Soạn bài Thả diều (trang 94) | Tiếng việt 2 sách Kết nối Tri Thức
Soạn bài Thả diều giúp các em hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 94, 95, 96.
Chủ đề: Chương 3: Niềm vui tuổi thơ (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài phần Đọc - Bài 21: Thả diều Khởi động
1. Các bạn trong tranh đang chơi trò gì?
2. Em biết gì về trò chơi này Gợi ý trả lời:
1. Các bạn trong tranh đang chơi trò chơi thả diều
2. Thả diều là một trong những trò chơi dân gian được rất nhiều bạn trẻ yêu
thích. Người chơi sẽ dựa vào sức gió của thiên nhiên để đưa diều lên cao qua
một sợi dây dài. Gió không mạnh quá và không được nhẹ quá. Bài đọc Thả điều Cánh diều no gió Sáo nó thổi vang Sao trời trôi qua Diều thành trăng vàng. Cánh diều no gió Tiếng nó trong ngần Diều hay chiếc thuyền Trôi trên sông Ngân. Cánh diều no gió Tiếng nó chơi vơi Diều là hạt cau Phơi trên nong trời. Trời như cánh đồng Xong mùa gặt hái Diều em – lưỡi liềm Ai quên bỏ lại. Cánh diều no gió Nhạc trời réo vang Tiếng diều xanh lúa Uốn cong tre làng. (Trần Đăng Khoa) Từ ngữ:
- Sông Ngân (dải Ngân Hà): dài trắng bạc, vắt ngang bầu trời, được tạo nên từ
nhiều ngôi sao, trông giống một con sông.
- Nong: vật dụng làm từ tre nứa, có hình tròn, dùng để phơi thở lúa Trả lời câu hỏi
1. Kể tên những sự vật giống cánh diều được nhắc tới trong bài thơ:
2. Hai câu thơ "Sao trời trôi qua/ Diều thành trăng vàng" tả cánh diều vào lúc nào? a. Vào buổi sáng b. Vào buổi chiều c. Vào buổi đêm
3. Khổ thơ cuối bài muốn nói điều gì?
a. Cánh diều làm thôn quê đông vui hơn
b. Cánh diều làm thôn quê giàu có hơn
c. Cánh diều làm cảnh thôn quê tươi đẹp hơn
4. Em thích nhất khổ thơ nào trong bài? Vì sao?
* Học thuộc lòng khổ thơ em thích Gợi ý trả lời:
1. Những vật giống cánh diều được nhắc đến trong bài thơ: Chiếc thuyền, mặt
trăng, hạt cau, lưỡi liềm, tiếng sáo
2. Đáp án c: Vào buổi đêm
3. Đáp án c: Cánh diều làm cảnh thôn quê tươi đẹp hơn
4. Em thích nhất khổ thơ cuối, vì hình ảnh cánh diều hiện lên gắn với làng quê
thân thuộc, yên bình. Bức tranh thôn quê hiện lên gần gũi, tươi đẹp với sự góp mặt của cánh diều
Luyện tập theo văn bản đọc
1. Từ ngữ nào được dùng để nói về âm thanh của sáo diều?
2. Dựa theo khổ thơ thứ tư, nói một câu tả cánh diều. Gợi ý trả lời:
1. Từ ngữ được dùng để nói về âm thanh của sáo diều: no gió; trong ngần
2. Cánh diều cong cong như lưỡi liềm
Soạn bài phần Viết - Bài 21: Thả diều 1. Viết chữ hoa: Gợi ý trả lời: •
Quan sát mẫu chữ viết hoa L: cao 5 li, 2,5 li gồm 3 nét cơ bản : cong
dưới, lượn dọc và lượn ngang. •
Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ ngang 6 , viết một nét cong lượn dưới
như viết phần đầu các chữ C và G; sau đó, đổi chiều bút, viết nét lượn
ngang, tạo thành một vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. Điểm dừng bút là giao
điểm của đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 5.
2. Viết ứng dụng: Làng quê xanh mát bóng tre Gợi ý trả lời:
Viết chữ hoa L đầu câu, chú ý cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường,
khoảng cách giữa các tiếng trong câu, vị trí đặt dấu chấm cuối câu.
