Soạn bài Cô gái nhỏ hóa "kình ngư" trang 44 | Tiếng việt 3 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Cô gái nhỏ hóa "kình ngư" giúp các em học sinh lớp 3 hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 44, 45, 46.
Chủ đề: Niềm vui thể thao (CTST)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Cô gái nhỏ hóa "kình ngư" Chân trời sáng tạo
Soạn bài phần Khởi động - Bài 2: Cô gái nhỏ hóa "kình ngư"
Chia sẻ suy nghĩ của em về một bức tranh dưới đây: Trả lời:
Tranh 1: Các cầu thủ đang chuẩn bị ra sân đá bóng và đang đặt tay lên ngực
trái để hát Quốc ca. Em cảm thấy yêu và tự hào nền thể thao bóng đá nước nhà.
Tranh 2: Vận động viên nữ đã đạt thành tích xuất sắc trong hội thi thể thao.
Bức tranh cho em cảm xúc ngưỡng mộ những người vận động viên kiên cường
và mạnh mẽ ấy, em càng thêm yêu và thêm tự hào về thể thao Việt Nam.
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập - Bài 2: Cô gái nhỏ hóa "kình ngư"
Đọc và trả lời câu hỏi
Cô gái nhỏ hoá "kình ngư"
Tại kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 30 trên đất Phi-líp-pin, đoàn thể
thao Việt Nam đã xuất sắc giành vị trí thứ hai với 98 Huy chương Vàng, 85 Huy
chương Bạc và 105 Huy chương Đồng.
Đóng góp lớn trong kì tích của đoàn thể thao Việt Nam chính là “siêu kình ngư
Nguyễn Thị Ánh Viên. "Tiểu tiên cá" người Cần Thơ đã đoạt 6 Huy chương
Vàng và 2 Huy chương Bạc trên đường đua xanh. Ánh Viên trở thành vận động
viên nữ giành nhiều Huy chương Vàng nhất của kì Đại hội.
Trong lễ bế mạc, Nguyễn Thị Ánh Viên đã được vinh danh với giải thưởng
dành cho vận động viên nữ xuất sắc nhất ki Đại hội Thể thao lớn nhất Đông Nam Á.
Minh Hoàng tổng hợp (:)
• Kình ngư: (cách gọi) người bơi lội rất giỏi.
• Phi-líp-pin (Philippines): tên một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.
• Kì tích: thành tích lớn lao, phi thường,...
Câu 1: Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 30 được tổ chức ở đâu? Trả lời:
Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 30 được tổ chức ở: Phi - lip – pin.
Câu 2: Đoàn thể thao Việt Nam đã đạt được những thành tích gì? Trả lời:
Đoàn thể thao Việt Nam đã xuất sắc giành vị trí thứ hai với 98 Huy chương
Vàng, 85 Huy chương Bạc và 105 Huy chương Đồng.
Câu 3: Nguyễn Thị Ánh Viên đã đóng góp những gì cho bảng thành tích của Việt Nam? Trả lời:
Nguyễn Thị Ánh Viên đã đoạt sáu Huy chương Vàng và hai Huy chương Bạc
trên đường đua xanh. Ảnh Viên trở thành vận động viên nữ giành nhiều Huy
chương Vàng nhất của kì Đại hội.
Câu 4: Người viết bản tin đã gọi Ánh Viên bằng những từ ngữ nào? Vì sao? Trả lời:
Người viết bản tin đã gọi Ánh Viên bằng những từ ngữ: "Siêu Kình Ngư", "Tiểu
tiên cá". Vì Ánh Viên đã xuất sắc dành được nhiều thành tích nhất trong bộ môn bơi lội.
Câu 5: Em suy nghĩ gì sau khi đọc bản tin? Trả lời:
Sau khi đọc bản tin, em cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ “kình ngư” Nguyễn Thị
Ánh Viên và cảm thấy rất tự hào về nền thể thao nước nhà.
Câu 6: Đóng vai, nói và đáp lời chúc mừng của các vận động viên trong đoàn
thể thao Việt Nam với vận động viên Ánh Viên. Trả lời:
VĐV: Chúc mừng Ánh Viên. Bạn đúng là một niềm tự hào to lớn của đoàn thể
thao chúng ra và của cả đất nước Việt Nam!
