Soạn bài: Bầy voi rừng Trường Sơn Tiếng Việt 3 | Kết nối tri thức
Soạn bài: Bầy voi rừng Trường Sơn Tiếng Việt 3 | Kết nối tri thức là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 3 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để soạn bài mới môn Tiếng Việt 3. Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây!
Chủ đề: Những sắc màu thiên nhiên (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Bầy voi rừng Trường Sơn Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn bài phần Đọc: Bầy voi rừng Trường Sơn Khởi động
Nói điều em biết về một loài vật trong rừng. Trả lời:
- Hươu cao cổ là một loài vật sống trong rừng. Chú hươu cao nhất có thể cao tới
gần 6 mét. Chiếc cổ dài của hươu cao cổ giúp hươu với tới những cành lá trên
cao và dễ dàng phát hiện kẻ thù. Nó chỉ bất tiện khi hươu cúi xuống thấp. Khi
đó, hươu cao cổ phải xoạc hai chân trước thật rộng mới cúi được xuống vùng nước để uống.
- Hổ là động vật hung dữ chuyên ăn thịt con vật khác. Hổ có 4 chân, dưới bàn
chân có móng dài, nhọn sắc. Hổ có lông màu vàng đậm và có vằn đen. Hổ đẻ
con và nuôi con bằng sữa mẹ. Hổ sống theo bầy đàn. Hổ còn có tên gọi khác là cọp.
- Voi là con vật to lớn, có 4 chân và cái vòi dài. Con voi còn có đôi ngà màu
trắng rất cứng và có cái đuôi dài. Voi thích ăn mía và lá cây. Voi lấy thức ăn
bằng vòi và dùng voi để uống nước. Voi sống thành từng bầy đàn. Voi rất khỏe,
nó giúp con người nhiều việc nặng nhọc như kéo gỗ, chở đồ, hàng. Voi đẻ con
và nuôi con bằng sữa mẹ. Câu 1
Tìm những câu văn miêu tả rừng Trường Sơn (nơi ở của loài voi) Trả lời: 1
Những câu văn miêu tả rừng Trường Sơn là:
Đường lên Trường Sơn có nhiều cánh rừng hoang vu. Trong rừng, cây mọc tầng
tầng lớp lớp, núi đá chen lẫn đồi cây, sương phủ quanh năm. Nơi đó có những
nguồn suối không bao giờ cạn, những bãi chuối rực trời hoa đỏ, những rừng lau
bát ngát, ngày đêm giũ lá rào rào,… Câu 2
Dựa vào tranh và nội dung bài đọc, kể lại hoạt động thường ngày của loài voi. Trả lời:
● Tranh 1: Loài voi đi từ trên núi xuống đồng cỏ để kiếm ăn
● Tranh 2: Loài voi đi từ đồng cỏ lên núi
● Tranh 3: Buổi trưa, đàn voi trú nắng trong cánh rừng rậm.
● Tranh 4: Chiều xuống, chúng đi tắm ở những quãng sông vắng. Câu 3 2
Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài. Trả lời:
● Đoạn 1: Giới thiệu về dãy Trường Sơn – nơi ở của loài voi
● Đoạn 2: Mô tả hoạt động thường ngày của loài voi
● Đoạn 3: Cảm nghĩ về loài voi
=> Thứ tự các ý theo trình tự các đoạn trong bài là: Giới thiệu nơi ở của loài voi
=> Mô tả hoạt động thường ngày của loài voi => Cảm nghĩ về loài voi Câu 4
Nêu những đặc điểm của loài voi. Em thích nhất đặc điểm nào của chúng? Trả lời:
Những đặc điểm của loài voi là: thông minh, tình nghĩa, tận tâm và thương mến nhau.
Trong các đặc điểm trên, em thích nhất là sự thương mến nhau của loài voi.
Chúng giống như con người, rất đoàn kết với nhau. Câu 5
Bài đọc giúp em biết thêm điều gì về loài voi? Trả lời:
Qua bài đọc, em biết thêm về hoạt động của loài voi và những đặc điểm của loài voi.
Soạn bài phần Đọc mở rộng 3 Câu 1
Đọc bài về cây cối, muông thú,… và phiếu đọc sách theo mẫu. Trả lời: Hươu cao cổ
1. Không con vật nào trên Trái Đất thời nay có thể sánh với hươu cao cổ về
chiều cao. Chú hươu cao nhất cao tới gần… 6 mét, tức là chú ta có thể ngó được
vào cửa sổ tầng hai của một ngôi nhà.
2. Chiếc cổ dài của hươu cao cổ giúp hươu với tới những cành lá trên cao và dễ
dàng phát hiện kẻ thù. Nó chỉ bất tiện khi hươu cúi xuống thấp. Khi đó, hươu
cao cổ phải xoạc hai chân trước thật rộng mới cúi được xuống vùng nước để uống.
3. Hươu cao cổ không bao giờ tranh giành thức ăn hay nơi ở với bất kì loài vật
nào. Trên đồng cỏ, hươu cao cổ sống hòa bình với nhiều loài vật ăn cỏ khác như
linh dương, đà điều, ngựa vằn,…
Theo sách Bí ẩn thế giới loài vật ● Ngày đọc: 2/2/2023 ● Tên bài: Hươu cao cổ
● Tên sách: Bí ẩn thế giới loài vật
● Tên con vật trong bài: Hươu cao cổ 4
● Chi tiết thú vị về con vật: chú hươu cao cổ cao nhất cao tới gần 6 mét
● Vẽ cây hoặc con vật theo tưởng tượng của em: Câu 2
Chia sẻ với các bạn thông tin thú vị về thế giới thiên nhiên trong bài đã đọc hoặc bức tranh em vẽ. Trả lời: 5
Chú hươu cao cổ cao nhất có thể ngó được vào cửa sổ tầng 2 của một ngôi nhà.
