-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Em tiết kiệm trang 37 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều
Soạn bài Em tiết kiệm trang 37 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 3: Niềm vui của em (CD)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Em tiết kiệm trang 37 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều EM TIẾT KIỆM Chọn 1 trong 2 đề sau:
1. Viết một đoạn văn kể chuyện em nuôi con heo đất.
2. Viết một đoạn văn kể chuyện em tiết kiệm điện, nước, thức ăn,...
Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập. 1. Gợi ý:
- Ai mua con heo đất (hoặc đồ vật đựng tiền tiết kiệm) cho em?
- Hình dáng con heo đất đó thế nào?
- Em cho heo đất ăn thế nào?
- Tình cảm của em với con heo đất thế nào?
- Nhờ nuôi heo đất, em đã làm được việc gì? 2. Gợi ý:
- Ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng, em tiết kiệm những gì?
- Vì sao em phải tiết kiệm?
- Em tiết kiệm như thế nào?
- Kết quả tiết kiệm ra sao? Đáp án: 1. Bài tham khảo 1:
Vào ngày sinh nhật bố mẹ đã tăng cho em một con heo đất. Con heo màu đỏ tươi
rất đẹp, bụng nó tròn vo, nó có chiếc mũi hếch lên và miệng nó mỉm cười. Mỗi khi
được bố mẹ cho tiền tiêu vặt hay tiền mua đồ dùng học tập còn thừa, em đều nhét
vào lưng heo đất. Em rất thích heo đất vì heo rất dễ thương. Nhờ nuôi heo đất mà
em đã tiết kiệm được tiền để mua quà tặng bố mẹ. Bài tham khảo 2:
Nắm ngoái khi đạt danh hiệu học sinh Xuất sắc, em đã được bố mẹ tặng cho một
chú gấu trúc dùng để đựng tiền tiết kiệm. Toàn thân gấu đều mầu trắng, chỉ có xung
quanh mắt là màu đen, trông rất ngộ nghĩnh. Khi được tiền mừng tuổi, hay tiền tiêu
vặt em cho gấu trúc ăn. Em rất thích chú gấu trúc này. Nhờ có gấu trúc mà em đã
tiết kiệm được tiền để mua sách vở và đồ dùng học tập. Như vậy em có thể học tập
tốt hơn, đạt thành tích cao trong học tập. Bài tham khảo 3:
Nhân ngày sinh nhật, chị Minh Anh tặng em con lợn đất để đựng tiền tiết kiệm. Em
thích món quà của chị vô cùng và đặt ngay ngắn vào một ngăn trên giá sách. Con
lợn được làm bằng đất nung, bên ngoài tráng lớp men bóng loáng màu vàng. Cặp
mắt của nó đen long lanh với hai hàng mi dài, cong vút. Cái mũi nó tròn xoe và mõm
nở nụ cười tươi rói. Trông gương mặt nó thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Thân lợn
tròn xoe với bốn chiếc chân ngắn, vững chắc. Trên lưng nó có một rãnh nhỏ để em
nhét tiền vào. Cái đuôi lợn xoắn tít, còn tai lúc nào cũng vểnh lên như nghe ngóng
điều gì. Chị Na dặn: " Em đừng quên mất nhiệm vụ cho lợn ăn đấy nhé ! ". Vì thế,
tiền mừng tuổi của ông bà, bố mẹ hay anh chị cho, em đều bỏ vào cho lợn "ăn" hết.
Lợn đất không béo thêm chút nào nhưng bụng chú thì cứ đầy dần. Món tiền tiết
kiệm ấy em sẽ dành để mua một chiếc xe đạp tới trường. Cảm ơn lợn đất đã giữ gìn
cẩn thận kho báu ấy cho em. 2. Bài tham khảo 1:
Có một hôm, sau khi ăn cơm, cả nhà em cùng quây quần xem chương trình Thời
sự. Chương trình có phát một nội dung liên quan đến việc sử dụng nước. Em nhận
thấy rằng nước là một tài nguyên thiên nhiên quý giá. Vì vậy em luôn cố gắng sử
dụng nước một cách hợp lý, tiết kiệm. Dù là ở nhà, ở trường hay ở nơi công cộng,
em đều cố gắng sử dụng nước tiết kiệm. Em sẽ dùng nước khi cần thiết, dùng một
lượng nước vừa đủ chứ không để nước chảy quá nhiều. Em tin rằng, nếu mỗi người
đều sử dụng nước một cách tiết kiệm thì môi trường nước, tài nguyên nước sẽ ngày một tốt lên. Bài tham khảo 2:
Khi đọc sách, đọc thơ hay ca dao, có rất nhiều bài viết nói về sự vất vả để làm ra
được lúa gạo phục vụ cho chúng ta hằng ngày. Vì vậy chúng ta không nên lãng phí
thức ăn, lúa gạo. Khi ở nhà, ở trường hay ở nơi công cộng, mỗi khi ăn em đều lấy
một lượng cơm, lượng thức ăn vừa đủ để đảm bảo mình có thể ăn hết. Tránh việc
lấy quá nhiều để rồi lãng phí thức ăn. Nếu lạng phí thức ăn sẽ phụ công lao của bác
nông dân đã làm ra hạt gạo, của người trồng rau, nuôi lợn, nuôi gà và của người đã
cất công nấu nướng cho em. Bài tham khảo 3:
Em tiết kiệm thực phẩm bằng nhiều cách như xác định khẩu phần ăn rồi lên thực
đơn cho bữa ăn; Sử dụng hết thực phẩm trong tủ mới mua thêm tránh tình trạng
chất đống; Cố gắng ăn hết tránh bỏ thừa nhiều gây lãng phí; Có thể sử dụng lại thức
ăn thừa; bảo quản thực phẩm hiệu quả để tránh để lâu gây hư hỏng….
................................