức thể gây ra thiệt hại lâu
dài với an toàn mạng của nhân người dùng số, sau đó ảnh hưởng đến nền
an ninh mạng quốc gia. Nghiên cứu tài liệu về rủi ro trực tuyến và thực hành an
toàn mạng trong ngoài nước sẽ đóng góp thêm những bằng chứng sở
cho công tác xây dựng và phát triển công dân số, xã hội số tại nước ta hiện nay.
1. Rủi ro trực tuyến và tác động đến người dùng số
Internet trở thành “bạn đồng hành” của tất cả mọi người chỉ với một chiếc
điện thoại, máy tính nhân, tivi,… để thể truy cập mọi thông tin đáp ứng
nhu cầu. ràng, không thể bàn cãi về những ưu thế của internet mang lại, tuy
vậy, việc trực tuyến trên không gian mạng luôn tiềm ẩnvàn rủi ro, trở thành
mối đe dọa và ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng số.
Xem xét một khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew thuộc dự án “Pew
Internet & American Life” (Internet cuộc sống Mỹ) năm 2009, báo cáo cho
hay: có tới 15% thanh thiếu niên Mỹ từ 12 đến 17 tuổi có điện thoại di động đã
nhận được những hình ảnh khỏa thân hoặc tính gợi dục, nhanh chóng tr
2
thành rủi ro bàn luận nhiều lúc bấy giờ và khiến các nhà hoạch định chính sách,
pháp luật giáo dục cần hành động, nhằm xác định nhóm dễ bị tổn thương từ
rủi ro về nội dung trên internet được truy cập bởi thiết bị công nghệ hiện đại (3).
Cách biệt lớn về thời gian, nhưng rủi ro trực tuyến những năm gần đây vẫn
tồn tại và gia tăng khi phát triển mọi lĩnh vực đều song hành cùng với sự tiến bộ
của công nghệ, thuật số. Nghiên cứu nhóm thanh thiếu niên Utah của
Savoia các cộng sự năm 2021 cho thấy bức tranh chung về rủi ro trực tuyến
hiện nay. Hơn 4/5 học sinh sử dụng nhiều hơn một nền tảng truyền thông xã hội
hàng ngày, phần lớn đã trò chuyện với người lạ chia sẻ thông tin nhân
công khai lên mạng xã hội. Ngoài ra, độ tuổi này cũng bày tỏ niềm yêu thích với
các trò chơi điện tử trực tuyến trò chuyện với người lạ khi chơi một hình
thức trao đổi chiến thuật thông dụng với các người chơi được ứng dụng tự do
kết nối. Trước sự phổ biến của việc sử dụng internet, khoảng 60% thanh thiếu
niên trong khảo sát trên gặp ít nhất một tình huống rủi ro trực tuyến, trong đó
thường xuyên nhất rủi ro về nội dung mạng như tiếp cận hình ảnh bạo lực
(32%), xem hình ảnh/ nội dung khiêu dâm (31%), bị bắt nạt trực tuyến
(29%),… Các tác giả cũng quan tâm đến sự khác biệt về giới tính: học sinh nữ
nhiều khả năng gặp phải các tình huống rủi ro trên mạng hơn, liên quan đến
vấn đề quấy rối, bạo lực lạm dụng tình dụng trẻ em gái phụ nữ nói
chung (4).
Với góc nhìn ở Pakistan, 294 sinh viên được khảo sát có xu hướng tham gia
vào các hành vi nguy hiểm khác nhau trên không gian mạng: cao nhất 65%
đăng ảnh nhân lên mạng, 42% tải tài liệu trái phép từ các website, 30% truy
cập các trang khuyến khích bạo lực, hoạt động bất hợp pháp hay nhận nội dung
khiêu dâm 20% chia sẻ ảnh bản thân với người lạ, chia sẻ mật trên
internet,…, thể gia tăng tỷ ltiếp xúc với tội phạm mạng hay những trải
nghiệm tiêu cực trực tuyến. Tham gia vào các hành vi rủi ro trực tuyến của các
sinh viên Pakistan cũng sự chênh lệch về giới tính cho thấy mối quan hệ
mật thiết với việc sử dụng mạng an toàn, bảo mật (5).
3
Tại Việt Nam, luận án của tác giả Dương Thị Thu Hương về hành vi rủi ro
của học sinh phổ thông đã những kết quả đáng chú ý khi nói đến tác động
của mạng hội tới trẻ thành niên. Theo đó, việc lạm dụng mạng hội, dành
nhiều thời gian trong ngày sử dụng yếu tố nguy cao với hầu hết các hành
vi rủi ro, nhất là làm tăng nguycác hành vi gây bạo lực, hút thuốc lá/ shisha,
sử dụng thuốc/ chất gây ảo giác hay chất gây nghiện (6) Mặc nghiên cứu
dừng lại ở phân tích gắn kết hai chỉ báo về thời gian sử dụng và số lượng bạn bè
tác động như thế nào đến những hành vi rủi ro thực tế của trẻ, nhưng đây
sở để thấy rằng việc sử dụng mạng hội đang gây ra nhiều nguy hại, liên
quan trực tiếp đến các rủi ro trực tuyến như nghiên cứu tổng quan trước đó.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu của chính tác giả về ứng xử của sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền trước tin giả Covid-19 có chỉ ra khả năng cao
người dùng tiếp cận phải tin giả: 94,5% đã từng bắt gặp tin tức về dịch bệnh
được đăng trên mạng hội sau đó phát hiện tin giả (7). Cho thấy, trong
bối cảnh “đại dịch thông tin”, mạng hội nhất Facebook trở thành môi
trường để “sinh sôi” những tài khoản cung cấp thông tin sai lệch, giả mạo, ảnh
hưởng đến tâm lý, nhận thức hành động cấp thiết cho sức khỏe cộng đồng
nói chung. Đây là một trong những rủi ro trực tuyến khi nghiên cứu tiếp cận mặt
hội của vấn đề an toàn mạng. Bước vào thời 4.0 bùng nổ, tin giả luôn
nguy khó kiểm soát từ “nguồn cung”, khi đó các biện pháp nâng cao hiệu
quả từ hành vi an toàn mạng của người dùng cần được ưu tiên.
Bên cạnh đó, rủi ro liên quan đến sở hạ tầng cũng điểm cần nhắc tới
khi người dùng số gia tăng thời lượng trong ngày dành cho không gian mạng,
cùng với xu hướng sử dụng công nghệ số cho mục đích cá nhân nhiều hơn. Với
quy toàn cầu, báo cáo quốc tế về (Dự án“The World Internet Project”
internet thế giới) xuất bản năm 2016 đã phát hiện rằng, phần lớn dân số thế giới
cho biết bản thân là nạn nhân của phần mềm bị nhiễm vi-rút (8).
Đánh giá một cách tổng quát, Quayyum và cộng sự đã sử dụng phương pháp
phân tích tài liệu tổng hợp danh sách các rủi ro an ninh mạng với trẻ em từ
4
các nghiên cứu đi trước như về xâm phạm quyền riêng tư/ bảo mật trực tuyến,
quấy rối, lừa đảo/đánh cắp danh tính, rủi ro về nội dung không phù hơp, khiêu
dâm, bất hợp pháp; đe dọa dựa trên công nghệ như nhiễm vi-rút, phần mềm độc
hại, giả mạo; nghiện internet,… (9).
