Sinh học 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống sách Chân Trời Sáng Tạo
Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 3 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học và luyện tập vận dụng bài Các cấp độ tổ chức của thế giới sống trang 16, 17, 18.
Chủ đề: Tài liệu chung Sinh Học 10
Môn: Sinh học 10
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Trả lời câu hỏi Mở đầu Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 3
Trong một tiết học về sự sống, một bạn nói rằng: “Một chiếc xe và một con sư
tử đều có quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, có khả năng di chuyển
nên cả hai đều được gọi là vật sống”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Em
sẽ chứng minh cho ý kiến của mình như thế nào? Trả lời
- Không đồng ý với ý kiến của bạn: Chiếc xe là vật không sống, sử tử là vật sống.
- Chứng minh ý kiến của mình:
+ Một vật được xem là sinh vật sống khi có những dấu hiệu cơ bản của sự sống
sau: Chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng – thích nghi, vận động, sinh
trưởng và phát triển, sinh sản. Ngoài ra, hiện nay, người ta còn chú ý thêm một
số dấu hiệu của sự sống là tính sao chép (tự nhân đôi) của vật chất di truyền và
tính tự điều chỉnh của nó để duy trì sự ổn định về cấu trúc và chức năng.
→ Từ bảng so sánh trên có thể thấy sư tử có tất cả các dấu hiệu của sự sống
còn xe thì không. Qua đó có thể kết luận rằng sư tử được xem là vật sống còn xe thì không.
Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức mới Sinh 10 bài 3
I. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Câu 1: Phân biệt cấp độ tổ chức và cấp độ tổ chức sống. Trả lời
Cấp độ tổ chức
Cấp độ tổ chức sống
- Là tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ thấp
- Là tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ đến cao trong thế giới sống.
thấp đến cao trong cả vật sống và vật không sống.
- Các cấp tổ chức này biểu hiện các đặc
trưng cơ bản của sự sống như: chuyển
- Có thể có sự biểu hiện của các đặc hóa vật chất và năng lượng, sinh sản, sinh
trưng cơ bản của sự sống hoặc không. trưởng và phát triển,…
- Ví dụ: Cấp độ tổ chức trong nhà
- Các cấp độ trong tổ chức sống bao gồm:
trường: Giáo viên → Tổ bộ môn → nguyên tử → phân tử → bào quan → tế
Tổ KHTN, KHXH → Hiệu trưởng, bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan →
Công Đoàn, Đoàn thanh niên → Hội cơ thể → quần thể → quần xã – hệ sinh
đồng trường → Chi bộ. thái → sinh quyển. Câu 2 Quan sát Hình 3.1, hãy:
a) Kể tên các cấp độ tổ chức của thế giới sống.
b) Cho biết cấp độ tổ chức nào có đầy đủ các biểu hiện của sự sống. Trả lời
a) Các cấp tổ chức của thế giới sống: Nguyên tử → phân tử → bào quan → tế
bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã – hệ sinh thái → sinh quyển.
b) Cấp độ tổ chức có đầy đủ các biểu hiện của sự sống là: tế bào, cơ thể, quần
thể, quần xã – hệ sinh thái.
Câu 3: Tại sao tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất? Trả lời
Tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất vì:
- Mọi cơ thể sống từ vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, động vật, thực vật đều cấu tạo từ tế bào.
- Tế bào là cấp độ tổ chức sống nhỏ nhất có đầy đủ các dấu hiệu của sự sống
như chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, vận
động, cảm ứng – thích nghi,… Hoạt động sống ở cấp độ tế bào là cơ sở của các
hoạt động sống ở cấp độ cao hơn.
Câu 4: Các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ với nhau như thế nào? Trả lời
Các cấp tổ chức sống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
- Về cấu trúc: Các cấp độ tổ chức sống cấp thấp làm nền tảng để hình thành nên các cấp độ cao hơn.
- Về chức năng: Các cấp độ tổ chức luôn hoạt động thống nhất với nhau để duy
trì các hoạt động sống.
II. Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống
Câu 5: Thế nào là nguyên tắc thứ bậc? Trả lời
Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc có nghĩa là tổ chức sống
cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên. Nhờ đó, tổ chức
sống cao hơn vừa có những đặc điểm của tổ chức sống thấp hơn vừa mang
những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có được.
Câu 6 Nêu ví dụ một cấp độ tổ chức sống. Hãy giải thích sự hình thành cấp độ
tổ chức đó theo nguyên tắc thứ bậc. Trả lời
- Ví dụ về cấp độ tổ chức: Dạ dày.
- Giải thích sự hình thành cấp độ tổ chức đó theo nguyên tắc thứ bậc: Một tế
bào dạ dày chỉ thực hiện một chức năng nhất định (tế bào chính tiết ra
pepsinogen – enzym pepsin ở trạng thái chưa hoạt động, tế bào viền tiết ra HCl,
hoặc tế bào cơ chỉ có tác dụng co dãn) nhưng nhiều tế bào tập hợp lại tạo thành
dạ dày vừa có khả năng tiết dịch vị vừa co bóp để tiêu hóa thức ăn.
Câu 7: Nêu ví dụ về quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. Thông
qua quá trình đó, sinh vật đã làm biến đổi môi trường như thế nào? Trả lời
- Ví dụ về quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường: Cây lấy CO2 từ
môi trường vào thực hiện quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ cho cây,
sản phẩm của quá trình quang hợp là khí O2 được thải trở lại vào môi trường
giúp duy trì hoạt động sống cho các sinh vật khác.
- Hoạt động của cây xanh đã làm biến đổi môi trường:
+ Cây xanh nhiều, quá trình quang hợp diễn ra có vai quyết định trong việc
đảm bảo sự cân bằng tỉ lệ O2/CO2 trong khí quyển, duy trì hoạt động sống cho
mọi sinh vật trên trái đất. articleads
+ Cây xanh giảm, gia tăng hiệu ứng nhà kính, không khí bị ô nhiễm, lũ lụt, sạt
lở đất xảy ra nhiều hơn ở những vùng đất trồng đồi trọc, mất nơi cư trú của một
số sinh vật như chim, thú,… Câu 8
Nêu ví dụ về cơ chế tự điều chỉnh ở các cấp độ: cơ thể, quần thể, quần xã. Trả lời
- Cơ thể: Khi một người ở đồng bằng di chuyển lên vùng cao, nồng độ oxygen
trong không khí thấp, lượng oxygen cung cấp trong các mô không đủ sẽ kích
thích quá trình sinh hồng cầu làm cho số lượng hồng cầu tăng lên rất nhiều so
với bình thường để bù đắp sự thiếu oxygen.
- Quần thể: Sự điều chỉnh ở cấp độ quần thể thông qua điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể.
Ví dụ: Quần thể chim hồng hạc có mật độ (số lượng) tối đa là 142con/quần thể,
khi mật độ (số lượng) vượt quá nguồn sống cho phép → nguồn sống giảm →
các cá thể cạnh tranh nhau giành thức ăn, một số cá thể có thể xuất cư khỏi
quần thể → tử vong tăng lên, tỉ lệ sinh sản giảm, tỉ lệ xuất cư tăng → mật độ
(số lượng) cá thể giảm → nguồn sống tăng lại → cạnh tranh giữa các cá thể
giảm, một số cá thể có thể nhập cư → tỉ lệ tử vong giảm, tỉ lệ sinh sản tăng, tỉ
lệ nhập cư tăng → mật độ (số lượng) cá thể tăng lại.
- Quần xã: Tương tự như sự điều chỉnh số lượng ở quần thể. Tuy nhiên, sẽ diễn
ra quá trình điều chỉnh số lượng của nhiều loài trong quần xã.
Ví dụ: Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng, khi mật độ (số lượng) của hai
loài tăng cao vượt mức nguồn sống (cỏ) cung cấp → nguồn sống (cỏ) giảm →
hai loài dê và bò cạnh tranh với nhau → tỉ lệ tử vong tăng, sinh sản giảm, xuất
cư tăng → mật độ (số lượng) 2 loại giảm → nguồn sống tăng lại hoặc một loài
di cư đi nơi khác → cạnh tranh giảm → sinh sản tăng, tử vong giảm, nhập cư
tăng → mật độ (số lượng) cá thể của 2 quần thể tăng.
Giải Bài tập trang 18 SGK Sinh 10 CTST Câu 1
Ở một loài chim, ban đầu có 10 000 cá thể sống ở vùng (A), sau 5 năm, quần
thể này đạt số lượng 30 000 cá thể. Với số lượng cá thể tăng nhanh dẫn đến
nguồn thức ăn trong môi trường bị khan hiếm. Do điều kiện sống khó khăn nên
đã có 15 000 cá thể di cư sang vùng B để tìm môi trường sống mới.
Sự di cư của loài chim liên quan đến đặc điểm nào của cấp độ tổ chức sống? Trả lời
Khi thức ăn bị khan khiếm (không đủ cung cấp cho toàn bộ quần thể), loài
chim này xuất hiện sự di cư. Do đó, sự di cư của loài chim liên quan đến đặc
điểm tự điều chỉnh của cấp độ tổ chức sống. Đây chính là sự tự điều chỉnh mật
độ cá thể của quần thể. Câu 2
Ở một loài chim, ban đầu có 10 000 cá thể sống ở vùng (A), sau 5 năm, quần
thể này đạt số lượng 30 000 cá thể. Với số lượng cá thể tăng nhanh dẫn đến
nguồn thức ăn trong môi trường bị khan hiếm. Do điều kiện sống khó khăn nên
đã có 15 000 cá thể di cư sang vùng B để tìm môi trường sống mới.
Sự di cư có vai trò gì với loài chim này? Trả lời Vai trò của sự di cư:
- Giúp điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể phù hợp khả năng cung cấp của
môi trường. Điều này giúp giảm sự cạnh tranh cùng loài, đảm bảo sự tồn tại lâu dài của loài.
- Khi một số cá thể chim di cư đến môi trường mới, loài sẽ mở rộng được khu
phân bố đồng thời tạo điều kiện cho sự tiến hóa của loài (đến môi trường mới,
loài sẽ xuất hiện các đặc điểm thích nghi mới).