Soạn bài Độc đáo lễ hội đèn Trung thu trang 20 | Tiếng việt 3 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Độc đáo lễ hội đèn Trung thu sách Chân trời sáng tạo, giúp các em dễ dàng chuẩn bị trước các câu hỏi phần khởi động, khám phá và luyện tập, vận dụng trang 20, 21, 22, 23 Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo.
Chủ đề: Bốn mùa mở hội (CTST)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Độc đáo lễ hội đèn Trung thu Chân trời sáng tạo
Soạn bài phần Khởi động - Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn Trung thu
Câu 1: Giải các câu đố sau: Trả lời: ● Cái đèn lồng ● Cái đèn ông sao.
Câu 2: Thi kể tên các loại đèn trung thu. Trả lời: 1. Đèn ông sao 2. Đèn cù (đèn ông sư) 3. Đèn lồng tròn 4. Đèn kéo quân 5. Đèn cá chép
6. Đèn lồng ống lon (đèn quả trám)
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập - Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn Trung thu
Đọc và trả lời câu hỏi
Câu 1: Mỗi độ thu về, phố phường Tuyên Quang thay đổi như thế nào? Trả lời:
Mỗi độ thu về, phố phường Tuyên Quang thay đổi:
Bừng lên lộng lẫy với đủ sắc màu và kiểu dáng của chiếc đèn lồng khổng lồ.
Câu 2: Từ ngữ nào thể hiện cảm xúc của người lớn, trẻ em với những chiếc đèn Trung thu? Trả lời:
Từ ngữ thể hiện cảm xúc của người lớn, trẻ em với những chiếc đèn Trung thu:
vui vẻ, hớn hở, thích thú.
Câu 3: Các loại đèn có trong lễ hội Trung thu ở Tuyên Quang có gì đặc biệt? Trả lời:
Các loại đèn có trong lễ hội Trung thu ở Tuyên Quang có điều đặc biệt:
Đèn ông sao rực rỡ, đèn rồng, đèn phượng bay bổng, đèn rùa và thỏ, đèn hình
cô Tấm và quả thị gợi nhắc những câu chuyện cổ thân thương, đèn vê các anh
hùng dân tộc mang theo niềm tự hào sâu sắc.
Câu 4: Vì sao người dân Tuyên Quang luôn mong chờ lễ hội Trung thu? Trả lời:
Người dân Tuyên Quang luôn mong chờ lễ hội Trung thu vì:
Lễ hội đèn Trung thu còn là dịp để người dân Tuyên Quang sống lại với tuổi thơ
đầy sắc màu, mọi người luôn mong chờ đến lễ hội để đón xem những chiếc đèn
khổng lồ được làm từ đôi bàn tay khéo léo, chan chứa tình yêu quê hương của các nghệ nhân.
Câu 5: Nói về một loại đèn Trung thu em thích. Trả lời:
Trung thu đang đến gần rồi, nhắc đến Trung thu không thể không nhắc đến
những chiếc đèn ông sao. Chúng dường như là hình ảnh in sâu trong ký ức mỗi
người gọi về tuổi thơ. Bởi mỗi mùa Rằm tháng 8 đến, là trẻ con ai cũng háo hức
có được chiếc đèn để dạo chơi cùng bạn bè. Không ai biết chính xác nguồn gốc
hay thời điểm ra đời của loại đèn này. Theo các già làng, đèn ông sao mô phỏng
từ những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời xung quanh mặt trăng. Tết Trung thu là
Tết “mặt trăng”, trăng bước vào giai đoạn to tròn đẹp nhất trong năm. Do đó,
các phụ huynh thường làm đèn dạng hình ngôi sao cho các cháu bé để đêm rằm
sẽ “tùng rinh” khắp làng. Việc này cũng gần giống như một hình thức lễ rước
mặt trăng. Đèn ông sao là một loại đèn lồng làm thủ công rất quen thuộc đối với mỗi người Việt Nam.
Câu 6: Viết 1 - 2 câu văn hoặc sáng tác 2 - 4 dòng thơ ngắn về một loại đèn Trung thu mà em thích. Trả lời:
*Chiếc đèn ông sao sáng lung linh trong đêm hội trăng rằm. * Trung thu tới rồi Nhanh nào bạn ơi Ông sao sẵn sàng Cùng rước đèn nhé! * Đây đèn cá chép Tôm tép cũng hùa Như rồng hóa phép Rực cả sân chùa.
Nghe - kể Ông già mùa đông và cô bé tuyết
Câu 1: Nghe kể chuyện. Trả lời:
Em hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “Ông già mùa đông và cô bé tuyết”.
Câu 2: Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và câu gợi ý dưới tranh.
Ông già mùa đông và cô bé tuyết
Phỏng theo Truyện dân gian Nga Trả lời:
Em hãy nhớ lại câu chuyện “Ông già mùa đông và cô bé tuyết” đã nghe cô đọc
cùng với các bức tranh và từ ngữ gợi ý để kể lại nội dung chính của câu chuyện.
Câu 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
Em hãy dựa vào từng đoạn truyện ở câu 2 để kể lại câu chuyện.
Câu 4: Kể lại đoạn truyện thứ tư, thêm vào cảm xúc của các em nhỏ khi nhận
được quà của ông già mùa đông và cô bé tuyết theo gợi ý: Trả lời:
Em có thể sử dụng các từ: vui vẻ, thích thú, nôn nao, háo hức, hào hứng, hớn
hở, phấn khởi, vui mừng, mừng rỡ, hạnh phúc,…
Luyện tập viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội đã chứng kiến
Câu 1: Nói về một ngày hội em đã được chứng kiến. Trả lời:
1. Em đã từng được xem một lễ hội vô cùng đặc sắc ở quê ngoại. 2.
- Tên lễ hội: hội đua thuyền.
- Thời gian: ngày 16 tháng Giêng - Địa điểm: bên sông - Các hoạt động:
● Mở đầu là phần tế lễ ở đình làng.
● Tiếp theo là hội đua thuyền.
3. Em mong năm nào cũng được về quê chơi để lại được chứng kiến lễ hội đua
thuyền truyền thống ở quê hương em.
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) thuật lại một ngày hội em đã được chứng kiến. Trả lời:
Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 16 tháng Giêng là quê em lại tổ chức hội đua
thuyền. Dòng sông uốn lượn như một dải lụa đào, hai bên sông những chùm
bóng bay, băng rôn, khẩu hiệu được trang hoàng rực rỡ. Mở đầu là phần tế lễ ở
đình làng. Các bô lão dâng hương và lễ vật để tế Thành Hoàng làng. Tiếp theo
là hội đua thuyền. Trên sông là hàng chục chiếc thuyền đua nhau nằm chờ ở
điểm xuất phát, mỗi thuyền có mười chàng trai khỏe mạnh sẵn sàng trong tư thế
chèo thuyền. Họ mặc những bộ đồng phục thật đẹp với màu sắc của mỗi đội
khác nhau. Khi tiếng còi báo hiệu cuộc đua bắt đầu, những con thuyền lao
nhanh vun vút về phía đích. Hai bên bờ sông người đứng chen nhau cổ vũ cho
hội đua. Em mong năm nào cũng được về quê chơi để lại được chứng kiến lễ
hội đua thuyền truyền thống ở quê hương em.
Soạn bài phần Vận dụng - Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn Trung thu
Chơi trò chơi Đèn Trung thu khổng lồ:
● Chọn một yêu cầu ghi trên Đèn Trung thu khổng lồ.
● Thực hiện yêu cầu đã chọn.