-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Seminar môn Luật lao động | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Ngày 8/2/2023 bà H có đơn khởi kiện ra TAND Quận Nam Từ Liêyêu cầu đòi vợ chồng ông A, bà B trả tiền lương lao động cho mình. Theo đơn kiện của bà H có nội dung như sau: ông A, bà B có thỏa thuận miệng với bà H về việc thuê bà H làm người giúp việc gia đình từ ngày 1/6/2019 với mức lương là 5trđ/tháng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Luật lao động (HUBT) 3 tài liệu
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Seminar môn Luật lao động | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Ngày 8/2/2023 bà H có đơn khởi kiện ra TAND Quận Nam Từ Liêyêu cầu đòi vợ chồng ông A, bà B trả tiền lương lao động cho mình. Theo đơn kiện của bà H có nội dung như sau: ông A, bà B có thỏa thuận miệng với bà H về việc thuê bà H làm người giúp việc gia đình từ ngày 1/6/2019 với mức lương là 5trđ/tháng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Luật lao động (HUBT) 3 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47270246 Câu hỏi:
Câu 1: Phân tích về chủ thể và các điều kiện của chủ thể luật lao động. Nêu các ví dụ minh họa. Câu 2:
2.1. Nêu mỗi quan hệ giữa các bộ phận cấu thành tiền lương? Cho ví dụ minh họa.
2.2. Ngày 8/2/2023 bà H có đơn khởi kiện ra TAND Quận Nam Từ Liêm yêu
cầu đòi vợ chồng ông A, bà B trả tiền lương lao động cho mình. Theo đơn kiện
của bà H có nội dung như sau: ông A, bà B có thỏa thuận miệng với bà H về
việc thuê bà H làm người giúp việc gia đình từ ngày 1/6/2019 với mức lương là
5trđ/tháng. Tháng đầu tiên ông A, bà B có trả lương cho bà H nhưng từ tháng
thứ 2 bà H đã đề nghị tiền lương khi nào bà H nghỉ việc thì ông A, bà B thanh
toán một lần để có số tiền lớn Ngày 01/12/2022 bà H nghỉ việc nhưng vợ chông
A,B không thanh toán tiền lương cho bà H.
Về phía ông A, bà B có trình bày rằng: ông bà không hề thuê bà H giúp việc mà
chỉ cho bà H ở nhờ để điều trị bệnh bằng thuốc nam. Trong thời gian đó bà H có
làm cho bà B mỗi ngày 1 giờ và nhận lương 1,5 tr/ tháng. Theo hàng xóm
quanh nhà A, B thì thấy hàng ngày bà H nấu cơm, dọn dẹp và phụ bà B bán hàng ăn từ 4-7h chiều.
Ý kiến của anh (chị) về yêu cầu thanh toán tiền lương của bà H. Câu 3:
a, Phân tích về nguyên tắc bảo vệ người lao động. Ý nghĩa của nguyên tắc bảo
vệ NLĐ. Cho ví dụ minh họa.
b, Chị T làm việc tại Công ty An Thịnh loại hợp đông có xác định thời hạn, làm
công việc kỹ thuật viên vi tính, địa điểm làm việc tại quận Long Biên và mưc
lương được trả là 4.420.000đ trà vào ngày 30 hàng tháng (tháng, đương lịch) -
Tuy nhiên, tiền lương hàng tháng chị T được nhận bị chậm hơn so với thoa
thuận trong hợp đồng lao động - Do đó, qua 03 tháng làm việc chỉ T quyết định lOMoAR cPSD| 47270246
gửi đơn xin nghỉ việc và sau 03 ngày làm việc là chị T đã chấm dứt hợp đồng lao động?
Căn cứ các quy định pháp luật giải quyết trường hợp này như thế nào có lợi cho người lao động. Trả lời Câu 1:
1 . C hủ thể lao động :
a) Người lao động :
Theo pháp luật Việt Nam, người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả
năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản
lý, điều hành của người sử dụng lao động. Người lao động có thể là người lao động
phổ thông, lao động chân tay hoặc lao động trí óc.
Người lao động có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Lao động và
Luật Công đoàn. Người lao động cũng được bảo vệ quyền lợi bởi các tổ chức công
đoàn tại nơi làm việc.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 2, Bộ luật lao động 2019, người lao động là
người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và
chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Khi tham gia vào mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động,
người lao động có các quyền và nghĩa vụ như sau:
*) Quyền của người lao động :
- Tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề nâng cao trình độ,
không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Được hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề nghiệp trên cơ sở thỏa
thuận với người sử dụng lao động, được bảo hộ lao động, làm việc trong môi lOMoAR cPSD| 47270246
trường đảm bảo an toàn, vệ sinh, được hưởng chế độ nghỉ và phúc lợi theo quy định.
- Được thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ
chức nghề nghiệp, và các tổ chức khác theo quy định, yêu cầu tham gia đối thoại,
thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng với người sử dụng lao động.
- Được quyền từ chối làm việc nếu công việc đó đe dọa đến tính mạng, sức khỏe.
- Được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. - Được đình công.
Một số quyền lợi khác theo quy định.
*) Nghĩa vụ của người lao động :
- Thực hiện các công việc theo đúng hợp đồng lao động đã ký với người sử dụng lao động.
- Chấp hành theo kỷ luật, nội quy lao động, tuân theo sự quản lý, điều hành và
giám sát của người sử dụng lao động.
- Thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, việc làm, tham gia bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
b) Người sử dụng lao động:
Theo quy định tại Điều 3, Bộ luật lao động 2019, người sử dụng lao động là một
khái niệm pháp lý, chỉ những doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia
đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động để làm việc theo thỏa thuận.
Người sử dụng lao động có một số quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể tại
Điều 6, Bộ luật lao động 2019 như sau:
*) Quyền của người sử dụng lao động :
- Tuyển dụng, bố trí, điều hành, quản lý, giám sát lao động, khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật. lOMoAR cPSD| 47270246
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động và
các tổ chức khác theo quy định.
- Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa
ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, đình công… - Có quyền tạm
thời đóng cửa nơi làm việc.
- Một số quyền lợi khác theo quy định.
*) Nghĩa vụ của người sử dụng lao động :
- Thực hiện theo đúng hợp đồng lao động, tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người lao động.
- Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với người lao động, thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.
- Đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật về lao động: tham gia đóng
BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động,
thực hiện giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp quốc gia.
Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động với người
lao động như tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, khen thưởng, xử lý kỷ luật,
thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các qui định của pháp
luật về lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động.
2 . Các điều kiện của chủ thể lao động :
Khoản 1 Điều 3 BLLĐ năm 2019 quy định: “Người lao động là người làm việc cho
người sử dụng lao động theo thoả thuận... Độ tuổi tối thiểu của người lao động là
đủ 15 tuổi... ”.Ngoài quy định chung nói trên, pháp luật lao động còn có những quy lOMoAR cPSD| 47270246
định riêng về điều kiện chủ thể của người lao động, cụ thể là những trường hợp sau
đây:- Người lao động là người chưa đủ 15 tuổi tham gia quan hệ lao độngNgười
lao động chưa đủ 15 tuổi thuộc nhóm lao động chưa thành niên, chưa có sự phát
triển đầy đủ cả về thể lực và nhận thức.
- Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động quy định: “ Người lao động là người từ đủ
15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được
trả lương và chịu sự quản lý điều hành của người sử dụng lao động”. Như
vậy, cá nhân là người Việt Nam hay người nước nước muốn tham gia vào
quan hệ pháp luật lao động với tư cách người lao động thì họ phải có năng
lực chủ thể nghĩa là phải có năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động.
a) Năng lực pháp luật lao động.
Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
như sau:• Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền
dân sự và nghĩa vụ dân sự• Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như
nhau.• Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm
dứt khi người đó chết.”Như vậy có thể hiểu, năng lực pháp luật của cá nhân là khả
năng mà pháp luật quy định họ có thể tham gia vào quan hệ trở thành người được
hưởng quyền và gánh vác những nghĩa vụ pháp lý. Do đó, năng lực pháp luật lao
động là khả năng pháp luật quy định cá nhân có quyền được làm việc, được trả
công và thực hiện những nghĩa vụ. Năng lực pháp luật lao động khác với năng lực
pháp luật dân sự ở điểm, năng lực pháp luật lao động không xuất hiện từ khi cá
nhân sinh ra mà phải đạt đến một độ tuổi nhất định thì người đó mới có năng lực
pháp luật lao động. Tùy vào hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia mà quy định về
độ tuổi cá nhân có năng lực pháp luật lao động cũng khác nhau. Bộ luật Lao động
của Việt Nam năm 2012 quy định cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên có năng lực pháp
luật lao động. Cũng như năng lực pháp luật dân sự nói chung, năng lực pháp luật
lao động không phải là thuộc tính tự nhiên của cá nhân mà nó được pháp luật quy
định và không thể chuyển giao cho người khác. Ví Dụ: người lao động phải từ đủ 15t….