Trong bối cảnh công nghệ số phát triển ợt bậc các luồng thông tin
được lan tỏa không bị giới hạn, trẻ em và thanh niên là khách thể đáng chú ý và
được nhắc nhiều trong các nghiên cứu về rủi ro trực tuyến hơn cả, một phần do
nhóm này hầu hết đều sử dụng mạng hội, trò chơi điện tử trên mạng,… như
một công cụ “bầu bạn” hàng ngày. thể nói, hoạt động trong môi trường ảo
thường xuyên, người dùng số nói chung thể dễ dàng bị tấn công mạng, gặp
phải các rủi ro trực tuyến cao hơn. Do vậy, để phát huy “tài nguyên” trên
internet, mọi người cần có nhận thức rõ ràng về an toàn mạng và có những hành
vi thực tiễn bảo đảm những thiết bị không gian số của mình an toàn, lành
mạnh và bền vững.
2. Một số thực hành an toàn mạng của người dùng số
Trước thực trạng về rủi ro trực tuyến và tác động của chúng đến người dùng
số, thực hành an toàn mạng hướng đến phòng ngừa ngăn chặn những nguy
hại trên không gian số thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cộng đồng.
Trong nghiên cứu về kỹ năng số của người dùng internet Israel năm 2014,
Dodel và cộng sự cho thấy thực trạng chung về sử dụng internet: hầu hết đều lên
mạng mỗi ngày (40,3% dành từ 1 đến 4 giờ trong ngày để trực tuyến) với mục
đích chính gồm sử dụng mạng hội tìm kiếm thông tin. Tuy vậy, các
năng bảo mật kỹ thuật số chưa được thực hiện thường xuyên như sử dụng trình
duyệt ẩn danh, thiết lập bảo mật điện thoại, cài đặt cập nhật phần mềm diệt
vi-rút, xóa lịch sử hoạt động của trình duyệt chỉ đạt từ 1,74 đến 3,06 điểm trên
tổng 5 điểm về tần suất thực hiện (tương đương mức “không thường xuyên” đến
“vừa phải”). Đặc biệt, với riêng các thiết bị di động, thực hành đảm bảo an toàn
nói chung ít phổ biến nhất người dùng số Israel: tới 59,5% không cài đặt
hay cập nhật phần mềm chống vi-rút trên điện thoại của mình (10).
5
Năm 2022, đội ngũ Đại học Quốc tế Riphan khảo sát về an ninh mạng
sinh viên Pakistan đã nhận định thực hành an ninh mạng còn thấp trong nhiều
lĩnh vực như gần 90% người trả lời không thay đổi mật khẩu trừ khi họ nhận
yêu cầu bắt buộc; 60% sinh viên mở liên kết không xác minh trước tiếp
tục mở mặc dù phát hiện ra vấn đề bảo mật,… Trước tình trạng trên, các tác giả
nêu rõ quan điểm về chiến lược đảm bảo thực hành internet an toàn, thay vì hạn
chế sử dụng internet những giới hạn mang tính áp đặt thể cản trở các
hội tiếp cận kĩ thuật số, công nghệ số của sinh viên, bởi nghiên cứu chứng minh
tác động tích cực của các hành vi bảo mật tốt, chủ động giúp giảm thiểu các rủi
ro trực tuyến, đảm bảo an toàn và cả an ninh của người dùng (11).
Được xuất bản năm nay, bài viết của Saqib Saeed về chủ đề bảo mật thông
tin cho thấy một số kết quả khả quan hơn khi khảo sát nhóm ngành đặc thù
sinh viên khoa máy tính. Nổi bật như hầu hết người trả lời đều cài đặt chương
trình chống vi-rút trên máy tính được cập nhật thường xuyên, 70% sử dụng
mật khẩu để mở máy tính, 60% cài đặt tường lửa,…Tuy vậy, khi hỏi cụ thể về
các thực hành bảo mật thông tin, điển hình quản mật khẩu còn lỏng lẻo.
Nhìn chung, tác giả nhận định các thực hành quản sở hạ tầng quản
email những hành vi bảo mật thông tin chính của sinh viên khoa máy tính.
Kết quả này khác biệt với nghiên cứu của chính tác giả trên nhân viên các
doanh nghiệp. Họ không quan trọng việc quản sở hạ tầng nhằm bảo mật
thông tin của mình, do phần lớn các tổ chức đều bộ phận công nghệ thông
chuyên bảo trì, sửa chữa. nhân viên doanh nghiệp thực hành quản mật
khẩu mạnh m hơn, trái ngược với nghiên cứu sinh viên khoa máy tính, tác
giả cho rằng sinh viên tin học đang chủ quan bản thân người thuật tốt,
hiện đại nhận thức được các mối đe dọa bảo mật, dẫn đến việc quản mật
khẩu không tích cực (12) (13).
thể thấy, an toàn mạng chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
trên thế giới, nhất phân tích các nhóm, cộng đồng chịu tác động từ các rủi
ro, mối đe dọa trực tuyến. Tuy vậy, trong phạm vi tổng quan tài liệu của tác giả,
6
các nghiên cứu tại Việt Nam nhắc nhiều đến mặt lý luận an toàn, an ninh mạng,
xem xét như một thiết chế xã hội qua phân tích các chính sách, quy định, truyền
thông và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng. Số ít tài liệu nói về
thực hành an toàn mạng trong bối cảnh nước ta bài viết “Kỹ năng an toàn
mạng ảnh hưởng đến thái độ đối với học tập trực tuyến của sinh viên” của
Nguyễn Hòa Kim Thái. Khảo sát 241 sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh, kết quả chỉ ra: các sinh viên đều thực hành an toàn mạng nhân mức
độ tương đối cao, điển hình các hoạt động tránh những thông tin, tương tác
không tin cậy như không chấp nhận lời đề nghị kết bạn từ những người không
quen biết trên mạng hội, không đăng vào các web không tin tưởng,…
trung bình tổng 4,25 điểm trên tổng 5 điểm thường xuyên thực hiện. Mặc
công tác chọn mẫu nghiên cứu chưa thực sự rộng rãi, nhưng tác giả đã
những đóng góp rõ nét trong thao tác các chỉ báo để đo lường thực hành an toàn
mạng, phù hợp với đối tượng nghiên cứu là sinh viên (14).
