Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ | Ngữ văn 7 sách Cánh diều

Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ | Ngữ văn 7 sách Cánh diều được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ | Ngữ văn 7
Soạn Văn 7 bài Đức tính giản dị của Bác Hồ phần Chuẩn bị
- Đọc trước văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ tìm hiểu thêm thông tin về tác
giả Phạm Văn Đồng.
- Sưu tầm một số mẩu chuyện về đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Trong cuộc sống hằng ngày, em đã gặp một người lối sống giản dị chưa? Hãy
chuẩn bị giới thiệu về một người lối sống giản dị em biết ông bà, bố mẹ, hoặc
thầy giáo, giáo, bạn cùng lớp,...).
Hướng dẫn trả lời
- Tác giả Phạm Văn Đồng:
- Phạm Văn Đồng (1906-2000), nhà cách mạng nổi tiếng nhà văn lớn, quê
Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
- Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ
máy lãnh đạo của Đảng Nhà nước Việt Nam. Ông học trò người cộng sự
gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phạm Văn Đồng nhiều công trình, bài nói viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ
tịch Hồ Chí Minh các danh nhân văn hóa của dân tộc
- Đặc điểm sáng tác: Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng lôi cuốn người đọc bằng
tưởng sâu sắc giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn
- Mẩu chuyện về đức tính giản dị của Bác Hồ: Việt Bắc, một buổi Bác đi
công tác về muộn, về qua Văn phòng, Bác nghỉ lại một lát mệt. Anh Hoàng Hữu
Kháng, bảo vệ của Bác nói với nhà bếp: - Bác mệt không ăn được cơm. nấu cho
Bác bát cháo.Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo:- nấu cháo
cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí
cơm thừa.
- Người lối sống giản dị tôi muốn kể mẹ của tôi. Mẹ giữ gìn quần áo
sạch sẽ, gọn gàng để mặc được thật lâu, rất ít khi phải mua đồ mới. Xung quanh
nhà trồng rất nhiều rau, bữa cơm thể thiếu thịt nhưng nhất định phải rau xanh.
Mẹ hay bảo: “Có rau xanh mới dễ nuốt”. một người phụ nữ mẫu mực luôn yêu
chồng thương con, mẹ cũng rèn giũa cho chúng tôi về lối sống giản dị như giữ gìn
đồ đạc để sử dụng được lâu, không bỏ mứa đồ ăn hoặc lãng phí thời gian cho
những trò nghịch dại bổ.
Soạn Văn 7 bài Đức tính giản dị của Bác Hồ phần Đọc hiểu
Nội dung chính
Đức tính giản dị của Bác Hồ thể hiện sự thống nhất giữa đức tính ấy với các
phẩm chất cao quý khác trong con người Bác.
Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 40, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phần (1) nêu vấn đề trực tiếp hay gián tiếp? Câu nào chứa đựng thông tin chính?
Hướng dẫn trả lời
Phần 1 nêu vấn đề trực tiếp.
Câu chứa đựng thông tin chính là: “Điều quan trọng nhất… đời sống bình thường,
cùng giản dị khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”
Câu 2 (trang 40, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
lẽ được dùng kết hợp với dẫn chứng trong phần (2) như thế nào?
Hướng dẫn trả lời
Để chứng minh đức tính giản dị của Bác, tác giả đưa ra hệ thống lẽ dẫn chứng
song hành logic, bao gồm:
+ Bữa ăn thanh đạm
+ Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên
+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền ai
+ Giản dị trong lời nói bài viết
Câu 3 (trang 41, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phần (3) nêu lẽ hay bằng chứng?
Hướng dẫn trả lời
Phần 3 sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ để chứng minh, kết hợp với lời bình
luận, giải thích sâu sắc:
- Sự khắc khổ của Bác không nằm lối sống khắc khổ của người tu hành, hay các
nhà hiền triết.
- Sự giản dị về đời sống vật chất làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần,
tâm hồn, tình cảm của Bác.
Câu 4 (trang 41, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Tác giả nêu lên vấn đề trong phần (4)?
Hướng dẫn trả lời
Nội dung phần 4 là: Đề cao tấm gương giản dị của Bác Hồ để chúng ta noi gương
tập Bác
Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 42, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Vấn đề chính tác giả Phạm Văn Đồng nêu lên trong văn bản Đức tính giản dị của
Bác Hồ gì? Người viết đã làm sáng tỏ vấn đề đó từ những phương diện nào trong
đời sống con người của Bác?
