-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Ngày em vào Đội trang 60 | Tiếng việt 3 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ngày em vào Đội sách Chân trời sáng tạo, giúp các em dễ dàng chuẩn bị trước các câu hỏi phần khởi động, khám phá và luyện tập, vận dụng trang 60, 61, 62.
Em là đội viên (CTST) 12 tài liệu
Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Soạn bài Ngày em vào Đội trang 60 | Tiếng việt 3 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ngày em vào Đội sách Chân trời sáng tạo, giúp các em dễ dàng chuẩn bị trước các câu hỏi phần khởi động, khám phá và luyện tập, vận dụng trang 60, 61, 62.
Chủ đề: Em là đội viên (CTST) 12 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 3
Preview text:
Soạn bài Ngày em vào Đội Chân trời sáng tạo
Soạn bài phần Khởi động - Bài 3: Ngày em vào Đội
Chia sẻ một niềm vui của em ở trường. Gợi ý trả lời:
Niềm vui khi ở trường của em đó là được tham gia câu lạc bộ Họa sĩ nhí. Mỗi
lần họp cùng các bạn trong câu lạc bộ em lại thấy rất hào hứng. Em được cùng
các bạn nói chuyện, chơi đùa và vẽ những bức tranh đầy sắc màu.
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập - Bài 3: Ngày em vào Đội
Đọc và trả lời câu hỏi
Câu 1: Chị kể về niềm vui gì của bạn nhỏ? Gợi ý trả lời:
Chị kể về niềm vui của bạn nhỏ khi bạn được vào Đội.
Câu 2: Tìm các hình ảnh so sánh trong bài. Gợi ý trả lời:
Hình ảnh so sánh có trong bài là:
● Màu khăn đỏ tươi thắm như lời ru vời vợi.
● Bướm bay như lời hát.
Câu 3: Theo lời chị, điều gì đang chờ đợi bạn nhỏ ở phía trước?
Vườn trưa đầy nắng, có đàn bướm bay
Đoàn tàu và những chuyến đi xa
Những ước mơ và khát vọng tuổi thơ Gợi ý trả lời:
Theo lời chị, điều gì đang chờ đợi bạn nhỏ ở phía trước là:
Vườn trưa đầy nắng, có đàn bướm bay
Đoàn tàu và những chuyến đi xa
Những ước mơ và khát vọng tuổi thơ
Câu 4: Khổ thơ cuối bài nói lên điều gì? Gợi ý trả lời:
Khổ thơ cuối bài thể hiện những ước mơ và khát vọng tuổi thơ của em đang
được mở ra khi em khoác lên mình màu khăn đỏ chói, khi em đã được vào đội.
Đọc một bài văn về thiếu nhi
a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính.
b. Chia sẻ với bạn về Phiếu đọc sách của em. Gợi ý trả lời: a.
Ai ngoan sẽ được thưởng
1. Một buổi sáng, Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng. Vừa thấy Bác, các em nhỏ đã
chạy ùa tới, quây quanh Bác. Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.
Bác đi giữa đoàn học sinh, tay dắt hai em nhỏ nhất. Mắt Bác sáng, da Bác hồng
hào. Bác cùng các em đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa,...
2. Khi trở lại phòng họp, Bác ngồi giữa các em và hỏi:
- Các cháu chơi có vui không?
Những lời non nớt vang lên: - Thưa Bác, vui lắm ạ! Bác lại hỏi:
- Các cháu ăn có no không? - No ạ!
- Các cô có mắng phạt các cháu không? - Không ạ! Bác khen:
- Thế thì tốt lắm! Bây giờ Bác chia kẹo cho các cháu. Các cháu có thích kẹo không? Tất cả cùng reo lên: - Có ạ! Có ạ!
Một em bé giơ tay xin nói:
- Thưa Bác, ai ngoan thì được ăn kẹo, ai không ngoan thì không được ạ!
- Các cháu có đồng ý không? - Đồng ý ạ!
3. Các em nhỏ đứng thành vòng rộng, Bác cầm gói kẹo chia cho từng em.
Đến lượt Tộ, em không nhận, chỉ khẽ thưa:
- Thưa bác, hôm nay, cháu không vâng lời cô. Cháu chưa ngoan nên không
được ăn kẹo của Bác. Bác cười trìu mến:
- Cháu biết nhận lỗi, thế là ngoan lắm! Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác.
Tộ mừng rỡ nhận lấy kẹo của Bác cho.
Theo Túy Phương và Thanh Tú
Tên bài văn: Ai ngoan sẽ được thưởng
Tên tác giả: Túy Phương và Thanh Tú
Hình ảnh đẹp: Hình ảnh Bác cười trìu mến và phát kẹo cho các cháu. Hình ảnh
thật đẹp và giản dị cho thấy tình yêu thương của Bác dành cho các cháu thiếu nhi.
b. Bài văn tớ đã đọc tên là Ai ngoan sẽ được thưởng của tác giả Túy Phương và
Thanh Tú. Bài văn có hình ảnh đẹp mà tớ vô cùng ấn tượng đó là hình ảnh Bác
Hồ ngồi giữa các bạn thiếu nhi, Bác nói chuyện và phát kẹo cho các cháu. Hình
ảnh thật đẹp và giản dị cho thấy tình yêu thương bao la của Bác dành cho các cháu thiếu nhi.
Nghe - viết: Ngày em vào Đội
Câu 1: Nghe – viết: Ngày em vào Đội Này em, mở cửa ra
Một trời xanh vẫn đợi
Cánh buồm là tiếng gọi Mặt biển và dòng sông.
Nắng vườn trưa mênh mông Bướm bay như lời hát Con tàu là đất nước Đưa ta tới bến xa. Những ngày chị đi qua Những ngày em đang tới Khao khát lại bắt đầu Từ màu khăn đỏ chói. Xuân Quỳnh
Câu 2: Viết lại vào vở cho đúng các tên riêng có trong câu ca dao sau:
Tiếng lành bình định tốt nhà,
Phú yên tốt lúa, khánh Hòa tốt trâu. Gợi ý trả lời: ● Bình Định ● Phú Yên ● Khánh Hòa
Câu 3: Chọn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi chỗ trống: Gợi ý trả lời: a.
Nắng trưa giữa lớp trời xanh
Chim non học chữ trên cành líu lo
Lúc kể chuyện, lúc ngâm thơ
Trong veo đôi mắt nhìn tờ lá non.
Theo Trần Quốc Toàn b.
Ban mai thức giấc rộn ràng
Làn gió như cũng ngỡ ngàng reo ca
Tiếng trống vang gọi gần xa
Chào năm học mới chan hòa yêu thương! Theo Lê Hòa Long
Luyện từ và câu: Luyện tập về so sánh
Câu 1: Tìm hình ảnh so sánh và từ ngữ dùng để so sánh trong các đoạn thơ, đoạn văn sau:
a. Trẻ em như búp trên cành. Hồ Chí Minh
b. Những đêm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi. Nhược Thuỷ
c. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn
bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Vũ Tú Nam Gợi ý trả lời:
a) Trẻ em so sánh với búp trên cành. Từ so sánh: như
b) Trăng khuyết so sánh với con thuyền trôi. Từ so sánh: giống
c) Cây gạo so sánh với tháp đèn khổng lồ.
Bông hoa so sánh với ngọn lửa hồng tươi.
Búp nõn so sánh với ánh nến trong xanh Từ so sánh: như, là.
Câu 2: Tìm từ ngữ có thể thay thế cho mỗi từ ngữ so sánh vừa tìm được ở bài tập 1. Gợi ý trả lời:
Các từ đó là: như là, tựa như, chẳng bằng, hơn.
Câu 3: Đặt câu có hình ảnh so sánh dựa vào gợi ý: Gợi ý trả lời:
a. Vầng trăng khuyết tựa như một cánh diều trắng bay lượn trên bầu trời.
b. Chiếc lá trầu bà có hình giống như một hình trái tim.
Soạn bài phần Vận dụng - Bài 3: Ngày em vào Đội
Nói và đáp lời chúc mừng của chị khi em được kết nạp Đội.