Soạn bài phần Luyện tập Luyện từ và câu
Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp. Trả lời:
Từ ngữ chỉ sự vật
Từ ngữ chỉ đặc điểm
Núi, ruộng bậc thang, thác nước, suối, Sừng sững, mênh mông, uốn lượn, rừng
ngoằn ngoèo, trắng xóa, gập ghềnh, quanh co.
Câu 2: Đặt 2 – 3 câu với từ ngữ ở bài tập 1. M: Ngọn núi sừng sững. Trả lời:
- Cánh đồng rộng mênh mông. 6
- Con đường từ trường về nhà em quanh co.
- Mưa rơi trắng xóa cả một khoảng trời.
- Con suối chảy róc rách. - Dòng sông uốn lượn.
Câu 3: Nhìn tranh, đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu? M:
- Cú mèo làm tổ ở đâu?
- Cú mèo làm tổ trong hốc cây. Trả lời:
- Hai chú sóc đang đùa nghịch ở đâu?
- Hai chú sóc đang đùa nghịch trên cành cây. 7
- Chú gấu đang uống nước ở đâu?
- Chú gấu đang uống nước bên bờ sông.
- Đàn cá đang bơi lội tung tăng ở đâu?
- Đàn cá đang bơi lội tung tăng dưới nước.
- Đàn chim đang bay lượn ở đâu?
- Đàn chim đang bay lượn trên bầu trời.
Câu 4: Dựa vào đoạn thơ dưới đây, đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
Rùa con đi chợ đầu xuân
Mới đến cổng chợ bước chân sang hè
Chợ đông hoa trái bộn bề
Rùa mua hạt giống đem về trồng gieo
Mua xong chợ đã vãn chiều
Heo heo gió thổi cánh diều mùa thu
Đường dài chẳng ngại nắng mưa
Kịp về tới cửa trời vừa sang đông. (Mai Văn Hai)
M: - Rùa con đi chợ khi nào?
- Rùa con đi chợ đầu xuân. Trả lời:
- Rùa con đến cổng chợ khi nào? 8
- Rùa con đến cổng chợ khi vừa bước sang mùa hè.
- Khi nào chợ vãn chiều?
- Chợ vãn chiều khi rùa vừa mua xong.
- Rùa con về tới cửa khi nào?
- Rùa con về tới cửa khi trời vừa sang đông. Luyện viết đoạn
Câu 1: Em thích cảnh vật nào trong các bức ảnh dưới đây? Vì sao? Trả lời:
- Em thích cảnh ruộng bậc thang nhất vì cảnh này cho em thấy được sự sáng tạo
trong lao động sản xuất của những đồng bào dân tộc thiểu số.
- Em thích cảnh sông nước nhất vì nó đem lại cho em cảm giác bình yên, được
đến đây giống như đang được hòa mình vào thiên nhiên.
Câu 2: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật em yêu thích. G:
● Cảnh vật em yêu thích là gì, ở đâu?
● Đặc điểm nổi bật của cảnh vật đó là gì? Điều khiến em ấn tượng nhất? 9
● Khi ngắm nhìn cảnh vật đó, em có cảm nghĩ gì? (yêu vẻ đẹp của cảnh vật,
biết ơn những người khám phá, giữ gìn cảnh vật,…) Trả lời:
Vào kì nghỉ hè năm ngoái, cả gia đình em cùng đến thăm thành phố Huế. Khung
cảnh nơi đây giống hệt như một bức tranh. Trong chuyến đi, em đã được ghé
thăm rất nhiều địa điểm nổi tiếng như Đại nội Huế, Lăng tẩm của các vị cua,
điện Hòn Chén và núi Bạch Mã. Cảnh mà làm em ấn tượng nhất là dòng sông
Hương đầy thơ mộng. Trên dòng sông Hương có cây cầu Tràng Tiền nổi tiếng
bắc qua. Ngắm nhìn vẻ đẹp yên bình, thơ mộng của Huế, em cảm thấy con
người nơi đây rất ôn hòa, nhẹ nhàng.
Câu 3: Trao đổi bài làm với bạn để sửa lỗi và bổ sung ý hay. G:
● Em ghi lại ý kiến các bạn góp ý cho đoạn văn của em.
● Chỉnh sửa, bổ sung ý hay cho đoạn văn dựa trên các góp ý em cho là đúng. Trả lời:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Soạn bài phần Vận dụng
Trao đổi với người thân để biết thêm cảnh đẹp của đất nước. Trả lời:
Em cùng người thân vào in-tơ-nét để tra cứu thêm thông tin hoặc xem 1 số hình
ảnh về cảnh đẹp của đất nước. 10 11
Document Outline
- Soạn bài Bầy voi rừng Trường Sơn Kết nối tri thức với cuộc sống
- Soạn bài phần Đọc: Bầy voi rừng Trường Sơn
- Khởi động
- Câu 1
- Câu 2
- Câu 3
- Câu 4
- Câu 5
- Soạn bài phần Đọc mở rộng
- Câu 1
- Câu 2
- Soạn bài phần Luyện tập
- Luyện từ và câu
- Luyện viết đoạn
- Soạn bài phần Vận dụng