Soạn bài Cô Tô lớp 6 tập 1 trang 113 | Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức
Soạn Ngữ văn 6 Cô Tô (Nguyễn Tuân) gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tài liệu được soạn dưới dạng file word, mời các em tham khảo và tải về dưới đây!
Chủ đề: Bài 5: Những nẻo đường xứ sở (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Cô Tô lớp 6 tập 1 trang 113 Kết nối tri thức
A. Soạn bài Cô Tô: Trước khi đọc
Câu 1 trang 109 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Kể tên những nơi em đã từng đến tham quan. Chia sẻ một điều em quan sát được từ những chuyến đi đó.
Hướng dẫn trả lời:
- Kể những nơi em đã từng đến tham quan:
- Gợi ý: nơi em từng đến tam quan có thể là bãi biển, ngọn núi, hang động, dòng sông, hòn đảo, khu vui chơi…
- Ví dụ: Vịnh Hạ Long, bãi biển ở Nha Trang, động Phong Nha - Kẻ Bàng, sông Hương ở Huế, đồi thông ở Đà Lạt, đảo Phú Quốc…
- Chia sẻ điều em quan sát được từ những chuyến đi đó:
- Gợi ý: Em quan sát được những gì về phong cảnh nơi đó? (bầu trời, cây cối, cảnh quan…). Và cảm nhận được vì về cuộc sống của con người nơi đó?
- Ví dụ: Đến Vịnh Hạ Long em được ngắm nhìn cảnh mây trời rộng lớn, làn nước mát trong xanh, những tảng đá lớn với hình thù kì lạ, được gặp gỡ và trò chuyện với những người dâ thật thà và dễ mến nơi đây.
Câu 2 trang 109 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Tìm quần đảo Cô Tô trên bản đồ Việt Nam và nói về vị trí của quần đảo này.
Hướng dẫn trả lời:
- Quần đảo Cô Tô trên bản đồ Việt Nam: chấm tròn màu đỏ trên bản đồ chính là vị trí của quần đảo Cô Tô:
- Vị trí địa lý của quần đảo Cô Tô:
- Thuộc thị trấn Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
- Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, cách đất liền không xa, và cũng khá gần phía Trung Quốc
B. Soạn bài Cô Tô: Đọc văn bản
Hình dung trang 110 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Từ “trận địa” khiến em hình dung cơn bão biển như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Từ "trận địa" khiến em hình dung cơn bão biển diễn ra hết sức mạnh mẽ, nguy hiểm, dày đặc như một quan đội hùng mạnh đang dàn quân, bố trí lực lượng chuẩn bị chiến đấu.
Theo dõi trang 110 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Tác giả quan sát và cảm nhận trận bão bằng những giác quan nào?
Hướng dẫn trả lời:
Tác giả quan sát và cảm nhận trận bão bằng các giác quan:
- Thị giác (mắt): sóng đánh cát ra khơi, bể đánh bọt song vào, trời đất trắng mù mù toàn bãi, kính bị thứ gió cấp 11 ép vỡ tung...
- Thính giác (tai): sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ âm âm rền rền; rít lên rú lên như cái kiểu người ta vẫn thường gọi là quỷ khốc thần linh...
- Xúc giác: buốt như một viên đạn mũi kim...
C. Soạn bài Cô Tô: Trả lời câu hỏi
Câu 1 trang 113 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Qua bài kí Cô Tô, nhà văn đã đưa người đọc đến những nơi nào và gặp gỡ những ai?
Hướng dẫn trả lời:
Qua bài kí Cô Tô, nhà văn đã đưa người đọc đến:
- những nơi: đảo Cô Tô, đảo Thanh Luân, cái giếng ngọt đảo Thanh Luân, hợp tác xã Bắc Loan Đầu
- những người: anh em bộ binh và hải quân trong đồn khố xanh cũ, anh hùng Châu Hòa Mãn cùng bốn bạn xã viên hợp tác xã Bắc Loan Đầu, chị Châu Hòa Mãn, người dân đảo Thanh Luân ra giếng lấy nước ngọt...
Câu 2 trang 113 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Tìm những từ ngữ miêu tả sự dữ dội của trận bão. Những từ ngữ nào cho thấy rõ nhất việc tác giả có chủ ý miêu tả trận bão như một trận chiến?
Hướng dẫn trả lời:
- Những từ ngữ miêu tả sự dữ dội của trận bão:
- mỗi viên cát bắn vào má gây buốt như 1 viên đạn mũi kim
- gió bắn rát từng chập
- gió liên thanh quạt lia lịa, đẩy cả người chạy theo luồng cát
- sóng thúc vào bờ âm âm rền rền
- nhiều khuôn cửa kính bị gió vây và dồn, bung hết
- kính bị gió cấp 11 ép, vỡ tung, những gờ kính nhọn còn dắt ở ô cửa vỡ
- rít lên rú lên như quỷ khốc thần linh
- Những từ ngữ cho thấy tác giả chú ý miêu tả trận bão như một trận chiến là:
- hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió
- ... như một viên đạn mũi kim
- gió ngừng trong tích tắc để thay băng đạn
- ... âm âm rền rền như vua thủy cho các loài thủy tộc rung thêm trống trận
Câu 3 trang 113 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Biển sau bão hiện lên như thế nào (qua hình ảnh bầu trời, cây, nước, biển, mặt trời...)
Hướng dẫn trả lời:
Biển sau bão hiện lên với vẻ đẹp trong trẻo, tươi đẹp:
- một ngày trong trẻo sáng sủa
- bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy
- cây lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn mọi khi, cát lại vàng giòn hơn nữa
- lưới lại càng thêm nặng mẻ cá giã đôi
- sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi
- mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, đặt lên một mâm bạc rộng bằng cả chân trời màu ngọc trai
- chim nhanh chao đi chao lại, một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh
Câu 4 trang 113 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Theo em, để nhận ra vẻ đẹp của Cô Tô, nhà văn đã quan sát cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người trên đảo ở những thời điểm nào và từ những vị trí nào?
