Soạn bài Hương vị Tết bốn phương trang 109 | Tiếng việt 3 Chân trời sáng tạo
Soạn Tiếng Việt 3 Bài 2: Hương vị Tết bốn phương - Tuần 32 giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu hỏi khám phá, luyện tập, vận dụng của Bài 2 chủ đề Một mái nhà chung SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 109, 110, 111.
Chủ đề: Một mái nhà chung (CTST)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Hương vị Tết bốn phương Chân trời sáng tạo
Soạn bài phần Khởi động - Bài 2: Hương vị Tết bốn phương
Giới thiệu với bạn một món ăn ngày Tết ở quê em theo gợi ý: Trả lời:
Nói đến món ăn không thể nào khước từ được chiếc bánh chưng trong ngày tết.
Chiếc bánh chưng thể hiện cho nét văn hóa dân tộc từ bao đời nay. Vẻ đẹp và vị
ngon của bánh cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo từ hạt nếp
của người Việt. Bánh chưng cũng là một cách làm giàu thêm bản sắc văn hoá Việt Nam.
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập - Bài 2: Hương vị Tết bốn phương
Đọc và trả lời câu hỏi
Câu 1: Vì sao người Nhật Bản thường ăn mì Sô-ba vào đêm giao thừa? Trả lời:
Người Nhật Bản thường ăn mì Sô-ba vào đêm giao thừa vì: để tạm biệt năm cũ
và đón chào năm mới. Họ tin rằng, sợi mì dài và dai là biểu tượng cho sự trường thọ và may mắn.
Câu 2: Đầu năm, người Lào tặng nhau món lạp thay cho điều gì? Trả lời:
Đầu năm, người Lào tặng nhau món lạp thay cho điều: lời chúc đầu năm.
Câu 3: Nhân bánh bột nướng của người Ca-na-đa được làm từ những nguyên liệu gì? Trả lời:
Nhân bánh bột nướng của người Ca-na-đa được làm từ những nguyên liệu: làm
từ thịt bò, thịt heo hoặc cá hồi và khoai tây băm nhỏ, bên ngoài là lớp bột thơm ngon.
Câu 4: Trong các dịp lễ tết, phụ nữ Mê-xi-cô thường cùng nhau làm gì? Trả lời:
Trong các dịp lễ tết, phụ nữ Mê-xi-cô thường cùng nhau làm: cùng nhau làm
bánh bột ngô nhồi với pho mát và thịt, gói trong lá chuối hoặc lá ngô vào các dịp lễ tết.
Câu 5: Bài đọc giúp em biết thêm điều gì? Trả lời:
Bài đọc giúp em biết thêm rằng: Mỗi đất nước, mỗi dân tộc có một món ăn
riêng, một hương vị và ý nghĩa riêng. Như vậy, mỗi quốc gia dân tộc cũng sẽ
đều có một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc riêng tạo nên một nền ẩm thực phong phú và đa dạng.
Câu 6: Nói về một món bánh quen thuộc của Việt Nam mà em biết. Trả lời:
Bánh chưng là món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam ta vào ngày Tết cổ
truyền. Bánh chưng gắn liền với câu chuyện truyền thuyết thời Hùng Vương.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, chiếc bánh chưng xanh gắn với tâm thức
người Việt và đặc biệt là dịp Tết. Nó có hình vuông là biểu trưng của đất.
Nguyên liệu làm nên chiếc bánh chưng thơm ngon, giàu ý nghĩa cũng không
quá cầu kì. Đó là gạo nếp, lá dong, dây nạt, đậu xanh, thịt lợn, một chút gia vị
như muối, hạt tiêu. Chiếc bánh chưng đòi hỏi ở người làm một sự tỉ mỉ, một sự
chăm chút và hơn cả là niềm yêu, niềm tự hào trước một nét văn hóa truyền
thống tươi đẹp của dân tộc. Nói và nghe
Câu 1: Đọc lời các nhân vật trong tranh và trả lời câu hỏi.
a. Hai bạn nói về nhân vật nào?
b. Nhân vật ấy có đặc điểm gì? Trả lời:
a. Hai bạn nói về nhân vật: Nê - mô trong phim đi tìm Nê - mô
b. Nhân vật ấy có đặc điểm: dễ thương và thông minh.
Câu 2: Nói về một số đặc điểm của nhân vật em thích trong truyện tranh hoặc
phim hoạt hình dựa vào gợi ý: Trả lời:
Trong số những truyện tranh đã đọc, nhân vật Doraemon khiến em ấn tượng khó
quên nhất. Đó là chú mèo máy đến từ thế giới tương lai mang theo bao phép
màu kì lạ. Nhìn chú ta thật ngộ nghĩnh với thân hình tròn mập mạp. Cái đầu to
lúc lắc với cái miệng rộng, chân tay ngắn ngủn nhưng rất nhanh nhẹn. Đặc biệt
là cái túi thần kì trước bụng. Nó nhỏ thôi nhưng chứa đựng bao điều bí ẩn.
Doraemon khoái khẩu nhất là món bánh rán. Mặc dù chính xác thì chú là mèo
máy nhưng chú ta lại sợ chuột lắm, đặc biệt là chuột nhắt. Mỗi khi thấy chuột
thì Doraemon có thể chạy nhanh tới 129,3 km/h... Nhưng chú mèo máy
Doraemon lại có rất nhiều tính tốt, vui tính, thật thà, nhân hậu, dũng cảm, khá
nhanh trí nhưng đôi lúc lại lẩm cẩm, rất thương Nobita, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè
khi gặp khó khăn nên càng dễ thương. Em ước mình cũng được làm bạn của Doraemon. Viết sáng tạo
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn nêu lí do em thích hoặc không thích một nhân vật
trong chuyện đã đọc hoặc đã nghe dựa vào gợi ý: Trả lời:
“Bông hoa cúc trắng” là câu chuyện em đã được nghe mẹ kể nhiều lần. Em rất
thích nhân vật người con. Bạn nhỏ có một khuôn mặt hiền lành, mái tóc dài và
rất suôn mượt, hàm răng của bạn nhỏ trắng như sứ. Bạn sống cùng mẹ trong
một túp lều tranh dột nát. Đó là bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may, mẹ
của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc
chữa khiến cô bé buồn lắm. Một lần cô bé đang ngồi khóc bên đường thì bỗng
có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi đã rõ sự tình ông nói với cô
bé: "Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất, hái lấy một bông hoa
duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được
bằng đấy ngày". Cô bé liền vào rừng tìm bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm
cô bé mới trèo lên được để lấy bông hoa. Nhưng khi đếm các cánh hoa, chỉ có
bốn cánh. Không đành lòng, cô bé liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn
thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên đến
mức không còn đếm được nữa. Qua câu chuyện, các bạn đã thấy được tình
thương của người con đối với mẹ là bao la và rộng lớn thế nào. Chúng ta sẽ noi gương của bạn nhỏ.
Câu 2: Trang trí và trưng bày bài viết. Trả lời:
Soạn bài phần Vận dụng - Bài 2: Hương vị Tết bốn phương
Giới thiệu với bạn bìa một cuốn truyện hoặc nội dung quảng cáo một phim hoạt hình em thích. Trả lời: