Soạn bài Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ - Cánh Diều 6
Văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 6. Soạn văn 6: Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ, thuộc bộ sách Cánh Diều, tập 1.
Chủ đề: Bài 4: Văn bản nghị luận (CD)
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn văn 6: Nguyên Hồng nhà văn của những người cùng khổ
Kiến thức ngữ văn
1. Văn bản nghị luận
Văn bản nghị luận là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc người nghe về
một vấn đề nào đó, ví dụ: “Bài thơ này rất hay” hoặc “Cần phải trồng nhiều cây
xanh”... Để thuyết phục người viết, người nói phải nêu lên được ý kiến (quan
điểm) của mình, sau đó dùng lí lẽ và các bằng chứng cụ thể làm sáng tỏ ý kiến
ấy. Nghị luận văn học là văn bản nghị luận bàn về các vấn đề văn học.
2. Ý kiến, lí lẽ và bằng chứng
- Ý kiến thường là một nhận xét mang tính khẳng định hoặc phủ định như:
“Nguyên Hồng thực sự là nhà văn của nhân dân lao động” hoặc “Số nước ngọt
như vậy không phải là vô tận, không phải cứ dùng hết lại có”. Ý kiến của văn
bản nghị luận thường nêu ở nhan đề hoặc mở đầu bài viết.
- Lí lẽ thường tập trung nêu nguyên nhân, trả lời câu hỏi: Vì sao? Do đâu?
(Chẳng hạn: Vì sao “Thánh Gióng” là truyện truyền thuyết? Do đâu nước
ngọt ngày càng khan hiếm?).
- Bằng chứng (dẫn chứng) thường là các hiện tượng, số liệu cụ thể nhằm minh
họa, làm sáng tỏ cho lí lẽ. 3. Thành ngữ
- Là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh.
- Ví dụ: khỏe như voi, chậm như rùa, trên đe dưới búa, một cổ hai tròng, nhà
tranh vách đất, giật gấu vá vai… Việc sử dụng thành ngữ giúp cho lời ăn tiếng
nói sinh động, có tính biểu cảm cao. 4. Dấu chấm phẩy
- Có rất nhiều công dụng.
- Ở bài học này chỉ đề cập công dụng sau: Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu
ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liên kết phức tạp.
- Ví dụ: “Những bí quyết để sống lâu: từ: nhân đức, phúc hậu; kiệm: chừng
mực; hòa: vui vẻ, khoan dung; tĩnh: điềm đạm, không nóng này”. (Ngạn ngữ phương Đông)
Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ 1. Chuẩn bị
- Văn bản viết về nhà văn Nguyên Hồng.
- Ở văn bản này, người viết định thuyết phục về vấn đề: Nguyên Hồng là nhà
văn của những người cùng khổ.
- Để thuyết phục, người viết đã dùng những lí lẽ và bằng chứng cụ thể:
• Một người nhạy cảm, dễ xúc động (khóc khi nhớ đến… thời đại)
• Hoàn cảnh gia đình bất hạnh (mồ cô cha, mẹ đi bước nữa và thường phải đi làm ăn xa…)
• Hoàn cảnh sống cơ cực (tự kiếm sống từ khi còn cắp sách đến trường…)
- Nguyễn Đăng Mạnh (1930 - 2018) quê ở Hà Nội. Ông là giảng viên của
trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ông cũng là một trong những nhà nghiên cứu
phê bình văn học nổi tiếng. 2. Đọc hiểu
Câu 1. Ý chính của phần (1) là gì?
Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, dễ xúc động.
Câu 2. Phần (2) tập trung phân tích nội dung nào?
Hoàn cảnh gia đình của Nguyên Hồng.
Câu 3. Các câu trong hồi ký của Nguyên Hồng là bằng chứng cho ý kiến nào?
Sự khao khát tình yêu thương và cảm thông với những người bất hạnh.
Câu 4. Đoạn này làm rõ thêm điều gì ở nhà văn Nguyên Hồng?
Đoạn (3) làm rõ thêm hoàn cảnh sống khổ cực của nhà văn Nguyên Hồng.
Câu 5. Điều làm nên sự khác biệt ở tác phẩm của nhà văn Nguyên Hồng?
Sự khác biệt: chất dân nghèo, chất lao động.
Câu 6. Lời của bà Nguyên Hồng làm sáng tỏ cho điều gì?
Điều được sáng tỏ: phẩm chất, phong cách sống của nhà văn Nguyên Hồng.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Văn bản viết về vấn đề gì? Nội dung của bài viết có liên quan như thế
nào với nhan đề Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ? Nếu được
đặt nhan đề khác cho văn bản, em sẽ đặt là gì?
- Văn bản viết về nhà văn Nguyên Hồng.
- Nội dung của bài viết đã giải thích và chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn
của những người cùng khổ.
- Nếu được đặt nhan đề khác, em sẽ đặt: Nhà văn của người cùng khổ.
Câu 2. Để thuyết phục người đọc rằng: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ
khóc”, tác giả đã nêu lên những bằng chứng nào (ví dụ: “khóc khi nhớ đến bạn
bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt”;...)?
• Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia ngọt sẻ bùi.
• Khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước.
• Khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương sinh ra mình, công ơn
của Đảng, Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại.
• Khóc khi những khổ đau, oan trái của những nhân vật là đứa con tinh
thần do mình “hư cấu”.