Hướng dẫn trả lời
- Vấn đề chính: Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Để làm sáng tỏ ý kiến đó, tác giả đã nêu lên các phương diện sau: giản dị trong đời
sống (ăn, mặc, làm việc sinh hoạt hằng ngày); giản dị trong quan hệ với mọi
người giản dị trong nói, viết
Câu 2 (trang 42, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Chỉ ra trình tự triển khai nội dung, từ đó, nêu bố cục của văn bản.
Hướng dẫn trả lời
* Trình tự lập luận của bài:
- Phần đầu: Sự giản dị của Bác thể hiện bữa ăn, căn nhà, lối sống
- Phần tiếp: Đưa ra các luận cứ chứng minh nhận định trên
+ Bữa ăn thanh đạm
+ Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên
+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền ai
+ Giản dị trong lời nói bài viết
=> Bố cục:
- Phần 1 (Từ đầu ... trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp): Sự nhất quán giữa cuộc đời
cách mạng cuộc sống thanh bạch giản dị Bác Hồ
- Phần 2 (Tiếp... trong thế giới ngày nay): Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong
con người, sinh hoạt lối sống, việc làm.
+ Bữa ăn chỉ vài ba món đơn giản
+ Cái nhà sàn chỉ hai, ba phòng, hòa cùng thiên nhiên
+ Việc làm: Từ việc nhỏ đến việc lớn ít cần đến phục vụ
+ Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phóng khoáng, cao
đẹp
+ Giản dị trong lời nói bài viết
- Phần 3 (Còn lại): Đề cao tấm gương giản dị của Bác Hồ để chúng ta noi gương
Bác
Câu 3 (trang 42, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Nhận xét về cách viết nghị luận của tác giả phần (2). Điều làm nên sức thuyết
phục của phần này?
Hướng dẫn trả lời
- phần (2), tác giả đi sâu vào chứng minh cho đời sốn giản dị của Bác Hồ qua các
bằng chứng cụ thể về đời sống trong quan hệ với mọi người
- Các lẽ bằng chứng trong văn bản rất cụ thể, ràng, phong phú sinh động
nên rất thuyết phục với người đọc về lối sống giản dị của Bác Hồ; cũng làm sáng
tỏ được mục đích bài viết của tác giả.
Câu 4 (trang 42, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Trong phần (4), để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác sức
mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục như thế nào?
Hướng dẫn trả lời
Để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác sức mạnh của phẩm
chất cao quý đó, người viết đã nhấn mạnh thêm sự nhất quán trong đức tính giản dị
của Bác. Tác giả dùng cách nêu lẽ: Bác không những giản dị trong đời sống
quan hệ với mọi người còn giản dị trong cả cách viết, cách nói. Từ các dụ cụ
thể nhận xét, bình luận khái quát về sức mạnh của cách viết, cách nói giản dị ấy.
Câu 5 (trang 42, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Theo em, tác giả muốn khẳng định điều qua câu kết này: “Những chân giản dị
sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim bộ óc của hàng triệu con người đang
chờ đợi nó, thì đó sức mạnh địch, đó chủ nghĩa anh hùng cách mạng.”?
Hướng dẫn trả lời
Câu kết “Những chân giản dị sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim bộ óc
của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó sức mạnh địch, đó chủ
nghĩa anh hùng cách mạng." nhằm khẳng định nhấn mạnh sức ảnh hưởng của
chủ tịch Hồ Chí Minh nói chung, đức tính giản dị của Bác nói riêng tới dân tộc Việt
Nam. Người chính tấm gương sáng chói về phẩm chất tưởng để hàng triệu
con người noi theo.
Câu 6 (trang 42, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Qua văn bản, em hiểu như thế nào đức tính giản dị? Em sẽ làm để rèn luyện
đức tính ấy?
Hướng dẫn trả lời
Đức tính giản dị:
- Đức tính giản dị đơn giản một cách tự nhiên trong cách sống, trong việc diễn đạt
câu từ dễ hiểu, không rắc rối.
- Giản dị nét đẹp của một nhân cách lớn. biểu hiện đức tính khiêm tốn
đại. Chúng ta phải luôn rèn luyện cho mình lối sống cách viết giản dị. Đó sự
rèn luyện về nhân cách.
- Phải bền bỉ phải ý thức cao chúng ta mới đạt được sự giản dị.