Hướng dẫn trả lời:
Để nhận ra vẻ đẹp của Cô Tô, nhà văn đã quan sát cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người trên đảo ở:
- Những thời điểm:
- Khi cơn bão xảy ra (chiều, đêm khuya lúc cuối canh 1 đầu canh 2) và sau khi cơn bão xảy ra
- Ngày thứ năm, thứ sáu trên đảo Cô Tô: lúc mặt trời chưa mọc, khi mặt trời mọc, khi mặt trời đã lên cao bằng con sào
- Những vị trí:
- Nhìn từ trên cao: nhìn từ trên nóc đồn khố xanh cũ, nhìn từ trên đá đầu sư
- Nhìn ra bốn phương tám hương, quay gót 180 độ bao quát toàn cảnh từ nóc đồn khố xanh cũ
- Nhìn cận cảnh: lại gần giếng nước ngọt để quan sát (né một bên khi anh hùng Châu Hòa Mãn quẩy nước)
Câu 5 trang 113 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Chỉ ra một câu văn thể hiện sự yêu mến đặc biệt của tác giả đối với Cô Tô trong đoạn văn từ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô đến theo mùa sóng ở đây.
Hướng dẫn trả lời:
Câu văn thể hiện sự yêu mến đặc biệt của tác giả đối với Cô Tô trong đoạn văn từ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô đến theo mùa sóng ở đây là:
"Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây"
Câu 6 trang 113 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Em hình dung khung cảnh Cô Tô sẽ như thế nào nếu thiếu chi tiết miêu tả giếng nước ngọt và hoạt động của con người quanh giếng?
Hướng dẫn trả lời:
Nếu thiếu chi tiết miêu tả giếng nước ngọt và hoạt động của con người quanh giếng, thì khung cảnh đảo Cô Tô sẽ trở nên lạnh lẽo, xa cách như một bức tranh, thiếu đi sự gần gũi, ấm áp, nhộn nhịp, tươi vui của cuộc sống con người.
Mở rộng: Các chi tiết miêu tả giếng nước ngọt và hoạt động của con người:
- có không biết bào nhiêu là người đến gánh và múc
- lòng giếng vẫn còn rớt lại vào cái lá cam lá quýt của trận bão vừa rồi quăng vào
- bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt vào
- 18 thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng
Câu 7 trang 113 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Kết thúc bài ký Cô Tô là suy nghĩ của tác giả về hình ảnh chị Châu Hòa Mãn: "Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Cách kết thúc này cho thấy tình cảm của tác giả với biển và những con người bình dị trên đảo như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Cách kết thúc cho thấy sự yêu thương và tôn vinh, kính trọng của tác giả dành cho những người mẹ nói riêng và người lao động trên đảo nói chung.
→ Tình cảm đó thể hiện qua hình ảnh so sánh:
- chị Châu Hòa Mãn địu con - mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành (sự dịu dàng yên tâm)
- người mẹ - biển cả
D. Viết kết nối với đọc: Ý nghĩa hình ảnh so sánh mặt trời lúc bình minh như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn
Trong Cô Tô, mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Viết đoạn văn khoảng (5 - 7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết).
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý cách viết đoạn văn chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn
- Chỉ ra xuất xứ của hình ảnh so sánh cần phân tích.
- Nêu rõ hình ảnh so sánh (sự vật nào được so sánh với sự vật nào, điểm tương đồng giữa chúng là gì)
- Ý nghĩa, tác dụng của hình ảnh so sánh đó?
- Liên hệ đến những hình ảnh mặt trời lúc bình minh khác mà em từng được thấy ngoài đời.
G. Soạn bài Cô Tô tác giả tác phẩm
1. Tác giả bài Cô Tô: Nguyễn Tuân
- Năm sinh: 1910 - 1987
- Quê quán: Hà Nội
- Tuổi thơ: trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn
- Phong cách sáng tác:
- Trước cách mạng: phong cách nghệ thuật gói gọn trong một chữ "ngông"
- quan sát và miêu tả mọi vật chủ yếu ở phương diện văn hoá, mĩ thuật, để chứng to cái chứng tỏ tài hoa uyên bác của mình
- luôn đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và gọi là Vang bóng một thời
- là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội......
- Sau cách mạng:
- vừa đĩnh đạc cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại - dung hòa với nhau
- tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ ở cả nhân dân đại chúng
- Thể loại sáng tác: là nhà văn nổi tiếng, sở trường về viết tùy bút và kí
- Giải thưởng: năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Tác phẩm tiêu biểu: Sông Đà, Cô Tô, Vang bóng một thời...
2. Văn bản Cô Tô
- Thể loại: Kí
- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm (miêu tả là phương thức biểu đạt chính)
- Xuất xứ: là phần cuối của bài kí Cô Tô
- Bố cục: gồm 3 phần:
Phần | Giới hạn | Nội dung |
Phần 1 | Từ đầu đến “theo mùa sóng ở đây” | Cảnh thiên nhiên ở Cô Tô sau cơn bão |
Phần 2 | Tiếp theo đến “là là nhịp cánh” | Cảnh mặt trời mọc trên biển khi quan sát từ đảo Cô Tô |
Phần 3 | Phần còn lại | Cảnh sinh hoạt sáng sớm trên đảo ở một cái giếng nước ngọt và cảnh người lao động chuẩn bị ra khơi |
-------------------------------------------------