Soạn bài: Lai Tân Ngữ Văn 8 | Kết nối tri thức
Soạn bài: Lai Tân Ngữ Văn 8 | Kết nối tri thức. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 3 trang tổng hợp các kiến thức chọn lọc giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Chủ đề: Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn văn 8: Lai Tân Trước khi đọc
Câu 1. Bác Hồ (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) đã bôn ba khắp năm châu bốn
biển để tìm con đường cứu nước. Hãy kể tên một số nơi Bác đã từng đặt chân tới.
Một số nơi như Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…
Câu 2. Hãy nêu tên một số bài thơ của Hồ Chí Minh mà em biết.
Một số bài thơ của Hồ Chí Minh: Ngắm trăng, Rằm tháng giêng, Đi đường, Tức cảnh Pác Bó… Sau khi đọc Trả lời câu hỏi
Câu 1. Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết được điều đó.
- Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Dấu hiệu:
⚫ Bài thơ có bốn câu, mỗi câu có bảy tiếng
⚫ Vần được hiệp: tiền - thiên ⚫ Tuân theo niêm, luật
Câu 2. Em hãy cho biết mục đích những việc thường làm của ban trưởng nhà
giam và cảnh trưởng. Căn cứ vào đâu em khẳng định như vậy?
- Những việc thường làm:
⚫ Ban trưởng: ngày ngày đánh bạc
⚫ Cảnh trưởng: ăn tiền của phạm nhân
- Mục đích: Ăn chơi trác táng, bóc lột nhân dân.
- Căn cứ vào hình ảnh được khắc họa trong bài thơ. 1
Câu 3. Phải chăng sau khi chê những thói xấu của ban trưởng và cảnh trưởng,
tác giả muốn dành tặng lời khen cho huyện trưởng vì đã làm việc chăm chỉ? Em
thử suy đoán huyện trưởng “chong đèn” để làm việc gì.
⚫ Suy đoán: chong đèn có nghĩa là phải thức đến tận đêm khuya, có thể huyện
trưởng đang phải giải quyết việc công, nếu vậy thì thật đáng khen ngợi.
⚫ Nhưng thực chất việc công ở đây là hút thuốc phiện - một việc làm sai trái, vi phạm pháp luật.
Câu 4. Giọng điệu trào phúng của câu thơ thứ ba có gì khác biệt so với hai câu thơ đầu?
⚫ Hai câu đầu: giọng điệu đả kích (từ ngữ suồng sã)
⚫ Câu thơ thứ ba: mỉa mai, châm biếm (tạo ra yếu tô vô lí hoặc thiếu lô-gíc,
đảo lộn trật tự thông thường,...)
Câu 5. Các nhân vật trong bài thơ Lai Tân thuộc thành phần nào trong xã hội?
Hãy làm rõ dụng ý của tác giả khi nhằm vào nhóm đối tượng này.
⚫ Các nhân vật trong bài thơ Lai Tân thuộc bộ máy chính quyền trong xã hội,
thuộc giai cấp thống trị.
⚫ Tác giải hướng tiếng cười vào giai tầng thống trị trong xã hội để châm biếm,
đả kích, tố cáo tình trạng mục nát, “nhà dột từ nóc” mà tác giả chứng kiến ở Lai Tân lúc bấy giờ.
Câu 6. Theo em, nội dung câu kết có mâu thuẫn với nội dung của các câu thơ trước không? Vì sao?
⚫ Nội dung câu kết có mâu thuẫn với nội dung của các câu thơ trước.
⚫ Nguyên nhân: “thái bình” khi mà ban trưởng phạm pháp, cảnh trưởng tìm
cách tư lợi còn huyện trưởng thì sa ngã vào tệ nạn xã hội thì sự thái bình chỉ
có thể là bề ngoài, giả tạo. 2
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay
của bài thơ Lai Tân qua lời nhận xét: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Gợi ý:
Bài thơ Lai Tân có tính chất trào phúng, tố cáo hiện thực xã hội Trung Quốc lúc
bấy giờ. Điều đó được thể hiện qua lời nhận xét: “Trời đất Lai Tân vẫn thái
bình”. Trước đó, tác giả đã khắc họa hình ảnh ba nhân vật gồm ban trưởng,
cảnh trưởng và huyện trưởng. Họ đều là những người đại diện cho bộ máy
chính quyền của đất nước. Nhưng lại hiện lên với những hành động như người
thì đánh bạc, người thì nhăm nhe hút máu tù nhân, người thì “chong đèn” thâu
đêm để chìm đắm trong thuốc phiện. Những bậc phụ mẫu không chăm lo công
việc của đất nước, mà lại vướng vào những thú vui tiêu khiển, bóc lột nhân dân.
Trước tình cảnh đó, ở cuối bài thơ, tác giả lại nhận xét rằng: “Trời đất Lai Tân
vẫn thái bình”. Câu nhận xét nhẹ nhàng nhưng đầy mỉa mai, góp phần tố cáo
hiện thức xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. 3