-
Thông tin
-
Quiz
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 59 sách Kết nối tri thức | Ngữ văn 9
Câu 1. Những nỗi niềm xúc cảm của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm) và khách tha hương (Tiếng đàn mưa) có điểm chung nào không? Vì sao? Hướng dẫn giải: - Điểm chung: nỗi buồn tha thiết, nỗi nhớ sâu sắc. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Bài 2: Những cung bậc tâm trạng (KNTT) 16 tài liệu
Ngữ Văn 9 830 tài liệu
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 59 sách Kết nối tri thức | Ngữ văn 9
Câu 1. Những nỗi niềm xúc cảm của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm) và khách tha hương (Tiếng đàn mưa) có điểm chung nào không? Vì sao? Hướng dẫn giải: - Điểm chung: nỗi buồn tha thiết, nỗi nhớ sâu sắc. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 2: Những cung bậc tâm trạng (KNTT) 16 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 9 830 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 9
Preview text:
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 59
Câu 1. Những nỗi niềm xúc cảm của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm) và khách
tha hương (Tiếng đàn mưa) có điểm chung nào không? Vì sao? Hướng dẫn giải:
- Điểm chung: nỗi buồn tha thiết, nỗi nhớ sâu sắc
- Người chinh phụ và khách tha hương đều phải xa đối tượng mà mình dành tình
cảm sâu sắc (người chinh phụ là người chinh phu, khách tha hương là quê hương)
Câu 2. Điều gì khiến thể thơ song thất lục bát có thế mạnh khi thể hiện những nỗi
niềm xúc cảm, những khát vọng riêng tư của con người? Hướng dẫn giải:
- Hai câu bảy chữ đan xen với câu lục bát - Nhịp thơ linh hoạt
- Gieo vần chân và vần lưng, tạo âm điệu quấn quýt
Câu 3. Tìm đọc một tác phẩm thơ song thất lục bát có nội dung đề cập tới thân phận
người phụ nữ. So sánh hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm đó với hình tượng
người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm? Hướng dẫn giải:
- Ví dụ: Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều)
- Nội dung: bài ca ai oán của người cung nữ có tài sắc, lúc đầu được nhà vua yêu
chuộng, ái ân hết sức nồng nàn thắm thiết "mây mưa mấy giọt chung tình - đình
trầm hương khoá một cành mẫu đơn", nhưng chẳng bao lâu đã bị ruồng bỏ
- Thân phận người phụ nữ có điểm giống: chịu cảnh cô đơn, lẻ bóng và nỗi buồn ai oán.
Câu 4. Chọn phân tích một tác phẩm thơ song thất lục bát mà em yêu thích. Hướng dẫn giải: (1) Mở bài
Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Khuyến, bài thơ Khóc Dương Khuê (2) Thân bài
- Nỗi đau mất bạn của nhà thơ:
● Cách gọi thân mật “bác Dương” cho thấy tình bạn gắn bó, thân thiết
● Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh “thôi đã thôi rồi” ý chỉ cái chết
● Hình ảnh “nước mây” kết hợp với các từ láy “man mác”, “ngậm ngùi”
diễn tả một trời thương xót, một không gian cách trở bao la, âm dương
đôi đường, buồn đau, nặng trĩu.
- Hồi tưởng kỉ niệm đẹp đẽ về tình bạn:
● Các từ ngữ "sớm hôm", "cùng nhau", "từ trước đến sau" thể hiện một
tình bạn vô cùng thân thiết, chung thuỷ.
● Những kỉ niệm được tác giả lần lượt hồi tưởng: những cuộc du ngoạn,
thăm thú nơi "dặm khách" chan hòa với thiên nhiên, thảnh thơi giữa
chốn lâm tuyền; những lần cùng nhau đi hát ả đào nơi lầu cao, thưởng
thức cung đàn, giọng hát;...
● Ý thức về thời gian, tuổi tác cùng tâm trạng khi nghe tin người bạn tri kỉ ra đi
- Nỗi cô đơn của hiện tại: sự ra đi mãi mãi của người bạn tri kỉ là sự mất mát quá lớn
đối với ông, sự thiếu vắng lẻ loi trong cuộc đời. (3) Kết bài
Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Document Outline
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 59