Câu 3. Ý chính của phần 1 trong văn bản là: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất
dễ khóc”. Theo em, ý chính của phần 2 và phần 3 là gì?
• Phần 2 và 3: Hoàn cảnh sống của Nguyên Hồng.
• Nguyên nhân: Tác giả đã dẫn chứng về gia đình, cuộc đời của Nguyên Hồng.
Câu 4. Văn bản trên cho em hiểu thêm gì về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ đã học ở Bài 3?
Văn bản trên giúp người đọc hiểu hơn về nhân vật Hồng trong đoạn trích Trong
lòng mẹ, cùng với giá trị nhân văn sâu sắc mà nhà văn Nguyên Hồng gửi gắm
trong tác phẩm của mình.
Câu 5. Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng,
trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo
ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng. Gợi ý:
• Nguyên Hồng là một nhà văn nhạy cảm, dễ xúc động.
• Hoàn cảnh gia đình bất hạnh.
• Hoàn cảnh sống khổ cực, khó khăn.
=> Hiểu được vì sao ông lại là nhà văn của người cùng khổ. Mẫu 1
Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ. Điều đó đầu tiên xuất phát
từ chính con người của ông - một người nhạy cảm, dễ xúc động. Từ nhỏ, nhà
văn đã sống thiếu đi tình yêu thương, đặc biệt là của những người thân trong gia
đình. Cha mất sớm, mẹ đi bước nữa và thường xuyên phải đi làm ăn xa. Dù yêu
thương con, nhưng người mẹ ấy lại không có nhiều thời gian con. Chính bởi
hoàn cảnh đó khiến cho nhà văn đồng cảm sâu sắc với những người bất hạnh.
Cuộc sống của Nguyên Hồng cũng không dễ dàng. Từ nhỏ, khi còn đi học, ông
đã phải tự mình bươn chải kiếm sống bằng những nghề nhỏ mọn, chung đụng
với mọi hạng người nơi đầu đường xó chợ. Mười sáu tuổi, ông đã phải rời bỏ
quê hương đến thành thị kiếm sống. Hoàn cảnh đó đã làm nên chất dân nghèo,
chất lao động trong ông. Điều đó đã thấm vào các tác phẩm của ông, đem đến
những cảm nhận sâu sắc cho người đọc. Mẫu 2
Khi đọc văn bản “Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ”, tác giả
đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về nhà văn Nguyên Hồng. Ông là một con người
nhạy cảm, dễ xúc động và dễ khóc. Mỗi tác phẩm của ông đều được viết từ một
trái tim giàu tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc. Điều đó xuất phát từ hoàn
cảnh sống bất hạnh của nhà văn. Cha mất sớm, mẹ đi bước nữa và thường
xuyên phải đi làm ăn xa. Dù yêu thương con, nhưng người mẹ ấy lại không có
nhiều thời gian con. Từ khi còn đi học, Nguyên Hồng đã phải tự bươn chải kiếm
sống bằng nhiều nghề, đến năm mười sáu tuổi phải rời xa quê hương để kiếm
sống. Cuộc sống vất vả chân lấm tay bùn đã giúp Nguyên Hồng có được “chất
dân nghèo, chất lao động” mà không nhà văn nào có được. Qua đây, có thể
khẳng định Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ.
Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ - Mẫu 2
1. Đôi nét về tác giả ⚫
Nguyễn Đăng Mạnh (1930 - 2018), quê ở Hà Nội. ⚫
Ông là giảng viên tại khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. ⚫
Ông cũng là một nhà nghiên cứu phê bình văn học.
2. Đọc - hiểu văn bản
a. Nguyên Hồng là con người nhạy cảm:
- Nguyên Hồng rất dễ xúc động, rất dễ khóc: ⚫
Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chỉ từng chia bùi sẻ ngọt. ⚫
Khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước. ⚫
Khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến
công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. ⚫
Khóc khi kể lại những nỗi đau, oan trái của những nhân vật.
- Mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt từ trái tim nhạy cảm.
=> Tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động của Nguyên Hồng.
b. Thời thơ ấu bất hạnh - Hoàn cảnh gia đình ⚫
Mồ côi cha từ năm 12 tuổi. ⚫
Mẹ đi thêm bước nữa và thường làm ăn xa. ⚫
Sinh ra trong cuộc hôn nhân không có tình yêu. ⚫
Không được gần gũi với mẹ.
=> Thiếu thốn và khao khát tình yêu thương nên đồng cảm với những người bất hạnh.
c. Hoàn cảnh sống cơ cực của Nguyên Hồng
- Hoàn cảnh sống cực khổ: ⚫
Từ thời cắp sách đến trường: lặn lội với đời sống dân nghèo để tự kiếm sống
bằng những nghề nhỏ mọn, chung đụng với mọi hạng trẻ hư hỏng và các lớp cặn bã. ⚫
Năm 16, khi đến Hải Phòng: càng nhập hẳn với cuộc sống của hạng người dưới đáy thành thị.
=> Tạo nên “chất dân nghèo, chất lao động”
- Chất dân nghèo, chất lao động: ⚫
Vẻ ngoài: thoạt đầu tiếp xúc không thể phân biệt với những người dân lam
lũ hay những bác thợ cày nước da sạm màu nắng gió. ⚫
Lối sinh hoạt: thói quen ăn mặc, đi đứng, nói năng, thái độ giao tiếp, ứng
xử, thích thú riêng trong ăn uống...
=> Ảnh hưởng đến văn chương của ông.