b) Năng lực hành vi lao động. lOMoAR cPSD| 47270246
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của
mình xác lập thực hiện quyền nghĩa vụ dân sự. Năng lực hành vi lao động của cá
nhân là khả năng bằng chính hành vi của bản thân họ trực tiếp tham gia vào một
quan hệ pháp luật lao động để gánh vác những nghĩa vụ và thực hiện những quyền
lợi của người lao động. Nếu năng lực hành vi dân sự gắn liền với độ tuổi và trạng
thái sức khỏe tinh thần của cá nhân, thể hiện trên hai khía cạnh: khả năng giao dịch
( năng lực thực hiện các giao dịch) và khả năng gánh chịu trách nhiệm (độc lập
chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình) thì năng lực hành vi lao động lại được
thể hiện trên hai yếu tố thể lực (điều kiện về sức khỏe có thể thực hiện được một
công việc nhất định) và trí lực (trình độ chuyên môn kỹ thuật). Như vậy, muốn có
năng lực hành vi lao động, cá nhân phải trải qua một thời gian phát triển cơ thể và
phải có quá trình tích lũy kiến thức, kỹ năng lao động.• Điều kiện riêng đối với một
số đối tượng cụ thể. Vd:
- Người lao động phải có đủ sức khoẻ năng lực không bị mắc nhưng căn
bệnh làm ảnh hương đến công việc vd như tâm thần, mất trí, bị khuyết
tật, khiếm khuyết....
- Người lao động phải là người đã có kinh nghiệm tích luỹ kiến thức kỹ năng lao động ….
2.1 Người lao động là người chưa thành niên.
Theo Điều 161 Bộ luật Lao động năm 2012: “Người lao động chưa thành niên là
người lao động dưới 18 tuổi”. Bộ luật Lao động năm 2012 quy định người từ đủ 15
tuổi trở lên là người có năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động
đầy đủ. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người từ đủ 18
tuổi trở lên mới là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, còn người dưới 18
tuổi là người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ. Những người lao động từ đủ
15 tuổi đến dưới 18 tuổi, họ chưa nhận thức được đầy đủ hành vi mà mình thực
hiện cũng như chưa sẵn sàng gánh vác mọi nghĩa vụ. Cho nên, ngoài những điều
kiện chung về năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động, thì pháp
luật cũng quy định những điều kiện riêng đối với lao động là người chưa thành
niên nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của những đối tượng đó khi tham gia
quan hệ pháp luật lao động.
Vd: Cá nhân từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi muốn tham gia quan hệ lao động
với tư cách là người lao động thì hợp đồng lao động phải do người đại diện lOMoAR cPSD| 47270246
theo pháp luật ký kết; còn đối với cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì
phải có văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật.
2.2. Người lao động là người nước ngoài.
Trong thời kỳ kinh tế hội nhập hiện nay việc người nước ngoài vào làm việc tại
các doanh nghiệp xảy ra rất thường xuyên. Tuy nhiên, người nước ngoài khi tham
gia quan hệ lao động với tư cách là người lao động phải đáp ứng các điều kiện sau.
Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định điều kiện của lao động là công dân
nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam như sau:a) Có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ;b) Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công
việc;c) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo
quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;d) Có giấy phép lao
động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp
theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, thì độ tuổi mà người
nước ngoài làm việc tại Việt Nam được tham gia quan hệ lao động với tư cách là
người lao động là từ đủ 18 tuổi trở lên, nghĩa là có năng lực hành dân sự đầy đủ. Vì
theo quy định tại khoản 2 điều 674 Bộ luật Dân sự năm 2105 “Trường hợp người
nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi
dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam”. Mà theo
pháp luật Việt Nam cụ thể là Bộ luật Dân sự năm 2015 thì cá nhân từ đủ 18 tuổi trở
lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Ngoài điều kiện về độ tuổi, lao động là
nước ngoài còn cần phải tuân thủ các điều kiện về thủ tục như phải có giấy phép
lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam cấp. Trong trường hợp
họ không có giấy phép lao động cũng như không thuộc các trường hợp quy định tại
điều 172 Bộ luật Lao động sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam. Thời hạn của
giấy phép lao động tối đa là 2 năm.
