Soạn bài Lao xao ngày hè - Chân trời sáng tạo 6
Soạn bài Lao xao ngày hè - Chân trời sáng tạo 6 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên (CTST)
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn văn 6: Lao xao ngày hè Tri thức Ngữ văn
Tri thức đọc hiểu
a. Kí là thể loại văn học coi trọng sự thật và những trải nghiệm, chứng kiến của
chính người viết. Trong kí, có những tác phẩm thiên về kể sự việc như hồi kí,
du kí… có những tác phẩm thiên về biểu cảm như tùy bút, tản văn. b.
- Hồi kí chủ yếu kể lại những sự việc mà người viết đã từng tham dự hoặc
chứng kiến trong quá khứ. Các sự việc trong hồi kí thường được kể theo trình tự
thời gian, gắn với một hoặc nhiều giai đoạn trong cuộc đời của tác giả.
- Du kí chủ yếu kể về những sự việc mới diễn ra hoặc đang diễn ra với các
chặng đường trong hành trình tìm hiểu những vùng đất nước kì thú của Việt Nam và thế giới.
- Nhân vật xưng “tôi” trong du kí là hình ảnh của tác giả.
c. Người kể chuyện ngôi thứ nhất trong hồi kí (thường xưng “tôi”, “chúng tôi”)
mang hình bóng của tác giả, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với tác giả. Bởi
vì giữa tác giả và người kể chuyện ngôi thứ nhất trong hồi kí luôn có những
khoảng cách về tuổi tác, thời gian hay những khác biệt trong nhận thức, quan niệm…
d. Hình thức ghi chép và cách kể sự việc trong hồi kí: “ghi chép” hiểu theo cách
thông thường, là việc chuẩn bị nguồn tư liệu về những điều có thật, đã xảy ra để
viết nên tác phẩm. Tư liệu “ghi chép” để viết hồi kí phải đảm bảo độ xác thực,
tin cậy. Nhưng “ghi chép”, hiểu cách khác cũng chính là viết, kể, sáng tác. Theo
nghĩa này, người viết hồi kí không bê nguyên cái có thật, từng xảy ra ngoài đời
vào văn bản mà phải ghi sao cho thành chuyện và kể sao cho hấp dẫn, sâu sắc.
Tri thức tiếng Việt
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét
tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Hoàn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có
quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Soạn bài Lao xao ngày hè - Mẫu 1 Chuẩn bị đọc
Theo em, vì sao học sinh thường yêu thích và trông đợi mùa hè? Hãy nói về vẻ
đẹp của thiên nhiên hoặc một trải nghiệm đáng nhớ từ một kì nghỉ hè đã qua.
- Học sinh thường yêu thích và trông đợi mùa hè vì đây là khoảng thời gian
được nghỉ ngơi sau một năm học tập vất vả. Mùa hè cũng có nhiều hoạt động
vui chơi hấp dẫn, bổ ích.
- Vẻ đẹp thiên nhiên hoặc một trải nghiệm đáng nhớ: Kỉ niệm được đi du lịch
cùng gia đình, được về quê chơi thả diều hay câu cá…
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Các từ “chim ác”, “chim xấu” ở đây nhắc đến một từ ngữ đã xuất hiện
trong đoạn trước của văn bản, đó là từ nào?
Các từ “chim ác”, “chim xấu” muốn nói đến các loài chim: bồ các (ác la), chim
ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú...
Câu 2. Sự khác biệt trong thái độ của nhân vật “tôi” đối với chèo bẻo, quạ, diều
hâu và chim cắt giúp em hiểu gì thêm về nhân vật này?
Sự khác biệt trong thái độ của nhân vật “tôi” đối với chèo bẻo, quạ, diều hâu và
chim cắt cho thấy sự am hiểu về tập tính của các loài chim, cũng như sự quan
sát tỉ mỉ, chi tiết của “tôi”.
Câu 3. Những hiểu biết và cảm nhận của em về các loài chim có gì giống và
khác với nhân vật “tôi” - Gợi ý: Khác nhau.
- Nhân vật “tôi” có sự quan sát tỉ mỉ về tập tính của các loài chim do sống ở
vùng quê xưa. Còn người đọc thì không sống ở vùng quê, không có hiểu biết về các loài chim đó.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Bức tranh cuộc sống trong Lao xao mùa hè được miêu tả qua cảm nhận
của ai, theo ngôi kể nào?
- Bức tranh cuộc sống trong Lao xao mùa hè được miêu tả qua cảm nhận của nhân vật “tôi”.
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất.
Câu 2. Hãy liệt kê một số câu văn kể chuyện, miêu tả và biểu cảm được sử
dụng trong văn bản. Theo em, việc kết hợp miêu tả, biểu cảm khi kể chuyện đã
giúp ích gì cho việc thể hiện không khí ngày hè? - Một số câu văn:
• Kể chuyện: “Khi con bìm bịp kêu “bìm bịp” tức là đã thông buổi. Nghe
đâu trước đây có một ông sư dữ như hổ mang… Ít khi chúng ra mặt vào
buổi sớm”; “Người ta nói chèo bẻo là kẻ cắp… tốt lắm!”...
