Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh ngắn nhất Tập 2 | Ngữ Văn 6 Kết Nối Tri Thức
Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh siêu ngắn trang 10 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 2 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tài liệu được soạn dưới dạng file PDF, mời các em tham khảo và tải về dưới đây!
Chủ đề: Bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh ngắn nhất Kết nối tri thức Tập 2
A. Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh ngắn nhất: Trước khi đọc
Câu 1 trang 10 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
Hướng dẫn trả lời:
Hiện tượng tự nhiên Lợi ích Tác hại
cung cấp nguồn nước cho tưới tiêu,
gây lũ lụt, ngập úng, sạt lở Mưa chăn nuôi, sản xuất đất
phát triển trồng trọt, hỗ trợ sản sấy Nắng gây hạn hán, nóng bức khô lương thực
Câu 2 trang 10 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
Hướng dẫn trả lời: Gợi ý:
Xây dựng mương nước, hệ thống đê điều dẫn nước khi có mưa lũ
Xây dựng đập thủy điện trữ nước dự phòng lúc hạn hán
B. Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh ngắn nhất: Đọc văn bản
Theo dõi 1 trang 10 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Hướng dẫn trả lời:
Thời gian: thời Hùng Vương thứ 18
Theo dõi 2 trang 11 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Hướng dẫn trả lời:
Đặc điểm sính lễ: là những món đồ quý hiếm, khó tìm và số lượng lớn
Theo dõi 3 trang 11 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Hướng dẫn trả lời:
Thủy Tinh: hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng
nước sông lên cuồn cuộn
Sơn Tinh: dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất
ngăn chặn dòng nước lũ
C. Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh ngắn nhất: Sau khi đọc
Câu 1 trang 12 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Hướng dẫn trả lời:
Vua Hùng tổ chức kén rể
2 chàng trai tài giỏi cùng đến thi tài, không ai chịu thua ai
Vua Hùng ra điều kiện ai mang sính lễ đến trước thì gả con gái cho
Sơn Tinh mang đầy đủ sính lễ đến trước, cưới được Mị Nương
Thủy Tinh đến sau vô cùng tức giận, bèn hô mưa gọi gió, dâng nước đánh Sơn Tinh
2 bên đánh nhau hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thất bại, đành rút quân về
Từ đó về sau, hằng năm, Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng vẫn luôn thất bại
Câu 2 trang 12 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức Trả lời:
- Nhân vật được gọi là thần: Sơn Tinh, Thủy Tinh - Đặc điểm: Sơn Tinh Thủy Tinh
vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi
gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về
vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy hô mưa, gọi gió, làm thành dông núi đồi
bão rung chuyển cả đất trời
dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy dâng nước sông lên cuồn cuộn
núi, dựng thành lũy đất
Câu 3 trang 12 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Hướng dẫn trả lời: - Điểm đặc biệt:
Có 2 vị thần đến tham gia kén rể
Cuộc kén rể trải qua 3 lần thử thách (thi tài, nộp sính lễ, giao tranh trực tiếp)
suốt hàng tháng trời mới kết thúc
Câu 4 trang 12 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Hướng dẫn trả lời:
Sơn Tinh phải giao tranh vì: Thủy Tinh thua ở thử thách nộp sính lễ (đến sau)
nhưng lại tức giận, dâng nước đuổi đánh Sơn Tinh
Người thắng: Sơn Tinh
Sơn Tinh xứng đáng là một vị anh hùng vì: anh đã chiến đấu chống lại kẻ xấu
(Thủy Tinh - biểu trưng cho thiên tai lũ lụt), bảo vệ người dân khỏi lũ lụt, trở về cuộc sống bình yên
Câu 5 trang 12 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Hướng dẫn trả lời:
Chủ đề: khát vọng chế ngự thiên tai (lũ lụt) và ca ngợi những thành tựu phòng
chống, chế ngự thiên tai của người dân
Câu 6 trang 12 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Hướng dẫn trả lời:
Lý giải hiện tượng: lũ lụt
Tác giả dân gian cho rằng: do Thủy Tinh thua cuộc nhưng không cam lòng, nên
hằng năm vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh
Câu 7 trang 13 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Hướng dẫn trả lời:
Suy nghĩ, cảm xúc: Tức giận, không cam lòng, khát vọng chiến đấu để trả thù
D. Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh ngắn nhất: Viết kết nối với đọc
Đây là tưởng tượng của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp về hình ảnh Sơn Tinh và Thuỷ Tinh:
Sơn Tinh có một mắt ở trán
Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì
Một thần phi bạch hổ trên cạn
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.
(Nguyễn Nhược Pháp, Sơn Tỉnh, Thuỷ Tỉnh, trích trong tập Ngày xưa,
NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1996, tr. 9)
Điều này cho thấy, từ những thông tin về nhân vật trong câu chuyện, mỗi chúng ta
đều có thể tưởng tượng ra ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo cách
riêng. Hãy ghi lại tưởng tượng của em bằng một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu).
Hướng dẫn trả lời: Gợi ý:
- Mở đoạn: Giới thiệu về nhân vật Sơn Tinh hoặc Thủy Tinh - nhân vật mà em ấn
tượng trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh để miêu tả - Thân đoạn:
Nêu những thông tin cơ bản về nhân vật em muốn miêu tả (đến từ đâu, có tên
gọi là gì, vì sao có tên gọi đó, có năng lực đặc biệt gì...)
Miêu tả đặc điểm ngoại hình của nhân vật đó theo tưởng tượng của em, về vóc
dáng, màu da, kiểu tóc, kiểu trang phục... - nêu lý do vì sao em lại tưởng tượng
như vậy (liên quan đến mốc lịch sử câu chuyện, về năng lực đặc biệt của nhân vật)
Miêu tả đặc điểm tính cách của nhân vật qua các hành động trong câu chuyện
- Kết đoạn: Nhận xét chung về hình tượng nhân vật và tình cảm của em dành cho nhân vật đó