Một đóng góp nữa bài viết của các thành viên thuộc Viện Khoa học Giáo
dục Việt Nam nội dung nghiên cứu năng lực an toàn s của giáo viên, học
sinh Việt Nam sau khi tham gia tập huấn, học tập giảng dạy chương trình
duy thời đại số. Số liệu khảo sát cho thấy: nhận thức kỹ năng về an toàn số
của giáo viên được nâng cao, phần lớn thầy biết cách làm thế nào để bảo vệ
danh tính số và cẩn trọng với dấu chân số, trên 81% đồng ý đến rất đồng ý rằng
bản thân tự tin trong việc sử dụng duy thấu cảm trong tương tác trực tuyến
nhằm xây dựng môi trường mạng văn minh tích cực; tỷ lệ tương tự nhận
biết cách ứng dụng duy phản biện trong việc phân biệt các loại thông tin
thực hành các bước xác thực thông tin trên môi trường trực tuyến. Về biểu hiện
năng lực số trên môi trường mạng của học sinh, đều tự đánh giá mức độ đồng ý
rất đồng ý từ 65% trở lên, tác giả cho hay đây tỉ lệơng đối cao trong điều
kiện chưa có nhiều chương trình, hoạt động giáo dục về an toàn số cho học sinh
tại Việt Nam hiện nay. thể nói, kết quả đánh giá sau khi triển khai chương
trình “Tư duy thời đại số” của Vietnet-ICT và Facebook cho thấy đối tượng thụ
7
hưởng nhận thức được ý nghĩa vai trò của an toàn số (15). Tuy vậy, bài viết mới
sử dụng cách thức phân tích tả, đưa ra những nhận định mức độ “biết”
thay đánh giá khả năng hiểu, vận dụng thực tiễn. Nhìn chung, đây cũng
một cơ sở tài liệu thúc đẩy triển khai các nghiên cứu sâu hơn tại Việt Nam.
3. Các yếu tố xã hội tác động đến hành vi an toàn mạng
Về giới tính, đây yếu tố nhân khẩu học quan trọng gắn với thực hành an
toàn trên không gian mạng nói chung. bình đẳng giới được thực hiện trên
nhiều lĩnh vực, khoảng cách giới đã được thu hẹp khi nói về việc tiếp cận
internet, nhưng một số nghiên cứu vẫn cho thấy tình trạng bất bình đẳng về tần
suất trực tuyến, phạm vi hoạt động hay thực hành an toàn mạng, nhất các
năng liên quan đến thuật còn diễn ra. Trong bài viết “Inequality in digital
skills and the adoption of online safety behaviors” (Bất bình đẳng về kĩ năng số
vận dụng các hành vi an toàn trực tuyến), các tác gichỉ ra giới tính ảnh
hưởng đến mức độ bảo mật thuật số, trong đó nam giới Israel nhiều khả
năng tham gia các hành vi phòng ngừa hơn, họ xu hướng thành thạo về
năng bảo mật số hơn nữ giới (16). Tương tự, Bangladesh, nam giới nhận
thức về các mối đe dọa rõ ràng hơn, còn nữ giới cho biết họ là nạn nhân của các
rủi ro trực tuyến như tống tiền, quấy rối, đánh cắp danh tính,… cao hơn (17).
Liên quan đến khả năng tiếp cận rủi ro trực tuyến cao hơn, nữ giới trong nghiên
cứu Bỉ ý định thực hiện các biện pháp an toàn mạng mạnh mẽ hơn so với
nam giới; nhưng về mặt kiến thức, nam giới lại nhóm được đánh giá nhận
thức được lỗ hổng, tội phạm mạng cao hơn (18). Hay đánh giá về biện pháp bảo
mật qua thực hành tạo mật khẩu trong nghiên cứu tại một đại học Mỹ, giới
tính yếu tố dự báo về hành vi này, theo đó phụ nữ cài đặt mật khẩu tính
bảo mật thấp hơn so với nam giới được cho nhóm cần được đào tạo,
hướng dẫn về an ninh mạng (19).
Về độ tuổi, Dodel cộng sự nhận thấy người trẻ tuổi như thanh niên
nhiều khả năng tham gia các hành vi phòng chống vi-rút hơn và có các kỹ năng
bảo mật số thành thạo hơn (20). Ahmed cũng đánh giá thế hệ trẻ Bangladesh
8
cảm thấy dễ dàng tuân theo các biện pháp thực hành an ninh mạng hơn, trong
khi nhóm trên 50 tuổi thực hành ở mức độ thấp nhất và ít nhận thức về tội phạm
mạng (21). Có thể nói, yếu tố về độ tuổi tác động đến mức độ hiểu biết, tần suất
thực hiện các hành vi an toàn mạng mối quan hệ nghịch chiều, tuổi càng cao
thì càng ít khả năng thực hành an toàn mạng. Lứa tuổi thanh, thiếu niên dễ dàng
thực hành an toàn mạng hơn, do được tiếp cận công nghệ số từ sớm, họ thường
nhanh nhạy hơn với các thiết bị điện tử sử dụng internet, tuy nhiên cũng
biểu hiện chủ quan trước các vấn đề an toàn, an ninh mạng. vậy, nhiều
nghiên cứu cũng tập trung tìm hiểu nhóm xã hội trên trong bối cảnh mở rộng kỹ
thuật số tiến bộ trong công nghệ, gia tăng nguy gặp các rủi ro an toàn
mạng và cần những giải pháp nâng cao nhận thức, thực hành an toàn trên không
gian số hiện nay.
Về học vấn, Witte Mannon cho rằng giáo dục liên quan tích cực đến
kỹ năng số, tức trình độ học vấn càng cao thì kỹ năng sử dụng internet càng tốt
ở người Mỹ được khảo sát năm 2005 (22). Tương tự, người dùng số Israel
học vấn cao hơn thì có kĩ năng bảo mật kỹ thuật số và tham gia phòng chống vi-
rút năng động hơn (23). Ngoài ra, chuyên môn được đào tạo cũng có ảnh hưởng
đáng kể đến thực hành an toàn mạng. Nghiên cứu sinh viên Thành phố Hồ
Chí Minh, Việt Nam chỉ ra năng an toàn mạng không đồng đều giữa các
chuyên ngành, nhóm ngành tự nhiên – khoa học – kĩ thuật – công nghệ có điểm
trung bình thực hiện thường xuyên nhất các năng an toàn mạng nhân, sau
đó nhóm sinh viên thuộc ngành kinh tế - kinh doanh, cuối cùng hội
nhân văn – sư phạm (24). Tương đồng kết quả khảo sát các sinh viên Đại học
Rập Saudi của Aljohni cộng sự: hiểu biết của sinh viên ngành máy tính
công nghệ thông tin về an ninh mạng là rất rõ ràng, và cũng nhận thức rõ hơn về
tầm quan trọng của việc đào tạo về tăng cường an toàn mạng (25).
Về kinh nghiệm sử dụng internet/ “thâm niên” trực tuyến, Dodel Mesch
tin rằng sự quen thuộc hay thói quen truy cập internet là yếu tố giúp người dùng
thêm thông tin về rủi ro trực tuyến cải thiện được các biện pháp đối phó
9
(26). Minh chứng trong nghiên cứu Bangladesh năm 2019, những người mới
hầu hết ít bị ảnh ởng do tội phạm mạng, do không thường xuyên sử dụng
internet nên ít khả năng trở thành nạn nhân hơn; ngược lại, những người đã sử
dụng internet thường xuyên phải đối mặt với tỷ lệ tội phạm mạng cao hơn
bày tỏ sự lo lắng cao nhất, so với những người ít trực tuyến; khi đó, họ áp dụng
bảo mật cao và nhận biết biện pháp nào hiệu quả (27).
