Soạn Thiên trường vãn vọng trang 43
1. Thiên trường vãn vọng nội dung
“Thiên Trường vãn vọng” là một bức tranh quê đậm nhạt, mờ sáng, rất đẹp và thanh
bình. Qua bài thơ ta cảm nhận được góc nhìn đầy thi vị của nhà thơ Trần Nhân
Tông nhân dịp về thăm quê cũ tại phủ Thiên Trường.
2. Em có thích ngắm cảnh hoàng hôn không? Vì sao?
Em rất thích ngắm cảnh hoàng hôn bơi hoàng hôn luôn gợi cho ta một cảm giác
bình yên. Khoảnh khắc mặt trời dần lặn đi, ánh nắng tắt dần báo hiệu kết thúc một
ngày và ta lại cùng cảm nhận lại phút giây tuyệt vời đã qua.
Trả lời câu hỏi sau khi đọc Thiên trường vãn vọng
Câu 1 trang 44 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
Hãy xác định thể thơ của bài Thiên Trường vãn vọng cho biết em dựa vào các
yếu tố nào để nhận biết thể thơ đó.
Trả lời
Bài Thiên Trường vãn vọng theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Số câu: 4 câu
- Số chữ trong mỗi câu: 7 chữ/câu
- Hiệp vần: chữ cuối câu 1, 2, 4 (yên - biên - điền)
Câu 2 trang 44 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
Cảnh vật hai câu thơ đầu được tái hiện vào khoảng thời gian nào? Chỉ ra mối liên
hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả.
Trả lời
Cảnh vật hiện ra không nét, nửa nửa thực, mờ ảo. Đó cảnh chiều muộn
cảnh vật nhạt nhòa trong sương, thể hiện vẻ đẹp màng, yên tĩnh nơi thôn dã.
Cảnh đó một phần là thực một phần do cảm nhận riêng của tác giả. Khung cảnh vừa
như thực lại vừa như cõi mộng “bán bán hữu” nửa như nửa như không.
Thời gian buổi chiều gợi nên nỗi buồn man mác, không gian làng quê im ắng, tĩnh
mịch. Điều đó cho thấy một tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước vẻ đẹp giản dị của cuộc
sống.
Câu 3 trang 44 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
Những hình ảnh hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống như thế
nào?
Trả lời
Âm thanh tiếng sáo làm cho bức tranh trở nên đầy sức sống. Chiều về, ngoài đồng,
những con trâu theo tiếng sáo của trẻ con mà về, khung cảnh thật yên bình, đẹp đẽ.
Màu trắng của từng đôi liệng xuống đồng cũng làm không gian bớt phần quạnh
hiu. Bức tranh được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan: thị giác – sắc trắng tinh
khôi của những cánh cò; thính giác âm thanh tiếng sáo du dương, trầm bổng của
những đứa trẻ đi chăn trâu. Nếu như hai dòng thơ đầu, cảnh vật tịch mịch, tĩnh
lặng không xuất hiện bất cứ chuyển động nào thì đến hai câu thơ cuối khung cảnh
trở nên sinh động nhờ xuất hiện âm thanh hoạt động của sự vật. Hình ảnh “cò
trắng từng đôi liệng xuống đồng” làm cho không gian được mở ra, trở nên thoáng
đãng, cao rộng, trong sạch, yên ả. Qua đó còn cho thấy sự hài hòa giữa con người
với thiên nhiên, đem lại cảm giác thân quen, gần gũi.
Câu 4 trang 44 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
Bài thơ tái hiện cảnh vật cuộc sống con người trong nhiều khoảng không gian.
Em hãy chỉ ra những khoảng không gian đó theo trình tự được miêu tả trong bài thơ.
Trả lời
- Không gian trải rộng, từ xa đến gần: nhan đề “vãn vọng” (trông xa), hình ảnh “sau
thôn, trước thôn”, từ toàn cảnh đến cận cảnh
- Không gian trải dài: theo con đường trẻ mục đồng “lùa trâu về hết”
- Không gian được nối từ cao xuống thấp: theo những đôi trắng bay liệng, đậu
xuống cánh đồng.