Vd: Người lao động là người nước ngoài phải có giấy phép chứng chỉ hành
nghề, có kinh nghiệm làm việc và được các cơ quan chức năng có thẩm quyền
tại Việt Nam thông qua và cho phép hoạt động… lOMoAR cPSD| 47270246 Kết Luận :
Tóm lại, điều kiện chung để cá nhân được tham gia vào quan hệ pháp luật lao
động là phải có năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động. Năng
lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động đều xuất hiện trên cơ sở các
quy định của pháp luật. Những người chưa đến độ tuổi lao động, người mất trí nhớ
là người không có năng lực hành vi lao động; người bị tù giam, bị cơ quan có thẩm
quyền cấm đảm nhận chức vụ hoặc làm công việc gì đó,.. là người bị hạn chế năng
lực pháp luật lao động. Và những người này đều không được tham gia quan hệ
pháp luật lao động trừ những quan hệ mà pháp luật cho phép. Câu 2:
2.1 Nêu mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành tiền lương, cho vd minh họa:
a) Các bộ phận cấu thành tiền lương
Điều 90. Tiền lương (bộ luật lao động 2019)
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động
theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công
việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Dựa vào căn cứ pháp lý trên có thể nói tiền lương được cấu thành từ các yếu tố:
Cấu thành tiền lương gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh
Được xác định căn cứ vào giá trị của công việc; hoặc yêu cầu cụ thể đối với từng
chức danh lao động. Mức lương theo quy định tại Khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao
động; còn được gọi là mức lương cơ bản; được thể hiện trong thang lương, bảng
lương do người sử dụng lao động xây dựng. Cấu thành tiền lương gồm phụ cấp lương
Là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động; tính chất phức tạp công
việc; điều kiện sinh hoạt; mức độ thu hút lao động chưa được tính đến; hoặc tính
chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc; hoặc chức danh của thang lương, bảng lương, cụ thể: lOMoAR cPSD| 47270246
Bù đắp yếu tố điều kiện lao động; bao gồm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc; như công việc đòi hỏi thời gian đào
tạo; trình độ chuyên môn nghiệp vụ; trách nhiệm cao; có ảnh hưởng đến các công
việc khác; yêu cầu về thâm niên và kinh nghiệm; kỹ năng làm việc, giao tiếp, sự
phối hợp trong quá trình làm việc của người lao động.
Bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt; như công việc thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo
lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt; vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ;
khó khăn về nhà ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm
làm việc, nơi ở; và các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động
không thuận lợi khi thực hiện công việc.
Bù đắp các yếu tố để thu hút lao động; như khuyến khích người lao động đến làm
việc ở vùng kinh tế mới, thị trường mới mở; nghề, công việc kém hấp dẫn, cung
ứng của thị trường lao động còn hạn chế; khuyến khích người lao động làm việc có
năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp ứng tiến độ công việc được giao.
Các chế độ phụ cấp lương có thể bao gồm: phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ, phụ
cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp thu hút, phụ cấp độc hại, nguy hiểm,…
Cấu thành tiền lương gồm các khoản bổ sung khác
Là khoản tiền ngoài mức lương; phụ cấp lương; và có liên quan đến thực hiện công
việc; hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Các khoản bổ sung khác không bao gồm:
Tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động; Tiền ăn giữa ca;
Các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người
thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn
cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ
cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.
Từ nhận định trên có thế rút ra cơ cấu tiền lương gồm:
Tiền lương = Mức lương + Phụ cấp + Các khoản bổ sung khác. Trong đó: lOMoAR cPSD| 47270246
– Mức lương: Là số tiền người lao động nhận được cho công việc mình làm theo
thỏa thuận được ghi trong hợp đồng lao động;
– Phụ cấp: Bộ luật lao động không định nghĩa phụ cấp là gì, tuy nhiên, theo quy
định tại Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH thì phụ cấp bao gồm các khoản sau:
+ Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất
phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức
lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
+ Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện
công việc của người lao động.
b) Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành tiền lương
Các bộ phận cấu thành tiền lương có mối quan hệ mật thiết, bổ sung, hỗ trợ nhau,
đảm bảo giá trị sức lao động mà khi xác định các bên chưa tính hết hoặc tính chưa đầy đủ.