Tóm lại, không gian mạng luôn là nơi tiềm ẩn vô vàn rủi ro cho người dùng
số, khi đó những kỹ năng an toàn mạng được đánh giá cần thiết với bối cảnh
ngày nay. Các nghiên cứu cho thấy thực hành an toàn mạng chưa được đảm
bảo, các hành vi vẫn thể tạo ra những khoảng trống cho tội phạm mạng, các
rủi ro trực tuyến xâm chiếm không gian của người dùng số nói chung. Điều này
đòi hỏi họ cần được đào tạo, truyền thông về an toàn mạng, về năng lực số để
trở thành những người dùng thông thái, khả năng nhận diện rủi ro, hiểu biết
áp dụng các tiêu chuẩn nhằm xây dựng không gian mạng lành mạnh bền
vững, đặc biệt chú ý đến sự khác biệt về yếu tố xã hội của người dùng.
Tài liệu tham khảo
(1) Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định 749/QĐ-TTg Phê duyệt
“Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm
2030”.
(2) Viện Nghiên cứu Chính sách Phát triển Truyền thông (2021), “Shifting
From Cybersecurity To Digital Safety”, Tọa đàm Hướng tới một quốc gia an
toàn số: Từ an mạng đến an toàn số các khuyến nghị về cách tiếp cận chính
sách cho Việt Nam.
(3) Pew Research Center (2009), Internet & American Life Project: Teens and
Sexting.
(4) Elena Savoia cộng sự (2021), “Adolescents’ Exposure to Online Risks:
Gender Disparities and Vulnerabilities Related to Online Behaviors”, Int J
Environ Res Public Health, 18(11): 5786.
10
(5) (11) Khan NF, Ikram N, Saleem S, Zafar S (2022), “Cyber-security and
risky behaviors in a developing country context: a Pakistani perspective”, Secur
J, tr.1-33.
(6) Dương Thị Thu Hương (2017), Mối quan hệ giữa gắn kết hội hành vi
rủi ro của học sinh Trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr.123-127.
(7) Đặng Vân Trang (2022), Hành vi ứng xử của sinh viên Học viện Báo chí
Tuyên truyền đối với tin giả về dịch bệnh Covid-19 trên mạng hội hiện nay,
Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
(8) Dunahee, M., & Lebo, H. (2016). The world Internet project international
report 6th edition. Center for the digital future.
(9) Quayyum, F., Cruzes, D.S., & Jaccheri, L. (2021). “Cybersecurity awareness
for children: A systematic literature review”, International Journal of Child-
Computer Interaction, 30, 100343.
(10) (16) (20) (23) (26) Matias Dodel, Gustavo Mesch (2018) “Inequality in
digital skills and the adoption of online safety behaviors”, Information,
Communication & Society, 21(5).
(12) Saeed S. (2023). “Education, Online Presence and Cybersecurity
Implications: A Study of Information Security Practices of Computing Students
in Saudi Arabia”, , 15(12):9426.Sustainability
(13) Saeed S. (2023). “Digital Workplaces and Information Security Behavior
of Business Employees: An Empirical Study of Saudi Arabia”, ,Sustainability
15(7):6019.
(14) (24) Nguyễn Hòa Kim Thái (2022) “Kỹ năng an toàn mạng ảnh hưởng đến
thái độ đối với học tập trực tuyến của sinh viên”, Tạp chí Khoa học Đại học
Thủ Dầu Một, số 3(58), tr.92-109.
(15) Anh Vinh cộng sự (2022), “Năng lực an toàn số các yếu tố ảnh
hưởng an toàn số của giáo viên, học sinh Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo thường
11
niên năm 2022, Trung tâm Phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông
quốc gia, tr.184-194.
(17) (21) (27) Ahmed, Nadeem cộng sự. (2019) “Demographic Factors of
Cybersecurity Awareness in Bangladesh”, Hội nghị quốc tế lần thứ 5 về những
tiến bộ trong kỹ thuật điện (ICAEE), tr.685-690.
(18) Kimpe, Lies De nnk (2021), “What we think we know about
cybersecurity: an investigation of the relationship between perceived
knowledge, internet trust, and protection motivation in a cybercrime context”,
Behaviour & Information Technology, 41 (2021): tr.1796-1808.
(19) Gratian, Margaret nnk (2017), “Correlating Human Traits and
Cybersecurity Behavior Intentions”, , 73, 345–358. Computers & Security
(22) James C. Witte, Susan E. Mannon (2009), The Internet and Social
Inequalities, Routledge, UK, tr.71.
(25) Aljohni, W., Elfadil, N., Jarajreh, M.A., & Gasmelsied, M. (2021).
“Cybersecurity Awareness Level: The Case of Saudi Arabia University
Students”, International Journal of Advanced Computer Science and
Applications, 12(3), tr.276-281.
12
| 1/13

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
RỦI RO TRỰC TUYẾN VÀ THỰC HÀNH AN TOÀN MẠNG
CỦA NGƯỜI DÙNG SỐ: KHÁI QUÁT TỪ CÁC NGHIÊN CỨU TIỂU LUẬN MÔN
VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA (Chương trình Cao học)
Học viên thực hiện : ĐẶNG VÂN TRANG Lớp : XÃ HỘI HỌC K28.2 Mã học viên : 2888060005 GVHD : PGS.TS. BÙI THU HƯƠNG Hà Nội, năm 2023
Rủi ro trực tuyến và thực hành
an toàn mạng của người dùng số:
Khái quát từ các nghiên cứu ĐẶNG VÂN TRANG
Khoa Xã hội học và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền;
Email: dangvantrang317@gmail.com
Tóm tắt: Dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài nước, bài viết tổng hợp những
rủi ro trực tuyến và thực hành an toàn mạng của người dùng số những năm qua
và rút ra một số phát hiện sau: thứ nhất, rủi ro người dùng số phải đối mặt nhiều
nhất là rủi ro về nội dung không phù hợp, kém lành mạnh và rủi ro về cơ sở hạ
tầng như bị nhiễm vi-rút; thứ hai, thực hành an toàn mạng không được đánh giá
cao về hiểu biết và khả năng ứng dụng, trong đó hành vi bảo mật quyền riêng tư
còn lỏng lẻo và có sự khác biệt giữa các yếu tố xã hội của người dùng số trong
bối cảnh rủi ro trên không gian mạng luôn thường trực. Từ đó, cần tập trung các
giải pháp về giáo dục và truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực số.
