Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh trang 10 | Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức
Soạn Sơn Tinh, Thủy Tinh trang 10 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 2 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tài liệu được soạn dưới dạng file word, mời các em tham khảo và tải về dưới đây!
Chủ đề: Bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh trang 10 lớp 6 Kết nối tri thức
A. Trước khi đọc bài Sơn Tinh Thủy Tinh lớp 6
Câu 1 trang 10 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
Đối với cuộc sống của con người, tuỳ từng thời điểm cụ thể, các hiện tượng tự nhiên có thể bộc lộ một trong hai mặt: ích lợi và tác hại. Nêu một số ích lợi và tác hại của các hiện tượng đó.
Hướng dẫn trả lời:
Lợi ích và tác hại của một số hiện tượng tự nhiên:
- Hiện tương mưa:
- Lợi ích: cung cấp nguồn nước cho sông suối, tưới tiêu cho cây cối, đảm bảo hoạt động của các ngành trồng trọt, chăn nuôi cũng như cuộc sống con người
- Tác hại: nếu mưa quá nhiều và liên tục thì sẽ gây nên lũ lụt, sạt lở đất, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, thậm chí tàn phá của cải, tính mạng con người
- Hiện tượng nắng:
- Lợi ích: giúp cho các công việc di chuyển, trồng trọt... diễn ra thuận lợi. Giúp người dân phơi khô, sấy khô các loại thực phẩm, áo quần
- Tác hại: nếu nắng to quá và kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, khô cạn nguồn nước, cây cối khô héo rồi hạn hán
Câu 2 trang 10 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
Hãy nêu những hoạt động của con người nhằm hạn chế tác hại của các hiện tượng tự nhiên mà em biết.
Hướng dẫn trả lời:
Một số hoạt động của con người nhằm hạn chế tác hại của các hiện tượng thiên nhiên:
- Xây dựng cống rãnh, kênh mương để dẫn nước khi mưa lớn, lũ lụt ra biển nhanh chóng, tránh ngập úng, nước dâng cao
- Xây dựng các đập thủy điện, bể nước lớn để dự trữ nguồn nước, dùng vào mùa khô, hạn hán và chứa lượng nước khổng lồ khi mưa lớn kéo dài
- Trồng nhiều cây xanh để giữ đất, giảm thiểu tác hại của mưa lớn
- Thực hiện các hoạt động, chiến dịch bảo vệ môi trường để giảm thiểu cường độ của các thiên tai
B. Đọc văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh lớp 6
Theo dõi 1 trang 10 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
Chú ý thời gian diễn ra câu chuyện.
Hướng dẫn trả lời:
Thời gian diễn ra câu chuyện là thời Hùng Vương thứ 18 - cách đây đã rất lâu.
Theo dõi 2 trang 11 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
Sính lễ ở đây có gì đặc biệt.
Hướng dẫn trả lời:
Sính lễ gồm "Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao"
→ Đặc điểm của sính lễ là: số lượng lớn, là những món quý hiếm, khó tìm và chỉ có ở trên cạn.
Theo dõi 3 trang 11 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
Điều gì đã xảy ra khi Thủy Tinh tức giận? Sơn Tinh đã ngăn chặn dòng nước lũ bằng cách nào?
Hướng dẫn trả lời:
- Khi Thủy Tinh tức giận đã đem quân đuổi theo Sơn Tinh, đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh, làm nước ngập khắp ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, dâng lên lưng đồi, sườn núi...
- Sơn Tinh ngăn chặn dòng nước lũ bằng cách dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ
C. Sau khi đọc bài Sơn Tinh Thủy Tinh lớp 6
Câu 1 trang 12 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
Các sự kiện trong một câu chuyện dân gian thường được kết nối với nhau bởi quan hệ nguyên nhân và kết quả. Hãy tóm lược cốt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả và thể hiện chuỗi quan hệ đó theo mẫu sau:
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh tham khảo chuỗi sơ đồ cốt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh sau:
Vua Hùng tổ chức kén rể |
2 chàng trai tài giỏi cùng đến thi tài, không ai chịu thua ai |
Vua Hùng ra điều kiện ai mang sính lễ đến trước thì gả con gái cho |
Hôm sau, Sơn Tinh mang đầy đủ sính lễ đến trước, cưới được Mị Nương |
Thủy Tinh đến sau, không cưới được vợ, vô cùng tức giận, bèn hô mưa gọi gió, dâng nước đánh Sơn Tinh |
Sơn Tinh và Thủy Tinh đánh nhau hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thất bại, đành rút quân về |
Từ đó về sau, hằng năm, Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng vẫn luôn thất bại |
>> Tham khảo thêm: Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung chính của một văn bản đơn giản Sơn Tinh Thủy Tinh |
Câu 2 trang 12 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
Trong câu chuyện này, những nhân vật nào được gọi là thần? Hãy chỉ ra những đặc điểm khiến cho họ được coi là những vị thần.
Hướng dẫn trả lời:
- Những nhân vật được gọi là thần gồm: Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Những đặc điểm khiến họ được coi là thần:
Sơn Tinh | Thủy Tinh |
|
|
Câu 3 trang 12 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
Cuộc thi tài kén rể trong câu chuyện này có gì đặc biệt?
