Soạn bài Cánh cửa nhớ bà (trang 123) | Tiếng việt 2 sách Kết nối Tri Thức
Soạn bài Cánh cửa nhớ bà giúp các em hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính, luyện tập theo văn bản đọc, để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 123, 124, 125.
Chủ đề: Chương 4: Mái ấm gia đình (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Cánh cửa nhớ bà Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn bài phần Đọc - Bài 29: Cánh cửa nhớ bà Khởi động
Nói về tình cảm của em đối với ông bà. Gợi ý trả lời:
Em luôn yêu quý và kính trọng ông bà. Em mong ông bà luôn mạnh khỏe. Bài đọc CÁNH CỬA NHỚ BÀ Ngày cháu còn thấp bé Cánh cửa có hai then Cháu chỉ cài then dưới Nhờ bà cài then trên. Mỗi năm cháu lớn lên Bà lưng còng cắm cúi
Cháu cài được then trên Bà chỉ cài then dưới. Nay cháu về nhà mới Bao cánh cửa - ô trời Mỗi lần tay đẩy cửa Lại nhớ bà khôn nguôi!
Đoàn Thị Lam Luyến Từ ngữ:
Then (cửa): vật bằng tre, gỗ hoặc sắt, dùng để cài cửa. Trả lời câu hỏi
1. Ngày cháu còn nhỏ, ai thường cài then trên của cánh cửa?
2. Vì sao khi cháu lớn, bà lại là người cài then dưới của cánh cửa?
3. Sắp xếp các bức tranh sau theo thứ tự 3 khổ thơ trong bài.
4. Câu thơ nào nói lên tình cảm của cháu đối với bà khi về nhà mới? Gợi ý trả lời:
1. Ngày cháu còn nhỏ, bà thường cài then trên của cánh cửa.
2. Khi cháu lớn, bà lại là người cài then dưới của cánh cửa vì khi đó lưng bà đã còng.
3. Sắp xếp: 3 - 1 - 2
4. Câu thơ nói lên tình cảm của cháu đối với bà khi về nhà mới: Lại nhớ bà khôn nguôi.
Luyện tập theo văn bản đọc
1. Những từ ngữ nào dưới đây chỉ hoạt động:
2. Tìm từ những chỉ hoạt động có thể kết hợp với từ "cửa". Gợi ý trả lời:
1. Những từ ngữ chỉ hoạt động: cài, đẩy, về
2. Những chỉ hoạt động có thể kết hợp với từ "cửa": đẩy cửa, đóng cửa, chốt
cửa, cài cửa, mở cửa,..
Soạn bài phần Viết - Bài 29: Cánh cửa nhớ bà
1. Viết chữ hoa: Ô, Ơ Gợi ý trả lời:
Cách viết: Giống chữ O sau đó thêm dấu mũ để tạo thành chữ Ô hoặc thêm dấu
móc câu để tạo thành chữ Ơ.
2. Viết ứng dụng: Ông bà sum vầy cùng con cháu. Gợi ý trả lời:
Viết chữ hoa Ô đầu câu, chú ý cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường,
khoảng cách giữa các tiếng trong câu, vị trí đặt dấu chấm cuối câu.
Soạn bài phần Nói và nghe - Bài 29: Cánh cửa nhớ bà Câu 1
Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, đoán nội dung của từng tranh. Bà cháu
(Theo Trần Hoàng Dương) Gợi ý trả lời:
• Tranh 1: Cảnh nhà ba bà cháu, nhà tranh vách đất nghèo khổ, cô tiên cho
2 anh em một cái gì đó (một hạt đào).
• Tranh 2: Bà mất, 2 anh em bên mộ bà, có cây đào sai quả (các quả lóng
cánh như vàng bạc) bên cạnh.
• Tranh 3: Ngôi nhà của 2 anh em đã khang trang hơn nhưng hai anh em vẫn rất buồn.
• Tranh 4: Bà trở về với hai anh em; nhà lại nghèo như xưa nhưng gương
mặt của ba bà cháu rất rạng rỡ. Câu 2 Nghe kể chuyện. Câu 3
Chọn kể 1 - 2 đoạn của câu chuyện theo tranh. Gợi ý trả lời: - Đoạn 1 - Tranh 1:
Ngày xưa có ba bà cháu tuy cuộc sống nghèo khổ nhưng cuộc sống lúc nào
cũng đầm ấm, hạnh phúc. Một hôm, có một cô tiên đi ngang qua và cho hai
người cháu một hạt đào và dặn : “Khi nào bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các
cháu sẽ được giàu sang, sung sướng”. - Đoạn 2 - Tranh 2:
Bà mất, hai anh em mang hạt đào của nàng tiên trồng bên mộ, cây đào lớn
nhanh và kết thành bao nhiêu trái vàng, trái bạc. - Đoạn 3 - Tranh 3:
Tuy được sống trong cảnh đầy đủ, giàu sang nhưng hai anh em lúc nào cũng
buồn bã vì thiếu tình thương của bà. Cô tiên hiện lên, hai anh em khóc lóc xin
cô cho bà sống lại cho dù cuộc sống có cực khổ như xưa thì hai anh em vẫn chấp nhận. - Đoạn 4 - Tranh 4:
Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm, lâu đài, ruộng vườn bỗng chốc biến mất.
Người bà sống lại, móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.
Soạn bài phần Vận dụng - Bài 29: Cánh cửa nhớ bà
Kể cho người thân nghe câu chuyện Bà cháu. Gợi ý trả lời:
Ngày xưa có ba bà cháu sống nghèo khổ nhưng vui vẻ. Một hôm cô tiên đi
ngang qua cho 2 anh em một hạt đào dặn khi nào bà mất thì reo bên mộ bà. Bà
mất, 2 anh em bên mộ bà, gieo hạt cô tiên cho bỗng hiện lên một cây đào sai
quả, các quả lóng cánh như vàng bạc. Nhưng vàng bạc châu báu không thể nào
thay thế được tình thương ấm áp của bà. Ngôi nhà của 2 anh em đã khang trang
hơn nhưng hai anh em vẫn rất buồn. Cô tiên hiện lên, 2 em xin được bà sống lại.
Bà trở về với hai anh em hiếu thảo; nhà lại nghèo như xưa nhưng gương mặt
của ba bà cháu rất rạng rỡ.