Từ khóa: an toàn mạng, rủi ro trực tuyến, thực hành an toàn mạng, người dùng số Abstract:
Keywords: cypher safety, online risks, cypher safety behaviors, online users
Quyết định 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình
chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” nêu rõ ba trụ
cột chính trong định hướng phát triển Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định
và thịnh vượng, gồm: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, một
trong những mục tiêu tiến tới xã hội số, đó là nước ta thuộc nhóm 40 nước dẫn
đầu về an toàn, an ninh mạng đến năm 2025 và trong nhóm 30 nước đi đầu đến
năm 2030 (1). Cho thấy, xã hội số là nhiệm vụ then chốt song hành cùng nền 1
kinh tế và Chính phủ số. Khi ấy, thực hành tốt an toàn số nói chung và an toàn
mạng nói riêng sẽ là nền tảng để “nuôi dưỡng” một xã hội số lành mạnh và bền
vững, trong đó người dân làm trung tâm, được tiếp cận bình đẳng và được các
chính sách đảm bảo quyền lợi an toàn số, an toàn mạng với cá nhân, cộng đồng.
Trong báo cáo tọa đàm “Hướng tới một quốc gia an toàn số: Từ an mạng
đến an toàn số và các khuyến nghị về cách tiếp cận chính sách cho Việt Nam”
của Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) năm 2021, có
nêu dẫn chứng về cuộc khảo sát nhằm chứng minh tính “dễ tổn thương” của
người dùng internet Việt Nam với các rủi ro số khi có đến 97,5% người tham
gia khảo sát đã bắt gặp ít nhất một biểu mẫu báo động vi phạm dữ liệu cá nhân;
thông qua các thực hành thiếu an toàn như chỉ 16,6% người dùng trả lời đã đọc
kỹ các thông báo về quyền riêng tư trên ứng dụng/ trang mạng, hay có tới hơn
1/3 số người trả lời không đọc thông tin nhận diện cá nhân, dữ liệu liên quan tới
sức khỏe người dùng, thay vào đó nhấn đồng ý ngay lập tức để được truy cập
nền tảng mong muốn (2). Cho thấy những thách thức có thể gây ra thiệt hại lâu
dài với an toàn mạng của cá nhân người dùng số, sau đó là ảnh hưởng đến nền
an ninh mạng quốc gia. Nghiên cứu tài liệu về rủi ro trực tuyến và thực hành an
toàn mạng trong và ngoài nước sẽ đóng góp thêm những bằng chứng và cơ sở
cho công tác xây dựng và phát triển công dân số, xã hội số tại nước ta hiện nay.
1. Rủi ro trực tuyến và tác động đến người dùng số
Internet trở thành “bạn đồng hành” của tất cả mọi người chỉ với một chiếc
điện thoại, máy tính cá nhân, tivi,… để có thể truy cập mọi thông tin đáp ứng
nhu cầu. Rõ ràng, không thể bàn cãi về những ưu thế của internet mang lại, tuy
vậy, việc trực tuyến trên không gian mạng luôn tiềm ẩn vô vàn rủi ro, trở thành
mối đe dọa và ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng số.
Xem xét một khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew thuộc dự án “Pew
Internet & American Life” (Internet và cuộc sống Mỹ) năm 2009, báo cáo cho
hay: có tới 15% thanh thiếu niên Mỹ từ 12 đến 17 tuổi có điện thoại di động đã
nhận được những hình ảnh khỏa thân hoặc có tính gợi dục, nhanh chóng trở 2
thành rủi ro bàn luận nhiều lúc bấy giờ và khiến các nhà hoạch định chính sách,
pháp luật và giáo dục cần hành động, nhằm xác định nhóm dễ bị tổn thương từ
rủi ro về nội dung trên internet được truy cập bởi thiết bị công nghệ hiện đại (3).
Cách biệt lớn về thời gian, nhưng rủi ro trực tuyến những năm gần đây vẫn
tồn tại và gia tăng khi phát triển mọi lĩnh vực đều song hành cùng với sự tiến bộ
của công nghệ, kĩ thuật số. Nghiên cứu ở nhóm thanh thiếu niên Utah của
Savoia và các cộng sự năm 2021 cho thấy bức tranh chung về rủi ro trực tuyến
hiện nay. Hơn 4/5 học sinh sử dụng nhiều hơn một nền tảng truyền thông xã hội
hàng ngày, phần lớn đã trò chuyện với người lạ và có chia sẻ thông tin cá nhân
công khai lên mạng xã hội. Ngoài ra, độ tuổi này cũng bày tỏ niềm yêu thích với
các trò chơi điện tử trực tuyến và trò chuyện với người lạ khi chơi – một hình
thức trao đổi chiến thuật thông dụng với các người chơi được ứng dụng tự do
kết nối. Trước sự phổ biến của việc sử dụng internet, khoảng 60% thanh thiếu
niên trong khảo sát trên gặp ít nhất một tình huống rủi ro trực tuyến, trong đó
thường xuyên nhất là rủi ro về nội dung mạng như tiếp cận hình ảnh bạo lực
(32%), xem hình ảnh/ nội dung khiêu dâm (31%), và bị bắt nạt trực tuyến
(29%),… Các tác giả cũng quan tâm đến sự khác biệt về giới tính: học sinh nữ
có nhiều khả năng gặp phải các tình huống rủi ro trên mạng hơn, liên quan đến
vấn đề quấy rối, bạo lực và lạm dụng tình dụng ở trẻ em gái và phụ nữ nói chung (4).
Với góc nhìn ở Pakistan, 294 sinh viên được khảo sát có xu hướng tham gia
vào các hành vi nguy hiểm khác nhau trên không gian mạng: cao nhất là 65%
đăng ảnh cá nhân lên mạng, 42% tải tài liệu trái phép từ các website, 30% truy
cập các trang khuyến khích bạo lực, hoạt động bất hợp pháp hay nhận nội dung
khiêu dâm và 20% chia sẻ ảnh bản thân với người lạ, chia sẻ bí mật trên
internet,…, có thể gia tăng tỷ lệ tiếp xúc với tội phạm mạng hay có những trải
nghiệm tiêu cực trực tuyến. Tham gia vào các hành vi rủi ro trực tuyến của các
sinh viên Pakistan cũng có sự chênh lệch về giới tính và cho thấy mối quan hệ
mật thiết với việc sử dụng mạng an toàn, bảo mật (5). 3
Tại Việt Nam, luận án của tác giả Dương Thị Thu Hương về hành vi rủi ro
của học sinh phổ thông đã có những kết quả đáng chú ý khi nói đến tác động
của mạng xã hội tới trẻ thành niên. Theo đó, việc lạm dụng mạng xã hội, dành
nhiều thời gian trong ngày sử dụng là yếu tố nguy cơ cao với hầu hết các hành
vi rủi ro, nhất là làm tăng nguy cơ các hành vi gây bạo lực, hút thuốc lá/ shisha,
sử dụng thuốc/ chất gây ảo giác hay chất gây nghiện (6) Mặc dù nghiên cứu
dừng lại ở phân tích gắn kết hai chỉ báo về thời gian sử dụng và số lượng bạn bè
có tác động như thế nào đến những hành vi rủi ro thực tế của trẻ, nhưng đây là
cơ sở để thấy rằng việc sử dụng mạng xã hội đang gây ra nhiều nguy hại, liên
quan trực tiếp đến các rủi ro trực tuyến như nghiên cứu tổng quan trước đó.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu của chính tác giả về ứng xử của sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền trước tin giả Covid-19 có chỉ ra khả năng cao
người dùng tiếp cận phải tin giả: 94,5% đã từng bắt gặp tin tức về dịch bệnh
được đăng trên mạng xã hội và sau đó phát hiện là tin giả (7). Cho thấy, trong
bối cảnh “đại dịch thông tin”, mạng xã hội nhất là Facebook trở thành môi
trường để “sinh sôi” những tài khoản cung cấp thông tin sai lệch, giả mạo, ảnh
hưởng đến tâm lý, nhận thức và hành động cấp thiết cho sức khỏe cộng đồng
nói chung. Đây là một trong những rủi ro trực tuyến khi nghiên cứu tiếp cận mặt
xã hội của vấn đề an toàn mạng. Bước vào thời kì 4.0 bùng nổ, tin giả luôn là
nguy cơ khó kiểm soát từ “nguồn cung”, khi đó các biện pháp nâng cao hiệu
quả từ hành vi an toàn mạng của người dùng cần được ưu tiên.
