Soạn bài Cây tre Việt Nam | Ngữ văn 7 sách Cánh diều
Soạn bài Cây tre Việt Nam | Ngữ văn 7 sách Cánh diều được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 9: Tùy bút và tản văn (CD)
Môn: Ngữ Văn 7
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Cây tre Việt Nam | Ngữ văn 7 sách Cánh diều
Soạn Văn 7 Cây tre Việt Nam phần Chuẩn bị
Đọc trước văn bản Cây tre Việt Nam, tìm hiểu thêm về tác giả Thép Mới, ghi chép lại
những hiểu biết của em về cây tre. Hướng dẫn trả lời
- Đôi nét về tác giả: Thép Mới
+ Thép Mới (1925-1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, sinh ra ở thành phố Nam
Định, quê gốc ở quận Tây Hồ, Hà Nội
+ Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim - Hiểu biết về cây tre:
+ Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.
+ Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút
ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…
Soạn Văn 7 Cây tre Việt Nam phần Đọc hiểu Nội dung chính:
Cây tre Việt Nam nói lên sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người
Việt Nam trong đời sống, sản xuất, chiến đấu. Cây tre có những đức tính quý báu
như con người Việt Nam nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre sẽ
đồng hành với người Việt Nam đi tới tương lai.
Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 54 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Điểm giống nhau giữa tre, nứa, trúc, mai, vầu là gì? Hướng dẫn trả lời
Điểm giống nhau giữa tre, nứa, trúc, mai, vầu là cùng có mầm non măng mọc thẳng.
Câu 2 (trang 55 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Chú ý tác dụng của việc lặp lại cụm từ “dưới bóng tre”. Hướng dẫn trả lời
Việc lặp lại cụm từ “dưới bóng tre” góp phần nhấn mạnh sự gắn bó, chở che của
bóng tre đối với văn hóa lâu đời và cuộc sống thường ngày của nhân dân.
Câu 3 (trang 56 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Câu kết phần (2) khái quát điều gì? Hướng dẫn trả lời
Câu kết phần (2) khái quát về sự gắn bó của lũy tre đối với cuộc đời mỗi con người Việt Nam.
Câu 4 (trang 56 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Nội dung chính của phần (3) là gì? Hướng dẫn trả lời
Nội dung chính của phần (3): Cây tre tượng trưng cho tâm hồn và khí chất của con người Việt Nam.
Câu 5 (trang 56 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn này. Hướng dẫn trả lời
Biện pháp tu từ được sử dụng:
- Nhân hóa hình ảnh cây tre: “gậy tre, chông tre chống lại sắt thép”
- Điệp từ: tre, giữ, anh hùng Tác dụng:
Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.
- Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói
lửa: “Chống lại sắt thép quân thù”, “xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ
nư ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.
- Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê hương, đất nư ớc “Giữ làng, giữ
nư ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người”.
- Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm
chất cao quý của con ngư ời Việt Nam. Tre sừng sững như một t ượng đài đ ược tôn
vinh và ngưỡng mộ “Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”.
=> Tre là biểu t ượng tuyệt đẹp về đất n ước và con ngư ời Việt nam anh hùng, về
ngư ời nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hư ơng, đất nư ớc.
Câu 6 (trang 56 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Chỉ ra tác dụng của biện pháp điệp trong đoạn này. Hướng dẫn trả lời
Biện pháp điệp khiến cho câu văn có nhịp điệu trầm bổng như có tiếng nhạc, gợi ra
những liên tưởng sinh động về khung cảnh một làng quê thanh bình, yên ả với lũy tre xanh mát mắt.
Câu 7 (trang 57 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Nội dung chính của phần (4) là gì? Hướng dẫn trả lời
Nội dung chính của phần (4): Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.
Câu 8 (trang 57 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Đoạn kết bài muốn khẳng định điều gì? Hướng dẫn trả lời
Đoạn kết bài muốn khẳng định những nét đẹp phẩm chất, khí phách của cây tre,
cũng chính là những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.
Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 57 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Nội dung chính mà tác giả muốn làm nổi bật qua bài tùy bút này là gì?
Hướng dẫn trả lời
Nội dung chính: Tác giả mượn hình ảnh “cây tre Việt Nam” để nói lên những suy
nghĩ, cảm xúc của mình về con người Việt Nam; ca ngợi những phẩm chất cao đẹp:
anh dũng, cần cù, bền bỉ, thủy chung, sống có nghĩa, có tình…
Câu 2 (trang 57 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Những câu hoặc đoạn văn nào thể hiện rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về cây tre Việt Nam? Hướng dẫn trả lời
Những câu hoặc đoạn văn thể hiện rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về
cây tre Việt Nam là những câu, những đoạn ca ngợi phẩm chất cây tre:
- Tre có thể mọc xanh tốt ở mọi nơi;
- Dáng tre vươn mộc mạc và thanh cao;
- Mầm măng non mọc thẳng;
- Màu xanh của tre tươi mà nhã nhặn;
- Tre cứng cáp mà lại dẻo dai, vững chắc;
- Tre luôn gắn bó, làm bạn với con người trong nhiều hoàn cảnh, tre là cánh tay của người nông dân;
- Tre là thẳng thắn, bất khuất “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng ”, tre trở thành vũ
khí cùng con người chiến đấu giữ làng, giữ nước; tre còn giúp con người biểu lộ tâm
hồn tình cảm qua âm thanh của các nhạc cụ bằng tre ...
⟶ Tre là biểu tượng cao quý về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, đây là hình
ảnh biểu trưng cao quý của dân tộc Việt.
Câu 3 (trang 57 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Nhận biết và chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong bài tùy bút Cây tre Việt Nam.
Hướng dẫn trả lời
- Biện pháp tu từ nhân hoá: “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ
nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre,
anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu!” => Tác dụng: biểu đạt sự thân thiết,
tre với người như một; tre là người và người như tre, cũng chung những hành động
và phẩm chất cao đẹp như nhau;...
- Biện pháp tu từ điệp đã: “Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc đông quê. Nhớ
buổi nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng
quê. Diều bay, diều lá tre bay lưng trời... Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời...” => Tác
dụng: tạo nên nhịp điệu bay bổng, lên xuống uyển chuyển, mềm mại không chỉ của
âm thanh mà còn là hình ảnh bay lượn của những con diều sáo những trưa hè.
Câu 4 (trang 57 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Dẫn ra một hoặc hai câu văn mà em cho là đã thể hiện rõ đặc điểm: Ngôn ngữ của
tùy bút rất giàu hình ảnh và cảm xúc. Hướng dẫn trả lời
"...Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng
đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để
bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!"
Câu 5 (trang 57 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
Hình ảnh cây tre trong bài tùy bút tiêu biểu cho những phẩm chất nào của con người
Việt Nam? Nội dung của bài tùy bút có ý nghĩa sâu sắc như thế nào? Hướng dẫn trả lời
- Hình ảnh cây tre trong bài tùy bút tiêu biểu cho những phẩm chất của con người
Việt Nam là có sức sống mãnh liệt tiềm tàng, hiên ngang bất khuất, giản dị, thủy chung, cần cù, chịu khó.
- Nội dung của bài tùy bút có ý nghĩa mượn hình ảnh cây tre, một loài cây quen
thuộc, gắn bó với nhân dân Việt Nam, để qua đó ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân Việt Nam.
Câu 6 (trang 57 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
Em hãy dẫn ra một số bằng chứng để thấy tre, nứa vẫn gắn bó thân thiết với đời
sống con người Việt Nam. Hướng dẫn trả lời
- Trong cuộc sống ngày nay tre, nứa vẫn gắn bó thân thiết với đời sống của nhân
dân Việt Nam: Tre để làm ra những đồ thủ công mỹ nghệ, để làm những vị thuộc
dân gian quý, tạo ra những sản phẩm điêu khắc đẹp,…
-----------------------------------------------------------------------------------