- Chỉ giản dị chúng ta mới hòa đồng khiến mọi người nể phục yêu thương.
Để rèn luyện đức tính giản dị, tôi sẽ giữ gìn đồ đạc từ những thói quen nhỏ nhất, từ
bỏ thói quen lãng phí đồ ăn chăm tập thể dục thể thao giúp thể luôn khỏe
mạnh.
-----------------------------------------------------------------------------------
| 1/4

Preview text:

Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ | Ngữ văn 7
Soạn Văn 7 bài Đức tính giản dị của Bác Hồ phần Chuẩn bị
- Đọc trước văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Phạm Văn Đồng.
- Sưu tầm một số mẩu chuyện về đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Trong cuộc sống hằng ngày, em đã gặp một người có lối sống giản dị chưa? Hãy
chuẩn bị giới thiệu về một người có lối sống giản dị mà em biết ông bà, bố mẹ, hoặc
thầy giáo, cô giáo, bạn bè cùng lớp,...). Hướng dẫn trả lời
- Tác giả Phạm Văn Đồng:
- Phạm Văn Đồng (1906-2000), là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn lớn, quê ở xã
Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
- Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ
máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ông là học trò và là người cộng sự
gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ
tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc
- Đặc điểm sáng tác: Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng lôi cuốn người đọc bằng
tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn
- Mẩu chuyện về đức tính giản dị của Bác Hồ: Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi
công tác về muộn, về qua Văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Anh Hoàng Hữu
Kháng, bảo vệ của Bác nói với nhà bếp: - Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho
Bác bát cháo.Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo:- Cô nấu cháo
cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
- Người có lối sống giản dị mà tôi muốn kể là mẹ của tôi. Mẹ giữ gìn quần áo
sạch sẽ, gọn gàng để mặc được thật lâu, rất ít khi phải mua đồ mới. Xung quanh
nhà trồng rất nhiều rau, bữa cơm có thể thiếu thịt nhưng nhất định phải có rau xanh.
Mẹ hay bảo: “Có tí rau xanh mới dễ nuốt”. Là một người phụ nữ mẫu mực luôn yêu
chồng thương con, mẹ cũng rèn giũa cho chúng tôi về lối sống giản dị như giữ gìn
đồ đạc để sử dụng được lâu, không bỏ mứa đồ ăn hoặc lãng phí thời gian cho
những trò nghịch dại vô bổ.
Soạn Văn 7 bài Đức tính giản dị của Bác Hồ phần Đọc hiểu Nội dung chính
Đức tính giản dị của Bác Hồ và thể hiện sự thống nhất giữa đức tính ấy với các
phẩm chất cao quý khác trong con người Bác.
Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 40, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phần (1) nêu vấn đề trực tiếp hay gián tiếp? Câu nào chứa đựng thông tin chính? Hướng dẫn trả lời
Phần 1 nêu vấn đề trực tiếp.
Câu chứa đựng thông tin chính là: “Điều quan trọng nhất… đời sống bình thường,
vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”
Câu 2 (trang 40, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Lí lẽ được dùng kết hợp với dẫn chứng trong phần (2) như thế nào? Hướng dẫn trả lời
Để chứng minh đức tính giản dị của Bác, tác giả đưa ra hệ thống lí lẽ và dẫn chứng song hành logic, bao gồm: + Bữa ăn thanh đạm
+ Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên
+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền ai
+ Giản dị trong lời nói bài viết
Câu 3 (trang 41, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phần (3) nêu lí lẽ hay bằng chứng? Hướng dẫn trả lời
Phần 3 sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ để chứng minh, kết hợp với lời bình
luận, giải thích sâu sắc:
- Sự khắc khổ của Bác không nằm ở lối sống khắc khổ của người tu hành, hay các nhà hiền triết.
- Sự giản dị về đời sống vật chất làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần,
tâm hồn, tình cảm của Bác.