Ánh Viên: Xin cảm ơn tất cả mọi người đã chúc mừng, cổ vũ và động viên em
ngay cả lúc em luyện tập và thi đấu. Em sẽ cố gắng hết mình để mang lại nhiều vinh quang hơn nữa.
Nói về một đồ vật dựa vào gợi ý
Câu 1: Đọc lời các nhân vật trong tranh và trả lời câu hỏi.
a. Hai bố con trao đổi về điều gì?
b. Câu nào thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ? Trả lời:
a. Hai bố con trao đổi về: quả bóng mới
b. Câu thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ: Thật tuyệt bố ạ!
Câu 2: Nói về một dụng cụ luyện tập thể thao dựa vào gợi ý: Trả lời:
Quả cầu là một dụng cụ thể thao thường dành cho các bạn học sinh. Quả cầu có
hình gần giống với hình trụ. Dưới đáy cầu là 1 lớp cao su đen, trên là tấc cầu,
mỗi quả cầu đá thường có 5 tấc cứng, được uốn cong lên để khi cầu rơi, phần
đáy luôn hướng xuống đất. Lông cầu là phần trên cùng, học sinh chúng em hay
gọi là lông gà, lông chim,….Học sinh chúng em hay mang cầu đá vào những
giờ thể dục, giờ sinh hoạt ngoài trời. Chúng em cảm thấy vui mỗi khi được đá cầu cùng nhau.
Thuật lại một trận thi đấu hoặc một buổi luyện tập thể thao đã tham gia
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
a. Các bạn thi đấu môn thể thao gì?
b. Hiệu lệnh nào cho biết cuộc thi bắt đầu?
c. Diễn biến cuộc thi có gì thú vị?
d. Cảm xúc của khán giả thế nào?
e, Cuộc thi kết thúc ra sao? Trả lời:
a. Các bạn thi đấu môn thể thao: kéo co
b. Hiệu lệnh cho biết cuộc thi bắt đầu: sau tiếng còi
c. Diễn biến cuộc thi có thú vị:
Chúng tôi cố hết sức nắm sợi dây thừng, người hơi ngả ra sau, chân bám chặt
xuống đốt. Lúc đầu, sợi dây gần như không nhúc nhích. Trong tiếng trống và
tiếng hò reo cổ vũ, sợi dây khi thì nhích qua trái, khi lại nhích qua phải. Hơn
một phút sau, sợi dây nhích dồn sang phía lớp bạn nhỏ. Cả đội cùng nỗ lực kéo
đội bạn qua vạch ranh giới để giành chiến thắng. Mọi người hò hét vang cả một góc sân trường.
d. Cảm xúc của khán giả: phấn khích, hò hét vang cả một góc sân e. Cuộc thi kết thúc:
Hơn một phút sau, sợi dây nhích dồn sang phía lớp bạn nhỏ. Cả đội cùng nỗ lực
kéo đội bạn qua vạch ranh giới để giành chiến thắng. Mọi người hò hét vang cả một góc sân trường.
Câu 2: Tìm ý cho đoạn văn thuật lại một trận thi đấu hoặc một buổi luyện tập
thể thao em đã chứng kiến hoặc tham gia dựa vào gợi ý: Trả lời:
Khi hiệu lệnh "bắt đầu" vang lên vận động viên bắt đầu từ vạch xuất phát, với tư
thế sẵn sàng tất cả lao nhanh người về phía trước.
Sau khi xuất phát, các vận động viên thi đấu rất căng thẳng và kịch liệt, ai cũng
lăm lăm về đích. Tất cả người xem hò reo trong sự phần khích, hồi hộp.
Trận đấu kết thúc khi các vận động viên lần lượt cán đích. Không khí lại càng
thêm rộn rã với những tràng pháo tay vang dội.
Soạn bài phần Vận dụng - Bài 2: Cô gái nhỏ hóa "kình ngư"
Chơi trò chơi Em là vận động viên:
● Kể tên một số trò chơi vận động mà em được học trong giờ Giáo dục Thể chất.
● Nói về cảm xúc của em khi tham gia các trò chơi.