-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Sinh học 10: Ôn tập chương 2 sách Chân Trời Sáng Tạo
Giải Sinh 10 Ôn tập chương 2 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em.
Chủ đề: Chương 2: Cấu trúc tế bào (CTST)
Môn: Sinh học 10
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Ôn tập chương 2 Sinh học 10 trang 55 Câu 1
Chú thích các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ trong hình dưới đây. Gợi ý đáp án 1. Roi 2. Lông 3. Tế bào chất 4. Ribosome 5. Vùng nhân 6. Màng tế bào 7. Thành tế bào 8. Vỏ nhầy Câu 2
Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
a. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ (3 – 7 µm), chưa có nhân hoàn chỉnh, trong tế bào
chất chỉ có bào quan duy nhất là ribosome, không có các bào quan có màng bào bọc.
b. Tế bào nhân thực bao gồm tế bào thực vật, tế bào động vật và tế bào vi sinh vật.
c. Mọi cơ thể sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào. 1
d. Vi khuẩn là những loài sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn bào.
e. Mỗi tế bào đều có ba thành phần cơ bản: lưới nội chất, tế bào chất và nhân tế bào.
g. Ribosome là bào quan duy nhất có ở tế bào nhân sơ.
h. Lục lạp là bào quan có ở các sinh vật có khả năng quang hợp như thực vật, vi khuẩn lam.
i. Chỉ có tế bào thực vật và tế bào nấm mới có thành tế bào. Gợi ý đáp án
a. Sai. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ (1 – 5 µm).
b. Sai. Tế bào vi sinh vật có cấu tạo nhân sơ hoặc nhân thực.
c. Đúng. Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống, mọi cơ thể sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.
d. Đúng. Vi khuẩn là những loài sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn bào.
e. Sai. Mỗi tế bào đều có ba thành phần cơ bản: màng tế bào, tế bào chất và nhân tế bào hoặc vùng nhân.
g. Đúng. Ribosome là bào quan duy nhất có ở tế bào nhân sơ.
h. Đúng. Lục lạp là bào quan có ở các sinh vật có khả năng quang hợp như thực vật, vi khuẩn lam.
i. Sai. Ở tế bào vi khuẩn cũng có thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan. Câu 3
Khi bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra, bệnh nhân thường được kê đơn thuốc có chứa kháng
sinh. Tại sao kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn mà ít gây ảnh hưởng đến tế bào người? Gợi ý đáp án
- Kháng sinh là những chất có khả năng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn khác.
- Kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn mà ít gây ảnh hưởng đến tế bào người là do: Kháng
sinh có tính chất diệt khuẩn chọn lọc. Mỗi loại kháng sinh được điều chế có tác dụng trên
một số vi khuẩn nhất định theo nhiều cơ chế khác nhau như ức chế tổng hợp thành tế bào, 2
protein hay nucleic acid,… của vi khuẩn. Những cơ chế tác động này không có ảnh
hưởng đến tế bào của người. Ví dụ: Một số loại thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn bằng
cách ngăn không cho vi khuẩn tạo được thành tế bào. Thuốc này không có tác dụng phụ
với người vì tế bào người không chứa peptidoglycan. Câu 4
Tại sao khi sử dụng các loại thuốc tiêu diệt các loài động vật kí sinh (giun tròn) thường
ảnh hưởng đến sức khỏe của con người hơn so với các loại kháng sinh được sử dụng để
chữa bệnh do vi khuẩn gây ra? Gợi ý đáp án
Khi sử dụng các loại thuốc tiêu diệt các loài động vật kí sinh (giun tròn) thường ảnh
hưởng đến sức khỏe của con người hơn so với các loại kháng sinh được sử dụng để chữa
bệnh do vi khuẩn gây ra là vì:
- Động vật kí sinh (giun tròn) và người đều là các sinh vật được cấu tạo từ các tế bào
nhân thực nên cơ chế tác động của thuốc tiêu diệt các loài động vật kí sinh (giun tròn) ít
nhiều cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Ví dụ: Thuốc Fugacar được
bào chế ở dạng viên nén nhai làm giảm hấp thu glucose, cạn dự trữ glycogen, giảm ATP
nguồn cung cấp năng lượng cho kí sinh trùng. Tuy nhiên, dạ dày của người sử dụng cũng
chịu tác dụng của thuốc.
- Trong khi đó, vi khuẩn là tế bào nhân sơ, có cấu tạo khác nhiều so với tế bào nhân thực.
Do đó, người ta có thể điều chế các loại thuốc kháng sinh chỉ ảnh hưởng đến tế bào vi
khuẩn mà không ảnh hưởng đến tế bào của người dựa trên những điểm sai khác đó. Câu 5
Tại sao lá ở một số loài thực vật (tía tô, rau dền, huyết dụ,… ) lại có màu đỏ hoặc tím
trong khi lá ở các loài khác thì không? Gợi ý đáp án
- Ở thực vật có các sắc tố thực vật như Chlorophyll, carotenoid, Anthocyanin,... có vai trò
hấp thu năng lượng ánh sáng để thực vật thực hiện quang hợp.