• Miêu tả: “Con diều hâu bay cao tít, nó có cái mũi khoằm, đánh hơi tinh
lắm…”; “Chim cắt cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn”...
• Biểu cảm: “Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo”, “Ôi cái mùa hè hiếm
hoi”, “Tôi khao khát thầm ước: Mùa hè nào cũng được như mùa hè này!”...
- Việc kết hợp miêu tả, biểu cảm khi kể chuyện sẽ giúp cho việc thể hiện không
khí ngày hè thêm sinh động, chân thực hơn.
Câu 3. Chỉ ra một số âm thanh, hình ảnh mà theo em, đã góp phần làm nên cái
“lao xao ngày hè” trong văn bản này. Từ đó cho biết, người kể chuyện đã cảm
nhận cái lao xao ấy bằng những giác quan nào?
- Âm thanh: tiếng kêu của các loài chim “các… các”, “bịp bịp”, “chéc chéc”,
“chè cheo chét”; tiếng con gà mái “cực cực”, con vịt bầu “mặc mặc”; tiếng nước
chảy ào ào, tiếng sáo diều cao vút, dàn nhạc ve, tiếng chó thủng thẳng sủa giăng. - Hình ảnh:
• Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa dẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng
rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên
• Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật.
• Con diều hâu lao xuống như mũi tên, gà mẹ xù cánh vừa kêu vừa mổ, vừa đạp diều hâu.
• Chèo bẻo lao vào đánh diều hâu túi bụi.
• Con gà sống đứng ngơ ngác một lúc, rồi mổ mồi để dỗ gà mái.
• Nước từ núi Tiên giội như thác, trắng xóa…
• Chúng tôi no nê, rủ nhau giải chiếu ở hiên nhà ngủ cho mát.
=> Người kể chuyện đã cảm nhận cái lao xao bằng thính giác, thị giác và xúc giác.
Câu 4. Xác định chủ đề của văn bản Lao xao ngày hè.
Chủ đề văn bản: Tình yêu dành cho vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương.
Câu 5. Đọc kĩ đoạn văn:
“Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về, trong
tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve, trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng…
Chúng tôi no nê, rủ nhau giải chiếu ở hiên nhà ngủ cho mát.
Ôi cái mùa hè hiếm hoi. Ngày lao xao, đêm cũng lao xao. Cả làng xóm hình như
không ai được ngủ, cùng thức với giời, với đất. Tôi khát khao thầm ước: Mùa
hè nào cũng được như mùa hè này!”
Theo em tác giả hồi kí đã thể hiện những cảm xúc gì khi kể về những ngày hè đã qua?
Cảm xúc của tác giả khi kể về những ngày hè: sung sướng, hạnh phúc và vui vẻ.
Câu 6. Hãy chia sẻ với bạn về ấn tượng và cảm xúc của em khi đọc Lao xao ngày hè.
Tác phẩm đã giúp cho người đọc hiểu được những tập tính thú vị của một số
loài chim của mùa hè. Không chỉ vậy vẻ đẹp của một vùng quê hiện lên đầy chân thực, sinh động.
Soạn bài Lao xao ngày hè - Mẫu 2 1. Tác giả
- Duy Khán (1934 - 1993) tên khai sinh là Nguyễn Duy Khán, là nhà văn, nhà
báo. Ông sinh tại thôn Sơn Trung, xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Năm 15 tuổi, ông bỏ dở việc học trốn ra vùng Việt Minh kiểm soát để nhập ngũ,
làm phóng viên chiến trường trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. 2. Tác phẩm
Bài “Lao xao” được trích từ tác phẩm “Tuổi thơ im lặng” của Duy Khán, tác
phẩm được viết trong nhiều năm từ 1977 đến 1984, xuất bản lần đầu năm 1986. 3. Tóm tắt
Giời chớm hè. Cây cối trở nên um tùm. Hương hoa thơm ngát khắp làng. Bồ các
kêu váng lên. Chị Điệp nhanh nhảu. Rồi sáo sậu, sáo đen đậu cả lên lưng trâu
mà gót. Chim tu hú kêu báo hiệu cây tu hú chín. Bìm bịp suốt ngày đêm rúc
trong bụi cây. Diều hâu hung ác bắt gà con. Chèo bẻo kẻ cắp nhưng hung hăng,
thích đánh nhau và đánh cả diều hâu lẫn quạ. Họ hàng nhà quạ lia lia láu láu
dòm chuồng lợn. Chim cắt hung dữ, không một loài chim nào trị được thế mà bị
chèo bẻo đánh cho ngắc ngoải. Làng quê không ngủ mà thức cùng trời, đất. Tôi
ao ước mùa hè nào cũng được như vậy.