Soạn bài: Lá cờ thêu sáu chữ vàng Ngữ Văn 8 | Kết nối tri thức
Soạn bài: Lá cờ thêu sáu chữ vàng Ngữ Văn 8 | Kết nối tri thức. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 3 trang tổng hợp các kiến thức chọn lọc giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Chủ đề: Bài 1: Câu chuyện của lịch sử (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng Trước khi đọc
1. Chia sẻ cảm nghĩ của em về người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản ( qua
các tài liệu lịch sử, sách báo, phim ảnh,... mà em đã đọc, đã xem).
Cảm nghĩ về người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản: ngưỡng mộ, khâm phục.
2. Ngoài Trần Quốc Toản, em còn biết thêm nhân vật thiếu nhi lỗi lạc nào trong lịch sử?
Một số nhân vật thiếu nhi lỗi lạc trong lịch sử: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám… Đọc văn bản
Câu 1. Hoài Văn có những suy nghĩ gì khi thấy các vương hầu họp bàn việc nước?
Suy nghĩ của Hoài Văn: Lúc này mà được xuống thuyền rồng và được bàn việc
nước, sẽ quỳ xuống trước mặt quan gia và xin quan gia cho đánh.
Câu 2. Điều gì sẽ xảy ra khi Hoài Văn có hành động vượt khuôn phép?
Khi Hoài Văn có hành động vượt khuôn phép có thể sẽ phải chịu tội chết.
Câu 3. Hoài Văn giải thích như thế nào về hành động của mình?
Hoài Văn giải thích về hành động của mình: Dù biết mang tội lớn, nhưng trộm
nghĩ rằng khi quốc biến, đến đứa trẻ cũng phải lo, huống hồ bản thân đã lớn.
Chưa đến tuổi dự việc nước nhưng không phải là cây cỏ mà đứng yên được.
Vua lo thì kẻ thần tử cũng phải lo, được chú dạy bảo những điều trung nghĩa
nên liều chết đến để góp một vài lời.
Câu 4. Thái độ của Trần Quốc Toản thể hiện như thế nào qua lời nói?
Qua lời nói, thái độ của Trần Quốc Toản được thể hiện: tức giận, căm phẫn khi nghe có người chủ hòa. 1
Câu 5. Cách nhà vua xử lí hành động của Trần Quốc Toản có đúng như dự đoán của em không?
⚫ Theo dự đoán của bản thân để trả lời.
⚫ Gợi ý: Cách nhà vua xử lí hành động của Trần Quốc Toản đúng với dự đoán
của em (Không trị tội). Sau khi đọc Trả lời câu hỏi
Câu 1. Hãy tóm tắt nội dung của văn bản và cho biết câu chuyện dựa trên bối
cảnh của sự kiện lịch sử nào.
- Tóm tắt văn bản: Quân Nguyên mượn đường hòng sang xâm lược nước ta. Vì
chưa đến tuổi trưởng thành, Trần Quốc Toản không được cùng vua và các
vương hầu dự bàn việc đánh giặc. Lúc này, Quốc Toản giằng co với lính
canh, chạy xuống thuyền rồng xin vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy
chịu tội. Vua nghe xong không trị tội mà ban thưởng cho Quốc Toản vì thấy cậu
còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Quốc Toản bước lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua
ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, mà bóp nát quả cam lúc nào không hay.
- Câu chuyện dựa trên bối cảnh của sự kiện lịch sử: Quân Nguyên - Mông mượn
đường sang xâm lược nước ta, vua Trần cùng các vương hầu dự bàn việc đánh giặc.
Câu 2. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản có tâm trạng như thế nào khi phải đứng
trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than?
Câu 3. Khi bị quân Thánh Dực ngăn cản xuống bến gặp vua, Trần Quốc Toản
có hành động gì khác thường? Vì sao Trần Quốc Toản có hành động như vậy?
Câu 4. Chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, vua
Thiệu Bảo có thái độ và cách xử lí như thế nào? Thái độ và cách xử lí đó cho
thấy điều gì ở vị vua này? 2
Câu 5. Trong lời người kể chuyện đôi chỗ xen vào những ý nghĩ thầm kín của
nhân vật Trần Quốc Toản. Hãy nêu một vài trường hợp và phân tích tác dụng của sự đan xen đó.
Câu 6. Những nét tính cách nào của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời đối
thoại với các nhân vật khác trong truyện?
Câu 7. Trong truyện này, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều
mang đậm màu sắc lịch sử. Hãy nêu một số ví dụ và cho biết tác dụng.
Câu 8. Hãy khái quát chủ đề của văn bản và cho biết căn cứ vào đâu em khái quát như vậy.
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. 3