Phụ cấp nhằm bù đắp những yếu tố không ổn định của điều kiện lao động chưa
được xác định. Sự xuất hiện của các yếu tố này và mục đích đảm bảo công bằng,
thu hút hay bù đắp giá trị mà người sử dụng lao động chủ động quy định và thực
hiện chế độ phụ cấp cho người lao động. VD:
Giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng phụ cấp thu
hút và tiền phụ cấp thu hút sẽ được tính bằng bằng 70% của mức lương hiện hưởng
của giáo viên đó cộng với phụ cấp về chức vụ lãnh đạo (nếu có), phụ cấp về thâm
niên vượt khung (nếu có);
Về các khoản bổ sung khác, có thể bao gồm các khoản tiền bổ sung ngoài mức
lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh
trong họp đồng lao động, khoản bổ sung này không bao gồm tiền thưởng, tiền ăn
giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên qụan đến
việc thực hiện công việc hoặc chức danh trong họp đồng lao động. lOMoAR cPSD| 47270246
VD: Khoản tiền ăn giữa ca (cơm trưa) dành cho nhân viên công ty.
Việc tiếp cận nội dung tiền lương mở rộng như vậy khiến tiền lương tỏ ra gàn gũi,
tương thích với khái niệm về thu nhập trong quan hệ lao động ở phạm vi nhất định.
2.2 Ngày 8/2/2023 bà H có đơn kiện ra TAND quận Nam Từ Liên yêu cầu đôi vợ
chồng ông A, bà B trả tiền lương lao động cho mình. Theo đơn kiện của bà H có nôi dung như sau:
Ông A, bà B có thỏa thuận miệng với bà H về việc thuê bà H làm người giúp
việc gia đình ngày 1/6/2019 với mức lương là 5 triệu đồng/ tháng . Tháng đầu tiên
ông A, bà B có trả lương cho bà H nhưng từ tháng thứ 2 bà H đã đề nghị tiền lương
khi nào nghỉ việc thì ông A, bà B thanh toán 1 lần để có số tiền lớn hơn. Ngày
01/12/2022 bà H nghỉ việc nhưng vợ chồng A,B không thanh toán tiền lương cho bà H.
Về phía ông A, bà B có trình bày rằng:
Ông bà không hề thuê bà H giúp việc mà chỉ cho bà H ở nhờ để điều trị bệnh bằng
thuốc nam. Trong thời gian đó bà H có làm cho bà B môi ngày 1 giờ và nhận
lương 1,5 tr/ tháng . Theo hang xóm quanh nhà A,B thì thấy hàng ngày bà H nấu
cơm, dọn dẹp và phụ bà B bán hang ăn từ 4 -7h chiều.
Ý kiến anh chị về yêu cầu thanh toán tiền lương của bà H. + Phân tích tình huống
Căn cứ Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 thì hiện nay giao kết hợp đồng có thể được
thực hiện thông qua các hình thức như sau:
- Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản;
- Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu;
- Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
Căn cứ Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động đối với
lao động là người giúp việc gia đình như sau: lOMoAR cPSD| 47270246
Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao
động là người giúp việc gia đình.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
3. Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả
lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.
Theo đó, bắt buộc người sử dụng lao động ( ông bà A,B ) phải giao kết hợp đồng
lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình (bà H).