Soạn bài phần Nói và nghe - Bài 21: Thả diều
Câu 1. (trang 96 Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức) Nghe kể chuyện: Chúng mình là bạn
(Theo Tuyển tập truyện, thơ, câu đố Mầm non) Gợi ý trả lời:
Tranh 1: Trong câu chuyện, ếch ộp, sơn ca và nai vàng chơi thân với nhau.
Tranh 2: Sơn ca thường kể các chuyện lạ ở những nơi mình bay qua. Ếch ộp kể
chuyện nhà cua, nhà cá, chuyện ốc, ba ba… Nai vàng kể về rừng núi hùng vĩ và bí hiểm.
Tranh 3: Ba bạn quyết định đổi chỗ cho nhau để tận mắt thấy những điều đã
nghe: chim sơn ca xuống nước, ếch ộp đi vào rừng, nai vàng thì tập bay.
Tranh 4: Ếch ộp, sơn ca, nai vàng rút ra được rằng: mỗi bạn thuộc về một nơi
khác nhau, mỗi bạn có một khả năng riêng, nhưng tất cả mãi mãi là bạn của nhau.
Câu 2: Chọn kể 1-2 đoạn của câu chuyện Gợi ý trả lời:
Đoạn 1: Ếch ộp, sơn ca và nai vàng chơi với nhau rất thân. Ngày nào ba bạn
cũng gặp gỡ, cùng nhau trò chuyện và vui chơi.
Đoạn 2: Sơn ca cất giọng trong vắt, kể cho hai bạn nghe về bao chuyện lạ ở
những nơi mình đã bay qua. Ếch ộp kể chuyện nhà cua, nhà cá, chuyện ốc, ba
ba... Nai vàng thì kể chuyện rừng núi hùng vĩ và bí hiểm. Nhờ thế mà cả ba cùng hiểu thêm được
Đoạn 3: Nhưng ếch ộp, sơn ca, nai vàng muốn tận mắt thấy những cảnh đã
được nghe kể. Chúng quyết định đổi chỗ cho nhau: chim sơn ca thì xuống nước,
ếch ộp vào rừng, còn nai vàng thì tập bay.
Sơn ca dang cánh lao xuống nước, nhưng vội ngoi lên bờ ngay, mình mẩy ướt
sũng, ho sặc sụa. Nó hiểu ra rằng mình không thể bơi được.
Nai vàng trèo lên một mỏm đá cao, rồi co chân tung minh vào khoảng không để
tập bay. Huỵch! Nó rơi vào thảm cỏ đau điếng, miệng lẩm bẩm: Mình không thể bay được.
Ếch ộp lúc đó cũng nhảy từ trong rừng ra: Các bạn ơi! Tớ đói quá, tớ chẳng
kiếm được gì để ăn trong rừng cả.
Đoạn 4: Sơn ca nói: Chúng mình mỗi người thuộc về một nơi khác nhau, mỗi
người có một khả năng riêng, nhưng chúng ta mãi mãi là bạn của nhau nhé.
Ếch ộp và nai vàng cùng nhau đồng thanh: Tất nhiên rồi!
Soạn bài phần Vận dụng - Bài 21: Thả diều
Kể cho người thân nghe câu chuyện Chúng mình là bạn. Gợi ý trả lời:
Ếch ộp, sơn ca và nai vàng chơi với nhau rất thân. Ngày nào 3 bạn cũng gặp
nhau trò chuyện, vui chơi cùng nhau. Ba bạn kể cho nhau nghe bao nhiêu điều
thú vị ở khắp mọi nơi. Sơn ca kể những chuyện lạ nơi mình đã bay qua. Ếch ộp
kể chuyện mẹ con nhà cua, cá, chuyện ốc, ba ba,… Còn nai vàng thì kể chuyện
rừng núi hùng vĩ và bí hiểm. Cả 3 cùng muốn tận mắt thấy những cảnh đã được
nghe kể. Chúng quyết định đổi chỗ cho nhau: chim sơn ca thì xuống nước, ếch
ộp vào rừng, còn nai vàng thì tập bay. Nhưng cả 3 bạn đều không thích ứng
được. Cuối cùng họ rút ra được bài học: Tuy mỗi người thuộc về một nơi khác
nhau, có những khả năng riêng nhưng vẫn mãi là bạn của nhau.