-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước | Ngữ Văn 6 Kết Nối Tri Thức
Soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước ngắn gọn lớp 6 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tài liệu được soạn dưới dạng file PDF, mời các em tham khảo và tải về dưới đây!
Chủ đề: Bài 4: Quê hương yêu dấu (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn Chùm ca dao về quê hương đất nước Ngắn nhất lớp 6
A. Trước khi đọc bài Chùm ca dao về quê hương đất nước
Câu 1 trang 90 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Với em nơi đâu là quê hương yêu dấu? Nếu có thể nói về những ấn tượng đẹp đẽ
và sâu sắc nhất về quê hương, em sẽ nói điều gì?
Hướng dẫn trả lời:
Quê hương là nơi em sinh ra, lớn lên, cùng chung sống với ông bà, bố mẹ.
Ấn tượng về quê hương: dòng sông, cánh đồng lúa, ngọn núi, rừng cây...
Câu 2 trang 90 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Em thích bài thơ nào viết về quê hương? Hãy đọc diễn cảm một vài câu trong bài thơ đó.
Hướng dẫn trả lời:
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều...
(Bài học đầu cho con - Đỗ Trung Quân)
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
(Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh)
B. Trả lời câu hỏi bài Chùm ca dao về quê hương đất nước
Câu 1 trang 92 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Đọc các bài ca dao 1,2 và cho biết: Mỗi bài ca dao có mấy dòng? Cách phân bổ số
tiếng trong mỗi dòng cho thấy đặc điểm gì của thơ lục bát?
Hướng dẫn trả lời:
Mỗi bài ca dao có 4 dòng
Chia thành 2 cặp câu, mỗi cặp gồm 1 câu 6 tiếng và 1 câu 8 tiếng
Câu 2 trang 92 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Đối chiếu với những điều được nêu trong mục Tri thức ngữ văn ở đầu bài học, hãy
xác định cách gieo vần, ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong các bài ca dao 1,2.
Hướng dẫn trả lời: - Cách gieo vần:
Tiếng thứ 6 câu lục vần với tiếng thứ 6 câu 8
Tiếng thứ 8 câu bát vần với tiếng thứ 6 câu lục
- Cách ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn (2/2/2, 2/4, 4/2, 4/4) - Thanh điệu:
Câu 6, 8: từ thứ 6 và thứ 8 âm bằng
Câu 8: từ thứ 6 thang ngang thì từ thứ 8 thanh huyền và ngược lại
Câu 3 trang 92 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
So với hai bài ca dao đầu, bài ca dao 3 là bài lục bát biến thể. Hãy chỉ ra tính chất
biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao này trên các phương diện: số tiếng trong
mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu,...
Hướng dẫn trả lời:
Số tiếng: 2 dòng đầu đều có 8 tiếng
Vần: tiếng thứ 6 câu lục không vần với tiếng thứ 6 câu bát (chênh - tình)
Tiếng thứ 8 dòng 1, tiếng thứ 6 dòng 2 là âm Trắc
Câu 4 trang 92 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Trong cụm từ mặt gương Tây Hồ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu
tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Hướng dẫn trả lời: BPTT: ẩn dụ
Tác dụng: khắc họa vẻ đẹp nên thơ, mộng mơ, mờ ảo của mặt hồ
Câu 5 trang 92 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Nêu cảm nhận của em về tình cảm tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn gửi: Ai
ơi đứng lại mà trông. Hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn Ai ơi…
Hướng dẫn trả lời:
- Tình cảm của tác giả: yêu thương quê hương sâu nặng, tự hào về quê hương mình
- Những câu ca dao có lời nhắn Ai ơi: Ai về Bình Định mà coi
Đàn bà cũng biết múa roi, đi quyền. Ai ơi giữ chí cho bền
Du ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Câu 6 trang 92 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Bài ca dao 3 đã sử dụng những ngôn từ, hình ảnh nào để miêu tả thiên nhiên xứ
Huế? Những từ ngữ, hình ảnh đó giúp em hình dung như thế nào về cảnh sông nước nơi đây.
Hướng dẫn trả lời:
- Hình ảnh miêu tả xứ Huế:
Địa danh: Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, Ba Sình Từ láy: lờ đờ
Thiên nhiên: bóng ngả trăng chênh
Âm thanh: tiêng hò xa vọng
→ Giúp em hình dung một khung cảnh thiên nhiên xứ Huế tươi đẹp, mơ mộng,
đậm chất trữ tình và hoài cổ.
Câu 7 trang 92 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Các bài ca dao trữ tình thường bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của con người.
Qua chùm ca dao trên, em cảm nhận được gì về tình cảm của tác giả dân gian đối
với quê hương đất nước?
Hướng dẫn trả lời:
Tình cảm của tác giả: y êu thương, tự hào về quê hương, vừa muốn khoe ra với tất
cả, vừa muốn giữ riêng vẻ đẹp ấy cho mình
-------------------------------------------------