Như vậy, việc giao kết hợp đồng đối với người giúp việc gia đình bằng miệng
sẽ không có giá trị pháp lý. + Đối với ông bà A,B
Xử phạt ( khoản 1 điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP )
Căn cứ khoản 1 và khoản 5 Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử
phạt vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình, cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình
1. Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp
việc gia đình;
Biện pháp khắc phục ( khoản 5 điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP )
5 . Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với
lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
=> Theo đó, người sử dụng lao động ( ông bà A,B ) giao kết hợp đồng bằng miệng
đối với lao động là người giúp việc gia đình (bà H) sẽ bị xử phạt như sau: - Phạt cảnh cáo; lOMoAR cPSD| 47270246
- Buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với
lao động là người giúp việc gia đình. + Đối với bà H
Vì hợp đồng lao động vô hiệu nên căn cứ khoản 2 điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP
Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp
đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi hợp đồng lao động được ký lại
Đồng nghĩa quyền, nghĩa vụ, lợi ích hay chí tiết hơn trong hoàn cảnh này là mức
lương 5 tr/tháng của bà H không có khả năng lấy. Câu 3:
Phân t ích về nguy ên tắc bảo vệ người lao động
Nguyên tắc bảo vệ người lao động xuất phát từ quan điểm coi mục tiêu và động lực
chính của sự phát triển là “vì con người, phát huy nhân tố con người, trước hết là
người lao động”.Nguyên tắc bảo vệ người lao động có nội hàm rất rộng, yêu cầu
pháp luật cần thể hiện quan điểm bảo vệ họ với tư cách bảo vệ con người – chủ thể của quan hệ lao động.
Do đó, nguyên tắc bảo vệ người lao động không chỉ bao hàm mục đích bảo vệ sức
lao động, quyền và lợi ích chính đáng của người lao động mà còn phải bảo vệ
người lao động trên mọi phương diện: việc làm, nghề nghiệp, thu nhập, tính mạng,
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, cuộc sống của bản thân và gia đình họ, thời giờ
nghỉ ngơi, nhu cầu nâng cao trình độ lao động, liên kết và phát triển trong môi
trường lao động và xã hội lành mạnh.
- Đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp
Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về quyền của người lao
động: “a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề,
nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động,
quấy rối tình dục tại nơi làm việc; b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng
nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm
việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ
hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể; c) Thành lập, gia nhập,
hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức lOMoAR cPSD| 47270246
khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế
dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại
nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia
quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động; d) Từ chối làm việc nếu có nguy
cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công
việc; đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; e) Đình công; g) Các quyền
khác theo quy định của pháp luật”.
Đặc biệt, đối với lao động nữ – chủ thể yếu thế trong xã hội, pháp luật có những
chính sách riêng đối với đối tượng này
- Trả lương (thù lao, tiền công) theo thỏa thuận
Xuất phát từ quan điểm: “sức lao động là hàng hóa; tiền lương (tiền công, thù lao)
là giá cả sức lao động” các quy định về tiền lương do Nhà nước ban hành phải
phản ánh đúng giá trị sức lao động.
- Thực hiện bảo hộ lao động đối với người lao động
Xuất phát từ quan điểm và nhận thức: con người là vốn quý, là lực lượng lao động
chủ yếu của xã hội. Do đó, bảo vệ sức khỏe và bảo vệ an toàn, vệ sinh lao động cho
người lao động là nhiệm vụ và trách nhiệm của Nhà nước và doanh nghiệp.
Những đảm bảo về mặt pháp lý để người lao động thực sự được hưởng quyền bảo
hộ lao động thể hiện ở các điểm sau: (i) Được đảm bảo làm việc trong điều kiện an
toàn và vệ sinh lao động; (ii) Được hưởng chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá
nhân; (iii) Được hưởng các chế độ bồi dưỡng sức khỏe khi làm những công việc
nặng nhọc, có yếu tố độc hại, nguy hiểm; (iv) Được sắp xếp việc làm phù hợp với
sức khỏe, được áp dụng thời gian làm việc rút ngắn đối với công việc độc hại, nặng
nhọc; (v) Được đảm bảo các điều kiện về vật chất khi khám và điều trị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp.
- Đảm bảo quyền được nghỉ ngơi của người lao động
Nghỉ ngơi là nhu cầu không thể thiếu được của con người. Quyền được nghỉ ngơi
là một quyền cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật lao động. lOMoAR cPSD| 47270246
Căn cứ vào tính chất của mỗi ngành, nghề, đặc điểm lao động trong từng khu vực
khác nhau, Nhà nước ngoài việc quy định thời gian làm việc hợp lý, còn quy định
thời gian nghỉ ngơi đối với người lao động nhằm tạo điều kiện cho họ khả năng
phục hồi sức khỏe, tái sản xuất sức lao động và tăng năng suất lao động. - Tôn
trọng quyền đại diện của tập thể lao động
Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp tư nhân cũng
như doanh nghiệp Nhà nước đều có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp theo nội
quy, điều lệ của doanh nghiệp và quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát việc
thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng lao động. Người lao động thực
hiện các quyền này của mình thông qua đại diện của họ – tổ chức Công đoàn
Nội dung của nguyên tắc này được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Lao động, và
Luật Công đoàn. Quyền được thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn để bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình là một trong các quyền quan trọng của người
lao động được pháp luật lao động ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Các quyền này
được quy định cụ thể trong Luật Công đoàn.
- Thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động
Bảo hiểm xã hội là một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống xã hội và
càng không thể thiếu đối với người lao động, đó là một đảm bảo rất quan trọng và
có ý nghĩa thiết thực, góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động trong những trường hợp rủi ro.
Quyền được hưởng bảo hiểm xã hội là một trong các quyền cơ bản của người lao
động được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Nhà nước và các đơn vị sử dụng lao động
có trách nhiệm thực hiện các chế độ bảo hiểm đối với người lao động.
Ý nghĩa của nguy ên tắc bảo vệ người lao động
Xã hội không thể tồn tại nếu thiếu quá trình lao động, tuy nhiên, sự bất bình đẳng
trong quan hệ lao động có thể triệt tiêu một bên trong quan hệ đó, chính vì vậy,
nguyên tắc bảo vệ người lao động đầu tiên nên được hiểu là một công cụ của nhà
nước nhằm bảo vệ sự tồn tại của quan hệ trọng yếu này, đồng nghĩa đảm bảo sự tồn
tại của xã hội mà nó quản lí và cho chính nó. Xuất phát từ tầm quan trọng của nhân
tố con người nói chung và nguồn lao động nói riêng, có thể khẳng định vai trò của
nguyên tắc bảo vệ người lao động đối với sự phát triển kinh tế, xã hội là cực kì
quan trọng và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. lOMoAR cPSD| 47270246
-Bảo vệ người lao động đồng nghĩa với việc tạo nguồn lực phát triển kinh tể một
cách ổn định nhất. Có thể nói, nguyên tắc bảo vệ người lao động đóng một vai trò
quan trọng trong định hướng phát triển nguồn nhân lực;
- Bảo vệ người lao động nhằm phát huy nhân tố con người. Điểm khác biệt cơ bản,
phân biệt con người với các loài động vật khác chính là khả năng tư duy. Nhờ khả
năng này mà khi tham gia vào quá trình sản xuất, tiếp cận với các tư liệu sản xuất,
con người có cơ hội gợi mở khả năng sáng tạo của mình. Khả năng này chỉ có thể
phát huy hiệu quả khi mà những quyền lợi cơ bản của họ được đảm bảo. Mặt khác,
để khả năng này phát triển toàn diện, cần sự đảm bảo được những nhu cầu cơ bản
của cuộc sống mỗi người lao động. Những yêu cầu đó chỉ có thể có được khi chúng
ta thực thi nguyên tắc bảo vệ người lao động cách đúng mực và hiệu quả. Chẳng
hạn như điều kiện lao động, chế độ nghỉ ngơi, tiền lương, và nhiều những ưu đãi khác;
-Nguyên tắc bảo vệ người lao động thể hiện tinh thần nhân đạo, đảm bảo công
bằng xã hội. Bảo vệ người lao động không nhằm tạo ra sự khác biệt, đối xử bất
bình đảng đối với người sử dụng lao động vì mục tiêu chính trị hay giai cấp mà là
nhằm bình ổn quan hệ lao động ở cán cân ngang bằng
b)TL câu hỏi t ình huống :
1. Về tiền lương thì Công ty An Thịnh trả 4.420.000 đồng là không phù hợp quy định tại :
Điều 7 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP "Mức lương thấp nhất của công việc hoặc
chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp
tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính
phủ quy định;” vậy, mức lương Công ty phải trả cho chị T phải là 4.637.00 đồng.
2. Công ty Phú Thịnh thường trả lương chậm trễ hơn so với hợp đồng lao động mà
hai bên thỏa thuận nên chị T đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động chỉ cần báo
trước 03 ngày là đúng quy định pháp luật.
Như vậy, trong trường trên chị T chấm dứt hợp đồng lao động là đúng quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 37 BLLĐ năm 2012 là “Không được trả lương đầy đủ hoặc
trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.