Bên cạnh đó, rủi ro liên quan đến cơ sở hạ tầng cũng là điểm cần nhắc tới
khi người dùng số gia tăng thời lượng trong ngày dành cho không gian mạng,
cùng với xu hướng sử dụng công nghệ số cho mục đích cá nhân nhiều hơn. Với
quy mô toàn cầu, báo cáo quốc tế về “The World Internet Project” (Dự án
internet thế giới) xuất bản năm 2016 đã phát hiện rằng, phần lớn dân số thế giới
cho biết bản thân là nạn nhân của phần mềm bị nhiễm vi-rút (8).
Đánh giá một cách tổng quát, Quayyum và cộng sự đã sử dụng phương pháp
phân tích tài liệu và tổng hợp danh sách các rủi ro an ninh mạng với trẻ em từ 4
các nghiên cứu đi trước như về xâm phạm quyền riêng tư/ bảo mật trực tuyến,
quấy rối, lừa đảo/đánh cắp danh tính, rủi ro về nội dung không phù hơp, khiêu
dâm, bất hợp pháp; đe dọa dựa trên công nghệ như nhiễm vi-rút, phần mềm độc
hại, giả mạo; nghiện internet,… (9).
Trong bối cảnh công nghệ số phát triển vượt bậc và các luồng thông tin
được lan tỏa không bị giới hạn, trẻ em và thanh niên là khách thể đáng chú ý và
được nhắc nhiều trong các nghiên cứu về rủi ro trực tuyến hơn cả, một phần do
nhóm này hầu hết đều sử dụng mạng xã hội, trò chơi điện tử trên mạng,… như
một công cụ “bầu bạn” hàng ngày. Có thể nói, hoạt động trong môi trường ảo
thường xuyên, người dùng số nói chung có thể dễ dàng bị tấn công mạng, gặp
phải các rủi ro trực tuyến cao hơn. Do vậy, để phát huy “tài nguyên” trên
internet, mọi người cần có nhận thức rõ ràng về an toàn mạng và có những hành
vi thực tiễn bảo đảm những thiết bị và không gian số của mình an toàn, lành mạnh và bền vững.
2. Một số thực hành an toàn mạng của người dùng số
Trước thực trạng về rủi ro trực tuyến và tác động của chúng đến người dùng
số, thực hành an toàn mạng hướng đến phòng ngừa và ngăn chặn những nguy
hại trên không gian số có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân và cộng đồng.
Trong nghiên cứu về kỹ năng số của người dùng internet ở Israel năm 2014,
Dodel và cộng sự cho thấy thực trạng chung về sử dụng internet: hầu hết đều lên
mạng mỗi ngày (40,3% dành từ 1 đến 4 giờ trong ngày để trực tuyến) với mục
đích chính gồm sử dụng mạng xã hội và tìm kiếm thông tin. Tuy vậy, các kĩ
năng bảo mật kỹ thuật số chưa được thực hiện thường xuyên như sử dụng trình
duyệt ẩn danh, thiết lập bảo mật điện thoại, cài đặt và cập nhật phần mềm diệt
vi-rút, xóa lịch sử hoạt động của trình duyệt chỉ đạt từ 1,74 đến 3,06 điểm trên
tổng 5 điểm về tần suất thực hiện (tương đương mức “không thường xuyên” đến
“vừa phải”). Đặc biệt, với riêng các thiết bị di động, thực hành đảm bảo an toàn
nói chung ít phổ biến nhất ở người dùng số Israel: có tới 59,5% không cài đặt
hay cập nhật phần mềm chống vi-rút trên điện thoại của mình (10). 5
Năm 2022, đội ngũ Đại học Quốc tế Riphan khảo sát về an ninh mạng ở
sinh viên Pakistan đã nhận định thực hành an ninh mạng còn thấp trong nhiều
lĩnh vực như gần 90% người trả lời không thay đổi mật khẩu trừ khi họ nhận
yêu cầu bắt buộc; 60% sinh viên mở liên kết mà không xác minh trước và tiếp
tục mở mặc dù phát hiện ra vấn đề bảo mật,… Trước tình trạng trên, các tác giả
nêu rõ quan điểm về chiến lược đảm bảo thực hành internet an toàn, thay vì hạn
chế sử dụng internet vì những giới hạn mang tính áp đặt có thể cản trở các cơ
hội tiếp cận kĩ thuật số, công nghệ số của sinh viên, bởi nghiên cứu chứng minh
tác động tích cực của các hành vi bảo mật tốt, chủ động giúp giảm thiểu các rủi
ro trực tuyến, đảm bảo an toàn và cả an ninh của người dùng (11).
Được xuất bản năm nay, bài viết của Saqib Saeed về chủ đề bảo mật thông
tin cho thấy một số kết quả khả quan hơn khi khảo sát nhóm ngành đặc thù là
sinh viên khoa máy tính. Nổi bật như hầu hết người trả lời đều cài đặt chương
trình chống vi-rút trên máy tính và được cập nhật thường xuyên, 70% sử dụng
mật khẩu để mở máy tính, 60% cài đặt tường lửa,…Tuy vậy, khi hỏi cụ thể về
các thực hành bảo mật thông tin, điển hình là quản lý mật khẩu còn lỏng lẻo.
Nhìn chung, tác giả nhận định các thực hành quản lý cơ sở hạ tầng và quản lý
email là những hành vi bảo mật thông tin chính của sinh viên khoa máy tính.
Kết quả này khác biệt với nghiên cứu của chính tác giả trên ở nhân viên các
doanh nghiệp. Họ không quan trọng việc quản lý cơ sở hạ tầng nhằm bảo mật
thông tin của mình, do phần lớn các tổ chức đều có bộ phận công nghệ thông
chuyên bảo trì, sửa chữa. Và nhân viên doanh nghiệp thực hành quản lý mật
khẩu mạnh mẽ hơn, trái ngược với nghiên cứu ở sinh viên khoa máy tính, tác
giả cho rằng sinh viên tin học đang chủ quan bản thân là người có kĩ thuật tốt,
hiện đại và nhận thức được các mối đe dọa bảo mật, dẫn đến việc quản lý mật
khẩu không tích cực (12) (13).