Hướng dẫn trả lời:
Những điều đặc biệt của cuộc thi kén rể là:
- Có 2 vị thần cùng đến cầu hôn công chúa Mị Nương
- Trải qua ba lần thử thách:
- Lần 1: Thi tài phép ở lần đầu đến cầu hôn
- Lần 2: Tìm nộp sính lễ quý hiếm theo yêu cầu của nhà vua
- Lần 3: Sơn Tinh và Thủy Tinh đánh nhau để dành công chúa
→ Ở lần đầu, 2 bên ngang sức ngang tài. Còn ở lần 2 và lần 3 thì chiến thắng hoàn toàn thuộc về Sơn Tinh
Câu 4 trang 12 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
Sơn Tinh phải giao tranh với Thuỷ Tinh vì lí do gì? Ai là người thắng cuộc và vì sao người thắng cuộc xứng đáng được xem là một anh hùng?
Hướng dẫn trả lời:
- Sơn Tinh phải giao tranh với Thủy Tinh vì: Thủy Tinh không giữ giao ước, tuy đem sính lễ đến sau Sơn Tinh nên bị phán thua cuộc, nhưng hắn vẫn tức giận và dâng nước đánh Sơn Tinh, vì vậy Sơn Tinh buộc phải giao tranh trực tiếp với Thủy Tinh
- Người thắng cuộc là: Sơn Tinh
- Người thắng cuộc được xem là một anh hùng vì: trong quá trình chiến đấu, Sơn Tinh đã dâng đất, dời núi chắn nước lũ để bảo vệ người dân và tài sản của họ. Chiến thắng của Sơn Tinh đã giúp cả cộng đồng chiến thắng thiên tai, bão lũ, trở về cuộc sống bình yên
Câu 5 trang 12 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
Chủ đề của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Chủ đề: nói về khát vọng và những thành tựu của người dân ta ngày xưa trong công cuộc chế ngự, phòng chống lũ lụt; cùng hoạt động xây dựng đê điều để sử dụng được nguồn nước vào sinh hoạt, sản xuất
Câu 6 trang 12 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
Truyền thuyết cũng thường lí giải nguồn gốc các sự vật, hiện tượng hoặc nguyên nhân của một hiện tượng thời tiết trong năm. Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lí giải hiện tượng tự nhiên nào? Tác giả dân gian cho rằng do đâu mà có hiện tượng tự nhiên đó?
Hướng dẫn trả lời:
- Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh lí giải hiện tượng lũ lụt hàng năm
- Tác giả dân gian lý giải hiện tượng đó: là do Thủy Tinh không cưới được vợ, căm thù Sơn Tinh, nên hằng năm dâng nước lớn đánh Sơn Tinh hòng trả thù xưa
Câu 7 trang 13 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
Thử tưởng tượng em là Thuỷ Tinh và nêu những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật sau khi bị thua cuộc.
Hướng dẫn trả lời:
Sau khi thua cuộc, Thủy Tinh cảm thấy:
- Vô cùng buồn bã, đau khổ và tức giận vì bại trận trước Sơn Tinh và không thể cưới được công chúa Mị Nương
- Rất giận dữ, không cam lòng, quyết tâm nuôi mối thù này để hằng năm lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhằm phục thù
D. Viết kết nối với đọc bài Sơn Tinh Thủy Tinh lớp 6
Đây là tưởng tượng của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp về hình ảnh Sơn Tinh và Thuỷ Tinh:
Sơn Tinh có một mắt ở trán
Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì
Một thần phi bạch hổ trên cạn
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.
(Nguyễn Nhược Pháp, Sơn Tỉnh, Thuỷ Tỉnh, trích trong tập Ngày xưa,
NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1996, tr. 9)
Điều này cho thấy, từ những thông tin về nhân vật trong câu chuyện, mỗi chúng ta đều có thể tưởng tượng ra ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo cách riêng. Hãy ghi lại tưởng tượng của em bằng một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu).
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý:
- Mở đoạn: Giới thiệu về nhân vật Sơn Tinh hoặc Thủy Tinh - nhân vật mà em ấn tượng trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh để miêu tả
- Thân đoạn:
- Nêu những thông tin cơ bản về nhân vật em muốn miêu tả (đến từ đâu, có tên gọi là gì, vì sao có tên gọi đó, có năng lực đặc biệt gì...)
- Miêu tả đặc điểm ngoại hình của nhân vật đó theo tưởng tượng của em, về vóc dáng, màu da, kiểu tóc, kiểu trang phục... - nêu lý do vì sao em lại tưởng tượng như vậy (liên quan đến mốc lịch sử câu chuyện, về năng lực đặc biệt của nhân vật)
- Miêu tả đặc điểm tính cách của nhân vật qua các hành động trong câu chuyện
- Kết đoạn: Nhận xét chung về hình tượng nhân vật và tình cảm của em dành cho nhân vật đó
G. Tóm tắt bài Sơn Tinh Thủy Tinh lớp 6
Vua Hùng thứ 18 có một cô con gái tên là Mị Nương vừa xinh đẹp lại nết na. Vì vậy nhà vua quyết định mở hội kén rể để tìm cho con gái một tấm chồng thật xứng đáng. Trong những người tham gia, nổi bật nhất là hai chàng trai Sơn Tinh, Thủy Tinh. Cả hai đều cao lớn, cường tráng và có phép lạ. Vì cả hai ngang sức ngang tài, nên nhà vua đã đưa ra một danh sách sính lễ toàn các đồ vật quý hiếm để thử thách hai người. Cuối cùng, Thủy Tinh đem đủ sính lễ đến trước nên cưới được Mị Nương. Còn Thủy Tinh đến sau nên bị phán thua cuộc. Vô cùng tức giận, Thủy Tinh dâng nước đuổi theo đánh Sơn Tinh. Nhưng hắn dâng nước tới đâu thì Sơn Tinh ngăn chặn lại đến đó. Sau vài tháng dằng co, Thủy Tinh đuối sức nên đành rút quân. Từ đó về sau, năm nào hắn cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng thất bại ê chề.