Soạn bài Củng cố mở rộng trang 106 | Ngữ Văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 6 trang 106 Kết nối tri thức Tập 1 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tài liệu được soạn dưới dạng file word, mời các em tham khảo và tải về dưới đây!

 

 

 

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 6 1.7 K tài liệu

Thông tin:
6 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Soạn bài Củng cố mở rộng trang 106 | Ngữ Văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 6 trang 106 Kết nối tri thức Tập 1 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tài liệu được soạn dưới dạng file word, mời các em tham khảo và tải về dưới đây!

 

 

 

108 54 lượt tải Tải xuống
Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 6 trang 106 Kết nối tri thức Tập 1
Câu 1 trang 106 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin ngắn gọn về các văn bản đã học:
Chùm ca dao về quê
hương đất nước
Chuyện cổ nước mình Cây tre Việt Nam
Biện pháp tu từ nổi
bật
Tình cảm, cảm xúc
của tác giả
Hướng dẫn trả lời:
Chùm ca dao về quê
hương đất nước
Chuyện cổ nước mình Cây tre Việt Nam
Biện pháp tu từ nổi
bật
Ẩn dụ, liệt kê, dùng
từ láy tượng hình,
tượng thanh
So sánh, từ láy tượng
hình, điệp từ, điệp cấu
trúc
Liệt kê, điệp cấu trúc,
so sánh, nhân hóa
Tình cảm, cảm xúc
của tác giả
Tình yêu quê hương
đất nước, lòng tự hào
về vẻ đẹp truyền
thống quê hương
mình
Tình yêu, lòng tự hào,
kính trọng dành cho
những truyền thống,
nét đẹp văn hóa
những trang sử của
dân tộc
Tình yêu, sự trân
trọng niềm tự hào
về nét đẹp phẩm chất
con người Việt Nam
qua hình tượng cây
tre
Câu 2 trang 106 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Tìm và đọc diễn cảm một số bài thơ lục bát.
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh tham khảo các bài thơ sau:
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.
(Ca dao)
Trong vòm lá mới chồi non
Chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa
Quả ngon dành tận cuối mùa
Chờ con, phần cháu bà chưa trảy vào
Giêng, hai rét cứa như dao
Nghe tiếng chào mào chống gậy ra trông
Nom đoài rồi lại ngắm đông
Bề lo sương táp, bề phòng chim ăn
Quả vàng nằm giữa cành xuân
Mải mê góp mật, chuyên cần toả hương
Bà ơi! Thương mấy là thương
Vắng con, xa cháu tóc sương da mồi
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng
(Quả ngọt cuối mùa - Võ Thanh An)
Mùa thu xanh, mùa thu xanh
Con đường đến lớp trong ngần tiếng chim
Trời xanh không thể xanh thêm
Dòng sông như dải lụa mềm biếc xanh
Cánh đồng bát ngát mông mênh
Một màu xanh, sóng bồng bềnh nhẹ trôi
Có gì trong mắt bạn cười
Một màu biêng biếc như lời mến thương.
(Mùa thu xanh - Nguyễn Lãm Thắng)
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa
(trích Cây dừa - Trần Đăng Khoa)
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Đêm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
Khuya rồi sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi, lặng yên đôi bờ.
(trích Dòng sông mặc áo - Nguyễn Trọng Tạo)
Đây cả mùa xuân đã đến rồi
Từng nhà mở cửa đón vui tươi.
Từng cô em bé so màu áo
Đôi má hồng lên, nhí nhảnh cười.
(trích Thơ Xuân - Nguyễn Bính)
Hoa lựu như lửa lập loè
Nhớ khi em tưới, em che hàng ngày
Nhớ khi mưa lớn, gió lay
Em mang que chống cho cây cứng dần
Trưa nay bỗng thấy ve ngân
Ve ngân trưa nắng, quả dần vàng tươi
Em ăn thấy nó ngọt bùi
Tặng chú bộ đội, chú cười với em…
(trích Hoa lựu - Trần Đăng Khoa)
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…
(trích Khi con tu hú - Tố Hữu)
Nhà em treo ảnh Bác Hồ,
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi.
Ngày ngày Bác mỉm miệng cười,
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà.
(trích Ảnh Bác - Trần Đăng Khoa)
Nghỉ hè bé lại thăm quê
Được đi lên rẫy, được về tắm sông
Thăm bà, rồi lại thăm ông
Thả diều, câu cá... sướng không chi bằng
Đêm về ngồi ngắm ông trăng
Nghe ông kể chuyện chị Hằng ngày xưa…
(trích Về quê - Nguyễn Lãm Thắng)
Ru em em ngủ ngoan nè!
Mẹ còn trên rẫy chưa về với em
Ru em em ngủ ngoan hiền
Mẹ còn cuốc cỏ bên triền ngô xanh
Ru em em ngủ ngoan lành
Mẹ còn tưới một luống hành nữa thôi
Ru em em ngủ à ơi!
Mẹ còn ghé chợ mua vôi cho bà
Ru em em ngủ ơi à!
Mẹ còn chọn lựa mua quà cho em
Ru em giấc ngủ êm đềm
Hình như gót mẹ chạm thềm... à ơi!
(Ru em - Nguyễn Lãm Thắng)
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
(trích Chuyện cổ nước mình - Lâm Thị Mỹ Dạ)
-------------------------------------------------
| 1/6