- Lá có màu đỏ hoặc màu tím là do trong lá có chứa lượng sắc tố Anthocyanins cao hơn
các sắc tố còn lại làm phản xạ từ lá trở lại mắt người sẽ có đỏ đến xanh lam. 3 Câu 6
Khi hình dạng tế bào thay đổi có thể ảnh hưởng đến chức năng của tế bào, ví dụ: Tế bào
hồng cầu bình thường có hình đĩa, khi bị đột biến có hình liềm (bệnh hồng cầu hình
liềm). Hãy tìm hiểu thông tin về bệnh hồng cầu hình liềm và cho biết sự thay đổi hình
dạng của tế bào hồng cầu đã gây ra những hậu quả gì? Gợi ý đáp án
• Một số thông tin về bệnh hồng cầu hình liềm:
- Bệnh hồng cầu hình liềm hay thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm (tên tiếng Anh Sickle
cell anemia) là một dạng thiếu máu di truyền do không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe
mạnh để mang đầy đủ oxygen trong cơ thể người bệnh.
- Nguyên nhân: Do đột biến gen sản xuất hemoglobin - một hợp chất màu đỏ giàu chất
sắt làm cho máu có màu đỏ. Gen beta globin ở vị trí mã thứ 6 ở người bình thường là
GAG mã hóa cho axit glutamic bị thay thế bởi GTG sẽ mã hóa cho axit amin valin làm
biến đổi hemoglobin A (dạng bình thường) thành hemoglobin S trong bệnh thiếu máu
hồng cầu hình lưỡi liềm.
- Đường lây truyền bệnh hồng cầu hình liềm: Bệnh hồng cầu lưỡi liềm là bệnh di truyền
do đột biến gen, do đó, không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
- Phòng ngừa bệnh hồng cầu lưỡi liềm: Gặp cố vấn di truyền có thể giúp người bệnh hiểu
được nguy cơ sinh con bị thiếu máu hồng cầu hình liềm, giải thích các phương pháp điều
trị và các biện pháp phòng ngừa, các phương pháp hỗ trợ sinh sản.
- Biện pháp chẩn đoán bệnh hHồng cầu lưỡi liềm: Xét nghiệm máu có thể kiểm tra phát
hiện Hemoglobin S - dạng khiếm khuyết của hemoglobin để chẩn đoán chắc chắn người
bệnh mắc thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm.
- Biện pháp điều trị bệnh hồng cầu lưỡi liềm: Ghép tủy xương còn được gọi là ghép tế bào gốc.
• Hậu quả của bệnh hồng cầu lưỡi liềm: Sự thay đổi hình dạng của tế bào hồng cầu từ
dạng hình đĩa lõm hai mặt thành dạng hình lưỡi liềm nên làm xuất hiện hàng loạt rối loạn
bệnh lí trong cơ thể. Cụ thể: 4
- Đột quỵ: Đột quỵ có thể xảy ra nếu các hồng cầu hình lưỡi liềm chặn lưu lượng máu
đến một số khu vực trong não.
- Hội chứng ngực cấp (acute chest syndrome): Biến chứng đe dọa đến tính mạng này gây
ra đau ngực, sốt và khó thở.
- Tăng áp động mạch phổi: Những người bị thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm có thể bị
huyết áp cao trong phổi (tăng huyết áp phổi).
- Tổn thương cơ quan: Các tế bào hình lưỡi liềm chặn lưu lượng máu đi nuôi dưỡng các
cơ quan nội tạng. Thiếu máu mãn tính có thể làm tổn thương các dây thần kinh và các cơ
quan trong cơ thể, bao gồm thận, gan và lá lách. Tổn thương nội tạng có thể gây tử vong.
- Mù mắt: Các tế bào hình liềm có thể chặn các mạch máu nhỏ cung cấp dinh dưỡng cho
mắt. Theo thời gian, dẫn tới làm hỏng phần mắt xử lí hình ảnh trực quan và dẫn đến mù lòa.
- Sỏi mật: Sự phân hủy của các tế bào hồng cầu tạo ra một chất được gọi là bilirubin, nếu
cơ thể có nồng độ cao bilirubin trong máu có thể dẫn đến sỏi mật.
- Bệnh Priapism (Cương cứng kéo dài): Đàn ông bị thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm có
thể bị đau, cương cứng kéo dài. Khi xảy ra ở một số bộ phận khác của cơ thể, các tế bào
hình liềm có thể chặn các mạch máu trong dương vật. Điều này có thể làm tổn thương
dương vật và dẫn đến chứng bất lực. 5