Câu 5 trang 44 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
Theo em, qua bức tranh thiên nhiên cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác
giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng gì?
Trả lời
Khi trở lại chốn xưa, ta cảm thấy tác giả như đang đắm chìm vào không gian yên
bình đẹp đến nao lòng của vùng quê Việt Nam. Qua đó cũng một thái độ trân
trọng đối với thiên nhiên, đời sống con người.
Câu 6 trang 45 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
Câu kết trong bài thơ tứ tuyệt Đường luật thường để lại dư âm. Hãy cho biết câu kết
trong Thiên Trường vãn vọng có thể gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì.
Trả lời
Câu kết: Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
Hình ảnh “cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” gợi vẻ đẹp yên bình, tiêu biểu cho
làng quê Việt Nam. Làm cho không gian được mở ra, trở nên thoáng đãng, cao
rộng, trong sạch, yên ả. Qua đó còn cho thấy sự hài hòa giữa con người với thiên
nhiên, đem lại cảm giác thân quen, gần gũi.
Câu 7 trang 45 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
Tác giả Thiên Trường vãn vọng còn một vị vua. Điều đó gợi cho em những suy
nghĩ gì khi đọc bài thơ?
Trả lời
Tác giả của bài thơ một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn
không sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với
một người nông dân thuần phác (cảnh được nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và
dân nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng
sự thanh bình. Phải chăng các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi
khi đứng trước họa xâm lăng (nhất trong ba lần quân Nguyên Mông xâm lược
nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công.
Viết kết nối với đọc bài Thiên trường vãn vọng
Viết đoạn văn (khoảng 7 9 câu) trình bày cảm nhận của em về nhan đề
hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng.

Preview text:

Soạn Thiên trường vãn vọng trang 43
1. Thiên trường vãn vọng nội dung
“Thiên Trường vãn vọng” là một bức tranh quê đậm nhạt, mờ sáng, rất đẹp và thanh
bình. Qua bài thơ ta cảm nhận được góc nhìn đầy thi vị của nhà thơ Trần Nhân
Tông nhân dịp về thăm quê cũ tại phủ Thiên Trường.
2. Em có thích ngắm cảnh hoàng hôn không? Vì sao?
Em rất thích ngắm cảnh hoàng hôn bơi hoàng hôn luôn gợi cho ta một cảm giác
bình yên. Khoảnh khắc mặt trời dần lặn đi, ánh nắng tắt dần báo hiệu kết thúc một
ngày và ta lại cùng cảm nhận lại phút giây tuyệt vời đã qua.
Trả lời câu hỏi sau khi đọc Thiên trường vãn vọng
Câu 1 trang 44 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
Hãy xác định thể thơ của bài Thiên Trường vãn vọng và cho biết em dựa vào các
yếu tố nào để nhận biết thể thơ đó. Trả lời
Bài Thiên Trường vãn vọng theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Số câu: 4 câu
- Số chữ trong mỗi câu: 7 chữ/câu
- Hiệp vần: chữ cuối câu 1, 2, 4 (yên - biên - điền)
Câu 2 trang 44 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào khoảng thời gian nào? Chỉ ra mối liên
hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả. Trả lời
Cảnh vật hiện ra không rõ nét, nửa hư nửa thực, mờ ảo. Đó là cảnh chiều muộn
cảnh vật nhạt nhòa trong sương, thể hiện vẻ đẹp mơ màng, yên tĩnh nơi thôn dã.
Cảnh đó một phần là thực một phần do cảm nhận riêng của tác giả. Khung cảnh vừa
như thực lại vừa như cõi mộng “bán vô bán hữu” – nửa như có nửa như không.
Thời gian buổi chiều gợi nên nỗi buồn man mác, không gian làng quê im ắng, tĩnh
mịch. Điều đó cho thấy một tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước vẻ đẹp giản dị của cuộc sống.
