-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Dục Thúy Sơn - Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo
Bài thơ Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi sẽ được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 10, sách Chân trời sáng tạo. Dưới đây là tài liệu Soạn văn 10: Dục Thúy Sơn, mời các bạn học sinh cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ (CTST) 25 tài liệu
Ngữ Văn 10 1.2 K tài liệu
Soạn bài Dục Thúy Sơn - Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo
Bài thơ Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi sẽ được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 10, sách Chân trời sáng tạo. Dưới đây là tài liệu Soạn văn 10: Dục Thúy Sơn, mời các bạn học sinh cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Chủ đề: Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ (CTST) 25 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 10 1.2 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 10
Preview text:
Soạn văn 10: Dục Thúy Sơn
Câu 1. Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào? Chỉ ra cách miêu tả
độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ.
- Vẻ đẹp của núi Dục Thúy sống động, như một bức tranh: Dáng núi như đóa
hoa sen nổi trên mặt nước, bóng tháp soi xuống mặt nước như chiếc trâm ngọc
xinh đẹp, mặt nước phản chiếu hình ảnh ngọn núi như cô gái đang soi mái tóc mềm mượt của mình.
- Cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực: Sử dụng phép đối giữa
phù và trụy (nổi và rơi), thiên nhiên ở đây được cảm nhận theo chiều thẳng đứng.
Câu 2. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu luận? Những
hình ảnh “trâm thanh ngọc”, “kính thúy hoàn” có tác dụng biểu cảm ra sao?
- Biện pháp nghệ thuật: So sánh (Bóng tháp như cài chiếc trâm ngọc xanh) và
nhân hóa (Ánh sáng trên sóng soi gương búi tóc biếc).
- Những hình ảnh “trâm thanh ngọc”, “kính thúy hoàn” có tác dụng làm cho bức
tranh thiên nhiên núi Dục Thúy trở nên sinh động, giống như một thiếu nữ xinh đẹp, yểu điệu.
Câu 3. Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Vì sao ở hai câu kết tác
giả nhắc đến Trương Thiếu bảo? Điều này có ý nghĩa gì?
- Mạch cảm xúc: Cảm nhận vẻ đẹp của núi Dục Thúy đến bộc lộ nỗi niềm của Nguyễn Trãi.
- Tác giả nhắc đến Trương Thiếu bảo: Trương Thiếu bảo tức Trương Hán Siêu,
một danh sĩ đời Trần có bài thơ nổi tiếng về núi Dục Thúy được khắc bên sườn núi.
- Ý nghĩa: Đây là nỗi niềm hoài cổ thường gặp trong thơ ca, đặc biệt là với một
nhà thơ như Nguyễn Trãi luôn đau đáu trước sự thay đổi của thế thái thì việc
nhớ về người xưa là điều rất tự nhiên, đó cũng là đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
Câu 4. Hình ảnh nào trong bài thơ để lại trong bạn ấn tượng sâu sắc nhất?
Hình ảnh ấn tượng nhất: Hoa sen nổi trên mặt nước, cảnh tiên sa xuống cõi trần.
Nguyên nhân: Hình ảnh đã khắc họa bức tranh thiên nhiên ở núi Dục
Thúy đầy thơ mộng, huyền ảo như lạc vào cõi thần tiên.