Có thể thấy, an toàn mạng là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
trên thế giới, nhất là có phân tích các nhóm, cộng đồng chịu tác động từ các rủi
ro, mối đe dọa trực tuyến. Tuy vậy, trong phạm vi tổng quan tài liệu của tác giả, 6
các nghiên cứu tại Việt Nam nhắc nhiều đến mặt lý luận an toàn, an ninh mạng,
xem xét như một thiết chế xã hội qua phân tích các chính sách, quy định, truyền
thông và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng. Số ít tài liệu nói về
thực hành an toàn mạng trong bối cảnh nước ta là bài viết “Kỹ năng an toàn
mạng ảnh hưởng đến thái độ đối với học tập trực tuyến của sinh viên” của
Nguyễn Hòa Kim Thái. Khảo sát 241 sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh, kết quả chỉ ra: các sinh viên đều thực hành an toàn mạng cá nhân ở mức
độ tương đối cao, điển hình là các hoạt động tránh những thông tin, tương tác
không tin cậy như không chấp nhận lời đề nghị kết bạn từ những người không
quen biết trên mạng xã hội, không đăng ký vào các web không tin tưởng,… có
trung bình tổng 4,25 điểm trên tổng 5 điểm thường xuyên thực hiện. Mặc dù
công tác chọn mẫu và nghiên cứu chưa thực sự rộng rãi, nhưng tác giả đã có
những đóng góp rõ nét trong thao tác các chỉ báo để đo lường thực hành an toàn
mạng, phù hợp với đối tượng nghiên cứu là sinh viên (14).
Một đóng góp nữa là bài viết của các thành viên thuộc Viện Khoa học Giáo
dục Việt Nam có nội dung nghiên cứu năng lực an toàn số của giáo viên, học
sinh Việt Nam sau khi tham gia tập huấn, học tập và giảng dạy chương trình tư
duy thời đại số. Số liệu khảo sát cho thấy: nhận thức và kỹ năng về an toàn số
của giáo viên được nâng cao, phần lớn thầy cô biết cách làm thế nào để bảo vệ
danh tính số và cẩn trọng với dấu chân số, trên 81% đồng ý đến rất đồng ý rằng
bản thân tự tin trong việc sử dụng tư duy thấu cảm trong tương tác trực tuyến
nhằm xây dựng môi trường mạng văn minh và tích cực; tỷ lệ tương tự ở nhận
biết cách ứng dụng tư duy phản biện trong việc phân biệt các loại thông tin và
thực hành các bước xác thực thông tin trên môi trường trực tuyến. Về biểu hiện
năng lực số trên môi trường mạng của học sinh, đều tự đánh giá mức độ đồng ý
và rất đồng ý từ 65% trở lên, tác giả cho hay đây tỉ lệ tương đối cao trong điều
kiện chưa có nhiều chương trình, hoạt động giáo dục về an toàn số cho học sinh
tại Việt Nam hiện nay. Có thể nói, kết quả đánh giá sau khi triển khai chương
trình “Tư duy thời đại số” của Vietnet-ICT và Facebook cho thấy đối tượng thụ 7
hưởng nhận thức được ý nghĩa vai trò của an toàn số (15). Tuy vậy, bài viết mới
sử dụng cách thức phân tích mô tả, đưa ra những nhận định ở mức độ “biết”
thay vì đánh giá khả năng hiểu, vận dụng thực tiễn. Nhìn chung, đây cũng là
một cơ sở tài liệu thúc đẩy triển khai các nghiên cứu sâu hơn tại Việt Nam.
3. Các yếu tố xã hội tác động đến hành vi an toàn mạng
Về giới tính, đây là yếu tố nhân khẩu học quan trọng gắn với thực hành an
toàn trên không gian mạng nói chung. Dù bình đẳng giới được thực hiện trên
nhiều lĩnh vực, khoảng cách giới đã được thu hẹp khi nói về việc tiếp cận
internet, nhưng một số nghiên cứu vẫn cho thấy tình trạng bất bình đẳng về tần
suất trực tuyến, phạm vi hoạt động hay thực hành an toàn mạng, nhất là các kĩ
năng liên quan đến kĩ thuật còn diễn ra. Trong bài viết “Inequality in digital
skills and the adoption of online safety behaviors” (Bất bình đẳng về kĩ năng số
và vận dụng các hành vi an toàn trực tuyến), các tác giả chỉ ra giới tính có ảnh
hưởng đến mức độ bảo mật kĩ thuật số, trong đó nam giới Israel có nhiều khả
năng tham gia các hành vi phòng ngừa hơn, họ có xu hướng thành thạo về kĩ
năng bảo mật số hơn nữ giới (16). Tương tự, ở Bangladesh, nam giới có nhận
thức về các mối đe dọa rõ ràng hơn, còn nữ giới cho biết họ là nạn nhân của các
rủi ro trực tuyến như tống tiền, quấy rối, đánh cắp danh tính,… cao hơn (17).
Liên quan đến khả năng tiếp cận rủi ro trực tuyến cao hơn, nữ giới trong nghiên
cứu ở Bỉ có ý định thực hiện các biện pháp an toàn mạng mạnh mẽ hơn so với
nam giới; nhưng về mặt kiến thức, nam giới lại là nhóm được đánh giá nhận
thức được lỗ hổng, tội phạm mạng cao hơn (18). Hay đánh giá về biện pháp bảo
mật qua thực hành tạo mật khẩu trong nghiên cứu tại một đại học ở Mỹ, giới
tính là yếu tố dự báo về hành vi này, theo đó phụ nữ cài đặt mật khẩu có tính
bảo mật thấp hơn so với nam giới và được cho là nhóm cần được đào tạo,
hướng dẫn về an ninh mạng (19).
Về độ tuổi, Dodel và cộng sự nhận thấy người trẻ tuổi như thanh niên có
nhiều khả năng tham gia các hành vi phòng chống vi-rút hơn và có các kỹ năng
bảo mật số thành thạo hơn (20). Ahmed cũng đánh giá thế hệ trẻ ở Bangladesh 8
cảm thấy dễ dàng tuân theo các biện pháp thực hành an ninh mạng hơn, trong
khi nhóm trên 50 tuổi thực hành ở mức độ thấp nhất và ít nhận thức về tội phạm
mạng (21). Có thể nói, yếu tố về độ tuổi tác động đến mức độ hiểu biết, tần suất
thực hiện các hành vi an toàn mạng là mối quan hệ nghịch chiều, tuổi càng cao
thì càng ít khả năng thực hành an toàn mạng. Lứa tuổi thanh, thiếu niên dễ dàng
thực hành an toàn mạng hơn, do được tiếp cận công nghệ số từ sớm, họ thường
nhanh nhạy hơn với các thiết bị điện tử và sử dụng internet, tuy nhiên cũng có
biểu hiện chủ quan trước các vấn đề an toàn, an ninh mạng. Vì vậy, nhiều
nghiên cứu cũng tập trung tìm hiểu nhóm xã hội trên trong bối cảnh mở rộng kỹ
thuật số và tiến bộ trong công nghệ, gia tăng nguy cơ gặp các rủi ro an toàn
mạng và cần những giải pháp nâng cao nhận thức, thực hành an toàn trên không gian số hiện nay.
