Soạn bài Giới thiệu một cuốn sách | Ngữ văn 8 sách Bài 9: Nghị luận văn học Cánh Diều
Soạn bài Giới thiệu một cuốn sách | Ngữ văn 8 sách Bài 9: Nghị luận văn học Cánh Diều được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 9: Nghị luận văn học (CD)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Giới thiệu một cuốn sách | Ngữ văn 8 1. Định hướng
Các em đã được học về cách thức giới thiệu một cuốn sách ở phần Viết. Trong phần
Nói và nghe, cần chuyển nội dung bài viết đó thành bài nói với các lưu ý sau: Thuyết
trình nội dung giới thiệu về một cuốn sách bằng lời nói (văn nói), không đọc bài viết.
– Chọn cách nói phù hợp với đối tượng người nghe.
– Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như ánh mắt, nét mặt, cử chỉ... và các
phương tiện minh hoạ, hỗ trợ để hoạt động thuyết trình thêm rõ ràng, thú vị, hấp dẫn. 2. Thực hành
Đề bài (trang 119, SGK Ngữ văn 8, tập 2 – Cánh diều):
Hãy giới thiệu một cuốn sách mà em yêu thích với thầy (cô) và các bạn trong lớp. a. Chuẩn bị
- Xem lại mục a. Chuẩn bị trong phần viết để vận dụng thực hiện bài tập này.
- Xác định thời lượng thuyết trình, đối tượng nghe bài thuyết trình.
b) Tìm ý và lập dàn ý
– Tìm ý: Tham khảo mục b) Tìm ý và lập dàn ý trong phần Viết để vận dụng thực hiện bài tập này. – Lập dàn ý:
+ Mở đầu: Chào hỏi, giới thiệu cuốn sách mà em yêu thích.
+ Nội dung chính: Lần lượt trình bày thông tin chung về cuốn sách; nội dung, hình
thức, giá trị, ý nghĩa của cuốn sách. Sử dụng các hình ảnh, nội dung minh hoạ tương ứng.
+Kết thúc: Cảm ơn và bày tỏ mong muốn nhận được phản hồi từ người nghe. c) Nói và nghe
Tiến hành giới thiệu và nghe giới thiệu về cuốn sách. Tham khảo các yêu cầu đã
nêu ở Bài 6, phần Nói và nghe, mục c (trang 31) và đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này. Bài nói tham khảo:
Các bạn thân mến, hẳn là ai trong chúng ta cũng từng nghe đến cuốn Mắt biếc của
nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Đây quả thực là một cuốn sách hay và ý nghĩa. Cuốn
sách mang đến cho chúng ta những cảm nhận thú vị về mối tình trẻ con của Ngạn
và Hà Lan. Cả hai đều là những đứa trẻ ngây thơ, chúng yêu quý nhau bằng tình
cảm hết sức hồn nhiên, trong sáng. Thế nhưng, môi trường sống thay đổi khiến Hà
Lan dần cảm thấy ngôi làng Đo Đo trở nên nhàm chán, thấy cuộc sống ở thành phố
sôi động và thích thú hơn nhiều. Chỉ còn mỗi Ngạn vẫn khư khư ôm mối tình cũ với
Hà Lan. Câu chuyện được tiếp diễn với sự kiện Hà Lan sa chân vào một mối tình
với cậu bạn Dũng, thế rồi có con với anh ta nhưng lại bị chính anh ta khước từ. Lúc
này người duy nhất ở bên chăm sóc Hà Lan và con chỉ có Ngạn. Thế nhưng với
những mặc cảm trong quá khứ, Hà Lan đã không thể nào đến với Ngạn, bỏ lại mối
tình dang dở với anh chàng thầy giáo chân quê - Ngạn. Đọc truyện, người đọc như
được cuốn vào một thế giới với những tình cảm trong sáng của hai nhân vật Ngạn
và Hà Lan lúc còn nhỏ, được cảm nhận giá trị nhân văn sâu sắc của tình người, tình
bạn và tình yêu. Nguyễn Nhật Ánh đã đưa bạn đọc cùng nhân vật trải qua những
cảm xúc thật khó tả, mang đến cho ta một chân lý sâu sắc được kết lại ở cuối tác
phẩm "Trên đời này có hai thứ không thể bỏ lỡ là chuyến xe cuối cùng trở về nhà và
người thật lòng thương ta".
-----------------------------------------------------------------------------------