Câu 4 (trang 41, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Tác giả nêu lên vấn đề gì trong phần (4)? Hướng dẫn trả lời
Nội dung phần 4 là: Đề cao tấm gương giản dị của Bác Hồ để chúng ta noi gương tập ở Bác
Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 42, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Vấn đề chính mà tác giả Phạm Văn Đồng nêu lên trong văn bản Đức tính giản dị của
Bác Hồ
là gì? Người viết đã làm sáng tỏ vấn đề đó từ những phương diện nào trong
đời sống và con người của Bác? Hướng dẫn trả lời
- Vấn đề chính: Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Để làm sáng tỏ ý kiến đó, tác giả đã nêu lên các phương diện sau: giản dị trong đời
sống (ăn, mặc, làm việc và sinh hoạt hằng ngày); giản dị trong quan hệ với mọi
người và giản dị trong nói, viết
Câu 2 (trang 42, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Chỉ ra trình tự triển khai nội dung, từ đó, nêu bố cục của văn bản. Hướng dẫn trả lời
* Trình tự lập luận của bài:
- Phần đầu: Sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống
- Phần tiếp: Đưa ra các luận cứ chứng minh nhận định trên + Bữa ăn thanh đạm
+ Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên
+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền ai
+ Giản dị trong lời nói bài viết => Bố cục:
- Phần 1 (Từ đầu ... trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp): Sự nhất quán giữa cuộc đời
cách mạng và cuộc sống thanh bạch giản dị ở Bác Hồ
- Phần 2 (Tiếp... trong thế giới ngày nay): Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong
con người, sinh hoạt và lối sống, việc làm.
+ Bữa ăn chỉ vài ba món đơn giản
+ Cái nhà sàn chỉ hai, ba phòng, hòa cùng thiên nhiên
+ Việc làm: Từ việc nhỏ đến việc lớn ít cần đến phục vụ
+ Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phóng khoáng, cao đẹp
+ Giản dị trong lời nói bài viết
- Phần 3 (Còn lại): Đề cao tấm gương giản dị của Bác Hồ để chúng ta noi gương Bác
Câu 3 (trang 42, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Nhận xét về cách viết nghị luận của tác giả ở phần (2). Điều gì làm nên sức thuyết phục của phần này? Hướng dẫn trả lời
- Ở phần (2), tác giả đi sâu vào chứng minh cho đời sốn giản dị của Bác Hồ qua các
bằng chứng cụ thể về đời sống và trong quan hệ với mọi người
- Các lí lẽ và bằng chứng trong văn bản rất cụ thể, rõ ràng, phong phú và sinh động
nên rất thuyết phục với người đọc về lối sống giản dị của Bác Hồ; cũng là làm sáng
tỏ được mục đích bài viết của tác giả.
Câu 4 (trang 42, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Trong phần (4), để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức
mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục như thế nào? Hướng dẫn trả lời
Để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm
chất cao quý đó, người viết đã nhấn mạnh thêm sự nhất quán trong đức tính giản dị
của Bác. Tác giả dùng cách nêu lí lẽ: Bác không những giản dị trong đời sống và
quan hệ với mọi người mà còn giản dị trong cả cách viết, cách nói. Từ các ví dụ cụ
thể mà nhận xét, bình luận khái quát về sức mạnh của cách viết, cách nói giản dị ấy.
Câu 5 (trang 42, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Theo em, tác giả muốn khẳng định điều gì qua câu kết này: “Những chân lí giản dị
mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang
chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.”? Hướng dẫn trả lời
Câu kết “Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc
của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ
nghĩa anh hùng cách mạng." nhằm khẳng định và nhấn mạnh sức ảnh hưởng của
chủ tịch Hồ Chí Minh nói chung, đức tính giản dị của Bác nói riêng tới dân tộc Việt
Nam. Người chính là tấm gương sáng chói về phẩm chất và lí tưởng để hàng triệu con người noi theo.
Câu 6 (trang 42, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Qua văn bản, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị? Em sẽ làm gì để rèn luyện đức tính ấy? Hướng dẫn trả lời Đức tính giản dị:
- Đức tính giản dị là đơn giản một cách tự nhiên trong cách sống, trong việc diễn đạt
câu từ dễ hiểu, không rắc rối.
- Giản dị là nét đẹp của một nhân cách lớn. Nó biểu hiện đức tính khiêm tốn mà vĩ
đại. Chúng ta phải luôn rèn luyện cho mình lối sống và cách viết giản dị. Đó là sự rèn luyện về nhân cách.
- Phải bền bỉ và phải có ý thức cao chúng ta mới đạt được sự giản dị.
- Chỉ có giản dị chúng ta mới hòa đồng và khiến mọi người nể phục yêu thương.
Để rèn luyện đức tính giản dị, tôi sẽ giữ gìn đồ đạc từ những thói quen nhỏ nhất, từ
bỏ thói quen lãng phí đồ ăn và chăm tập thể dục thể thao giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
-----------------------------------------------------------------------------------