Preview text:

Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 6 trang 106 Kết nối tri thức Tập 1

Câu 1 trang 106 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin ngắn gọn về các văn bản đã học:

Chùm ca dao về quê hương đất nước

Chuyện cổ nước mình

Cây tre Việt Nam

Biện pháp tu từ nổi bật

Tình cảm, cảm xúc của tác giả

Hướng dẫn trả lời:

Chùm ca dao về quê hương đất nước

Chuyện cổ nước mình

Cây tre Việt Nam

Biện pháp tu từ nổi bật

Ẩn dụ, liệt kê, dùng từ láy tượng hình, tượng thanh

So sánh, từ láy tượng hình, điệp từ, điệp cấu trúc

Liệt kê, điệp cấu trúc, so sánh, nhân hóa

Tình cảm, cảm xúc của tác giả

Tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về vẻ đẹp và truyền thống quê hương mình

Tình yêu, lòng tự hào, kính trọng dành cho những truyền thống, nét đẹp văn hóa và những trang sử của dân tộc

Tình yêu, sự trân trọng và niềm tự hào về nét đẹp phẩm chất con người Việt Nam qua hình tượng cây tre

Câu 2 trang 106 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Tìm và đọc diễn cảm một số bài thơ lục bát.

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh tham khảo các bài thơ sau:

Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.

(Ca dao)

Trong vòm lá mới chồi non
Chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa
Quả ngon dành tận cuối mùa
Chờ con, phần cháu bà chưa trảy vào
Giêng, hai rét cứa như dao
Nghe tiếng chào mào chống gậy ra trông
Nom đoài rồi lại ngắm đông
Bề lo sương táp, bề phòng chim ăn
Quả vàng nằm giữa cành xuân
Mải mê góp mật, chuyên cần toả hương
Bà ơi! Thương mấy là thương
Vắng con, xa cháu tóc sương da mồi
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng

(Quả ngọt cuối mùa - Võ Thanh An)

Mùa thu xanh, mùa thu xanh
Con đường đến lớp trong ngần tiếng chim
Trời xanh không thể xanh thêm
Dòng sông như dải lụa mềm biếc xanh

Cánh đồng bát ngát mông mênh
Một màu xanh, sóng bồng bềnh nhẹ trôi
Có gì trong mắt bạn cười
Một màu biêng biếc như lời mến thương.

(Mùa thu xanh - Nguyễn Lãm Thắng)

Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa

(trích Cây dừa - Trần Đăng Khoa)

Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Đêm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
Khuya rồi sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi, lặng yên đôi bờ.

(trích Dòng sông mặc áo - Nguyễn Trọng Tạo)

Đây cả mùa xuân đã đến rồi
Từng nhà mở cửa đón vui tươi.
Từng cô em bé so màu áo
Đôi má hồng lên, nhí nhảnh cười.

(trích Thơ Xuân - Nguyễn Bính)

Hoa lựu như lửa lập loè
Nhớ khi em tưới, em che hàng ngày
Nhớ khi mưa lớn, gió lay
Em mang que chống cho cây cứng dần
Trưa nay bỗng thấy ve ngân
Ve ngân trưa nắng, quả dần vàng tươi
Em ăn thấy nó ngọt bùi
Tặng chú bộ đội, chú cười với em…

(trích Hoa lựu - Trần Đăng Khoa)

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

(trích Khi con tu hú - Tố Hữu)

Nhà em treo ảnh Bác Hồ,
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi.
Ngày ngày Bác mỉm miệng cười,
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà.

(trích Ảnh Bác - Trần Đăng Khoa)

Nghỉ hè bé lại thăm quê
Được đi lên rẫy, được về tắm sông
Thăm bà, rồi lại thăm ông
Thả diều, câu cá... sướng không chi bằng
Đêm về ngồi ngắm ông trăng
Nghe ông kể chuyện chị Hằng ngày xưa…

(trích Về quê - Nguyễn Lãm Thắng)

Ru em em ngủ ngoan nè!
Mẹ còn trên rẫy chưa về với em
Ru em em ngủ ngoan hiền
Mẹ còn cuốc cỏ bên triền ngô xanh

Ru em em ngủ ngoan lành
Mẹ còn tưới một luống hành nữa thôi
Ru em em ngủ à ơi!
Mẹ còn ghé chợ mua vôi cho bà

Ru em em ngủ ơi à!
Mẹ còn chọn lựa mua quà cho em
Ru em giấc ngủ êm đềm
Hình như gót mẹ chạm thềm... à ơi!

(Ru em - Nguyễn Lãm Thắng)

Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì

(trích Chuyện cổ nước mình - Lâm Thị Mỹ Dạ)

-------------------------------------------------