Câu 3 trang 44 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống như thế nào? Trả lời
Âm thanh tiếng sáo làm cho bức tranh trở nên đầy sức sống. Chiều về, ngoài đồng,
những con trâu theo tiếng sáo của trẻ con mà về, khung cảnh thật yên bình, đẹp đẽ.
Màu trắng của từng đôi cò liệng xuống đồng cũng làm không gian bớt phần quạnh
hiu. Bức tranh được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan: thị giác – sắc trắng tinh
khôi của những cánh cò; thính giác – âm thanh tiếng sáo du dương, trầm bổng của
những đứa trẻ đi chăn trâu. Nếu như ở hai dòng thơ đầu, cảnh vật tịch mịch, tĩnh
lặng không xuất hiện bất cứ chuyển động nào thì đến hai câu thơ cuối khung cảnh
trở nên sinh động nhờ xuất hiện âm thanh và hoạt động của sự vật. Hình ảnh “cò
trắng từng đôi liệng xuống đồng” làm cho không gian được mở ra, trở nên thoáng
đãng, cao rộng, trong sạch, yên ả. Qua đó còn cho thấy sự hài hòa giữa con người
với thiên nhiên, đem lại cảm giác thân quen, gần gũi.
Câu 4 trang 44 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
Bài thơ tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người trong nhiều khoảng không gian.
Em hãy chỉ ra những khoảng không gian đó theo trình tự được miêu tả trong bài thơ. Trả lời
- Không gian trải rộng, từ xa đến gần: nhan đề “vãn vọng” (trông xa), hình ảnh “sau
thôn, trước thôn”, từ toàn cảnh đến cận cảnh
- Không gian trải dài: theo con đường trẻ mục đồng “lùa trâu về hết”
- Không gian được nối từ cao xuống thấp: theo những đôi cò trắng bay liệng, đậu xuống cánh đồng.
Câu 5 trang 44 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
Theo em, qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác
giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng gì? Trả lời
Khi trở lại chốn xưa, ta cảm thấy tác giả như đang đắm chìm vào không gian yên
bình đẹp đến nao lòng của vùng quê Việt Nam. Qua đó cũng là một thái độ trân
trọng đối với thiên nhiên, đời sống con người.
Câu 6 trang 45 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
Câu kết trong bài thơ tứ tuyệt Đường luật thường để lại dư âm. Hãy cho biết câu kết
trong Thiên Trường vãn vọng có thể gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì. Trả lời
Câu kết: Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
Hình ảnh “cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” gợi vẻ đẹp yên bình, tiêu biểu cho
làng quê Việt Nam. Làm cho không gian được mở ra, trở nên thoáng đãng, cao
rộng, trong sạch, yên ả. Qua đó còn cho thấy sự hài hòa giữa con người với thiên
nhiên, đem lại cảm giác thân quen, gần gũi.
Câu 7 trang 45 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
Tác giả Thiên Trường vãn vọng còn là một vị vua. Điều đó gợi cho em những suy
nghĩ gì khi đọc bài thơ? Trả lời
Tác giả của bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn
không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với
một người nông dân thuần phác (cảnh được nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và
dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng
sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi
khi đứng trước họa xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên – Mông xâm lược
nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công.
Viết kết nối với đọc bài Thiên trường vãn vọng
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày cảm nhận của em về nhan đề
hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng.

Document Outline

  • Soạn Thiên trường vãn vọng trang 43
    • 1. Thiên trường vãn vọng nội dung
    • 2. Em có thích ngắm cảnh hoàng hôn không? Vì sao?
  • Trả lời câu hỏi sau khi đọc Thiên trường vãn vọng
    • Câu 1 trang 44 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
    • Câu 2 trang 44 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
    • Câu 3 trang 44 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
    • Câu 4 trang 44 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
    • Câu 5 trang 44 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
    • Câu 6 trang 45 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
    • Câu 7 trang 45 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
  • Viết kết nối với đọc bài Thiên trường vãn vọng
    • Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày cảm nhận của em về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng.