-
Thông tin
-
Hỏi đáp
So sánh bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh và Vội vàng của Xuân Diệu | Ngữ văn 12
Nhà thơ Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hồn thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu và luôn luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
So sánh bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh và Vội vàng của Xuân Diệu
1. Khái quát chung về bài thơ Sóng và tác giả Xuân Quỳnh - Về tác giả:
Nhà thơ Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Hồn thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu và luôn luôn da diết trong khát
vọng về hạnh phúc đời thường.
Tiến sĩ Chu Văn Sơn nhận xét về Xuân Quỳnh như sau: "Không còn phân biệt được sóng tạo nên Xuân
Quỳnh, hay Xuân Quỳnh đã tạo nên sóng. Chỉ biết rằng chị sinh ra là để dành cho thơ. Dù đầu đời, vốn học
vấn còn chưa cao, nhưng hồn thơ ở người con gái đất La Khê – Hà Đông ấy đã luôn dồi dào và dạt dào sức sống".
Võ Văn Trực viết "Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật, rất thành thật,
thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả trong tình yêu. Chị không quanh co, không giấu diếm một
điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta
biết khá kĩ đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ trong Xuân Quỳnh". - Về tác phẩm Sóng
+ Bài thơ Sóng ra đời vào năm 1967 trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ ác liệt
+ Nội dung: Tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, vượt lên thử thách thời gian, không gian + Nhan đề bài thơ: Sóng
Hình ảnh thơ cộng hưởng, soi chiếu
Âm hưởng: Thể thơ 5 chữ, cấu trúc hô ứng trùng điệp, nhịp điệu miên man của sóng biển
+ Một số nhận định về bài thơ Sóng:
"Sóng là một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu.
Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng; vừa mãnh liệt, sôi nổi; vừa hồn nhiên, trong sáng; vừa ý nhị, sâu xa.
Sau này, khi nếm trải nhiều, giọng thơ Xuân Quỳnh không còn phơi phới bốc men say nữa, nhưng cái khát
vọng tình yêu vẫn mãi tồn tại trong trái tim giàu có yêu thương của chị.” – (GS Nguyễn Đăng Mạnh & PTS
Trần Đăng Xuyền, Những bài văn hay, Nxb Đồng Nai, 2003, tr. 135).
“Ở mỗi tập thơ của Xuân Quỳnh, những bài viết của tình yêu thường để lại nhiều ấn tượng hơn cả. Với
giọng điệu hết sức thơ hết sức tự nhiên, bài “Sóng” thể hiện một tình yêu sâu sắc, bồi hồi, thao thức đến cả
trong giấc mơ. Dù có những gian truân cách trở, nhưng tình yêu bao giờ cũng đẹp, cũng đến được tận cùng
hạnh phúc, như con sóng nhỏ đến với bờ” (Nhà thơ Việt Nam hiện đại, GS Phong Lê chủ biên, Viện Văn học, Nxb KHXH,1984).
“Nhịp điệu trong bài Sóng thật đa dạng, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng: 2/3 (Dữ dội và dịu êm - Ồn ào
và lặng lẽ), 1/2/2 (Sóng không hiểu nổi mình - Sóng tìm ra tận bể), 3/1/1 (Em nghĩ về anh, em), 3/2 (Em nghĩ
về biển lớn - Từ nơi nào sóng lên)... Ngoài ra, các cặp câu đối xứng xuất hiện liên tiếp, câu sau thừa tiếp
câu trước, tựa như những đợt sóng xô bờ, sóng tiếp sóng dào dạt: “Dữ dội và dịu êm/Ồn ào và lặng lẽ”,
“Con sóng dưới lòng sâu/Con sóng trên mặt nước”, “Dẫu xuôi về phương bắc/Dẫu ngược về phương
nam”(GS Nguyễn Đăng Mạnh-Cẩm nang ôn luyện môn văn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr.237.)
2. Khái quát chung về bài thơ Vội vàng và tác giả Xuân Diệu
- Về tác giả Xuân Diệu:
+ Xuân Diệu (1916- 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu.
+ Quê: Can Lộc - Hà Tĩnh nhưng sống với mẹ ở Quy Nhơn.
+ Năm 1937, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn
+ Cuối năm 1940, ông vào Mĩ Tho (nay là Tiền Giang) làm viên chức tham tá thương chánh. - Năm 1942,
ông quay lại Hà Nội sống bằng nghề viết văn.
+ Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh. + Sự nghiệp văn học:
Phong cách sáng tác: Xuân Diệu đã đem đến cho thơ ca đương đại một sức sống mới, một nguồn cảm xúc
mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà
thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.
Tác phẩm tiêu biểu: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945),..... Ngoài ra ông còn viết văn xuôi và tiểu
luận phê bình, nghiên cứu văn học.
+ Nhận định về thơ Xuân Diệu
Thế Lữ trong lời tựa tập Thơ thơ: “ Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ
của ông xậy dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”
Hoài Thanh, Hoài Chân: “Ngày một ngày hai cơ hồ ta không còn để ý đến những lối dùng chữ đặt câu quá
Tây của Xuân Diệu, ta quên cả những ý tứ người đã mượn trong thơ Pháp. Cái dáng dấp yêu kiều, cái cốt
cách phong nhã của điệu thơ, một cái gì rất Việt Nam, đã quyến rũ ta".
Hoài Thanh, Hoài Chân: "Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới - nên chỉ những người còn trẻ mới
thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê. Xuân Diệu không như Huy Cận vừa bước vào làng thơ đã
được người ta dành ngay cho chỗ ngồi yên ổn. Xuân Diệu đến giữa chúng ta tới nay đã ngót năm năm mà
những tiếng khen chê chưa ngớt. Người khen, khen hết sức; người chê, chê không tiếc lời".
- Về tác phẩm Vội Vàng:
+ Là tác phẩm nằm trong tập Thơ Thơ + Thể loại thơ: Tự do
+ Nội dung: Bài thơ là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng phút, từng giây
của cuộc đời mình nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời ham sống đến cuồng nhiệt.
+ Nghệ thuật: Giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ.
+ Nhận định về tác phẩm Vội vàng:
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nhận định về bài thơ Vội vàng: “Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu
sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy
trong thơ ca truyền thống”.
Nguyễn Đăng Điệp nhận định: "Có thể nói, nồng nàn và trẻ trung là hai phẩm chất, đồng thời cũng là hai
giọng điệu chính trong thơ Xuân Diệu…Trong số đó, Vội vàng là một trong những thi phẩm thuộc loại tiêu
biểu nhất cho giọng điệu nồng nàn của Xuân Diệu".
3. So sánh bài thơ Sóng và bài thơ Vội vàng - Điểm tương đồng:
+ Cả tác phẩm Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh và tác phẩm Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu đều bộc lộ
cảm xúc mãnh liệt, những suy ngẫm trước cuộc đời. Cả hai bài thơ đều chứa đựng tính chữ tình và tính triết lý.
+ Cả hai tác phẩm đều thể hiện được khát vọng tình yêu, mong muốn được vĩnh viễn hóa tình yêu. - Điểm khác biệt: + Về nội dung:
Trong bài thơ Sóng, tác giả Xuân Quỳnh đã thể hiện sâu sắc khát vọng tình yêu, cụ thể là khát vọng tình
yêu đôi lứa. Ngoài ra, tác phẩm cũng thể hiện một cách sâu sắc sự mềm mại, nữ tính, nhưng cũng đầy dữ
dội, mạnh mẽ của người phụ nữ trong tình yêu.
Trong bài thơ Vội vàng, tác giả Xuân Diệu cũng thể hiện sâu sắc khát vọng tình yêu, nhưng khác với Sóng
của Xuân Quỳnh, Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng đã thể hiện tình yêu cuộc sống mãnh liệt.
Nếu như Xuân Quỳnh trước sự "chảy trôi" của thời gian, khát khao được tan ra, hòa cái riêng vào cái
chung để tình yêu trở nên bất tử, thì Xuân Diệu lại trọn cách sống gấp gáp, tận hưởng. + Về nghệ thuật:
Trong bài thơ Sóng: Hình tượng nghệ thuật ẩn dụ sóng đôi giúp nhà thơ diễn tả những cảm xúc khó nói
trong tình yêu. Thể thơ năm chữ, ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, dung dị, tinh tế, thể hiện được nét nữ tính
cũng như sự mạnh mẽ của người phụ nữ khi yêu, đồng thời thể hiện được khát vọng tình yêu của tác giả.
Trong bài thơ Vội vàng: Thủ pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cùng một loạt những hình ảnh và biện pháp
nghệ thuật khác đã tạo nên sự hối hả, rộn rã khiến cho bài thơ như sự giục giã của Xuân Diệu với những con người trẻ.