Về học vấn, Witte và Mannon cho rằng giáo dục có liên quan tích cực đến
kỹ năng số, tức trình độ học vấn càng cao thì kỹ năng sử dụng internet càng tốt
ở người Mỹ được khảo sát năm 2005 (22). Tương tự, người dùng số ở Israel có
học vấn cao hơn thì có kĩ năng bảo mật kỹ thuật số và tham gia phòng chống vi-
rút năng động hơn (23). Ngoài ra, chuyên môn được đào tạo cũng có ảnh hưởng
đáng kể đến thực hành an toàn mạng. Nghiên cứu sinh viên ở Thành phố Hồ
Chí Minh, Việt Nam chỉ ra kĩ năng an toàn mạng không đồng đều giữa các
chuyên ngành, nhóm ngành tự nhiên – khoa học – kĩ thuật – công nghệ có điểm
trung bình thực hiện thường xuyên nhất các kĩ năng an toàn mạng cá nhân, sau
đó là nhóm sinh viên thuộc ngành kinh tế - kinh doanh, cuối cùng là xã hội –
nhân văn – sư phạm (24). Tương đồng kết quả khảo sát các sinh viên Đại học Ả
Rập Saudi của Aljohni và cộng sự: hiểu biết của sinh viên ngành máy tính và
công nghệ thông tin về an ninh mạng là rất rõ ràng, và cũng nhận thức rõ hơn về
tầm quan trọng của việc đào tạo về tăng cường an toàn mạng (25).
Về kinh nghiệm sử dụng internet/ “thâm niên” trực tuyến, Dodel và Mesch
tin rằng sự quen thuộc hay thói quen truy cập internet là yếu tố giúp người dùng
có thêm thông tin về rủi ro trực tuyến và cải thiện được các biện pháp đối phó 9
(26). Minh chứng trong nghiên cứu ở Bangladesh năm 2019, những người mới
hầu hết ít bị ảnh hưởng do tội phạm mạng, do không thường xuyên sử dụng
internet nên ít khả năng trở thành nạn nhân hơn; ngược lại, những người đã sử
dụng internet thường xuyên phải đối mặt với tỷ lệ tội phạm mạng cao hơn và
bày tỏ sự lo lắng cao nhất, so với những người ít trực tuyến; khi đó, họ áp dụng
bảo mật cao và nhận biết biện pháp nào hiệu quả (27).
Tóm lại, không gian mạng luôn là nơi tiềm ẩn vô vàn rủi ro cho người dùng
số, khi đó những kỹ năng an toàn mạng được đánh giá là cần thiết với bối cảnh
ngày nay. Các nghiên cứu cho thấy thực hành an toàn mạng chưa được đảm
bảo, các hành vi vẫn có thể tạo ra những khoảng trống cho tội phạm mạng, các
rủi ro trực tuyến xâm chiếm không gian của người dùng số nói chung. Điều này
đòi hỏi họ cần được đào tạo, truyền thông về an toàn mạng, về năng lực số để
trở thành những người dùng thông thái, có khả năng nhận diện rủi ro, hiểu biết
và áp dụng các tiêu chuẩn nhằm xây dựng không gian mạng lành mạnh và bền
vững, đặc biệt chú ý đến sự khác biệt về yếu tố xã hội của người dùng. Tài liệu tham khảo
(1) Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định 749/QĐ-TTg – Phê duyệt
“Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
(2) Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (2021), “Shifting
From Cybersecurity To Digital Safety”, Tọa đàm Hướng tới một quốc gia an
toàn số: Từ an mạng đến an toàn số và các khuyến nghị về cách tiếp cận chính sách cho Việt Nam.
(3) Pew Research Center (2009), Internet & American Life Project: Teens and Sexting.
(4) Elena Savoia và cộng sự (2021), “Adolescents’ Exposure to Online Risks:
Gender Disparities and Vulnerabilities Related to Online Behaviors”, Int J
Environ Res Public Health, 18(11): 5786. 10
(5) (11) Khan NF, Ikram N, Saleem S, Zafar S (2022), “Cyber-security and
risky behaviors in a developing country context: a Pakistani perspective”, Secur J, tr.1-33.
(6) Dương Thị Thu Hương (2017), Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi
rủi ro của học sinh Trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr.123-127.
(7) Đặng Vân Trang (2022), Hành vi ứng xử của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền đối với tin giả về dịch bệnh Covid-19 trên mạng xã hội hiện nay,
Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
(8) Dunahee, M., & Lebo, H. (2016). The world Internet project international
report 6th edition. Center for the digital future.
(9) Quayyum, F., Cruzes, D.S., & Jaccheri, L. (2021). “Cybersecurity awareness
for children: A systematic literature review”, International Journal of Child-
Computer Interaction, 30, 100343.
(10) (16) (20) (23) (26) Matias Dodel, Gustavo Mesch (2018) “Inequality in
digital skills and the adoption of online safety behaviors”, Information,
Communication & Society, 21(5).
(12) Saeed S. (2023). “Education, Online Presence and Cybersecurity
Implications: A Study of Information Security Practices of Computing Students
in Saudi Arabia”, Sustainability, 15(12):9426.
(13) Saeed S. (2023). “Digital Workplaces and Information Security Behavior
of Business Employees: An Empirical Study of Saudi Arabia”, Sustainability, 15(7):6019.
(14) (24) Nguyễn Hòa Kim Thái (2022) “Kỹ năng an toàn mạng ảnh hưởng đến
thái độ đối với học tập trực tuyến của sinh viên”, Tạp chí Khoa học – Đại học
Thủ Dầu Một, số 3(58), tr.92-109.
(15) Lê Anh Vinh và cộng sự (2022), “Năng lực an toàn số và các yếu tố ảnh
hưởng an toàn số của giáo viên, học sinh Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo thường 11
niên năm 2022, Trung tâm Phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông quốc gia, tr.184-194.
(17) (21) (27) Ahmed, Nadeem và cộng sự. (2019) “Demographic Factors of
Cybersecurity Awareness in Bangladesh”, Hội nghị quốc tế lần thứ 5 về những
tiến bộ trong kỹ thuật điện (ICAEE), tr.685-690.
(18) Kimpe, Lies De và nnk (2021), “What we think we know about
cybersecurity: an investigation of the relationship between perceived
knowledge, internet trust, and protection motivation in a cybercrime context”,
Behaviour & Information Technology, 41 (2021): tr.1796-1808.
(19) Gratian, Margaret và nnk (2017), “Correlating Human Traits and
Cybersecurity Behavior Intentions”, Computers & Security, 73, 345–358.
(22) James C. Witte, Susan E. Mannon (2009), The Internet and Social
Inequalities, Routledge, UK, tr.71.
(25) Aljohni, W., Elfadil, N., Jarajreh, M.A., & Gasmelsied, M. (2021).
“Cybersecurity Awareness Level: The Case of Saudi Arabia University
Students”, International Journal of Advanced Computer Science and
Applications, 12(3), tr.276-281. 12